Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển...

Tài liệu Những rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển

.PDF
12
6801
85

Mô tả:

! TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING --------------------------------------------------MÔN VẬN TẢI – BẢO HIỂM NGOẠI THƯƠNG! ! ! ! ĐỀ!TÀI!TIỂU!LUẬN!05:! `! NHỮNG!RỦI!RO!TRONG!QUÁ!TRÌNH!GIAO! NHẬN!HÀNG!HOÁ!XUẤT!–!NHẬP!KHẨU! BẰNG!ĐƯỜNG!BIỂN.! NỘI DUNG: ! I. KHÁI Giáo viên hướng dẫn: CHUNG Ngô Thị Hải Xuân 1. Một số chung về rủi 1.1. Khái 1.2. Bản ! ro 1.3. Đo lường rủi ro 1.4. Xử lý rủi ro Danh sách nhóm 05: 1. Đào Thị Hồng Hạnh 2. Hà Chí Phú 3. Trầm Vinh Phước 2. Khái quát chung về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. 2.1. Định nghĩa giao nhận và người giao nhận 2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 2.3. Trách nhiệm của người giao nhận 2.3.1. Khi là đại l TP.!Hồ!Chí!Minh,!ngày!21!tháng!02!năm!2014! QUÁT vấn đề ro. niệm chất của rủi !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! NỘI DUNG: CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG 1. Một số vấn đề chung về rủi ro. 1.1. Khái niệm 1.2. Bản chất của rủi ro 1.3. Đo lường rủi ro 1.4. Xử lý rủi ro 2. Khái quát chung về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. 2.1. Định nghĩa giao nhận và người giao nhận 2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 2.3. Trách nhiệm của người giao nhận 2.3.1. Khi là đại lý của chủ hàng 2.3.2. Khi là người chuyên chở (principal) CHƯƠNG II: NHỮNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU. 1. Đối với hàng hoá xuất khẩu 2. Đối với hàng nhập khẩu CHƯƠNG III: MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP THỰC TẾ GIỮA NGƯỜI THUÊ VÀ NGƯỜI CHO THUÊ. !! ! 2! ! ! !! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! ! CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RỦI RO VÀ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ 1. Một số vấn đề chung về rủi ro 1.1. Khái niệm: Rủi ro tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau và gắn liền với đời sống, hoạt động sản xuất và kinh doanh của con người. Do đó rủi ro trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong lĩnh vực kinh tế và bảo hiểm trên thế giới. Xoay quanh khái niệm về rủi ro hiện đang có rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhìn từ gốc độ bảo hiểm, rủi ro là những đe doạ nguy hiểm mà con người không lường trước được và là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm. Hàm ý về hậu quả của rủi ro do một hay nhiều nguyên nhân gây ra cho con người trong một tình huống cụ thể và hậu quả của rủi ro chính là tổn thất. Như vậy, rủi không chỉ đơn thuần là mối ngờ vực trong tương lai mà còn ám chỉ cả một thực tế là nó có thể kéo theo thiệt hại cho con người. 1.2. Bản chất của rủi ro: - Rủi ro tồn tại khách quan, bản chất này xuất phát từ thực tế là rủi ro không phụ thuộc vào ý chí của con người do hiện tượng trong môi trường kinh doanh luôn vận động, biến đổi không ngừng, trong quá trình vận động, biến đổi sự vật hiện tượng, có thể đem lại lợi ích nhưng cũng có thể gây tác động có hại, những tác động có hại này buộc các nhà kinh doanh phải đối mặt với rủi ro tổn thất. - Rủi ro là những sự cố ngẫu nhiên, bất ngờ. Đó là sự kiện mà ta không thể lường trước được một cách chắc chắn. Con người có thể thấy được các hiện tượng một cách khách quan và chủ quan có thể gây ra rủi ro nhưng không thể lượng hoá được chắc chắn nó sẽ xảy ra lúc nào ở đâu. - Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi của con người. rủi ro xảy ra sẽ gây ra tổn thất, nó đem lại những thiệt hại, mất mát về lợi ích của con người. Do đó không ai muốn rủi ro tổn thất xảy ra với mình. Vì thế rủi ro là sự kiện ngoài mogn đợi. 1.3. Đo lường rủi ro: Đo lường có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc phân bổ các nguồn lực cho quản lý và kiểm soát rủi ro. Đo lường giúp doanh nghiệp biết được rủi ro đó xảy ra nhiều hay ít, mức độ và tác hại của rủi ro và ảnh hưởng của nó ảnh hưởng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp. Các phương pháp đo lường có thể được sử dụng: - Phương pháp định lượng: cân, đong, đo, đếm, thống kê,… - Phương pháp định tính: đo lường tổn thất dựa trên kinh nghiệm, suy đón tổn thất, tính toán tình huống tương tự, giả định, thăm dò,… 1.4. Xử lý rủi ro: Xử lý rủi ro tổn thất là triển khai tổng hợp các biện pháp cần thiết để ngăn chặn kịp thời các rủi ro, tổn thất. Xử lý rủi ro tổn thất bao gồm các nội dung sau: - Kế hoạch hành động: bao gồm bộ phận tác nghiệp của các bộ phận liên quan khi rủi ro xảy ra. - Kế hoạch tài chính: gồm khoản phải chi cho xử lý sơ bộ rủi ro, tổn thất như chi phí khắc phục, sửa chữa, bồi thường thiệt hại. !! ! 3! ! ! !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! - Kế hoạch nhân lực: chuẩn bị nhân lực xử lý rủi ro, tổn thất, hành động nhanh, thống nhất, hiệu quả khi xảy ra rủi ro, tổn thất. 2. Khái quát chung về giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu 2.1. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận: Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kì loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật thương mại Việt Nam, thì giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. 2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận. Điều 167 luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau: - Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực khiện khác với chỉ dẫn của khách hàng. nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của khách hàng, thì phải thông báo ngay cho khách hàng. - Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. 2.3. Trách nhiệm của người giao nhận 2.3.1. Là đại lý của chủ hàng: tuỳ theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầu đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: - Giao hàng không đúng chỉ định - Thiếu soát trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá mặt dù đã có hướng dẫn, - Thiếu soát trong khi làm thủ tục hải quan - Chở hàng đến sai nơi quy định - Giao hàng không phải là người nhận - Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. - Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế - Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard Trading conditions)” của mình. !! ! 4! ! ! !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! 2.3.2. Là người chuyên chở: Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiêm người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: - Do lỗi của khách hàng hoặc được của người được khách hàng uỷ thác - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp - Do chiến tranh, đình công - Do các trường hợp bất khả kháng Ngoài ra người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. !! ! 5! ! ! !! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! ! CHƯƠNG II: NHỮNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT – NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN Quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu - nhập khẩu là những giai đoạn trong một quy trình, tiềm ẩn những sai sót do sự cố ngoài chủ ý của những bên tham gia người Xuất – Nhập khẩu và người giao nhận, chính vì vậy những sai sót đó có thể là những rủi ro gây ra những tổn thất không mong muốn cho các bên tham gia. Rủi ro trong quá trình giao nhận là một chuỗi nhiều rủi ro trong từng hình thức giao nhận, do đó trong khuôn khổ thời gian cho phép, những rủi ro được trình bày dưới đây sẽ được tập chung cho hình thức giao nhận có đóng container với những sai sót thường gặp nhất trong quá trình: Đối với hàng Xuất khẩu: - Trong thiết lập chứng từ giữa người bán và người mua - Khi booking và nhận vỏ container từ hãng tàu. - Khi làm thủ tục hải quan - Khi kiểm hoá thực tế - Khi lập Bill of Lading - Khi làm C/O (certificate of Origin) - ………………….. Đối với hàng Nhập khẩu các rủi ro thường gặp: - Trong việc lên tờ khai - Khi khai tờ khai điện tử - Khi tính thuế Nhập khẩu. - Khi đăng ký kiểm hoá - Khi nhận hàng hoá - ……………………….. 1. Đối với hàng hoá Xuất khẩu Thiết lập thông tin về hàng hoá giữa hai bên: Khi hợp đồng được thiết lập giữa hai bên bán và bên mua. Hợp đồng được ký kết sau khi đã đàm phán thành công là một bằng chứng cho việc giải quyết tranh chấp nếu khi có sự sai sót xảy ra và là rủi ro cho cả hai bên, những sai sót trong việc thiết lập hợp đồng chẳng hạn ghi thiếu tên hàng, phẩm chất hàng hoá so với quy định,..Vd: ký hợp đồng mua bán gạo như không ghi rõ quy cách phẩm chất: gạo hạt dài, bao nhiêu phần trăm (%) tấm, dung sai bao nhiêu. sẽ dẫn đến một tốn thất lớn cho người xuất khẩu. Thiết lập chứng từ bị sai sót: những thông tin trên Hợp đồng (Contract), Hoá đơn thương mại ( Invoice commercial), Phiếu mô tả đóng gói (Packing list), Vận đơn (Bill of lading) hay thông báo hàng đến bị sai, bên mua cũng nhận chứng từ sai sót thường là thói quen của người lên chứng từ và quá trình đóng gói từ của bên bán. !! ! 6! ! ! !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! Thiếu thông tin về quy định, luật lệ tại quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu, dẫn đến thiếu giấy phép cần thiết (đối với những hàng hoá cần xin giấy phép trước khi xuất khẩu hay nhập khẩu dẫn đến không thể xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá. Thất lạc chứng từ hay trong quá trình chuyển phát chứng từ trễ từ người bán và người mua. Lên tờ khai sai lệch với chứng từ đi kèm: lệch thông tin khi kê khai khử trùng, giám định phẩm chất giấy chứng nhận xuất xứ. Sau khi đã hoàn thành về hàng hoá, tiến hành vận chuyển hàng ra cảng để đóng hàng vào container, trên đường vận chuyển đến cảng xuất bị kẹt xe, hay tai nạn dẫn đến trễ giờ quy định hàng lên tàu, trong quá trình đó nhân viên giao nhận tiến hành lấy booking của hãng tàu, xác nhận ngày giờ đi, cảng nào, nhân viên giao nhận sẽ xuống văn phòng đại diện của hãng tàu tại các cửa khẩu hoặc trên văn phòng đóng dấu lấy container (Booking, giấy giới thiệu, CMND) Rủi ro khi booking và nhận vỏ container từ hãng tàu: chủ hàng phải kiểm tra xem vỏ container có phù hợp với yêu cầu cho việc đóng hàng hoá không (chẳn hạn các vấn đề như lấy nhầm container, container không sạch, container bị hư hỏng hay hết container tại bãi chỉ định) nếu gặp phải những trường hợp này việc đóng hàng hoá vào sẽ chậm trễ dẫn đến trễ thời gian giao hàng và vi phạm hợp đồng) Để giải quyết những sai sót gặp phải khi nhận container, chủ hàng cần phải đọc kỹ số container, yêu cầu vệ sinh container, đổi container, các nhận lại dấu chuyển sang bãi khác khi gập các trường hợp trên. Rủi ro khi làm thủ tục hải quan: Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục chủ hàng phải khai báo qua hải quan điện tử trên mạng điện tử của hải quan người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai, nợp xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan trong trường hợp thực hiện hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. việc khai báo hải quan được thực hiện theo mẫu tờ khai hải quan do bộ tài chính quy định. Người khai hải quan phải khai đầy đủ chính xác, rõ ràng về tên và mã hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế suất, tự tính để xác định số thuế suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan. Kiểm hoá thực tế: để kiểm hoá thực tế thì phải có hàng, và hàng đúng thực tế, (đóng gói không đúng, hàng không đúng, số lượng, trọng lượng không đúng,) – mất thời gian, tốn chi phí, - sửa lại tờ khai. Sau khi kiểm tra thực tế, nếu hàng đã đúng khai báo và hải quan chấp nhận, yêu cầu đóng seal hải quan, chuyển xuống bãi xuất giao cont cho hãng tàu, và ở đây hãng tàu sẽ tự đóng seal của hãng tàu Trường hợp rủi ro: cán bộ hải quan ghi nhầm số seal so thực tế, xuống bãi xuất quá giờ quy định hàng lên tàu ( closing time : là giờ trễ nhất để thanh lý hàng : vào sổ tàu của thương vụ cảng ), sẽ bị trễ chuyến tàu => trễ thời gian quy định giao hàng theo hợp đồng. !! ! 7! ! ! !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! Giải pháp: xin hãng tàu thêm giờ ( tùy vào thời gian của chuyến tàu), trường hợp không xin thêm giờ phải đi chuyến sau. Về nội dung trên Bill: nội dung thông tin thiếu, sai sót trọng lượng trong quá trình làm bill. Giải pháp: cần kiểm tra bill trước khi nhận Về C/O (Certificate of Origin): ( C/O form D ) sai ngày bill trên C/O form D Giải pháp : kiểm tra kỹ nội dung trên C/O trước khi đi xin cấp C/O, nếu ra cơ quan đăng ký xin cấp C/O mới phát hiện ra thì phải nhanh chóng về làm lại để đăng ký. - Cũng có một vài rủi ro có thể xãy ra trong quá trình đóng hàng vào container tại cảng như: Rủi ro là đã bấm seal hãng tàu rồi, nhưng phát hiện gờ của cánh cửa container không bám chặt vào ( 1 bên không vào gàm ) container bị hở, nước sẽ vào làm hư hỏng hàng hóa, container không được lên tàu, mất thời gian xin lại seal, trả phí cấp seal mới ( 1 seal /5 usd) Cách giải quyết : cắt seal, đóng cửa container lại sao cho khớp vào. Rủi ro hàng đóng thực tế không đúng với tờ khai, nếu chủ hàng khẳng định lô hàng này trọng lượng đúng với khai báo thì phải đóng tiền phí để cân lại hàng ( phí : phí nâng cont lên xe – xe chạy ra vào, hạ cont), sau khi cân lại lượng hàng thực tế vẫn không đúng với trọng lượng trong tờ khai như chủ hàng khẳng định, bắt buộc phải chỉnh sữa tờ khai . Rủi ro có 2 container xuất, khi vào sổ tàu đúng 1 container, 1 container còn lại bị sai số, do thương vụ cảng nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu, người gửi hàng không kiểm tra lại,dẫn đến 1 container bị rớt. Cách giải quyết: chủ hàng book với hãng tàu đi chuyến sau. 2. Đối với hàng hoá nhập khẩu. Sau khi nhận được thông tin về thời gian hàng đến, người nhập khẩu tiến hành lên tờ khai để nhận hàng, trong quá trình lên tờ khai sẽ có những sai sót. Về tờ khai : trước khi lập bộ chứng từ để tiến hành nhận hàng tại cảng biển đối với hàng nhập thì người làm chứng từ phải nhận được thông tin từ chủ hàng cung cấp đó là Hợp đồng, invoice, packing list, bill, thông báo hàng đến. Dựa vào những thông tin trên, nhân viên làm chứng từ sẽ tiến hành lập tờ khai để khai hải quan, nội dung trên tờ khai có rất nhiều thông tin cần thể hiện, như: - Chi cục khai hải quan - Tên người xuất khẩu - Tên người nhập khẩu - Loại hình nhập khẩu..... Nếu người làm chứng từ không cẩn thận trong quá trình lập tờ khai, để tờ khai thiếu hay không khớp với hợp đồng, invoice, packing list, bill of Lading và thông báo hàng đến, mà không phát hiện trước khi tiến hành khai hải quan thì sẽ mất rất nhiều thời gian để sửa lại tờ khai, dẫn đến việc tiến hành ra cảng nhận hàng chậm trễ, mất nhiều chi phí phát sinh như tiền lưu container, lưu bãi . Đặc biệt, hiện theo qui định hiện nay phải đóng thuế trong vòng 1 ngày khi khai hải quan mới được cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ và khai hải quan, ra cảng nhận hàng, giả định người khai hải quan khai sai Chi Cục Hải Quan hay Cảng đến, sau khi đã đóng thuế !! ! 8! ! ! !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! rồi mới phát hiện khai sai tên cảng thì ảnh hưởng đến vấn đề tài chính, người mua hàng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để lấy lại được tiền thuế. Biện pháp : trước khi tiến hành khai hải quan thì người làm chứng từ phải kiểm tra tờ khai đã khớp với các chứng từ liên quan (hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, thông báo hàng đến) hay không, nếu chưa thì phải xác nhận thông tin lại từ người xuất khẩu, trong trường hợp về thông tin trên Bill of Lading chưa rõ ràng thì phải xác nhận từ hãng tàu để xác nhận thông tin và làm tờ khai chính xác, tránh tình trạng sai sót không đáng có, dẫn đến việc chậm trễ trong nhận hàng về kho. Cũng có trường hợp nếu mạng bị quá tải, sẽ chậm trễ có được số tờ khai và phân luồng, ảnh hưởng quá trình nhận hàng về sẽ tốn thêm tiền lưu cont tại cảng. Về đóng tiền thuế: ghi sai thông tin ngày mở tờ khai trên giấy nộp tiền thuế, xin điều chỉnh lại thời gian nộp tiền, mất thời gian trong việc mở tờ khai dẫn đến thời gian nhận hàng chậm, Tiến hành mang bộ hồ sơ hoàn chỉnh ra hải quan tiếp nhận hồ sơ : hải quan tiếp nhận sẽ đối chiếu với tờ khai điện tử và hồ sơ giấy thực tế có đúng theo như khai báo hay không, rủi ro xảy ra: thông tin trên hồ sơ giấy sai lệch trên bản khai điện tử thì phải chỉnh sửa lại tờ khai, rủi ro: mất nhiều thời gian, Bộ phận hải quan tính thuế: phát hiện có sự sai sót trong việc áp mã hàng hóa không đúng, kiểm tra đơn giá, mức thuế suất, tổng số thuế, nếu trường hợp này bị sai nhiều thì sẽ bị xử lý, phạt,…áp mã lại theo yêu cầu của cán bộ hải quan. Sai sót trong việc đăng ký kiểm hoá: nếu số seal thực tế sai với số seal trên chứng từ, mất, đứt seal,thì nhân viên giao nhận phải lập biên bản sai, mất, hư seal, số seal mới để ký xác nhận với tàu/hãng tàu,. Giải pháp: Mở cont kiểm hàng: trường hợp sai tên hàng, phẩm chất hàng hoá, mã hàng,… nếu sai nhiều quá thì bị phạt tuỳ theo mức độ vi phạm, nếu sai ít thì điều chỉnh lại, tăng thu. Trường hợp thừa hàng thì bị phạt theo mức độ vi phạm. Trường hợp thiếu hàng , căn cứ vào điều khoản hợp đồng và đề ra hướng giải quyết cho từng trường hợp đó. Trong quá trình vận chuyển hàng về kho: mất hàng, xe bị tai nạn. Tất cả những rủi ro trên điều dẫn đến mất thời gian ,tốn chi phí, chậm trễ trong việc giao hàng. Đối với hàng nhập cũng có trường hợp giao nhầm hàng như : từ Singapore có 2 lô hàng gửi từ khách hàng của 2 nước khác nhau là Việt Nam và Malaysia, nhưng lại gửi nhầm hàng của Malaysia qua Việt Nam và ngược lại Cách giải quyết duy nhất : bên Singapore liên hệ với hãng tàu để gửi hàng lại. Trường hợp trong tờ khai có 2 container hàng khi qua chuyển tải từ Singapore: nhưng thực tế chỉ về 1 container trong tờ khai, còn container kia chưa về. Cách giải quyết: phải chờ container còn lại về chung mới tiến hành nhận hàng được. !! ! 9! ! ! !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! Rủi ro trong các phân khúc/giai đoạn chuyên chở và đóng gói hàng hoá : Đóng gói bảo quản và bốc xếp, dỡ hàng vào phương tiện vận tải, Hàng hóa đóng gói không đúng với đặc thù của hàng hóa dẫn đến khó kê khai với Hải Quan. Không làm các công tác kiểm đếm, liệt kê mà chỉ có các thông số chung chung. Xe chuyên chở đến cảng xuất bị sự cố, ….hàng bị chậm dỡ ra khỏi tàu, Công tác đóng gói bốc, dỡ kéo dài so với lịch trình làm chậm công tác kiểm tra hải quan. Quá trình kiểm tra thực tế có sự mất mát, sai lệch thông tin so với ban đầu, tình trạng hàng hóa bị biến đổi. Giả định khi kiểm tra thực tế cont chứa hàng có thể bị móp méo trong quá trình vận chuyển bốc dỡ mà người người giao nhận không thể biết trước. Chuyên chở đến/đi nơi làm thủ tục hải quan hoặc địa điểm quy định - Mất hàng - Chi phí vận cuyển bất ngờ thay đổi Thông thường với các rủi ro của người giao nhận có thể phân làm 2 nhóm chính: - Có tính chủ quan: với nhóm này mọi sự rủi ro đều liên quan đến người tổ chức thực hiện, ở đây là kinh nghiệm, trình độ của người tổ chức cũng như của người giao nhận - Khách quan: cần sự tổ chức và chuẩn bị. !! ! 10! ! ! !! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! ! CHƯƠNG III: MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP PHÁT SINH THỰC TẾ GIỮA NGƯỜI THUÊ VÀ NGƯỜI CHO THUÊ. Tranh chấp về nghĩa vụ xan xếp và bảo quản hàng hóa trên tàu Hai bên ký hợp đồng thuê tàu chở lạc, theo đó người thuê tàu có nghĩa vụ bốc hàng lên tàu và san xếp hàng. Không lâu sau khi rời cảng xếp hàng, một số bao lạc bị xê dịch làm tàu nghiêng sang phải 12 độ và để lại một khoảng trống rộng 1m dọc theo cạnh của khoang tàu. Thời tiết tại thời điểm đó không thuận lợi nhưng không thuộc trường hợp miễn trừ. Tàu phải quay lại cảng xếp hàng để sắp xếp lại hàng hoá nhằm đảm bảo an toàn cho hành trình của con tàu. Người thuê tàu đòi trừ khoản thuê tàu chi phí sắp đặt lại hàng và các chi phí nhiên liệu phát sinh. Chủ tàu đã đưa vụ việc này ra trọng tài xét xử để đòi lại số tiền trên. Người thuê tàu lấy lý do trong điều 11A của hợp đồng có quy định: “Trong trường hợp hư!hỏng thân tàu hoặc tai nạn khác gây cản trở hoặc ngăn cản hoạt động của con tàu và kéo dài hơn!12!giờ liên tục người thuê tàu sẽ không phải trả tiền thuê tàu đối với thời gian bị mất” Theo điều 36: “Nếu tàu đi chệch hướng hoặc quay lại đang trên hành trình vì bất cứ một trong những lý do nào đã được nêu ở điều 11A tàu sẽ không được trả tiền thuê đối với thời gian bị mất. Chi phí nhiên liệu phát sinh sẽ bị trừ khỏi số tiền thuê tàu” . Theo thông lệ quốc tế “tai nạn” là một sự kiện ngẫu nhiên xảy ra ngoài những diễn biến thông thường. Hiển nhiên những gì xảy ra trong trường hợp này là một “tai nạn” Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa được khép lại ở đây vì điều 11B còn quy định thêm: “Trong trường hợp tàu được đưa vào cảng do ảnh hưởng của thời tiết hoặc gặp tai nạn đối với hàng hoá, bất cứ sự lưu giữ nào đối với tàu tại cảng và/hoặc các chi phí phát sinh thuộc trách nhiệm của người thuê tàu”. Sự kiện xảy ra trong trường hợp trên không phải là “một tai nạn” đối với hàng hoá (của tàu). Mặc dù đó là “một tai nạn”, nhìn chung là một tai nạn đối với tàu và tất nhiên có liên quan đến hàng hoá nhưng đó không phải là một tai nạn đối với hàng hoá. Trong trường hợp này, con tàu cũng không được “đưa vào cảng do ảnh hưởng của thời tiết”. Tàu đã quay lại cảng vì một tai nạn gây ra bởi sự kết hợp giữa thời tiết xấu và cách sắp xếp hàng hóa trước khi tàu rời cảng, nhưng điều này không dẫn đến sự kiện đã xảy ra theo như nội dung của điều 11B. Theo các chứng cứ có được, Hội đồng trọng tài đã thừa nhận rằng thuyền trưởng đã làm những việc mà một người thuyền trưởng có thể và cần phải làm (tức là đã có sự cần mẫn hợp lý) để đảm bảo trong điều kiện có thể rằng hàng hoá đã được sắp đặt chắc chắn, cẩn thận và do vậy thuyền trưởng đã hoàn thành trách nhiệm đảm bảo tình trạng tốt của con tàu. Do vậy không thể kết luận rằng hành động của thuyền trưởng đã gây ra sự cố nói trên, nếu có ảnh hưởng cũng chỉ ở mức độ nhất định. Cũng theo hợp đồng này, thuyền trưởng không phải chịu trách nhiệm tuyệt đối đối với việc giám sát xếp hàng lên tàu và sắp đặt hàng để đảm bảo rằng tàu có đủ khả năng đi biển khi tàu khởi hành. !! ! 11! ! ! !! ! ĐỀ!TÀI!05)!MÔN!VẬN!TẢI!–BẢO!HIỂM!NGOẠI!THƯƠNG! ! ! Nhưng người thuê tàu đã bác lại rằng thuyền trưởng đã không có sự cần mẫn hợp lý trong hoạt động sắp đặt hàng lên tàu. Người thuê tàu nói rằng anh ta đã cung cấp cho thuyền trưởng những chỉ dẫn rõ ràng từ đó chắc chắn thuyền trưởng phải hiểu được rằng hàng hoá phải được sắp đặt chắc chắn và sát vào thành tàu. Người thuê tàu đi đến kết luận rằng thuyền trưởng đã không thực hiện theo những chỉ dẫn đó. Tuy nhiên, rõ ràng là thuyền trưởng hiểu rõ những chỉ dẫn đó và làm những gì có thể để đảm bảo rằng công nhân bốc vác là người làm thuê cho người thuê tàu và trách nhiệm chính trong việc xếp hàng lên tàu và sắp đặt hàng là thuộc về người thuê tàu. Quyền của người thuê tàu được căn cứ vào điều 11a và điều 36 cho dù có giá trị nhưng vẫn bị bác bỏ vì theo phần thứ 2 của điều 13, người thuê tàu cần phải chịu trách nhiệm trước chủ tàu về những tổn thất gây ra đối với chủ tàu, và do đó, khiếu nại của người thuê tàu đòi giảm tiền thuê tàu sẽ bị bác bỏ. Cuối cùng, chủ tàu đã thắng kiện còn người thuê tàu thua kiện. Rõ ràng trách nhiệm san xếp hàng và chăm sóc bảo quản hàng hoá khi hàng đang được vận chuyển trên tàu là thuộc về người chuyên chở nhưng không phải là nghĩa vụ tuyệt đối, có nghĩa là nếu tổn thất của hàng hoá là do hành động không thích hợp hoặc do lỗi của người thuê tàu trong việc bốc xếp hàng hoá ban đầu thì người chuyên chở được thoát trách nhiệm. Điều này càng đúng đối với những mặt hàng siêu trường siêu trọng hay hàng nguy hiểm. ! !! ! 12! ! !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan