Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng kế hoạch marketing nội dung” chủ đề sống xanh...

Tài liệu Xây dựng kế hoạch marketing nội dung” chủ đề sống xanh

.PDF
71
1
75

Mô tả:

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC ASSIGNMENT Đề tài: “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING NỘI DUNG” CHỦ ĐỀ: SỐNG XANH Môn: Marketing nội dung Lớp: EC17101 Giảng viên: Hoàng Thị Yến Thực hiện: Nhóm 4 Phùng Thị Bích Ngọc – PH18441 Lê Việt Hoàng – PH18489 Vi Thanh Nghị - PH18506 Vũ Thị Ánh Quỳnh – PH18499 Lê Thị Thu Huyền – PH18517 Nguyễn Việt Hải – PH18522 Trần Ngọc Huyền – PH18454 Tháng 7, năm 2021 MỤC LỤC I. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG MARKETING NỘI DUNG .......................4 1. Lựa chọn chủ đề: Sống xanh .........................................................................................4 2. Định hướng Marketing nội dung...................................................................................5 3. Loại hình thể hiện Marketing nội dung ........................................................................8 II. XÂY DỰNG DIỆN MẠO ĐỘC GIẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH NGÁCH NỘI DUNG ...... 10 1. Xây dựng diện mạo độc giả........................................................................................ 10 2. Ngách nội dung........................................................................................................... 16 III. PHÁT TRIỂN NỘI DUNG VÀ LỰA CHỌN LOẠI NỘI DUNG ............................. 18 1. Phát triển nội dung và thông điệp nội dung cần Marketing ................................. 18 2. Lựa chọn loại nội dung ......................................................................................... 18 3. Xác định KPI cho chiến dịch ..................................................................................... 18 4. Lịch biên tập ............................................................................................................... 20 IV. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ................................................................. 21 1. Thực hiện kế hoạch hành động đối với kênh nội dung ............................................. 21 1.1. Nội dung trên Fanpage........................................................................................ 21 1.2. Nội dung trên Blog.............................................................................................. 34 1.3. Nội dung Video truyền thông ............................................................................. 44 2. Lựa chọn kênh truyền thông ...................................................................................... 44 3. Thực hiện kế hoạch quảng bá nội dung ..................................................................... 45 3.1. Quảng bá nội dung cho Fanpage ........................................................................ 45 3.2. Quảng bá nội dung cho Blog .............................................................................. 52 V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................. 55 1. Đánh giá hiệu quả ....................................................................................................... 55 1.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động trên Fanpage ........................................................ 55 1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động trên Blog .............................................................. 66 2. Đề xuất giải pháp ........................................................................................................ 69 2.1. Giải pháp trên Fanpage ....................................................................................... 69 2.2. Giải pháp trên Blog ............................................................................................. 69 I. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG MARKETING NỘI DUNG 1. Lựa chọn chủ đề: Sống xanh Trong những năm gần đây, vấn đề môi trường đang là mối lo ngại hàng đầu trên thế giới bởi nó đang trực tiếp đe dọa đến cuộc sống của con người. Biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại thế kỷ XXI. Với xu hướng tăng 2- 3 độ C trong vòng 50 năm tới, Trái Đất ấm lên gây nhiều ảnh hưởng trên thế giới, cụ thể băng tan sẽ làm tăng nguy cơ bị lũ lụt và giảm các nguồn cung cấp nước, đe dọa một phần sáu dân số thế giới. Tại Việt Nam, theo báo cáo vào tháng 8/2020, Việt Nam là một trong năm quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nước ta đang trực tiếp đối mặt với hậu quả của vấn đề ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, nước và suy giảm trầm trọng sự đa dạng sinh học. Quá trình đô thị hóa tương đối nhanh ở các đô thị Việt Nam đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước. Đứng trước thực trạng này, lối sống xanh trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Theo nghiên cứu mới nhất của Kantar về môi trường được thực hiện trên quy mô toàn cầu, các vấn đề môi trường như rác thải nhựa, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí là một trong năm mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam ngoài vấn đề an toàn thực phẩm. Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng cùng với mức độ ô nhiễm ngày càng leo thang, đặc biệt là tại hai thành phố trọng điểm là Hà Nội và TP HCM, ý thức bảo vệ môi trường ngày càng cao của một bộ phận người tiêu dùng Việt Nam, những người sẵn sàng hành động để cải thiện tình hình như giảm thiểu đồ nhựa. chất thải, tái chế và lựa chọn lối sống lành mạnh và bền vững. Nhưng những người như vậy chỉ chiếm 35% trong khi tỷ lệ toàn cầu là 59% (Theo Kantar Worldpanel). Sống xanh là sống bền vững, sống hài hòa với thiên nhiên và giảm thiểu tác động xấu của mình ra bên ngoài và môi trường xung quanh. Chính những lựa chọn hàng ngày của chúng ta có thể tạo ra một lối sống bền vững, từ các lựa chọn trong các lĩnh vực: chăm sóc sức khỏe, món ăn, vật liệu xây dựng và trang trí, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân, sự tiêu thụ năng lượng, vật liệu đóng gói và bao bì, cách xử lý chất thải, nơi chúng ta chi tiêu. Sống xanh không phải điều gì quá phức tạp, nhưng cũng không chỉ gói gọn trong việc giảm nhựa như suy nghĩ của nhiều người vì thật ra không chỉ có nhựa mới là tác nhân tàn phá Trái Đất. Muốn cứu Trái Đất, chúng ta cần nhiều thời gian để tìm ra giải pháp khả thi, nhưng để phá hủy thì có rất nhiều cách mà đôi khi chúng ta chưa ý thức được. Tuy không thể hoàn toàn thay đổi lối sống, nhưng chúng ta vẫn có thể thay đổi một số hành động nhỏ vì môi trường: • Không sử dụng sản phẩm từ nhựa dùng một lần • Sử dụng vật liệu tái chế: kéo dài vòng đời sử dụng • Không thử nghiệm trên động vật: ít nhất 115 triệu cá thể trên thế giới bị sử dụng vào mục đích thí nghiệm và việc giải quyết các vấn đề sau thí nghiệm có thể gây ra gánh nặng cho môi trường. Nếu xác động vật không được xử lý đúng cách sẽ sản sinh ra lượng khí độc nhất định vào nguồn đất, nước, không khí, gây tác hại trực tiếp lên môi trường và sức khỏe con người. • Ưu tiên sản phẩm thuần chay: không sử dụng hoặc tiêu thụ những sản phẩm có thành phần nguồn gốc từ động vật. • Sống tối giản: chú trọng vào vật dụng thiết yếu và hạn chế tối đa những vật dụng không cần thiết bị vứt bỏ một cách lãng phí và đồng thời giảm đi lượng rác thải trung bình. Có thể thấy, ống hút giấy, xe điện và những vật dụng tái chế đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thế giới người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các vấn đề môi trường đã tăng lên chóng mặt. Sân chơi xanh giờ đây đã không còn chỉ là thuộc địa của họ, chính các thương hiệu giờ cũng phải bắt tay vào trào lưu sống xanh để bảo vệ môi trường. Từ khi khái niệm marketing xanh được đưa ra và phát triển thành xu hướng trên toàn thế giới , các tập đoàn lớn như Panasonic, Toyota, Unilever, P&G đều không bỏ lỡ cơ hội phát triển từ việc đầu tư vào hoạt động marketing xanh. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã và đang đưa những giải pháp thân thiện với môi trường, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường và thể hiện trách nhiệm của mình đến môi trường, tạo được hình ảnh tốt trong lòng khách hàng. 2. Định hướng Marketing nội dung STT Câu hỏi 1 Bạn đang bán sản phẩm/ dịch vụ gì? Câu trả lời - Trước mắt, các sản phẩm là nội dung cung cấp, chia sẻ thông tin về lối sống xanh và góp phần lan tỏa những hoạt động thiết thực về bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. - Mục tiêu dài hạn: hợp tác với các nhãn hàng. 2 Khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Họ ở đâu? - Độ tuổi: 16 - 24 tuổi (gen Z- những người tiếp xúc với công nghệ từ khi còn bé, có tư duy về tiền tệ và kinh tế) - Giới tính: Nam và nữ - Thu nhập: tất cả - Đặc điểm: thích thể hiện bản sắc cá nhân và tiếng nói của mình, muốn ảnh hưởng tích cực đến thế giới trong các vấn đề toàn cầu như hoạt động môi trường, quyền con người và động vật. 3 4 Giá trị cốt lõi mà bạn có thể đem đến cho khách hàng là gì (vô hình)? -Ý thức về sự gắn kết mật thiết giữa con người và thiên nhiên. Sản phẩm/ dịch vụ của bạn đem đến có thể khắc phục cho khách hàng những khó khăn gì trong cuộc sống (hữu hình)? - Xây dựng một cộng đồng những người theo đuổi lối sống xanh và giúp họ nhận thấy họ không cô đơn trên hành trình sống xanh của mình. -Niềm tin về một thế giới hạnh phúc và hành động vì chất lượng cuộc sống trọn vẹn: Cùng nhau, chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi. - Rào cản về tài chính: Sống xanh không nhất thiết phải bỏ một khoản tiền nhiều hơn bình thường để mua những sản phẩm thân thiện với môi trường, sống xanh đơn giản từ việc bước đầu thay đổi thói quen hàng ngày mà gây hại cho môi trường và hiểu được tầm ảnh hưởng từ những lựa chọn của mình đến môi trường xung quanh. -Giải quyết băn khoăn về trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và các vấn đề toàn cầu và giúp khách hàng nhận thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình trong cuộc sống. - Khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về lối sống xanh và giải pháp cho môi trường bền vững từ những hoạt động hàng ngày của họ như du lịch, đồ dùng sinh hoạt, mỹ phẩm thân thiện với môi trường, phương tiện di chuyển, doanh nghiệp có giải pháp và trách nhiệm với những hoạt động sản xuất của mình,… - Liên hệ, tìm sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân về vấn đề môi trường. 5 Khách hàng gặp trở ngại gì khi tiếp cận với sản - Độ uy tín chưa cao, mức độ tiếp cận thông tin đến khách hàng còn hạn chế. phẩm/ dịch vụ của bạn? -Mới đầu thì họ sẽ cảm thấy khó khăn vì những người xung quanh họ khinh chê và cho rằng “bày đặt”. -Rào cản về nhận thức: Sẽ có rất nhiều người họ thờ ơ vì việc sống xanh là không cần thiết. 40% dân số không nhận thấy tác động lâu dài của môi trường đối với cuộc sống của họ và những người xung quanh. Họ tin rằng tình hình không đến nỗi tệ. (Theo Kantar Worldpanel) 6 Khách hàng mong đợi gì khi tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ của bạn? - Được cập nhật các thông tin thời sự về môi trường và các sự kiện liên quan. - Có cơ hội kết nối và trao đổi với những người có cùng mối quan tâm với mình. - Các thông tin xác thức để giải đáp thắc mắc của độc giả về sống xanh và đưa ra giải pháp giúp họ áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình. Ví dụ như cách sống xanh, những địa điểm mua đồ dùng thân thiện với môi trường, sự ảnh hưởng của vấn đề môi trường đến cuộc sống của họ,… 7 Những vấn đề khó khăn liên quan tới việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mà đang gặp phải là gì? - Kié n thức và kinh nghiẹ m thực té củ a đọ i ngũ nhà sá ng lạ p còn hạn chế. - Trong thời đại công nghệ thay đổi liên tục và thông tin tràn lan khắp mọi nơi, việc sáng tạo và cập nhật nội dung phải được đổi mới liên tục để phù hợp với xu thế và bối cảnh xã hội, nhằm thu hút độc giả. - Chưa có chiến lược Marketing bài bản và định hướng lâu dài. - Ngân sách hạn hẹp, khó để phát triển các chiến dịch thực tế. 9 Những sai lầm/ hiểu lầm khách hàng thường mắc phải khi lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ - Tâm lý “cha chung không ai khóc”: vấn nạn về môi trường đang diễn ra ở đâu đâu đó thôi và không ảnh hưởng trực tiếp tới bản thân, gia đình họ. - Sống xanh là trào lưu nhất thời: sẽ là rất khó để loại bỏ triệt để đồ dùng “không xanh” khỏi sinh hoạt hằng ngày. Hay đôi lúc sẽ bị nhục chí vì người ngoài bảo mình “theo 10 11 trong ngành này là gì? phong trào,” “giảm một hai cái túi nilon thì có thấm vào đâu”... Thần tượng hoặc biểu tượng mà khách hàng của bạn hâm mộ và muốn hướng đến là ai? Những KOL, nghệ sĩ truyền cảm hứng về lối sống xanh và lan tỏa trách nhiệm đối với môi trường, và những người trực tiếp có hoạt động vì môi trường và đóng góp các phát minh giải quyết các vấn đề thực tế đang diễn ra. Mục tiêu hướng đến sau cùng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn là gì? - Nhận thức rõ về vấn đề môi trường và nắm được những thông tin, giải pháp hữu ích giúp độc giả theo đuổi và tin vào sứ mệnh và trách nhiệm của mình đối với môi trường là sống xanh, sống bền vững và lan tỏa điều đó đến những người xung quanh mình. Ví dụ như Youtuber Giang Ơi, Châu Bùi, Helly Tống, ca sĩ Hà Anh Tuấn,… - Độc giả có thể kết nối gần hơn với thiên nhiên và cảm thấy hài hòa, hạnh phúc với tất cả những gì xung quanh mình. - Cứu lấy Trái đất hay cứu lấy môi trường thực chất chính là việc họ đang cứu lấy chính bản thân mình. 12 Khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn dựa vào? - Thông tin, nội dung có tính lôi cuốn, xác thực. - Qua việc kêu gọi hành động, chia sẻ thông tin từ những độc giả trung thành. - Cung cấp kịp thời đến độc giả những vấn đề mang tính thời sự và giải đáp thắc mắc cho họ về vấn đề sống xanh. 3. Loại hình thể hiện Marketing nội dung 3.1. Chuỗi bài viết chia sẻ thông tin, kiến thức • Định nghĩa về sống xanh. • Sống xanh không khó. • 10 cách để sống xanh. • Những cách để tái chế/ giảm thiểu rác thải nhựa. • Thay đổi lối sống. • Tiết kiệm tài nguyên. • Thông tin về các vấn đề thời sự liên quan môi trường • Bài Review các địa điểm du lịch xanh • Top-list những cửa hàng bán đồ thân thiện với môi trường 3.2. Video • Thu gom rác thải nhựa để đổi lấy các sản phẩm từ các tổ chức môi trường. • “Hồi sinh” vùng đất ô nhiễm • Cách để xử lí rác thải nhựa •… 3.3. Blog • Sản phẩm thuần chay và môi trường. • Sống xanh- Sống tối giản. • Yêu môi trường chính là yêu bản thân. •… 3.4. Infographic • Phân biệt và phân loại, xử lí rác hữu cơ, rác vô cơ. • Hiện trạng của môi trường. • Một thế giới không có rác. • Động vật đang phải “vật lộn” với rác để tồn tại. 3.5. Meme • Đưa ra những hành động thiết thực để sống xanh. • Môi trường trước đây- bây giờ 3.6. Hoạt động tương tác • Câu đố tương tác về chủ đề rác thải nhựa, sự kiện lớn, phân loại rác,… • Các hoạt động Minigame và quà tặng giveaways: trả lời câu hỏi để được tặng cây xanh, mỗi like share bài viết góp phần trồng thêm một cây xanh trong chiến dịch,… II. XÂY DỰNG DIỆN MẠO ĐỘC GIẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH NGÁCH NỘI DUNG 1. Xây dựng diện mạo độc giả 1.1. Thông tin cơ bản - Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, người đi làm - Trình độ giáo dục: Tất cả - Sở thích: thích thể hiện bản thân và tiếng nói của mình, muốn gây sức ảnh hưởng của mình đến các vấn đề toàn cầu như môi trường, chính trị, quyền con người và thích các nội dung tương tác (livestream, game nhiều người chơi). 1.2. Đặc điểm nhân khẩu - Giới tính: Nam và nữ - Độ tuổi: 16- 24 tuổi - Thu nhập: Tất cả 1.3. Đặc điểm nhận diện - Từ ngữ quen dùng: gần gũi, hợp trend, phóng khoáng, teencode - Hành vi online: • Thời gian online: 5h/ ngày. Gen Z là thế hệ lướt lướt trên di động nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước. 55% Gen Z nói rằng họ dành nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày sử dụng các thiết bị di động. (Theo Decision Lab, tháng 12/2021) • Kênh online: Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube Source: Decision Lab, Thống kê tháng 1/2021 Về sở thích của Gen Z, lướt Newfeed Facebook xem thông tin chiếm tỉ lệ cao nhất (79%), trong khi đó cà phê bên ngoài chỉ chiếm (42%). Các hoạt động khác cũng xoay quanh môi trường Social Media. • Khung giờ online: 16- 22h Source: Decision Lab, Thống kê tháng 1/2021 Có thể thấy từ 16h-22h là thời gian Gen Z dùng mạng xã hội nhiều nhất, đặc biệt là trong khung 20-22h. Khung thời gian này không chỉ quyết định đến số lượng tiếp cận mà còn quyết định đến nội dung mà quảng cáo thực hiện. Đăng những nội dung trên nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ở khung giờ này. Nội dung có thể khai thác câu chuyện truyền cảm hứng về lối sống xanh hoặc các mẹo sống xanh hữu ích cho độc giả. • Thói quen tìm kiếm thông tin Trước sự bùng nổ của Instagram, TikTok, Facebook vẫn giữ được vị thế dẫn đầu trong tiếp cận thông tin. Không chỉ là một trang bán hàng chính của doanh nghiệp, Facebook đang là nơi tạo ra nhận diện thương hiệu rất tốt. Ngoài tìm hiểu về thương hiệu, Gen Z còn đọc báo, đọc tin tức chuyên ngành và tìm kiếm việc làm… tất cả đều trên Facebook.  Tạo ra nhiều nội dung ấn tượng và hữu ích thường xuyên để giữ chân giới trẻ. Source: Decision Lab, Thống kê tháng 1/2021 Cụ thể hơn, ở vấn đề môi trường, nguồn thông tin của khách hàng chủ yếu qua TV chiếm đến 67%, tiếp theo sau đó là Facebook. Theo Q&Me, thống kê tháng 1/2021 • Mối quan tâm Gen Z cực kì quan tâm đến các vấn đề xã hội và trách nhiệm của thương hiệu với xã hội, điển hình như các vấn đề về chủ quyền đất nước, giáo dục, bình đẳng giới, quyền và bảo vệ động vật và vấn đề môi trường là vấn đề có lượng quan tâm lớn thứ 5, chiếm đến 68%. Source: Decision Lab, Thống kê tháng 1/2021 Theo Q&Me, thống kê tháng 1/2021 Theo Q&Me, việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm nước, điện và phân loại rác thải là hành động được người Việt nói chung và gen Z nói riêng lựa chọn nhiều nhất để bảo vệ môi trường. - Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xem nội dung kênh: Video content là cách thức thu hút sự chú ý của Gen Z hiệu quả nhất. Khảo sát của Decision Lab đã tiết lộ rằng YouTube là nền tảng web Gen Z truy cập đầu tiên khi muốn tìm kiếm sự giải trí hay vui vẻ. Theo Decision Lab, tháng 1/2021 Sau Youtube, chắc chắn phải kể đến Tiktok, ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất tại Việt Nam năm 2020. Tiktok là xu hướng đồng thời là cơ hội khi mà độ tuổi sử dụng phần lớn là gen Z, phản ánh được hình ảnh và hành vi của gen Z. Cách gen Z tiếp cận với thông tin rất khác biệt so với các thế hệ khách hàng trước đây. Họ không có xu hướng quan tâm đến nội dung chỉ đơn thuần là bổ ích, mà sẽ có xu hướng quan tâm đến nội dung tạo ra cảm xúc trước và sau đấy thì bổ ích sau. Bởi thế, một khi nội dung chạm đến cảm xúc của đối tượng độc giả này thì cơ hội biến họ thành khách hàng của doanh nghiệp rất cao. 1.4. Mục tiêu - Mục tiêu chính: Tìm kiếm và thỏa mãn mối quan tâm về các thông tin về môi trường, đồng thời được trau dồi thêm các cách giúp cuộc sống họ thêm tốt đẹp và thân thiện với môi trường hơn. - Mục tiêu phụ: Lan tỏa lối sống xanh đến những người xung quanh. 1.5. Thách thức Thách thức Cách giải quyết Rào cản về tài chính: các sản phẩm thân thiện với môi trường Nêu ra cách sống xanh từ những việc đơn giản hàng ngày, đơn giản chỉ là hạn chế tối đa việc xả thường có giá cao hơn mức trung bình và khó tìm mua. rác thải và các bài review địa điểm mua hàng eco-friendly trên mạng xã hội, cửa hàng trực tiếp hay trên các sàn thương mại điện tử. Bị nhụt chí do bị khinh chê vì những người khác cho là “bày đặt”. Đưa ra những câu chuyện truyền cảm hứng từ các KOLs, Influencers về cách họ sống xanh, hoặc các mini game để mọi người chia sẻ suy nghĩ về vấn đề toàn cầu này để cho họ biết họ không cô đơn trên hành trình sống xanh của mình. Rào cản về nhận thức: độc giả chưa nhận thức rõ về ảnh hưởng lâu dài của môi trường đối với cuộc sống của họ và không biết bắt đầu sống xanh như thế nào. Đưa ra các bài viết về hậu quả của các vấn đề môi trường, đánh thẳng hậu quả đó ảnh hưởng trực tiếp đến độc giả; chia sẻ các tips đơn giản dành riêng cho người mới bắt đầu lối sống xanh. Xác định giá trị của diện mạo độc giả: hiện đại, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Thông điệp Marketing: “Sống xanh – Sống an lành”. Mô tả thông điệp: Việc một người lựa chọn sống xanh vì bản thân họ cũng chính là việc họ đã tác động tích cực đến rất nhiều người khác, bởi vì nó giống như hiệu ứng Domino, từ một người thay đổi, hai người thay đổi và nhiều người thay đổi lối sống để xanh hơn. Từng ngày, từng giờ trôi qua có thêm dù chỉ một ai đó nhận thức về vấn đề môi trường và lối sống bền vững đã dần dần giúp thế giới tốt đẹp, hạnh phúc và xanh hơn rất nhiều. 2. Ngách nội dung Lựa chọn ngách nội dung: Lối sống xanh trong mùa dịch Lý do lựa chọn ngách nội dung: Trong đại dịch Covid-19 hiện nay, mối quan tâm và lo ngại nói chung của người Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt. Theo báo cáo từ Statista vào tháng 1 năm 2021, ô nhiễm môi trường là vấn đề người Việt Nam lo ngại thứ 3 chỉ sau vấn đề ảnh hưởng công việc do đại dịch và nguy cơ bị nhiễm virus. Theo Statista, thống kê tháng 1/2021 Giữa diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thời gian chúng ta ở nhà rất nhiều và dễ gặp tình trạng chán nản vì nguồn thu nhập không ổn định và không được tương tác với con người. Tuy nhiên, đây cũng chính là thời điểm để chúng ta sống chậm lại và quan sát những thứ xung quanh chúng ta mà trước kia chưa từng nhận thấy. Đó là các vấn đề môi trường, nóng lên toàn cầu hay rác thải sau đại dịch. Tuy nhiên, ở một khía cạnh tích cực hơn, chính việc có thời gian gần gũi với thiên nhiên hay việc sống xanh là phương pháp hữu hiệu để chữa lành tâm hồn, khiến con người cảm thấy hạnh phúc và bình yên trong tâm hồn, thấy được trách nhiệm của mình với xã hội, những người thân bên cạnh mình và môi trường xung quanh. III. PHÁT TRIỂN NỘI DUNG VÀ LỰA CHỌN LOẠI NỘI DUNG 1. Phát triển nội dung và thông điệp nội dung cần Marketing Thông điệp chính: “Sống xanh – Sống an lành” Chia nội dung Marketing theo bốn giai đoạn chính. Nội dung được xây dựng trên quy trình nhận thức của khách hàng đối với một sản phẩm/ dịch vụ: hứng thú, tìm hiểu, khao khát và hành động. Giai đoạn 1: Cảm hứng sống xanh ngay bên cạnh bạn Giai đoạn này là các bài viết về câu chuyện truyền cảm hứng từ lối sống xanh của các nhân vật KOL, Influencers. Giai đoạn 2: Sống xanh là sống cho bản thân mình Giai đoạn này là các bài viết về sự cảnh báo và hậu quả của vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề rác thải nhựa, sự suy thoái hệ sinh thái; đồng thời là bài viết về lợi ích đem lại từ việc sống xanh và sống gần gũi với thiên nhiên. Giai đoạn 3: Mẹo vặt sống xanh hàng ngày Giai đoạn này là các bài viết về cách sống xanh và giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường từ những thay đổi nhỏ trong cuộc sống. Các bài viết xoay quanh các khía cạnh cuộc sống như là khi đi chợ, khi nấu ăn, khi đi du lịch,… Giai đoạn 4: Bật mí sống xanh thú vị Giai đoạn này là các bài viết, review về những địa điểm du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên, những cửa hàng bán đồ thân thiện với môi trường hay những cuốn sách hay về môi trường và thiên nhiên quanh ta,…. 2. Lựa chọn loại nội dung Sử dụng loại nội dung: text, hình ảnh, Infographic, blog, video Kênh nội dung: Social Media ( Facebook; Tiktok); Blog 3. Xác định KPI cho chiến dịch • Trên Fanpage: Số lượng bài đăng: 3 bài/ ngày Tổng số bài: 36 bài đăng KPI FANPAGE Chiến dịch “Sống xanh – Sống an lành” Thời gian: 12 ngày (26/7 – 7/8) Chỉ số Số lượng Lượt Follow trang 150 Hiện tại (26/7): 2606 Lượt xem trang 300 Số người tiếp cận bài viết 12000 Lượt tương tác với bài viết 2000 Lượt xem video 1200 • Trên Blog: 21 bài đăng Chiến dịch “Sống xanh – Sống an lành” Thời gian: 12 ngày (26/7 – 7/8) KPI BLOG Chỉ số Số lượng Lượt xem 1000 4. Lịch biên tập Lịch biên tập Xem chi tiết tại đây: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1ls7kko__TFptBxSqMVE2_fXqIXAhxKTcXoXxIvclqw/edit?usp=sharing
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan