Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách ngoại thương của việt nam – thành tựu, thách thức và giải pháp...

Tài liệu Chính sách ngoại thương của việt nam – thành tựu, thách thức và giải pháp

.PDF
32
3636
117

Mô tả:

ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM – THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hòa trong xu hướng đó, Việt Nam cũng tập trung phát triển kinh tế, hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững và lâu dài. Và chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ. Hiểu đươc tầm quan trọng của chính sách ngoại thương trong tiến trình phát triển đất nước, nhóm chúng em xin phép chọn đề tài “CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM, THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP” nhằm làm sáng tỏ đường lối xây dựng chính sách kinh tế của Đảng cho phù hợp với tình hình toàn cầu hóa hiện nay. Chúng em rất mong nhận được sự hướng dẫn và ý kiến đóng góp chân thành của thầy để giúp đề tài của nhóm hoàn thiện hơn. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 1 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH CHƯƠNG I : CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2020 1. Chính sách ngoại thương của Việt Nam: 1.1 Khái niệm chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn. Nó phục vụ đắc lực cho đường lối phát triển kinh tế trong mỗi thời kỳ; ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất xã hội và sự tham gia của nền kinh tế quốc dân vào quá trình phân công lao động quốc tế. 1.2 Vai trò của chính sách ngoại thương trong nền kinh tế: - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. - Bảo vệ thị trường nôi địa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh. - Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia. 1.3 Một số công cụ thực thi chính sách ngoại thương: 1.3.1 Thuế quan: Thuế quan là một loại thuế đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu nhằm đạt được những mục tiêu nhất định như tăng thu ngân sách nhà nước, hạn chế nhập khẩu hoặc xuất khẩu... Thuế quan xuất khẩu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và áp dụng với phạm vi hạn chế và mức thuế suất không cao. Thường áp dụng đối với các mặt hàng truyền thống với thuế suất không ảnh hưởng đến cung cầu. Thuế quan nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và sử dụng tương đối phổ biến ở các nước trên thế giới với các mức thuế suất rất khác nhau đối với từng nhóm hàng hoá cụ thể và tuỳ theo điều kiện từng nước. 1.3.2 Các biện pháp phi thuế quan: NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 2 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH 1.3.2.1 Hạn ngạch: Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một hàng hoá hay một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời gian nhất định thường là một năm đối với một thị trường cụ thể. Có tác động làm hạn chế số lượng nhập khẩu đồng thời ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa; là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược sản xuất thay thế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất nội địa. Đối với Chính phủ và các doanh nghiệp, hạn ngạch cho biết trước số lượng nhập khẩu. Xét về mặt bảo hộ không có sự khác biệt nào giữa thuế quan và hạn ngạch. Tuy nhiên sự tác động của hạn ngạch nhập khẩu khác với sự tác động của thuế quan ở hai mặt. Mức thuế quan tối thiểu ít nhất cũng mang lại thu nhập cho Chính phủ, có thể cho phép giảm những loại thuế khác và do đó nó bù đắp một phần nào cho người tiêu dùng trong nước. Trong khi đó, hạn ngạch nhập khẩu lại đưa lại lợi nhuận có thể rất lớn cho những người may mắn xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Hạn ngạch nhập khẩu thường được quy định cho một loại sản phẩm đặc biệt hay sản phẩm và thị trường đặc biệt. Ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch nhập khẩu chỉ áp dụng đối với 4 loại hàng: ô tô 12 chỗ ngồi, xe 2 bánh gắn máy, linh kiện điện tử LKD, SKD, nguyên liệu phụ liệu sản xuất thuốc lá. Để quản lý nhập khẩu các nước cũng áp dụng hạn ngạch xuất khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước và theo thời gian nhất định. 1.3.2.2 Trợ cấp xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ trong nước ra nước ngoài đặc biệt là đối với hàng hoá mới tham gia xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu có thể được thực hiện bằng cách Nhà nước cấp vốn trực tiếp cho các doanh nghiệp thông qua chính sách đầu tư, thực hiện cho vay ưu đãi thông quan chính sách tín dụng hoặc bằng cách trợ giá. 1.3.2.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 3 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH Là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt hàng xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không họ sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa kiên quyết. Áp dụng cho các quốc gia có khồi lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó. 1.3.2.4 Các biện pháp hành chính, kỹ thuật hạn chế xuất khẩu: Là những tiêu chuẩn về vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái. Những quy định này có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn chế dòng vận động của dòng hàng hóa trên thị trường thế giới. Những nước phát triển sẽ có lợi hơn so với các nước chậm phát triển trong việc áp dụng những quy định này. 1.3.2.5 Tín dụng xuất khẩu: Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng thương mại đảm bảo gánh chịu rủi ro nhằm tăng cường tín dụng cho hoạt động xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu thường được áp dụng cho các nước phát triển và áp dụng chủ yếu cho các nhóm hàng thiết bị máy móc, dây chuyền... 1.3.2.6 Một số biện pháp khác: - Giấy phép xuất khẩu. - Bán phá giá. - Hệ thống thuế nội địa - Cơ quan quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái. - Độc quyền mua bán. - Quy định về chính thư khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu. - Thưởng xuất khẩu. - Đặt cọc nhập khẩu. 2. Chính sách ngoại thương của Việt Nam giai đoạn: 2011-2020 NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 4 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH 2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu: Chủ trương dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu; tạo nguồn hàng có chất lượng, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao để xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2011-2020 phải đạt mức tăng trưởng bình quân từ 11 % -12 % /năm. Để đạt được kế hoạch đề ra, nhà nước ta đã định hướng phát triển xuất khẩu như sau: - Một là, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Triển khai thực hiện Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020…; Xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao thuộc các nhóm hàng vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm chất dẻo, điện tử, điện thoại di động... Thường xuyên nắm tình hình áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản... - Hai là, Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại: Khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chiến lược đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) đến năm 2020, tập trung các nguồn lực để đàm phán FTA vào các thị trường, khu vực thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng; Xây dựng đề án phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu đối với từng khu vực thị trường nhằm đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu, khai thác tốt tiềm năng và đặc thù của từng khu vực thị trường; Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương; rà soát các hiệp định, cam kết quốc tế đã ký với từng nước, khu vực để có biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường này, đồng thời bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình thực hiện các cam kết; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tập trung phát triển sản phẩm xuất khẩu mới có lợi thế cạnh tranh, không bị hạn chế về thị trường, xuất khẩu vào các thị trường còn nhiều tiềm năng; Rà soát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới, nhất là các khu vực có lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, từ đó đề xuất cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực này; tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với các nước có chung đường biên giới để bảo đảm xuất khẩu ổn định, dự báo và chủ động phòng ngừa những bất ổn phát sinh; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thương mại biên giới theo hướng linh hoạt, khuyến khích tối đa cho xuất khẩu, bảo đảm nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu; Có giải pháp cụ thể để tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam... NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 5 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH - Ba là, Hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu: Rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; Nâng cao vai trò của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Rà soát, xây dựng các mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và khu vực nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước; Đánh giá tổng thể tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam thời gian qua và định hướng chính sách đến năm 2020. Đề xuất những giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng, Thực hiện điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt bảo đảm khuyến khích xuất khẩu. - Bốn là, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics: Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, kho tàng bến bãi tại các cảng biển lớn và các địa điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, chính sách phát triển dịch vụ logistics, đồng thời chuẩn hóa quy trình dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao năng lực, hiệu quả cung cấp và phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam. - Năm là, Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đầu tư, tham gia vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu; Tăng cường đào tạo, phổ biến kiến thức và chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho các địa phương, doanh nghiệp để tận dụng các ưu đãi trong các cam kết quốc tế và có biện pháp tích cực, chủ động phòng tránh các hàng rào trong thương mại để phát triển xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mặt hàng mới của Việt Nam... - Sáu là, Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng: Phát huy vai trò của Hiệp hội trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thương mại quốc tế, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp; Tổ chức mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng chú trọng chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định để đảm bảo uy tín của sản phẩm xuất khẩu và của doanh nghiệp xuất khẩu; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà hước, phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc để có biện pháp chủ động đối phó, nhất là để góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm dần nhập siêu; Chủ động tìm kiếm, phát triển các thị trường mới để đa dạng hóa NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 6 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH thị trường xuất nhập khẩu. 2.2. Định hướng nhập khẩu: Tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân tăng 10% - 11%/năm trong thời kỳ 2011 -2020; Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Kiểm soát nhập khẩu: Quy hoạch sản xuất nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu, tập trung các sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Xây dựng lộ trình đàm phán, thỏa thuận về trao đổi thương mại cấp Chính phủ nhằm cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu, trình độ sản xuất trong nước và các cam kết quốc tế, nhất là các nước mà Việt Nam có tỷ lệ nhập siêu cao; Tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập siêu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và vật tư này; xây dựng cơ chế khuyến khích sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu; rà soát, ban hành các tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế… Hàng nhập khẩu có thể chia làm 03 nhóm ngành hàng: - Thiết bị máy móc: gồm máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ được nhập bảo đảm sự hoạt động hoàn chỉnh của công trình. Khi nhập khẩu thiết bị phải cố gắng đạt được các yêu cầu theo thứ tự ưu tiên sau: + Kỹ thuật tiên tiến, chất lượng tốt. + Cho phép sản xuất sản phẩm xuất khẩu với khả năng cạnh tranh cao. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 7 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH + Giá cả phải chăng, có điều kiện thanh toán lợi nhuận. + Phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ tay nghề của công nhân. + Mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Nguyên nhiên vật liệu: Hàng năm thì tỷ trọng nhập khẩu nhóm ngành hàng này rất cao vì để thỏa mãn 40-90 % nhu cầu nguyên liệu trong nước. Nguyên liệu vật liệu được nhập khẩu dựa vào nhu cầu thực tế của sản xuất đồng thời phải theo quan niệm tận dụng nguyên nhiên vật liệu trong nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. - Hàng tiêu dùng: Nhập khẩu sẽ được thực hiện để đáp ứng nhu cầu trong nước đồng thời cũng phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội trong nước như sau: + Cơ cấu hàng tiêu dùng trong toàn bộ kim ngạch nhập khẩu ở mức độ vừa phải. + Nhập khẩu có tác dụng khuyến khích và bảo vệ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Khuyến khích sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng là chiến lược kinh tế cơ bản của nhà nước ta. + Cân nhắc mặt hàng tiêu dùng Ngoài ra, để nền kinh tế có thể phát triển được cần phải nhập khẩu cả dịch vụ và bằng phát minh sáng chế. 3. Kế hoạch xuất khẩu một số mặt hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020: 3.1 Ngành thủy sản: Năm 2011, XK thủy sản của Việt Nam đã cán đích 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 và tăng gấp hơn 3 lần so với mức 2 tỷ USD năm 2002. Đây là thành tích đáng tự hào của ngành thủy sản Việt Nam, là kết quả nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của nông,ngư dân, các cơ quan quản lý Nhà nước và đặc biệt là các DN XK thủy sản Việt Nam, trong bối cảnh đầy khó khăn của nền kinh tế toàn cầu cũng như ở trong nước, cộng với những tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai, dịch bệnh thủy sản xảy ra tại nhiều khu vực trên thế giới. Lần đầu tiên vượt qua mốc 2 tỷ USD XK vào năm 2010, XK tôm của Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với giá trị năm 2011 đạt gần 2,4 tỷ USD, trong đó XK tôm sú chiếm 59,7% tổng giá trị, XK tôm chân trắng chiếm 29,3%, còn lại là tôm các loại khác. Giá trị XK cá tra năm 2011 đạt khoảng 1,805 tỷ USD, tăng gần 26,5%, với khối lượng XK trên 600.000 tấn, tăng 3% so với năm 2010. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 8 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH Năm 2011, đã có hơn 230 DN XK cá tra đến hơn 130 thị trường trên thế giới, trong đó 10 thị trường lớn nhất chiếm 73% về giá trị, tăng so với mức trên 70% của cùng kỳ năm ngoái. Giá trị XK cá ngừ năm 2011 đạt 379,4 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 29,4% so với năm 2010. Giá XK cá ngừ tăng khá mạnh và tăng mạnh nhất tại thị trường Nhật Bản với hơn 100%, các thị trường khác như Canađa, Ixraen, Mỹ, Thụy Sỹ... cũng tăng từ 50 - 80%. Năm 2011, giá trị XK mực, bạch tuộc của cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường NK mực, bạch tuộc Việt Nam năm 2011 tăng lên con số 76 so với 66 của năm 2010. Các thị trường NK hàng đầu là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và ASEAN không thay đổi thứ hạng so với năm ngoái và đều tăng trưởng khả quan từ gần 30% đến hơn 40%. XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cả năm 2011 đạt gần 82 triệu USD.Đây là mặt hàng duy nhất trong nhóm hàng hải sản giảm sút về giá trị XK so với năm trước. Năm 2011, nguồn nguyên liệu nghêu (đặc biệt là nghêu trắng) bị thiệt hại nặng tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK mặt hàng này.Từ những kết quả đạt được trong năm 2011, tại Hội nghị Tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012, Bộ NN và PTNT đặt mục tiêu năm 2012, cả nước phấn đấu đạt tổng kim ngạch XK thủy sản 6,5 tỷ USD. Xa hơn nữa, cộng đồng DN thủy sản Việt Nam bắt đầu hướng tới mục tiêu nêu ra trong Chiến lược Phát triển XK thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ là đến năm 2020 đạt giá trị XK 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong bốn cường quốc đứng đầu về XK thủy sản trên thế giới. Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với 3 thách thức lớn, cần có những giải pháp thích hợp và tích cực, để đạt được mục tiêu 10 tỷ USD và cao hơn nữa. Đó là thách thức về thiếu nguyên liệu cho chế biến XK, thách thức về chất lượng, VSATTP và năng lực cạnh tranh và thách thức về phát triển thị trường XK. Dự đoán năm 2020Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới về xuất khẩu hải sản, đạt 10 tỷ đô la. 3.2. Ngành da giày: Thâm nhập và đứng vững trên thị trường nội địa: đây là một điểm nhấn đáng khen ngợi, từ chỗ bỏ quên thị trường nội địa cuối những năm 1990, đến nay, người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến nhiều thương hiệu như Biti’s, Bitas, Vina Giày, T&T, Hồng Thạnh, Long Thành... Tuy thương hiệu giày dép chưa nhiều như ngành dệt may nhưng giày dép Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường nội địa với tỷ trọng được đánh giá là chiếm lĩnh gần 40%. Từ những giải NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 9 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH pháp và nỗ lực đó, ngành da giày Việt Nam đã sớm có dấu hiệu phục hồi ngay từ đầu năm 2010, số liệu xuất khẩu trong các tháng đầu năm 2010 đều cho thấy có sự tăng trưởng từ 6-7% so với năm 2009. Cuối tháng 5 vừa qua, toàn ngành đã xuất khẩu được 1.784 triệu đô la Mỹ, tăng gần 8% so với cùng kỳ 2009. Có thể nói rằng đây là một nỗ lực rất lớn của ngành da giày Việt Nam trong bối cảnh mà các nước nhập khẩu liên tục sử dụng các đòn chống bán phá giá nhằm cản trở sự thâm nhập của giày dép Việt Nam. Mục tiêu chiến lược ngành da giày đặt ra đến năm 2020 là đạt kim ngạch xuất khẩu từ 13-14 tỷ USD sản phẩm giày dép các loại, chủ động đến 80% nguyên phụ liệu, chiếm lĩnh trên 60% thị trường nội địa. Với những tiềm năng và thuận lợi sẵn có, cùng với việc xóa bỏ rào cản thương mại của Liên minh châu Âu, hy vọng trong tương lai, ngành da giày Việt Nam sẽ có diện mạo mới, kim ngạch xuất khẩu tăng, thị trường xuất khẩu mở rộng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 3.3. Ngành dệt may: Việt Nam hiện đứng thứ 10 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2009 chỉ đạt 9.01 tỷ đô la Mỹ, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Điều này có thể được xem như là một thành công của Việt Nam vì dệt may là ngành duy nhất vẫn đạt được kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong khi kim ngạch xuất khẩu chung bị sụt giảm. Nguyên nhân chính là hàng dệt may Việt Nam vẫn đứng vững tại các thị trường xuất khẩu truyền thống (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) và mở rộng thêm nhiều thị trường mới (Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, Singapore) cũng như thị trường trong nước. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng với kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 10,5 tỷ đô la Mỹ và năm 2020 là 20 tỷ đô la Mỹ. 3.4 Ngành trồng trọt: Đây là một trong những định hướng quy hoạch sử dụng đất và phát triển sản xuất nông nghiệp theo ngành hàng đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt trong Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Cụ thể, về quy hoạch sử dụng đất, Quyết định định hướng khai hoang mở thêm đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ năm 2011 đến năm 2020 khoảng 1,1 triệu ha; bao gồm cho trồng lúa 37 ngàn ha, cây hàng năm 60 ngàn ha, cây lâu năm 100 ngàn ha, trồng rừng 930 ngàn ha. Đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 là 9,59 triệu ha, giảm 580 ngàn ha NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 10 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH so với năm 2010. Đất lâm nghiệp đến năm 2020 là 16,2-16,5 triệu ha, tăng thêm 879 ngàn ha so với năm 2010. Đất nuôi trồng thủy sản 790 ngàn ha, tăng thêm 99,7 ngàn so với năm 2010. Đất sản xuất muối ổn định ở 14,5 ngàn ha, trong đó sản xuất muối công nghiệp 8,5 ngàn ha. Đối với lúa, bảo vệ quỹ đất lúa ổn định từ năm 2020 là 3,812 triệu ha, trong đó lúa nước 2 vụ trở lên là 3,2 triệu ha, áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng 41-43 triệu tấn năm 2020 và 44 triệu tấn năm 2030, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu. Chế biến lúa gạo, đầu tư công suất chế biến công nghiệp đạt 25 triệu tấn/năm, đủ năng lực chế biến 60% tổng sản lượng thóc. Đối với cây chè, diện tích đất bố trí ổn định lâu dài 140 ngàn ha, tăng 10 ngàn ha so với năm 2010. Áp dụng quy trình sản xuất chè sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các giống chè mới năng suất và chất lượng cao để trồng mới và trồng tái canh. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng 55% chè đen và 45% chè xanh. Bên cạnh cây chè thì diện tích đất bố trí cho cây cà phê là 500 ngàn ha, vùng sản xuất chính Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ. Định hướng phát triển cây cà phê bằng các hình thức kinh tế hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân, tăng tỷ lệ cà phê được chế biến ở quy mô công nghiệp từ 20% năm 2010, lên đến 40% năm 2015 và 70% năm 2020. Đối với cây cao su, định hướng giữ nguyên mục tiêu ổn định diện tích 800 ngàn ha.Sau năm 2015, trên cơ sở đánh giá hiệu quả diện tích cao su đã trồng và quỹ đất của các vùng để xem xét điều chỉnh quy mô diện tích cao su phù hợp, hiệu quả và bền vững. Về chế biến cao su, sẽ cải tiến công nghệ, tạo cơ cấu sản phẩm hợp lý để nâng cao giá trị xuất khẩu. Từ nay đến năm 2020, phải đầu tư tăng thêm công suất chế biến là 500.000 tấn mủ khô/năm. Xây dựng các nhà máy sản xuất săm, lốp ô tô, xe máy… đưa tỷ trọng sử dụng mủ cao su trong nước lên tối thiểu 30% vào năm 2020. 3.5. Ngành chế biến nhân điều thô: Trong “Chiến lược phát triển bền vững ngành điều Việt Nam giai đoạn 2010-2020”, ngành điều cũng hướng tới phát triển bền vững trong tất cả các khâu trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước. Ngành điều còn đặt mục tiêu giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều, đến năm 2015 chế biến được 190.000 tấn nhân điều thô, trong đó có 40.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 150.000 tấn nhân thô và 30.000 tấn chế biến sâu. Đến năm 2020, phấn đấu chế biến được 220.000 tấn nhân thô, trong đó có 100.000 tấn chế biến sâu; xuất khẩu 120.000 tấn nhân thô, tiêu dùng trong nước 35.000 tấn. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất này, Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng sẽ giữ vững quy hoạch 3 vùng trồng điều Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ. Được biết thời gian qua, xuất khẩu điều của Việt Nam luôn giữ vị trí cao trên thị trường thế giới. Trong năm 2010, ngành điều đạt kim ngạch xuất khẩu 1,135 tỷ USD và là năm thứ 4 giữ vị trí xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm tỷ trọng 50% tổng sản lượng nhân điều xuất khẩu toàn cầu. Để đạt được mục tiêu đã đề ra và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, trong thời gian tới NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 11 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH ngành điều sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, hình thành quỹ bình ổn giá điều thô nhằm giúp nông dân vẫn có lãi khi sản xuất gặp khó khăn... CHƯƠNG II : THÀNH TỰU CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2013. Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 9 năm 2013 (từ ngày 16/9 đến ngày 30/9/2013) đạt gần 12,23 tỷ USD, tăng mạnh 19,2% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 9 năm 2013. Như vậy, với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 9 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9 năm 2013 lên 22,46 tỷ USD, giảm nhẹ 3,4% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 11,18 tỷ USD, giảm 6,2% và nhập khẩu đạt 11,27 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4% so với kết quả thực hiện trong tháng 8/2013. Trong kỳ 2 tháng 9/2013, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam thặng dư 268 triệu USD, qua đưa cán cân thương mại hàng hóa của cả nước trong 9 tháng tính từ đầu năm 2013 thặng dư 13 triệu USD. Về xuất khẩu: Tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong nửa cuối của tháng 9/2013 đạt gần 6,25 tỷ USD, tăng mạnh 26,4% (tương ứng tăng 1,31 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện của nửa đầu của tháng 9/2013. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nửa cuối tháng 9/2013 tăng cao so với nửa đầu tháng 9 chủ yếu do tăng xuất khẩu các nhóm hàng sau: điện thoại các loại & linh kiện tăng 559 triệu USD; hàng thủy sản tăng 88,9 triệu USD; hàng dệt may tăng 81,7 triệu USD; gỗ & sản phẩm gỗ tăng 60,1 triệu USD; giày dép các loại tăng 68,4 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 62,2 triệu USD; máy ảnh máy quay phim & linh kiện tăng 53,2 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 46,8 triệu USD;... Tuy nhiên, trong kỳ 2 tháng 9/2013 dầu thô và xăng dầu các loại là hai nhóm hàng lại có mức suy giảm so với kỳ trước, mức giảm của hai nhóm hàng này lần lượt là giảm 94,8 triệu USD và giảm 24,7 triệu USD. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 12 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH Như vậy, tính từ đầu năm đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 96,27 tỷ USD, tăng 15,5% về mặt số tương đối so với kết quả thực hiện của 9 tháng năm 2012, tăng tương ứng 12,89 tỷ USD về số tuyệt đối. Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng/2012 và 9 tháng/2013 Nguồn: Tổng cục Hải quan Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ này đạt 4,12 tỷ USD, tăng 34,4% so với kết quả thực hiện của 15 ngày đầu tháng 9/2013, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng tính đầu năm 2013 của nhóm các doanh nghiệp FDI lên 58,69 tỷ USD (không tính dầu thô xuất khẩu), tăng mạnh 27,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 61% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 9/2013 đạt 5,98 tỷ USD, tăng 12,5% (tương ứng tăng 664 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 của tháng 9. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 13 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH So với kết quả thực hiện nửa đầu tháng 9, số liệu báo cáo trong kỳ này ghi nhận một số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng như: Máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 219 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 151 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 98,2 triệu USD; sắt thép các loại tăng 38,3 triệu USD; dược phẩm tăng 34,7 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 29,5 triệu USD;… Bên cạnh đó, một số nhóm hàng khác lại có kim ngạch giảm so với nửa đầu tháng 9 như: Dầu thô giảm 70,5 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 44,5 triệu USD; xăng dầu các loại giảm 20 triệu USD; kim loại thường giảm 18,7 triệu USD; phân bón các loại giảm 15,2 triệu USD;.. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 96,26 tỷ USD, tăng 15,1% so với kết quả thực hiện của 9 tháng/2012, tương ứng tăng 12,64 tỷ USD về số tuyệt đối. Biểu đồ 2: Trị giá nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng/2012 và 9 tháng/2013 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 3,61 tỷ USD, tăng 14% so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 9/2013, qua đó nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này trong 9 tháng năm 2013 lên 54,84 tỷ USD, tăng mạnh 25,6% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 57% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng tính từ đầu năm 2013. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 14 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH PHỤ LỤC 1: TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2013 Chỉ tiêu Stt (A) 1 2 3 4 5 I.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 9/2013 (Triệu USD) 11.184 I.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 9/2013 so với tháng 8/2013 (%) -6,2 I.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 9/2013 so với tháng 9/2012 (%) 18,8 I.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2013 (Triệu USD) I.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 (%) II 7 8 9 10 (C) Xuất khẩu hàng hoá (XK) I 6 (B) 96.273 15,5 Nhập khẩu hàng hoá (NK) II.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 9/2013 (Triệu USD) 11.272 II.2 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 9/2013 so với tháng 8/2013 (%) -0,4 II.3 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 9/2013 so với tháng 9/2012 (%) 20,8 II.4 Tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2013 (Triệu USD) II.5 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 9 tháng năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 (%) III 96.260 15,1 Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK) NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 15 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH 11 12 13 14 15 III.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 9/2013 (Triệu USD) 22.456 III.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 9/2013 so với tháng 8/2013 (%) -3,4 III.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 9/2013 so với tháng 9/2012 (%) 19,8 III.4 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2013 (Triệu USD) III.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 (%) IV 192.533 15,3 Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK) 16 IV.1 Cán cân thương mại tháng 9/2013 (Triệu USD) 17 IV.2 Cán cân thương mại 9 tháng năm 2013 (Triệu USD) -88 13 Nguồn: Tổng cục Hải quan Sơ bộ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2014 Thống kê Hải quan 18/09/2014 6:00 PM I. Đánh giá chung Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 8/2014 là hơn 25,47 tỷ USD, giảm 1,6%, tương ứng giảm 411 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 13,27 tỷ USD, tăng 2,8%, tương ứng tăng 356 triệu USD so với tháng 7/2014 và nhập khẩu đạt gần 12,2 tỷ USD, giảm 5,9%, tương ứng giảm 767 triệu USD. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 8 đạt mức thặng dư hơn 1,07 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt gần 191,4 tỷ USD, tăng 12,5%, tương ứng tăng 21,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 97,23 tỷ USD, tăng 14,4%, tương ứng tăng gần 12,24 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 94,16 tỷ USD, tăng 10,7%, tương ứng tăng gần 9,07 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2014 đạt mức thặng dư hơn 3,07 tỷ USD. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 16 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa theo tháng từ tháng 1/2013 đến tháng 8/2014 Nguồn: Tổng cục Hải quan Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 8/2014 đạt hơn 15,11 tỷ USD, giảm 0,5%, tương ứng giảm 69 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt gần 8,11 tỷ USD, tăng 2%, tương ứng tăng 160 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 7 tỷ USD, giảm 3,2%, tương ứng giảm 203 triệu USD. Tính đến hết tháng 8/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 112,46 tỷ USD, tăng 12,9%, tương ứng tăng hơn 12,81 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu là gần 59,64 tỷ USD, tăng 15,7%, tương ứng tăng hơn 8,11 tỷ USD; nhập khẩu là gần 52,83 tỷ USD, tăng 9,8%, tương ứng tăng hơn 4,7 tỷ USD. Khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 8/2014 đạt gần 10,36 tỷ USD, giảm 3,2%, tương ứng giảm 341 triệu USD so với tháng 7/2014; tính đến hết 8 tháng/2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này đạt hơn 78,93 tỷ USD, tăng 12,1% , tương ứng tăng hơn 8,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013. II. Diễn biến một số nhóm hàng xuất khẩu chính Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất đến 31/8/2014 so với cùng kỳ năm 2013 NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 17 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH Nguồn: Tổng cục Hải quan Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng tăng mạnh, đạt 33,3 nghìn tấn, với trị giá là 219 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và tăng 20,4% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 199 nghìn tấn, tăng 20,2% và trị giá đạt 1,29 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai đối tác chính nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam với lượng nhập khẩu trong 8 tháng qua lần lượt là 64 nghìn tấn, tăng 18,8% và 32 nghìn tấn, tăng 7,9%. Như vậy, tổng lượng hạt điều Việt Nam xuất khẩu vào 2 thị trường này chiếm tới 49% lượng điều xuất khẩu của cả nước trong 8 tháng/2014. Cao su: Tháng 8/2014, lượng xuất khẩu cao su đạt 114 nghìn tấn, trị giá đạt 193 triệu USD, tăng 11,6% về lượng và tăng 11,3% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 573 nghìn tấn, giảm 5,7%; trị giá đạt 1,03 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 8 tháng qua với 235 nghìn tấn, giảm 13,3% và chiếm 41% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaysia: 112 nghìn tấn, giảm 14%; Ấn Độ đạt 49 nghìn tấn, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2013. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 18 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH Gạo: Trong tháng 8/2014, cả nước xuất khẩu 662 nghìn tấn, tăng 11,1%; trị giá đạt 302 triệu USD, tăng 11,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, lượng xuất khẩu gạo là 4,5 triệu tấn, giảm 7,2% và trị giá đạt 2,04 tỷ USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong 8 tháng năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 1,56 triệu tấn, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Phillipin tăng mạnh 207% về lượng, đạt 1,04 triệu tấn. Tiếp theo là Malaysia: 273 nghìn tấn, giảm 4,9%; Cu-ba: 244 nghìn tấn, tăng 7,7%; Ghana: 206 nghìn tấn, giảm 28,7% so với 8 tháng/2013. Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 8/2013 là 97,8 nghìn tấn, trị giá đạt 217 triệu USD, tăng 10,3% về lượng và 10,6 về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,27 triệu tấn, trị giá đạt 2,62 tỷ USD, tăng 31,3% về lượng và 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 763 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng trước, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng lên 5,03 tỷ USD, tăng 25,1% so với 8 tháng/2013. Trong 8 tháng/2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường sau: Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước; Liên minh châu Âu (EU-27): 913 triệu USD, tăng 29,2%; Nhật Bản: 734 triệu USD, tăng 7,4%; Hàn Quốc: 406 triệu USD, tăng 48,2%... Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo tháng năm 2013 đến hết tháng 8/2014 NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 19 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM –THÁCH THỨC, THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP GVHD: TH.S: TRỊNH XUÂN ÁNH Nguồn: Tổng cục Hải quan Dầu thô: Trong tháng, lượng xuất khẩu dầu thô là 864 nghìn tấn, tăng 6,7%; trị giá đạt 698 triệu USD, giảm 4,6% (tương ứng giảm 34 triệu USD) so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2014, lượng dầu thô xuất khẩu của cả nước đạt 6,22 triệu tấn, tăng 9,1% và kim ngạch đạt 5,34 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Dầu thô của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Ôxtrâylia: 1,61 triệu tấn, tăng 52,1%; sang Nhật Bản: 1,52 triệu tấn, giảm 10,4%; sang Trung Quốc: 1,12 triệu tấn, tăng 83,9%; sang Malaysia: 695 nghìn tấn, giảm 19% so với 8 tháng/2013. Than đá: Sau khi giảm mạnh trong tháng 7 thì sang tháng này lượng xuất khẩu nhóm hàng than đá đã tăng trở lại, nhưng chỉ ở mức hơn 500 nghìn tấn, vẫn thấp hơn so với mức bình quân của 7 tháng/2014 (680 nghìn tấn/tháng). Tính đến hết tháng 8/2014, lượng xuất khẩu than đá của cả nước là 5,26 triệu tấn, giảm 35,9% với trị giá là 389 triệu USD, giảm 34,2% so với cùng kỳ năm 2013. Quặng và khoáng sản khác: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng chỉ đạt gần 29 nghìn tấn, giảm mạnh 25,3% so với tháng trước, trị giá đạt 12,2 triệu USD, giảm 38,3%. Như vậy, đây là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu nhóm hàng này giảm và đạt mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. NHÓM 10- Môn Học: Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan