Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố hồ chí minh

.DOCX
126
1
87

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NỮ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : MARKETING Mã chuyên ngành : 52340115 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN THỊ VÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NỮ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: MARKETING GVHD: TS. NGUYỄN THỊ VÂN SVTH: LỚP: DHMK12A KHÓA: K12 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 i TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hiện nay, tình trạng khan hiếm việc làm, thất nghiệp đang là vấn đề khá nhức nhối của xã hội, bởi lẽ đó mà hoạt động khởi sự kinh doanh những năm qua cũng rất sôi nổi. Khởi nghiệp có thể giúp cho các cá nhân, đặc biệt là tầng lớp sinh viên sắp ra trường có một công việc, phần nào đảm bảo được cuộc sống của họ. Nghiên cứu này nhằm khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của các nữ sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết trước đây để xây dựng, đề xuất năm yếu tố có ảnh hưởng bao gồm: Thái độ cá nhân, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, môi trường giáo dục, kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phát phiếu khảo sát, thu về 297 mẫu là các nữ sinh có ý định khởi nghiệp đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS, sử dụng mô hình hồi quy đa biến nhằm tìm ra và kết luận những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của các sinh viên nữ là thái độ cá nhân, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, kiến thức và kinh nghiệm cá nhân. Trong số các yếu tố này, ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định khởi nghiệp là Thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan là yếu tố có tác động yếu nhất. Qua đó bài nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy, nâng cao tinh thần, ý định khởi nghiệp của nữ sinh. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài luận tốt nghiệp ngày hôm nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, gia đình. Những người đã cố gắng tạo mọi điều kiện để tôi có thể bước chân vào ngôi trường đại học và hoàn thành khóa học của mình. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng quý thầy/cô trường đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra một môi trường học tập lành mạnh, giúp tôi tiếp thu được nguồn kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt bốn năm học tập tại trường. Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Vân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn này không thể tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy/cô để có thể nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ tốt cho quá trình làm việc của mình sau này. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Vân. Các số liệu sử dụng để phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và chưa từng được dùng trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Người thực hiện iv CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giảng viên:........................................................................................................... Mã số giảng viên:................................................................................................................. Họ tên sinh viên:.......................................................................MSSV:............................... Giảng viên hướng dẫn xác nhận các nội dung sau: □Sinh viên đã nộp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của khoa trên lms.fba.iuh.edu.vn (elearning) bao gồm: Bài báo cáo hoàn chỉnh (word), tập tin dữ liệu (data) và kết quả thống kê Excel, SPSS, STATA, R, SAS… Các tập tin không được cài đặt mật khẩu, yêu cầu phải xem và hiệu chỉnh được. □Sinh viên đã nhập đầy đủ các mục thông tin trên liên kết google form trên web khoa. □Giảng viên đã kiểm tra nội dung báo cáo phù hợp với các yêu cầu và qui định của học phần khóa luận tốt nghiệp theo đề cương do khoa QTKD ban hành. □Giảng viên xác nhận đồng ý cho sinh viên được bảo vệ trước hội đồng. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Tp. HCM, ngày..... tháng….. năm 2020 Giảng viên hướng dẫn v MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.........................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................................2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3 1.5. Ý nghĩa của đề tài........................................................................................................3 1.6. Kết cấu đề tài khóa luận...............................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................5 2.1. Giới thiệu về các khái niệm chính................................................................................5 2.1.1. Các khái niệm về khởi nghiệp...............................................................................5 2.1.2. Khái niệm về ý định..............................................................................................6 2.1.3. Khái niệm ý định khởi nghiệp...............................................................................7 2.2. Các lý thuyết nền.........................................................................................................7 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action (TRA)............................7 2.2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch - Theory of Planned Behavior (TPB).......................8 2.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài..........................................................................10 2.3.1. Các nghiên cứu trước ở nước ngoài.....................................................................10 2.3.2. Các nghiên cứu trước ở trong nước.....................................................................14 2.4. Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu.............................................................18 2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................22 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu...................................................................................22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................27 3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................................27 vi 3.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................28 3.2.1. Nghiên cứu định tính..........................................................................................28 3.2.2. Nghiên cứu định lượng......................................................................................29 3.3. Thiết kế thang đo.......................................................................................................31 3.3.1. Xây dựng thang đo sơ bộ....................................................................................31 3.3.2. Kết quả nghiên cứu định tính..............................................................................33 3.3.3. Thang đo chính thức...........................................................................................34 3.4. Công cụ nghiên cứu...................................................................................................36 3.4.1. Chọn mẫu và cỡ mẫu..........................................................................................36 3.4.2. Thu thập dữ liệu..................................................................................................37 3.4.3. Phân tích dữ liệu.................................................................................................39 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..................................................................................44 4.1. Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam........................................................................44 4.2. Phân tích dữ liệu.......................................................................................................45 4.1.1. Thống kê mô tả...................................................................................................45 4.1.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha..............................................................46 4.1.3. Phân tích nhân tố khám phá................................................................................50 4.1.4. Phân tích tương quan Pearson.............................................................................53 4.1.5. Phân tích hồi quy tuyến tính...............................................................................54 4.1.6. Kiểm định ANOVA............................................................................................59 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu....................................................................................61 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.....................................................................................................66 5.1. Kết luận..................................................................................................................... 66 5.2. Hàm ý quản trị...........................................................................................................67 5.3. Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................70 vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.................................................19 Bảng 3.1: Phương pháp nghiên cứu......................................................................................28 Bảng 3.2: Tổng hợp về thang đo sơ bộ..................................................................................31 Bảng 3.3: Thang đo chính thức.............................................................................................35 Bảng 4.1: Thống kê thông tin mẫu khảo sát..........................................................................45 Bảng 4.2: Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha của biến độc lập.....................................47 Bảng 4.3: Kiểm định độ tin cậy Cronbach's Alpha của biến phụ thuộc.................................49 Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập..................................51 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc.............................52 Bảng 4.6: Tổng hợp các biến sau phân tích nhân tố EFA......................................................53 Bảng 4.7: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến....................................................................54 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư...................................54 Bảng 4.9: ANOVA trong phân tích hồi quy..........................................................................55 Bảng 4.10: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến..................................................................56 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến.......................................................................56 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến “ Ý định khởi nghiệp”...........58 Bảng 4.13: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai giữa các nhóm năm học.......................59 Bảng 4.14: Kiểm định ANOVA theo năm học......................................................................60 Bảng 4.15: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai giữa các nhóm khối ngành...................60 Bảng 4.16: Kiểm định ANOVA theo khối ngành..................................................................60 Bảng 4.17: Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai giữa nhóm đi làm thêm và không đi làm thêm...................................................................................................................................... 61 Bảng 4.18: Kiểm định ANOVA theo nhóm có đi làm thêm và không đi làm thêm..............61 Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết...............................................................64 viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Trang Hình 2.1: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA)..............................................................8 Hình 2.2: Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)..........................................................................9 Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp khi tốt nghiệp của sinh viên đại học Bách khoa................................................................................................................. 11 Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên của Albania .............................................................................................................................................. 12 Hình 2.5: Mô hình khám phá ý định khởi nghiệp trong sinh viên Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Thông tin Malaysia, Đại học Kuala Lumpur.......................................13 Hình 2.6: Mô hình Các yếu tố quyết định ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại Malaysia................................................................................................................................ 14 Hình 2.7: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ...........................................................15 Hình 2.8: Mô hình Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh) .............................................................................................................................................. 16 Hình 2.9: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ......................................................................17 Hình 2.10: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội...............................................................................18 Hình 2.11: Mô hình nghiên cứu đề xuất................................................................................22 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.............................................................................................27 Hình 4.1: Kiểm định mô hình lý thuyết.................................................................................59 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá NXB Nhà xuất bản SPSS Statistical Package for Social Sciences – Phần mềm xử lý thống kê dùng trong ngành khoa học xã hội TBP Theory of Planned Behavior - Thuyết hành vi có kế hoạch TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TRA Theory of Reasoned Action - Thuyết hành động hợp lý x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thảo luận nhóm Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 3: Kết quả thống kê mô tả Phụ lục 4: Kiểm định độ tin cậy cronbach’s alpha Phụ lục 5: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phụ lục 6: Phân tích tương quan pearson Phụ lục 7: Phân tích hồi quy tuyến tính Phụ lục 8: Kiểm định ANOVA 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Khởi nghiệp được xem là một định hướng chiến lược kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tinh thần khởi nghiệp là một trong những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy nền kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề việc làm hiện nay. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng được cải thiện nhờ các nỗ lực của Chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều chương trình, chính sách và quỹ hỗ trợ khởi nghiệp được xây dựng để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam. Kết quả này đã giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội và khả năng để khởi nghiệp thành công. Ngày càng có nhiều người Việt Nam tham gia vào khởi nghiệp để thành lập ra các dự án kinh doanh. Doanh nhân ngày nay đang ngày càng nhận được sự tôn trọng của xã hội. Chính những nhận thức tích cực này sẽ góp phần giúp thúc đẩy việc khởi sự kinh doanh và giúp các doanh nhân Việt Nam có điều kiện để phát triển tốt hơn. Khởi nghiệp giờ đây không chỉ có nam giới mà cả nữ giới cũng tham gia ngày càng nhiều hơn. Nhưng tỷ lệ nam giới tham gia vào kinh doanh thường cao hơn so với nữ giới. Mặc dù vậy, ngày càng có nhiều nữ giới tham gia vào kinh doanh hơn khi mà tỷ lệ nữ giới trên tổng số những người tham gia khởi nghiệp năm 2017 đã tăng 6% so với năm 2016. Tuy nhiên, đa số các hoạt động kinh doanh của phụ nữ có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và phạm vi kinh doanh hẹp. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp năm 2016 của Tổng cục Thống kê cho thấy số lượng chủ doanh nghiệp là nữ giới chỉ bằng khoảng 1/3 so với nam giới. Có thể nói, nữ doanh nhân khởi nghiệp đóng vai trò thiết yếu cả về mặt xã hội, chuyên môn và kinh tế để góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà. Với mong muốn tăng thêm tầm ảnh hưởng của nữ giới đối với nền kinh tế nước nhà cũng như khẳng định vị thế phái nữ, việc tìm hiểu điều gì sẽ thúc đẩy các nữ giới khởi nghiệp là cần thiết để gợi ý những kiến nghị phù hợp cho các bên liên quan. Đối với nữ giới, tâm lý thích sự an toàn, ổn định có thể sẽ là yếu tố cản trở họ khởi nghiệp. Đặc biệt là nữ giới càng lớn tuổi sẽ càng có nhiều vấn đề phát sinh, khiến họ trở nên an phận hơn, khi họ phải lo cho 2 cuộc sống gia đình và con cái. Cũng như việc tác giả tiếp cận các đối tượng nữ giới lớn tuổi để khảo sát có vài khó khăn, bất tiện. Do đó, nghiên cứu này tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu nữ giới ở độ tuổi sinh viên từ độ tuổi 18 đến 25 tuổi, để đạt được kết quả nghiên cứu tốt nhất có thể. Do đó, nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại TP Hồ Chí Minh” là cần thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của đề tài là “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại TP Hồ Chí Minh”, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để đạt được các mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố tác động lên ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất hàm ý quản trị nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời được các câu hỏi sau: - Yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố Hồ Chí Minh? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố Hồ Chí Minh? 3 - Có những hàm ý quản trị nào có thể thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố Hồ Chí Minh? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại thành phố Hồ Chí Minh 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu giới hạn trong phạm vi sinh viên nữ đang học tập tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2.2. Phạm vi thời gian Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 1/2020 đến tháng 5/2020 1.5. Ý nghĩa của đề tài Nghiên cứu này mong muốn xem xét, đánh giá, mở rộng các mô hình lý thuyết liên quan đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, cung cấp thêm bằng chứng khảo sát thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh, mong rằng kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để cho các cá nhân, tổ chức giáo dục, các trung tâm khởi nghiệp cùng các nhà hoạch định chính sách tham khảo và đề xuất những chính sách nhằm khơi dậy tinh thần khởi sự kinh doanh của các sinh viên nữ, nâng cao vai trò của nữ giới trong sự phát triển chung của xã hội. Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nữ tại TP Hồ Chí Minh” sẽ đưa ra các lý luận, cơ sở để chứng minh các yếu tố này có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên, đồng thời so sánh mức tác động của từng yếu tố để điều chỉnh những phương pháp phù hợp. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liê ̣u tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý trong viê ̣c xây dựng ý thức và đào tạo văn hoá khởi nghiê ̣p trong giới trẻ, đă ̣c biê ̣t là tầng lớp tri thức sinh viên nữ với đích đến là thúc đẩy khả năng chủ động khởi sự kinh doanh cho nữ giới. 4 1.6. Kết cấu đề tài khóa luận Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích dữ liệu Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Giới thiệu về các khái niệm chính 2.1.1. Các khái niệm về khởi nghiệp Khởi nghiệp (entrepreneurship) thường được nhiều người hiểu theo nghĩa rộng là khởi sự doanh nghiệp. Nó chủ yếu liên quan đến các hoạt động như tìm kiếm ý tưởng, phân tích thị trường, sự sẵn có về tài chính, nhân lực, phác thảo kế hoạch kinh doanh… Nhà kinh tế học Mỹ Peter F. Drucker cho rằng, khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp - người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm, hàng hóa mang tính kinh tế (Drucker, 2011). Khởi nghiệp cũng được coi là một quá trình các cá nhân tìm kiếm và tận dụng các cơ hội của thị trường thông qua việc thành lập các doanh nghiệp (O’Connor và cộng sự, 2018). Như vậy, hình thức rõ ràng nhất của tinh thần khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng những doanh nghiệp mới. Một quan điểm khác về khởi nghiệp cho rằng, khởi nghiệp không chỉ đơn thuần là thành lập các doanh nghiệp mới mà còn là "việc làm những điều mới mẻ hoặc là làm những điều đã được thực hiện theo cách mới" (Schumpeter, 1947); là sự sáng tạo, đổi mới và tăng trưởng, cách nghĩ và hành động phù hợp với tất cả các bộ phận của nền kinh tế, xã hội và toàn bộ hệ sinh thái xung quanh (Volkmann và cộng sự, 2009). Nói một cách khác, có thể nói tinh thần khởi nghiệp là tinh thần đổi mới, sáng tạo. Trong kinh tế học, khởi nghiê ̣p luôn gắn liền với hai thuâ ̣t ngữ: thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p mới (startup) và tinh thần khởi nghiê ̣p (entrepreneurship). Thành lâ ̣p doanh nghiê ̣p mới (start-up) là viê ̣c thành lâ ̣p và điều hành một doanh nghiê ̣p mới còn tinh thần khởi nghiê ̣p được định nghĩa là một dạng năng lực cá nhân và động lực thúc đẩy một cá nhân dồn tâm huyết cũng như sức lực để tạo ra một sản phẩm hoă ̣c dịch vụ mới. Tinh thần khởi nghiê ̣p còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi nghiê ̣p, là một thuâ ̣t ngữ xuất hiê ̣n khá lâu trên thế giới. Quan điểm của các nhà nghiên cứu thì những doanh nhân có tinh thần khởi nghiê ̣p thâ ̣t sự phải là những con người mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phâ ̣n, chấp nhâ ̣n rủi ro với tinh 6 thần đổi mới và sáng tạo; đồng thời dũng cảm gánh chịu những tai họa nghiêm trọng về vâ ̣t chất và tinh thần khi làm ăn thua lỗ. Ngoài ra còn rất nhiều các định nghĩa và cách hiểu về khởi nghiê ̣p, nhưng nhìn chung các nghiên cứu hiê ̣n đại trên thế giới đều thống nhất khởi nghiê ̣p là viê ̣c thành lâ ̣p và làm chủ một doanh nghiê ̣p mới. 2.1.2. Khái niệm về ý định Ý định là (intentions) là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi ( Krueger, 2003). Trong nghiên cứu của Ajzen và Fishbein đã phân tích rõ hơn về ý định với các thành phần biểu hiện của nó. Ý định liên quan đến 4 thành phần khác nhau: hành vi (behavior), mục tiêu (target) – vấn đề chủ thể nhắc đến, tình trạng (situation) mà hành vi đang thực hiện, thời điểm (time) là hành vi đang diễn ra ( Fishbein và Ajzen, 1975). Thuyết hành động hợp lý (Theory of reasoned action - TRA) của Ajzen và Fishbein (1975), khẳng định ý định hành vi phụ thuộc vào chuẩn chủ quan và thái độ dẫn đến hành vi. Ajzen và Fishbein (l975) định nghĩa ý định hành vi là sự biểu thị tính sẵn sàng của mỗi người khi thực hiện một hành vi đã qui định, và nó được xem là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi. Ý định dựa trên các ước lượng bao gồm: Thái độ dẫn đến hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Với Thuyết hành động hợp lý (TRA), tác giả chỉ ra rằng: Yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó. Ý định thực hiện hành vi chịu sự chi phối của hai nhân tố: Thái độ của một người về hành vi và chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi. Theo Luca và Cazan (2011), ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động lực ảnh hưởng đến một hành vi; chúng là những dấu hiệu cho thấy mọi người sẵn sàng cố gắng như thế nào, về bao nhiêu nỗ lực mà họ dự định cố gắng, để thực hiện các hành vi. Trong lĩnh vực tâm lý xã hội, ý định là yếu tố dự báo duy nhất của bất kỳ hành vi quy hoạch ngay cả khi hành vi này là rất hiếm, khó quan sát hoă ̣c liên quan đến thời gian không thể đoán trước sự trễ giữa ý định và hành động. So với các hành vi thực tế, ý định có thể đo lường mà không có độ châ ̣m trễ về thời gian và không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai khác. Nói chung, ý định càng lớn, càng mạnh mẽ thì càng có nhiều động lực để tham gia vào hành vi (Ajzen, 1991). 7 2.1.3. Khái niệm ý định khởi nghiệp Ý định kinh doanh được coi là bước đầu tiên trong sự hình thành và thiết lập doanh nghiệp mới; và đôi khi là quá trình dài tạo ra liên doanh (Lee & Wong, 2004). Ý định khởi nghiệp một doanh nghiệp được định nghĩa là cam kết thực hiện hành vi cần thiết để bắt đầu hoạt động kinh doanh (Krueger Jr, Reilly, & Carsrud, 2000). Ý định kinh doanh được giả định để dự đoán sự lựa chọn của cá nhân về việc thành lập công ty riêng của họ (Ajzen, 1991). Các nghiên cứu khác xác định ý định khởi nghiệp là một ấn tượng về tình trạng của tâm trí và thúc đẩy các cá nhân tiếp nhận công việc độc lập thay vì được tuyển dụng (Karimi et al. 2016). Không phải tất cả các sinh viên đều muốn trở thành một doanh nhân, họ có ý kiến khác nhau trong việc lựa chọn nghề nghiệp của họ với một số người chọn kinh doanh là một nghề nghiệp và một số đi làm (Aslam & Hasnu 2016). Các nghiên cứu về khởi nghiê ̣p đã chứng minh ý định khởi nghiê ̣p chính là điểm gốc rễ của quá trình khởi khởi nghiê ̣p. Ý định khởi nghiê ̣p đóng một vị trí vô cùng quan trọng, là viên gạch đầu tiên của quá trình dài khởi nghiê ̣p. Như vâ ̣y, các nghiên cứu trên thế giới đã thống nhất rằng khởi nghiê ̣p là một hành vi có kế hoạch, và nó đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi cá nhân để đạt được hành vi đó. Do vâ ̣y ý định khởi nghiê ̣p đóng vai trò hết sức quan trọng trong viê ̣c hình thành hành vi khởi nghiê ̣p, đă ̣c biê ̣t trong trường hợp sinh viên các trường đại học bởi họ đang trong thời kỳ định hướng nghề nghiê ̣p tương lai. 2.2. Các lý thuyết nền 2.2.1. Thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action (TRA) Lý thuyết hành vi hợp lý được phát triển lần đầu vào năm 1967 bởi Fishbein, sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975). Ajzen và Fishbein (l975) định nghĩa ý định hành vi là sự biểu thị tính sẵn sàng của mỗi người khi thực hiện một hành vi đã qui định, và nó được xem là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi. Với Thuyết hành động hợp lý (TRA), tác giả chỉ ra rằng: Yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi của con người là ý định thực hiện hành vi đó. Ý định thực hiện hành vi chịu sự chi phối của hai nhân tố: Thái độ của một người về hành vi và chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi. 8 Niềềm tn hành vi và đánh giá kềết quả. (Behavioral beliefs and evaluaton of outcomes) Niềềm tn chuẩn mực và động lực để tuân thủ. (Normatve beliefs and motvaton to comply) Thái độ đốếi với hành vi. (Attude toward behavior) Chuẩn chủ quan. (Subjectve norm) Ý định hành vi (Behavioral intenton) Hành vi thực tềế (Actual behavior ) Hình 2.1: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) Nguồn: Ajzen và Fishbein (1975) 2.2.2. Thuyết hành vi có kế hoạch - Theory of Planned Behavior (TPB) Thuyết hành vi có kế hoạch - TPB (Ajzen, 1991) là sự phát triển cải tiến của thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein năm 1975 và được sử dụng rất phổ biến để đo lường ý định khởi nghiệp của một cá nhân, giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Ý định khởi nghiệp kinh doanh chịu tác động của ba yếu tố: Thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan