Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tại công ty CPTM Kế toán An Việt, thực trạng...

Tài liệu Tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội tại công ty CPTM Kế toán An Việt, thực trạng và giải pháp

.DOC
61
368
98

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Bản khóa luận này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tập tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Phạm Đỗ Dũng. Các số liệu và những kết quả trong bài là trung thực, các khuyễn nghị, giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm. Một lần nữa, em xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên. Hà Nội, ngày tháng Sinh viên SVTT: Trần Thu Hà 1 năm Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Xà HỘI..........................1 1.1 Khái niệm, vai trò của BHXH...................................................................1 1.1.1 Khái niệm...............................................................................................1 1.1.2 Vai trò.....................................................................................................2 1.1.2.1 Đối với người lao động....................................................................2 1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động.......................................................2 1.1.2.3 Đối với Nhà nước.............................................................................3 1.2 Nội dung cơ bản của BHXH........................................................................5 1.2.1 Đối tượng tham gia................................................................................5 1.2.2 Các chế độ BHXH..................................................................................5 1.2.3 Quỹ BHXH..............................................................................................8 1.2.3.1 Khái niệm về quỹ BHXH...................................................................8 1.2.3.2. Nguồn hình thành quỹ......................................................................9 1.2.3.3 Mục đích sử dụng quỹ BHXH..........................................................11 1.2.4 Tổ chức quản lý BHXH........................................................................12 1.2.4.1 Quản lý nhà nước về BHXH............................................................12 1.2.4.2 Quản lý sự nghiệp BHXH................................................................13 1.3 Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH............................13 1.3.1 Quyền và trách nhiệm của NLĐ...........................................................13 1.3.2 Quyền và trách nhiệm của NSDLĐ......................................................14 1.3.3 Quyền và trách nhiệm của Cơ quan BHXH.........................................16 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Xà HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT AN VIỆT................................18 2.1. Giới thiệu đặc điểm, tình hình chung tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật An Việt.......................................................................................................18 2.1.1 Đặc điểm tình hình chung.....................................................................18 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần thương mại kỹ thuật An Việt...............................................................................................18 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty cổ phần thương mại kỹ thuật An Việt...............................................20 2.1.1.3. Đội ngũ cán bộ nhân viên công ty CPTMKT An Việt.................23 2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh............................................25 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh.....................................................25 2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.......................................................25 SVTT: Trần Thu Hà 2 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng 2.1.3. Nhận xét chung về công ty CPTMKT An Việt....................................27 2.1.3.1. Thuận lợi.......................................................................................27 2.1.3.2. Khó khăn.......................................................................................27 2.2. Tình hình thực hiện BHXH tại công ty CPTMKT An Việt......................28 2.2.1 Tình hình sử dụng lao đông tại công ty CPTMKT An Việt............28 2.2.2 Tình hình tham gia BHXH cho người lao động tại công ty CPTMKT An Việt..........................................................................................31 2.2.2.1. Tình hình tham gia BHXH..............................................................31 2.2.2.2. Tình hình cấp sổ BHXH.................................................................33 2.2.2.3. Tình hình giải quyết các chế độ BHXH..........................................34 2.2.2.4. Tình hình thu, nộp BHXH...............................................................39 2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện BHXH tại công ty CPTMKT An Việt 40 2.2.3.1 Một số kết quả đạt được...................................................................40 2.2.3.2 Một số tồn tại cần khắc phục...........................................................42 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC BẢO HIỂM Xà HỘI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT AN VIỆT.........................................................45 3.1. Một số định hướng phát triển trong những năm tới..................................45 3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BHXH..............................45 3.2.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực BHXH trong doanh nghiệp.................................................................................................45 3.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý, bộ máy thực hiện công tác BHXH trong doanh nghiệp.................................................................................................48 3.2.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác thực hiện BHXH trong doanh nghiệp........................................................................................49 3.3. Một số khuyến nghị tới các cơ quan nhà nước về BHXH........................50 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH.....................................50 3.3.2. Đối với BHXH Việt Nam......................................................................51 3.3.3. Đối với BHXH quận Cầu Giấy............................................................54 KẾT LUẬN.......................................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................57 SVTT: Trần Thu Hà 3 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp CPTMKT : ( công ty) cổ phần thương mại kỹ thuật . NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động . SVTT: Trần Thu Hà 4 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Đội ngũ cán bộ nhân viên công ty CPTMKT An Việt năm 2010 Bảng 2: Bảng đội ngũ nhân viên thông kê theo trình độ Bảng 3: Kết quả kinh doanh của công ty CPTMKT An Việt Bảng 4: Tình hình sử dụng và phân công lao động năm 2010 Bảng 5: Thống kê tình hình sử dụng lao động giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 6: Số liệu tình hình tham gia BHXH giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 7: Tỷ lệ tham gia BHXH cho người lao động giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 8: Thống kê tình hình cấp sổ BHXH giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 9: Thống kê tình hình thu nộp BHXH giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 10: Thống kê tình hình chi trả chế độ ốm đau giai đoạn 2008 – 2010 Bảng 11: Thống kê tình hình chi trả chế độ thai sản giai đoạn 2008 – 2010 SVTT: Trần Thu Hà 5 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BHXH là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, được quy định trong Hiến pháp, trong các văn kiện của Đảng và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các trường hợp luật định. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững Thực hiện tốt BHXH là quyền cũng như trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện BHXH đã bộc lộ nhiều yếu kém. Các đơn vị doanh nghiệp tham gia chưa có sự hiểu biết rõ ràng về BHXH. Họ chưa coi việc BHXH là qưyền lợi và nghĩa vụ của chính họ và người lao động của họ. Do vậy họ tham gia chưa tự giác và chưa đầy đủ, thực hiện BHXH còn chưa phổ biến, đồng đều nên kết quả còn rất hạn chế. Thực tiễn đòi hỏi cần phải có các giải pháp để cải thiện tình hình này, tạo cở sở thực hiện chích sách BHXH ngày càng tốt hơn. Là một trong những doanh nghiệp phân phối điều hòa không khí hàng đầu Việt Nam, được thành lập từ năm 2001, công ty CPTMKT An Việt đã thực hiện đầy đủ BHXH cho người lao đông tại doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn có nhiều vướng mắc cũng như còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong quá trình thực tập của mình, nhận thức được tình hình này nên em đã chọn đề tài “Tình hình thực hiện BHXH tại công ty CPTMKT An Việt, thực trạng và giải pháp” làm để tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH nói chung và các chế độ BHXH thực hiện tại doanh nghiệp nói riêng. - Nghiên cứu thực trạng tình hình thực hiện BHXH tại công ty CPTMKT An Việt - Rút ra những đánh giá về hiệu quả và tồn tại, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện BHXH tại doanh nghiệp tốt hơn trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu SVTT: Trần Thu Hà 6 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thực hiện BHXH cho người lao động tại công ty CPTMKT An Việt. - Phạm vi nghiên cứu: Quá trình thực hiện BHXH cho người lao động của công ty CPTMKT An Việt giai đoạn 2008 – 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài khóa luận sử dụng phương pháp : Thu thập tài liệu; Thống kê, so sánh; Phân tích tổng hợp... 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, bài khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm xã hội. Chương 2: Tình hình thực hiện BHXH tại công ty CPTMKT An Việt. Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thực hiện tốt BHXH tại công ty CPTMKT An Việt. Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Ths.Phạm Đỗ Dũng và các anh chị cán bộ - nhân viên công tác tại công ty CPTMKT An Việt đã giúp em hoàn thành đề tài khóa luận này. Tuy rất cố gắng nhưng có thể không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của của thầy cô và các bạn để bài khóa luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn. SVTT: Trần Thu Hà 7 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM Xà HỘI 1.1 Khái niệm, vai trò của BHXH 1.1.1 Khái niệm BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước. Chính sách BHXH đã được thể chế hoá và thực hiện theo Luật. BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc. “BHXH là sự bảo đảm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội”. ( trích giáo trình bài giảng BHXH – Trường đại học Lao dộng xã hội). Đồi tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế – xã hội cuả mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, hoặc chết. Quỹ bảo hiểm xã hội dành chi trả các chế độ trợ cấp và quản lý phí được hình thành từ đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và nguồn hỗ trợ của Nhà nước. Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ để tồn tại và phát triển. Mục đích chính của các chế độ BHXH là trợ cấp vật chất cho người bảo hiểm khi gặp rủi ro đã được quy định trong luật. Như vậy, phát sinh từ nhu cầu của người lao động, BHXH đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thế giới. BHXH trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế. SVTT: Trần Thu Hà 8 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng 1.1.2 Vai trò Có thể nói từ khi khái niệm BHXH được biết đến ở mọi Quốc gia thì chính sách BHXH đều do Nhà nước quản lý một cách thống nhất. Trong mọi chế độ xã hội BHXH luôn đóng vai trò quan trọng và thể hiện được những vai trò to lớn. Được thể hiện dưới những khía cạnh sau: 1.1.2.1 Đối với người lao động Có thể nói BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động và gia đình họ khi mà họ gặp những rủi ro bất ngờ như: tai nạn lao động, ốm đau, thai sản…làm giảm hoặc mất sức lao động gây ảnh hưởng đến thu nhập của NLĐ. Bởi lẽ, khi NLĐ gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ và gia đình họ với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của Nhà nước. Do vậy, mặc dù có những tổn thất về thu nhập nhưng với sự bù đắp của BHXH đã phần nào giúp NLĐ có được những khoản tiền nhất định để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình họ. Chính do có sự thay thế và bù đắp thu nhập này, BHXH làm cho NLĐ ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình bè bạn và cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc, kích thích họ hăng hái tham gia sản xuất hơn, gắn kết NSDLĐ với NLĐ lại gần nhau hơn, từ đó nâng cao được năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH. Ngoài ra BHXH còn bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho NLĐ góp phần tái sản xuất sức lao động cho NLĐ nhanh chóng trở lại làm việc tạo ra sản phẩm mới cho doanh nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung, đồng thời góp phần đảm bảo thu nhập của bản thân họ. 1.1.2.2 Đối với người sử dụng lao động Thực tế trong lao động, sản xuất NLĐ và NSDLĐ vốn có những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, tiền công, thời hạn lao động… Và khi rủi ro sự cố xảy ra, nếu không có sự giúp đỡ của BHXH thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ. Vì vậy BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người SVTT: Trần Thu Hà 9 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng lao động, tạo sự ổn định cho người sử dụng lao động trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động của doanh nghiệp lên. Hơn nữa, NSDLĐ muốn ổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ… còn phải chăm lo đến đời sống cho người lao động mà mình thuê mướn, sử dụng. Bởi NSDLĐ khi đã tính đến việc thuê mướn lao động cũng có nghĩa là lúc đó họ rất cần có NLĐ làm việc cho mình liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng mong muốn của NSDLĐ đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, bởi trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống NLĐ có thể gặp rủi ro vào bất kì lúc nào. Và lúc đó, NSDLĐ sẽ không có người làm thuê cho mình dẫn đến gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm giảm năng xuất lao động rồi dẫn đến giảm thu nhập cho NSDLĐ. Nhưng khi có sự trợ giúp của BHXH, NLĐ không may gặp rủi ro đó phần nào được khắc phục về mặt tài chính, từ đó NLĐ có điều kiện phục hồi nhanh những thiệt hại xảy ra. Làm cho người lao động nhanh chóng trở lại làm việc giúp NSDLĐ, yên tâm, tích cực lao động sản xuất làm tăng năng xuất lao động, góp phần tăng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3 Đối với Nhà nước - BHXH là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Ngân sách Nhà nước giảm chi đến mức tối thiểu nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống cho NLĐ và gia đình họ được phát triển an toàn hơn. Khi NLĐ hoặc NSDLĐ gặp tai nạn rủi ro sẽ làm quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, năng suất lao động giảm xuống (cung hàng hoá nhỏ hơn cầu) làm tăng giá cả thị trường và rất có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, khi đó buộc Chính phủ phải can thiệp điều tiết giá cả để ổn định đời sống của người dân. - BHXH góp phần giữ vững an ninh, chính trị trong nước ổn định trật tự an toàn cho xã hội: BHXH điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ đồng thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, ổn định cho người lao động. Bởi khi mâu thuẫn giữa NLĐ và NSDLĐ chưa được giải quyết sẽ có thể dẫn đến những cuộc đình công, thậm chí là gây ra những cuộc bãi công lan rộng trên cả nước của những người công nhân (NLĐ) đến lúc đó sản phẩm lao động xã hội không được sản xuất ra, mà nhu cầu tiêu dùng của xã hội vẫn cứ tiếp tục tăng lên khi đó buộc Chính phủ phải nhập khẩu hàng hoá. Như vậy, Chính phủ SVTT: Trần Thu Hà 10 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người dân… - BHXH có vai trò quan trong trọng việc tăng thu, giảm chi cho Ngân sách Nhà nước: + BHXH làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước: BHXH đã làm giảm bớt mâu thuẫ giữa giới chủ và giới thợ đồng thời gắn kết giữa NSDLĐ và NLĐ, góp phần kích thích NLĐ hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân nói riên đồng thời góp phần làm tăng năng xuất lao động xã hội nói chung từ đó sản phẩm xã hội tạo ra ngày một tăng lên có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, ngân sách Nhà nước tăng lên do có một khoản thu được thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên. + Khi người lao động tham gia BHXH mà không may gặp rủi ro bất ngờ hoặc khi thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra… làm giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập thì sẽ được bù đắp một phần thu nhập từ quỹ BHXH. Lúc này, nếu không có sự bù đắp của BHXH thì buộc Nhà nước cũng phải đứng ra để cứu trợ hoặc giúp đỡ cho NLĐ để NLĐ và gia đình họ vượt qua được khó khăn đó. Từ đó góp phần làm giảm chi cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời giảm bớt được các tệ nạn xã hội phát sinh, giữ vững ổn định chính trị xã hội. Ngoài ra BHXH giúp cho Nhà nước thực hiện được các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia bởi BHXH tập trung được nguồn quỹ lớn. Nguồn quỹ này thường dùng để chi trả cho các sự kiện BHXH xảy ra về sau. Chính vì vậy mà quỹ nhàn rỗi này có một thời gian nhàn rỗi nhất định đặc biệt là quỹ dành cho chế độ dài hạn. Trong khoảng thời gian nhàn rỗi ấy quỹ BHXH tạo thành một nguồn vốn lớn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. SVTT: Trần Thu Hà 11 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng 1.2 Nội dung cơ bản của BHXH 1.2.1 Đối tượng tham gia Theo Luật về BHXH của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định đối tượng tham gia BHXH bao gồm người lao động và người sử dụng lao động, cụ thể quy định như sau: - Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. 1.2.2 Các chế độ BHXH Ở Việt nam, trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân pháp đã thực hiện BHXH cho một số người làm việc trong bộ máy của chúng còn đối với công nhân Việt nam làm việc cho Chính phủ pháp thì hầu như không được tham gia BHXH. SVTT: Trần Thu Hà 12 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng Đến năm 1945, nước Việt nam dân chủ cộng hoà được thành lập Chính phủ đã ban hành điều lệ, sắc lệnh 54/SL ngày 14/6/1946 của Chính phủ ban hành về việc cấp hưu bổng cho công chức. Sau khi miền Bắc hoà bình, thực hiện hiến pháp năm 1949 hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước kèm theo Nghị định 218/CP ra đời ngày 27/12/1961 quy định chế độ BHXH ở Việt nam gồm 6 loại chế độ trợ cấp: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, mất sức lao động, chế độ tử tuất. Khi nền kinh tế phát triển và chuyển đổi theo cơ chế thị trường từ năm 1986 đặc biệt là từ những năm 1990 trở lại đây, điều kiện kinh tế đã thay đổi thì Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 và Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 thống nhất bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao động. Như vậy là hiện nay BHXH Việt nam thực hiện 5 chế độ. Đến năm 2003, do BHYT Việt nam sát nhập với BHXH Việt nam do đó hiện nay ở Việt nam thực hiện 5 chế độ BHXH. Các chế độ đó là: (1) chế độ ốm đau, (2) chế độ thai sản, (3) chế độ TNLĐ-BNN, (4) chế độ hưu trí, (5) chế độ tử tuất. Chuyên đề bàn về việc thực hiện BHXH tại doanh nghiệp nên chỉ đề cập tới hai chế độ ngắn hạn là chế độ ốm đau và chế độ thai sản, cho nên tại đây chỉ đề cập chi tiết tới hai chế độ này. Theo Luật BHXH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện hành có quy định về hai chế độ ngắn hạn như sau: a. Chế độ ốm đau - Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d trong phần đối tượng tham gia BHXH đã đề cập ở trên. - Điều kiện hưởng: + Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì không được hưởng chế độ ốm đau. + Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con thì phải có xác nhận của cơ sở y tế. - Mức hưởng: SVTT: Trần Thu Hà 13 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng + Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 điều 23 và điều 24 của Luật BHXH Việt Nam thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. + Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 điều 23 của Luật BHXH Việt Nam này thì mức hưởng được quy định như sau: a) Bằng 65% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ ba mươi năm trở lên; b) Bằng 55% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; c) Bằng 45% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm. - Hồ sơ xét duyệt + Tường hợp người lao động nghỉ việc do bản thân ốm hồ sơ xét duyệt bao gồm:  Sổ bảo hiểm xã hội;  Giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người điều trị ngọai trú do cơ sở y tế cấp (mẫu số C65-HD)  Giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. (trong trường hợp bệnh dài ngày). + Trường hợp người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm đau hồ sơ xét duyệt bao gồm : con Ÿ Sổ bảo hiểm xã hội Ÿ Giấy ra viện hoặc bản sao sổ y bạ của con; Ÿ Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về nghỉ việc để chăm sóc ốm đau. SVTT: Trần Thu Hà 14 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Trình tự giải quyết Sau khi nhận đủ hồ sơ của người lao động gửi lên, phòng tài chính kế toán xác nhận, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ sau đó thống kê danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng 1 bản lưu lại và 1 bản gửi lên BHXH quận Cầu Giấy. Quá trình này diễn ra trong vòng 3 ngày đến 1 tuần. Và thường thì BHXH quận sẽ gửi công văn trả lời và quyết toán trong vòng 15 đến 30 ngày sau đó. Ngay sau khi nhận được công văn từ BHXH, công ty sẽ thông báo và quyết toán ngay cho người lao động để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời. Cách tính toán mức hưởng chế độ ốm đau như sau: + Tường hợp người lao động nghỉ việc do bản thân ốm: Tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Mức hưởng = ––––––––––––––––––––––––––––––x Tỷ lệ(%) x số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau 26 ngày chế độ ốm đau Trong đó: Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần. Mức trợ cấp ốm đau của người lao động được tính bằng 75% mức tiền lương , tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề, trước khi nghỉ việc + Trường hợp người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm: Tiền lương, tiền công của Mức hưởng chế độ chăm sóc con ốm SVTT: Trần Thu Hà = tháng liền kề trước khi nghỉ Số ngày nghỉ việc chăm sóc con ốm chăm sóc –––––––––––––––––––– x 75% x con ốm 23 ngày 15 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng b. Chế độ thai sản: - Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d trong phần đối tượng tham gia BHXH đã đề cập ở trên. - Điều kiện hưởng: + Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. + Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. - Mức hưởng: + Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. + Trợ cấp thai sản: Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật BHXH thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. - Hồ sơ xét duyệt SVTT: Trần Thu Hà 16 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng + Trường hợp lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con , hồ sơ gồm: Ÿ Sổ BHXH của người lao động thể hiện đã đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con. Ÿ Ÿ Trường hợp sau khi sinh con , con bị chết hoặc mẹ chết thì có thêm giấy chứng tử của con hoặc của mẹ. + Trường hợp người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi , hồ sơ gồm: Ÿ Sổ BHXH của người lao động nhận con nuôi thể hiện đã đóng bhxh từ đủ 6 tháng trỏ lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận con nuôi. Ÿ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con Ÿ Bản sao hồ sơ nhận con nuôi theo quy định của pháp luật; Ÿ Giấy xác nhận của người SDLĐ về nghỉ việc để nuôi con nuôi. - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. - Trình tự giải quyết Sau khi nhận đủ hồ sơ của người lao động gửi lên, phòng tài chính kế toán xác nhận, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ sau đó thống kê danh sách người lao động đủ điều kiện hưởng 1 bản lưu lại và 1 bản gửi lên BHXH quận Cầu Giấy. Quá trình này diễn ra trong vòng 1 tuần. Và thường thì BHXH quận sẽ gửi công văn trả lời và quyết toán trong vòng 15 đến 30 ngày sau đó. Ngay sau khi nhận được công văn từ BHXH, công ty sẽ thông báo và quyết toán ngay cho người lao động để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Mức hưởng chế độ thai sản đc tính toán: Mức hưởng = Trợ cấp thay lương + Trợ cấp một lần. Trong đó: + Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi bằng 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. SVTT: Trần Thu Hà 17 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng + Trợ cấp thay lương: Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người mẹ. 1.2.3 Quỹ BHXH 1.2.3.1 Khái niệm về quỹ BHXH Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các nghành. Có thể hiểu quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH: NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH. Như vậy, “quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập với ngân sách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu. Quỹ này được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt.” ( trích giáo trình bài giảng BHXH – Trường đại học Lao dộng xã hội). Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia. Đồng thời quỹ này cũng góp phần giảm chi ngân sách cho Nhà nước; khi có biến cố xã hội xảy ra như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp Nhà nước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, … 1.2.3.2. Nguồn hình thành quỹ BHXH là phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp, mặc dù tính xã hội được thể hiện nổi trội hơn. Theo các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế là nền tảng của BHXH vì chỉ khi NLĐ có thu nhập đạt đến một mức độ nào đó thì việc tham gia BHXH mới thiết thực và có hiệu quả. Cũng theo các nhà kinh tế, BHXH chỉ có thể phát triển được theo đúng nghĩa trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tức là người tham gia BHXH phải có trách nhiệm đóng góp BHXH để bảo hiểm cho mình từ tiền lương/thu nhập cá nhân, người sử dụng lao động cũng phải đóng góp BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn từ quỹ lương của doanh SVTT: Trần Thu Hà 18 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng nghiệp/ đơn vị đồng thời Nhà nước cũng có phần trách nhiệm bảo hộ quỹ BHXH như đóng góp thêm khi quỹ BHXH bị thâm hụt. Như vậy: Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: + Người sử dụng lao động: sự đóng góp này không những thể hiện trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ đồng thời còn thể hiện lợi ích của NSDLĐ bởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, NSDLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ của mình đồng thời cũng giảm bớt được những tranh chấp. Thông thường phần đóng góp này được xác định dựa trên quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp. + Người lao động: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đóng góp cho quỹ mới được hưởng BHXH. Người lao động tham gia đóng góp cho mình để bảo hiểm cho chính bản thân mình. Thông qua hoạt động này người lao động đã dàn trải rủi ro theo thời gian, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để dành dụm, tiết kiệm cho về sau bằng cách là hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro xảy ra. Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân. + Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: Quỹ BHXH được nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội. Nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định. Nguồn thu từ sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước đôi khi là khá lớn, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và quan trọng. Có thể nói hoạt động của chính sách BHXH mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì chẳng khác nào đứa trẻ mới tập đi. + Các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH... Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội. Quỹ BHXH gồm các quỹ thành phần sau: SVTT: Trần Thu Hà 19 Lớp Đ3-BH4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Phạm Đỗ Dũng - Quỹ ốm đau và thai sản. - Quỹ TNLĐ – BNN. - Quỹ hưu trí và tử tuất. Ở nước ta quy định mức đóng và phương thức đóng của NLĐ và NSDLĐ như sau: ( theo luật BHXH hiện hành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - NLĐ: Ÿ Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Ÿ Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần. Ÿ Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định. - NSDLĐ: Ÿ Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau: a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội; b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%. SVTT: Trần Thu Hà 20 Lớp Đ3-BH4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan