Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận môn vận tải – bảo hiểm chứng từ vận tải hàng không...

Tài liệu Tiểu luận môn vận tải – bảo hiểm chứng từ vận tải hàng không

.PDF
44
2152
75

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI –DU LỊCH –MARKETING MÔN: VẬN TẢI – BẢO HIỂM ĐỀ TÀI: GIẢNG VIÊN:THS. NGÔ THỊ HẢI XUÂN NHÓM LÀM ĐỀ TÀI: 1. LÊ THỊ THANH TÂM 2. NGÔ THỊ HỒNG NHUNG 3. DU CHÍ HÙNG LỚP LIÊN THÔNG NGOẠI THƯƠNG KHÓA 18 Chứng từ vận tải hàng không NỘI DUNG Trang CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 5 1.Đặc điểm 5 2.Đối tượng vận chuyển hàng không 5 3.Cơ sở vật chất kỹ thuật của hàng không 5 CHƯƠNG II: CÁC CHỨNG TỪ CẦN THIẾT KHI VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1.Hợp đồng mua bám hàng hóa quốc tế 7 7 a.Khái niệm 7 b.Đặc điểm và chức năng 7 c.Phân loại 7 d.Nội dung và hình thức 7 2.Vận đơn hàng không 8 a. khái niệm 8 b.Đặc điểm và chức năng 8 c.Phân loại 8 d.Nội dung và hình thức 9 3.Hóa đơn thương mại 11 a. khái niệm 11 b.Đặc điểm và chức năng 11 c.Phân loại 12 d.Nội dung và hình thức 12 2 Chứng từ vận tải hàng không 4.Bản lược khai hàng hóa 12 a. khái niệm 12 b. Nội dung và hình thức 12 5.Phiếu đóng gói 13 a. khái niệm 13 b. Nội dung và hình thức 13 6.Tờ khai hải quan 14 a. khái niệm 14 b.Đặc điểm và chức năng 14 c.Phân loại 14 d.Nội dung và hình thức 14 7.Giấy phép xuất nhập khẩu 14 a. khái niệm 14 b.Phân loại 14 c.Chức năng 15 d.Nội dung 15 e. Một số mặt hàng phải xin giấy phép 16 8.Giấy chứng nhận xuất xứ 16 a. khái niệm 16 b.Đặc điểm và chức năng 16 c.Phân loại 17 d.Nội dung và hình thức 17 e.Một số mẫu CO hiện có tại Việt Nam 18 9.Giấy kiểm dịch a. khái niệm 19 19 3 Chứng từ vận tải hàng không b.chức năng 19 c.Phân loại 19 d.Nội dung và hình thức 19 10.Giấy chứng nhận bảo hiểm 19 a. khái niệm 19 b.Đặc điểm và chức năng 20 c.Nội dung và hình thức 20 11. Giấy chứng nhận chất lương 20 12.Giấy giám định 20 13. Thông báo hàng đến 20 a. khái niệm 20 b.chức năng 20 c.Nội dung và hình thức 21 14.Lệnh giao hàng 21 15.Thư hướng dẫn gửi hàng 21 CHƯƠNG 3: CÁC CHỨNG TỪ TRONG QUI TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU 22 1.Qui trình nhập khẩu 22 2.Qui trình xuất khẩu 24 PHỤ LỤC 26 4 Chứng từ vận tải hàng không CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VẬN TẢI HÀNG KHÔNG 1. Đặc điểm 1. Vận tải bằng đường hàng không nhạy cảm về thời gian. 2. Tốc độ vận tải hàng không rất lớn, gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô, 8 lần tàu hỏa. 3. Khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng quý hiếm. 4. Vận tải hàng không đáp ứng được các nhu cầu đặc biệt về chính trị, xã hội… như viện khẩn cấp để cứu nạn đói, bão, động đất. 5. Vận chuyển hàng không đòi hỏi một sự trang bị hoàn hảo về kỹ thuật và các phương tiện phục vụ cho việc vận tải như: sân bay, đài kiểm soát, khí tượng, thông tin.. đây là một trong những yếu tố cấu thành nên giá cước hàng không, giá cước này luôn cao hơn bất cứ phương tiện nào khác ( cước hàng không cao gấp 8 lần cước đường biển, gấp 2 đến 4 lần cước ô tô và tàu hỏa). Do vậy các loại hàng hóa thông thường ít được chuyên chở bằng phương thức vận tải này. 6. Mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không rất lớn và hậu quả thảm khốc của nó ít ai có thể lường trước được. 5 Chứng từ vận tải hàng không 7. Tính an toàn cao và hành trình đều đặn. 8. Đối tượng vận chuyển hàng không 9. Airmail: thư từ, bưu phẩm, đồ vật lưu niệm… 10. Expres: chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp 11. Airfreight: bao gồm các loại hàng hóa khác như vàng bạc, bạch kim, kim cương, đá quí, đồ trang sức, tiền, séc, thẻ tín dụng, hàng dễ hư hỏng ( thực phẩm, hoa quả tươi…), hàng phục vụ lễ hội, hàng dự hội chợ, triển lãm, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng súc vạt sống… 12. Hàng khác có giá trị cao. 13. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không Theo Luật hàng hải dân dụng Việt Nam thì cảng hàng không là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không. 14. Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để đảm bảo cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển. Sân bay bao gồm toàn bộ diện tích trên mặt đất cùng với cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường bang, nhà ga, kho hàng, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách. 15. Máy bay: 1. Máy bay chở khách (passenger Aircraft): là loại dùng để chở khách, tuy nhiên cũng có thể chở hàng và được chở ở khoang bụng dưới (lower deck), trong khi hành khách được chở ở khoang chính. 2. Máy bay chở hàng (All cargo Aircraft): Loại này chuyên dùng để vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, kích thước cồng kềnh. 3. Máy bay chở kết hợp (Mixed/ combination Aircraft): Loại này có thể chở cả hành khách và hàng hóa trên boang chính (main deck) và khoang bụng (lower deck) 6 Chứng từ vận tải hàng không máy bay. 4. Thiết bị xếp dỡ, di chuển hàng hóa dưới mặt đất: 1. Xe vận chuyển container, pallet. 2. Xe nâng hàng 3. Thiết bị nâng hạ container, pallet 4. Băng chuyền 5. Giá đỡ 6. Ngoài các thiết bị thông thường ở mặt đất như: ô tô, cần cẩu, xe nâng, đầu kéo… máy bay còn có các thiết bị riêng biệt và cực kỳ chuẩn xác là thiết bị xếp dỡ theo đơn vị -ULD. CHƯƠNG II: CÁC CHỨNG TỪ CẦN THIẾT KHI VẬN TẢI HÀNG HÓA 7 Chứng từ vận tải hàng không BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: a. Khái niệm: Là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó qui định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng. b. Đặc điểm và chức năng: - Qui định quyền và nghĩa vụ của các bên. c. Phân loại 1. Xét về thời gian thực hiện hợp đồng: 1. Hợp đồng ngắn hạn 2. Hợp đòng dài hạn 3. Xét về nội dung quan hệ kinh doanh 4. Hợp đồng xuất khẩu 5. Hợp đồng nhập khẩu 6. Hợp đồng tạm nhập, tái xuất 7. Hợp đồng tạm xuất, tái nhập 8. Hợp đồng chuyển khẩu 9. Xét về hình thức 10. Hình thức văn bản 11. Hình thức miệng 8 Chứng từ vận tải hàng không 12. Hình thức mặc nhiên Nhưng ở Việt Nam chỉ chấp nhận hình thức văn bản. d. Nội dung và hình thức Phần 1: mở đầu, bao gồm: 13. Tên hợp đồng 14. Số hiệu hợp đồng 15. Ngày và nơi ký hợp đồng 16. Thông tin về chủ thể hợp đồng Phần 2: Các điều khoản của hợp đồng Phần 3: Chữ ký của các bên. 1. 1. Vận đơn hàng không: ( Airwaybill-AWB hay Air Consignment Note) Khái niệm AWB là chứng từ do hãng hàng không phát hành trên đó có ghi biểu tượng nhận dạng của người chuyên chở. Chứng từ này được sử dụng khi hãng hàng không đóng vai trò là người chuyên chở hàng không. 2. Phân loại + Căn cứ vào người phát hành: - Vận đơn của hãng HK (Airline airway bill) Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification ). - Vận đơn trung lập (Neutral AWB) Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành, trên 9 Chứng từ vận tải hàng không vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do dại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành. + Căn cứ vào dịch vụ gom hàng - Vận đơn của người gom hàng (House Airway Bill- H.AWB) Là loại chứng từ do đại lý hàng không cấp cho người gửi hàng khi họ thực hiện dịch vụ gom hàng. - Vận đơn chủ (Master Airway Bill-M.AWB) Là loại chứng từ mà hãng hàng không cấp trực tiếp cho người gửi hàng không thông qua đại lý hàng không. 3. Chức năng & đặc điểm 4. Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng không được ký kết do người gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng và người chuyên chở (hoặc đại lý của người chuyên chở) cùng thực hiện. 5. Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở, hàng đã được xếp theo đúng điều kiện qui định trừ phi có thông báo khác. 6. Là hoá đơn tính cước (Freight Bill) 7. Là GCN bảo hiểm nếu người vận tải nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) 8. Là chứng từ cơ bản để làm thủ tục hải quan khi hàng tới nơi đến(Customs Declaration) 9. Là tờ chỉ dẫn cho nhân viên hàng không khi tiếp nhận hàng, kiểm tra việc thanh toán cước phí (the guide to the air staff). 10. AWB không có khả năng lưu thông (Non negotiable) nghĩa là không thể mua bán chuyển nhượng và khi nhận hàng không cần xuất trình bản gốc (chỉ cần có giấy báo nhận hàng là được nhận hàng). 11. Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử 10 Chứng từ vận tải hàng không dụng vận đơn có thể giao dịch được, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hóa được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. 12. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hóa. 13. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành. 14. Nội dung và hình thức của AWB *Vận đơn hàng không được in theo mẫu tiêu chuẩn của Hiệp Hội vận tải hàng không quốc tế IATA. Một bộ vận đơn bao gồm nhiều bản, trong đó bao gồm 3 bản gốc ( các bản chính ) và các bản phụ. *Mỗi bản vận đơn bao gồm 2 mặt, nội dung của mặt trước của các vận đơn giống hệt nhau nếu không kể đến màu sắc và những ghi chú ở phía dưới khác nhau. *Mặt sau của bản vận đơn khác nhau, ở những bản phụ mặt sau để trống, ở các bản gốc là các quy định có liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Mặt trước: - Số vận đơn (AWB number) - Tên địa chỉ người phát hành vận đơn (hãng HK) - Sân bay xuất phát (airport of departure) 11 Chứng từ vận tải hàng không - Tham chiếu đến các bản gốc (References to Original) - Tham chiếu đến các điều khoản của hợp đồng (References to conditions of Contract). - Người gửi hàng (Shipper) - Người nhận hàng (Consignee) - Mã thanh toán cước (Charge Code) - Đại lí của người chuyên chở phát hành (issuing carrier's agent) - Thông tin thanh toán (accounting information) - Tiền tệ thanh toán (Currency) - Tuyến đường vận chuyển (routing) - Giá trị kê khai vận chuyển (Declared value for carriage) - Giá trị khai báo hải quan (Declared value for customs) - Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount) - Thông tin làm hàng (Handling information) - Các chi phí khác - Số kiện hàng gửi (Number of Pieces) Mặt sau: - Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở - Các điều khoản của hợp đồng: phù hợp với quy định của các công ước quốc tế về hàng không như công ước Vacsava 1929, các NĐT sửa đổi công ước. AWB gồm 3 bản chính 12 Chứng từ vận tải hàng không 1. bản thứ 1 (màu xanh lá cây hoặc hồng nhạt) ghi “Original 1- For issuing carrier” người gửi hàng hoặc đại lý hàng không ký, được giao cho người vận chuyển 2. bản thứ 2 (màu hồng hoặc hồng nhạt) ghi “ Original 2- For issuing consignee” do người gửi hàng và người chuyên chở cùng ký hoặc do đại lý hãng tàu thay mặt cả hai bên để ký tên, được giao cho người nhận hàng 3. bản thứ 3 (màu xanh nhạt) ghi “ Original 2- For issuing shipper” do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng. người lập AWB kí vào ô xác nhận (Shipper’s Certification Box). AWB được phát hành thành một bộ 9 hoặc 12 bản trong đó có 3 bản gốc (original) được đánh số 1, 2, 3; còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 12. - Bản gốc 1: người chuyên chở phát hành - Bản gốc 2: người nhận hàng - Bản gốc 3: người gửi hàng - Bản số 4: gửi tới nơi đến cuối cùng - Bản số 5: sân bay đến - Bản số 6, 7, 8: người chuyên chở thứ 3, 2, 1 - Bản số 9: người chuyên chở lập AWB hay đại lý giữ lại - Bản số 10, 11, 12: dành cho người chuyên chở 4. Hóa đơn thương mại 1. Khái niệm: Hóa đơn thương mại là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. 2. Chức năng và đặc điểm 3. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa đơn giá, tổng trị giá hàng 13 Chứng từ vận tải hàng không hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải… 4. Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản để xuất trình xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế. 5. Phân loại Ngoài hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) mà ta thường gặp, trong thực tế còn có các loại hóa đơn: 6. Hóa đơn tạm thời: ( Provisional invoice ) là hóa đơn để thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp, giá hàng mới là giá tạm tính, thanh toán từng phần hàng hóa ( trong trường hợp hợp đồng giao hàng nhiều lần ). 7. Hóa đơn chính thức: ( Final invoice ) là hóa đơn dùng để thanh toán tiền hàng khi thực hiện thoàn bộ hợp đồng. 8. Hóa đơn chi tiết ( Detailed invoice) có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng. 9. Hóa đơn chiếu lệ (Proforma invoice) là loại chứng từ có hình thức giống như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toàn vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền. Hóa đơn chiếu lệ giống như một hình thức hóa đơn thương mại bình thường có tác dụng đại diện cho số hàng gửi đi triển lãm, gửi bán hoặc có tác dụng làm đơn chào hàng, làm thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu ( đối với hàng xuất nhập khẩu có điều kiện). 10. Nội dung và hình thức của hóa đơn. 11. Tên, địa chỉ của người người bán 12. Tên, địa chỉ của người mua 13. Số hóa đơn 14. Ngày hóa đơn 14 Chứng từ vận tải hàng không 15. Cảng đi 16. Cảng đến 17. Điều kiện thanh toán 18. Điều kiện giao hàng 19. Mô tả hàng hóa 20. Đơn giá, số lượng, thành tiền 21. Bản lược khai hàng hóa(Air cargo Menifest): 1. Khái niệm Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hóa chuyên chở. Lược khai hàng hóa do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn ( trường hợp gom hàng ). 2. Nội dung và hình thức Lược khai hàng hóa bao gồm những nội dung chính sau: - Tên, địa chỉ người gửi - Tên, địa chỉ người nhận - Số thứ tự của vận đơn - Ngày dự kiến đi - Tên hàng - Ký mã hiệu - Trọng lượng - Số kiện hàng của từng vận đơn 15 Chứng từ vận tải hàng không - Nơi đi - Nơi đến. 5. Phiếu đóng gói a. Khái niệm: Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng (thùng hàng, container…) và toàn bộ lô hàng được giao. b. Nội dung và hình thức: 3. Tên, địa chỉ của người người bán 4. Tên, địa chỉ của người mua 5. Số hóa đơn 6. Ngày hóa đơn 7. Cảng đi 8. Cảng đến 9. Điều kiện thanh toán 10. Điều kiện giao hàng - Mô tả hàng hóa - số kiện - Đơn vị tính - số lượng, trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì 6. Tờ khai hải quan a. khái niệm: 16 Chứng từ vận tải hàng không Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia. b. Phân loại: - Tờ khai nhập - Tờ khai xuất c. Chức năng và đặc điểm - Xuất trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục hải quan d. Nội dung và hình thức: - Mã vạch, nơi làm thủ tục - Số hợp đồng, ngày hợp đồng, cảng bốc, cảng dỡ, hóa đơn, vận tải dơn - Người xuất khẩu , nhập khẩu - Số tờ khai, ngày tờ khai, loại hình kinh doanh - Ngày đến, ngày đi, nước xuất khẩu, nhập khẩu - Điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán - Chi tiết hàng hóa: tên hàng, số lượng, trọng lượng… 7. Giấy phép xuất nhập khẩu a. khái niệm Giấy phép xuất nhập khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nước cấp, ở Việt Nam là Bộ Công Thương. b. Phân loại Giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam có hai loại chính: 11. Loại một là giấy phép mẹ, tức loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp được phép xuất 17 Chứng từ vận tải hàng không hay nhập một khối lượng hay trị giá hàng trong một năm. 12. Loại 2 là giấy phép con, được cấp cho từng chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử dụng phổ biến hơn. 1. Chức năng: Giấy phép đó cho phép hàng hóa thể hiện trên giấy phép được xuất ra khỏi hoặc nhập vào lãnh thổ của 1 quốc gia. 2. Nội dung Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau: - Tên, địa chỉ của người xuất nhập - Số giấy phép, ngày cấp - Thời hạn hiệu lực - Cơ sở cấp giấy phép - Loại hình kinh doanh - Cửa khẩu nhập - Hợp đồng số, ngày, dạng hợp đồng - Chi tiết về vận tải - Điều kiện và địa chỉ giao hàng - Thời hạn giao hàng - Phương thức thanh toán - Đồng tiền thanh toán - Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hóa - Ký mã hiệu hàng hóa 18 Chứng từ vận tải hàng không - Số lượng hàng hóa - Đơn giá - Trị giá - Người và ngày xin cấp giấy phép - Xác nhận của hải quan - Cơ quan duyệt giấy phép ký tên, đóng dấu. e. Một số mặt hàng phải xin giấy phép: Nhập khẩu: 3. Xe 2,3 bánh gắn máy từ 175 cm3trở lên. 4. Súng đạn thể thao 5. Vật liệu nổ công nhiệp. Xuất khẩu 6. Hàng dệt may vào các thị trường có hạn ngạch do bộ công thương công bố cho từng thời kỳ 7. Hóa chất độc hại hoặc sản phẩm có hóa chất độc hại 8. Khoáng sản 9. Kim cương khô 8. Giấy chứng nhận xuất xứ: a. khái niệm: Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hóa do người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là Phòng Thương Mại và Công nghiệp, Phòng XNK Bộ Công Thương). 19 Chứng từ vận tải hàng không b. Chức năng và đặc điểm - Ưu đãi thuế quan : xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia. - Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi. - Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch : Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch. - Xúc tiến thương mại. - C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu. - C/O chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và Qui tắc này phải được nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể. c. phân loại 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan