Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào hoạt động ngoại giao vă...

Tài liệu Vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào hoạt động ngoại giao văn hoá trong giai đoạn hiện nay

.PDF
94
335
75

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ___________________________ NGUYỄN THI ̣THÚY VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG, PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VÀ O HOA ̣T ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh ho ̣c HÀ NỘI - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ____________________________ NGUYỄN THI ̣THÚY VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG, PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VÀ O HOA ̣T ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học Mã số: 60 31 02 04 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đă ̣ng Xuân Kháng HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS .TS Đặng Xuân Kháng . Các số liệu, tài liệu nêu ra và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận văn không tr ùng với các công trình khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy 3 DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT Ngoại giao văn hóa NGVH Ngoại giao kinh tế NGKT Ngoại giao chính trị NGCT Ngoại giao nhà nƣớc NGNN Ngoại giao nhân dân NGND Văn hóa Viê ̣t Nam VHVN Ngoại giao NG Văn hóa VH Bô ̣ ngoa ̣i giao BNG Bô ̣ Văn hóa, Thể thao và Du lich ̣ BVHTTDL Cô ̣ng đồ ng ngƣời Viê ̣t Nam ở nƣớc ngoài CĐNVNONN Tƣ tƣởng ngoa ̣i giao TTNG Ngoại giao Việt Nam NGVN 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài …………………………. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………..... 6 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ………….……………… 6 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ………………………… 7 6. Đóng góp của luận văn …………..…………………………………. 7 7. Kết cấu của luận văn ………..……………………………………… 8 Chƣơng 1: NGOẠI GIAO VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH 9 1.1. Một số khái niệm ………………………………………………... 9 1.1.1 Văn hoá ………………………………………………………… 9 1.1.2 Ngoại giao …... …………………………………………………. 12 1.1.3 Ngoại giao văn hóa ……………………………………………… 13 1.2. Nội hàm ngoại giao văn hóa ……………………………………. 15 1.2.1. Mục tiêu ngoại giao văn hóa …………………………………… 15 1.2.2. Nhiệm vụ của ngoại giao văn hóa ……………………………… 16 1.2.3. Nội dung của ngoại giao văn hóa ………………………………. 16 1.2.4. Thông điệp ngoại giao văn hóa ………………………………… 18 1.3 Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh – Phong cách ngoa ̣i giao đă ̣c 19 sắ c 1.3.1 Hòa bình, hƣ̃u nghi ̣với các dân tô ̣c 19 1.3.2. Tƣ tƣởng, phong cách ngoa ̣i giao Hồ Chí Minh thấm đƣợm tính 23 nhân văn, truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại 1.3.3. Phong cách ngoa ̣i giao Hồ Chí Minh - cách ứng xử mềm dẻo, 30 linh hoạt 1.3.4 Vấn đề đào tạo cán bộ ngoại giao theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 5 34 Chƣơng 2: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG, PHONG CÁCH NGOẠI 42 GIAO HỒ CHÍ MINH VÀO HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. Thực trạng hoạt động ngoại giao văn hóa trong thời gian qua 39 2.2.1. Một số thành tựu ……………………………………………….. 39 2.2.2. Những hạn chế …………………………………………………. 47 2.2. Sƣ̣ vâ ̣n du ̣ng của Đảng ta về tƣ tƣởng , phong cách ngoa ̣i giao 50 Hồ Chí Minh vào hoa ̣t đô ̣ng Ngoa ̣i giao văn hóa 2.2.1. Định hƣớng của Đảng về Ngoại giao văn hóa ………………. 50 2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa trong các hoạt động 57 đối ngoại nhân dân ……………………………………………………. 2.2.3. Tƣ tƣởng hòa bình, hữu nghị của Hồ Chí Minh trong thời đại 60 toàn cầu hóa ………………………………………………………….. 2.2.4. Xƣ̉ lý khôn khéo linh hoa ̣t với tiǹ h hiǹ h quố c tế trong giai đoa ̣n 61 hiê ̣n nay ……………………………………………………………….. 2.2.5. Phát triển ngoại giao văn hóa trên cơ sở tăng cƣờng đào tạo, bồi 63 dƣỡng cán bộ ngoại giao văn hóa (Tùy viên văn hóa) ………………... 2.2.6. Thúc đẩy, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua cộng đồng 68 ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài ………………………………………… 2.3. Một số kiến nghi ………………………………………………… ̣ 72 2.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ngoại giao văn hóa Hồ Chí 72 Minh …………………………………………………………………... 2.3.2. Mỗi ngƣời dân Việt Nam cần trở thành đại sứ văn hóa ………... 73 2.3.3. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc đối với Công tác Ngƣời 78 Việt Nam ở nƣớc ngoài ……………………………………………….. 2.3.4. Xây dựng cơ chế, chính sách cho hoạt động Ngoại giao văn hóa 80 KẾT LUẬN ………………………………………………………….. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………….. 85 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại, Ngƣời đã đƣa dân tộc ta đến một thời đại vẻ vang nhất. Trải qua những chặng đƣờng đấu tranh gian nan, đầy thử thách, tên gọi Việt Nam - Hồ Chí Minh đã thành biểu tƣợng của lƣơng tri nhân loại. Sự nghiệp Hồ Chí Minh là sự nghiệp của một nhà văn hóa lỗi lạc, ngƣời anh hùng giải phóng dân tộc kiệt xuất và một nhà cách mạng mang tầm vóc quốc tế. Chặng đƣờng lịch sử của dân tộc ta hơn một thế kỷ qua luôn mang đậm dấu ấn của Ngƣời. Thân thế, sự nghiệp, tƣ tƣởng, tác phong của Ngƣời mãi là tấm gƣơng sáng để chúng ta hôm nay và mai sau học tập và noi theo. Nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời ta liên tƣởng đến một nhà cách mạng chuyên nghiệp với hệ thống tƣ tƣởng đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Và một điều đặc biệt dễ nhận thấy, trong các lĩnh vực mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia, đều để lại dấu ấn hết sức sâu sắc, thậm chí có lúc còn vƣợt xa hơn cả những ngƣời đƣợc đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó, nhất là trong trong lĩnh vực ngoại giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà NG kiệt xuất của Việt Nam trong thế kỷ XX, Ngƣời đã sáng lập nền NGVN hiện đại. NGVH Hồ Chí Minh, là sản phẩm của sự kết hợp có chọn lọc giữa chủ nghĩa yêu nƣớc, VH dân tộc và truyền thống NGVN , với tinh hoa văn hóa của nhiều dân tộc phƣơng Đông và phƣơng Tây và kinh nghiệm ngoại giao thế giới đã thực sự trở thành Ngƣời dẫn đƣờng cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam nói chung từ trƣớc đến nay và mãi mãi về sau, không những thế, nó mang lại bản sắc riêng cho nền NGVN. Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng và thời đại toàn cầu hóa hiện nay, cùng với NGCT và NGKT, NGVH đƣợc xác định là một trong ba trụ cột của NG hiện đại. NGVH đƣợc ví nhƣ “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan tỏa bền bỉ, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài. Đại hội XI của 7 Đảng đã chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa”. [8, tr.56] Thực tiễn cho thấy, NGVH đã trở thành nhịp cầu nối liền giữa các quốc gia và có vai trò to lớn trong việc hòa giải dân tộc, đẩy lùi các cuộc xung đột, chiến tranh sắc tộc và tôn giáo; đồng thời thúc đẩy các nƣớc tăng cƣờng tình đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau, cùng hợp tác và phát triển. Nhận thức sâu sắc về điều đó, vào những năm gần đây, NG Việt Nam ngày càng chủ động hơn trong việc triển khai thực hiện các hoạt động NGVH. Những thành tựu của công cuộc đổi mới, môi trƣờng chính trị ổn định, đất nƣớc hòa bình, con ngƣời thân thiện, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa dân tộc, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc… là những hình ảnh mà chúng ta thƣờng xuyên thông tin, tuyên truyền, quảng bá nên đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nƣớc trong khu vực và thế giới. Muốn Việt Nam ngày càng trở thành “điểm nhấn” trong các quan hệ, diễn đàn quốc tế và trở thành niềm tin, đối tác tin cậy của bạn bè các nƣớc trên thế giới, chúng ta phải ra sức tận dụng và tranh thủ thời cơ để tăng cƣờng, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao văn hóa. Chúng ta phải khơi dậy tâm hồn, tình cảm, làm cho mỗi ngƣời dân Việt Nam luôn mang trong mình khát vọng mãnh liệt tình yêu Tổ quốc và lòng tự hào sâu sắc về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó tích cực tham gia tuyên truyền, giới thiệu với bạn bè quốc tế về “hình ảnh Việt Nam”. Hình ảnh đó chính là những giá trị VH đã đƣợc kết tụ hàng ngàn năm; là truyền thống đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc kiên cƣờng, bất khuất; là con ngƣời yêu lao động, giàu lòng nhân ái và hiếu khách; là phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, thơ mộng; là nền chính trị ổn định và môi trƣờng hòa bình; là đất nƣớc sinh ra Nguyễn Trãi và Nguyễn Du - hai Danh nhân VH thế giới và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà VH kiệt xuất của Việt Nam. Khi khoảng cách về sức mạnh chính trị và kinh tế trên thế giới ngày càng thu hẹp bởi toàn cầu hóa và hội nhập lan rộng, NGVH trở thành xu hƣớng NG 8 đƣợc ƣa chuộng đối với các quốc gia. NGVH là chìa khoá mở cánh cửa quan hệ, là nhân tố đảm bảo các mục tiêu đối ngoại quốc gia hiệu quả nhất. Do đó, hiểu biết và thực hiện có hiệu quả NGVH hiện đang là một yêu cầu cấp thiết của Việt Nam nói chung và ngành NG Việt Nam nói riêng. Muốn vậy, cần phải có nhiều hơn nữa những nghiên cứu cụ thể, kĩ lƣỡng về vấn đề NGVH, về những mặt mạnh yếu của nền NGVH còn đang khá non trẻ của Việt Nam. Trên cơ sở những suy nghĩ trên, ngƣời viết chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào hoạt động ngoại giao văn hóa trong giai đoạn hiện nay” làm nội dung cho luận văn thạc sỹ của mình, với hy vọng có thể góp phần vào việc tìm hiểu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về NGVH nói riêng, góp phần vào việc củng cố và phát triển hơn nữa NGVH – một trong “ba chân kiềng” của NG nƣớc nhà. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thế giới NGVH là một khái niệm tƣơng đối mới đối với nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên, từ lâu nay mỗi quốc gia đều đã thực thi những hoạt động mang tính chất NGVH dƣới nhiều hình thức, nhiều nội dung phong phú trong chính sách đối ngoại của mình. NGVH cũng đã là chủ đề nghiên cứu của nhiều học giả, đến từ các quốc gia khác nhau nhƣ những bài viết liên quan đến NGVH do Trung tâm văn hóa và Nghệ thuật1, Viện ngoại giao văn hóa2 hay cuốn “NGVH” của Lý Trí (Trung Quốc)… Tuy vây, đến nay có thể nói, vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu đƣợc coi là có tính chất kiên định, học thuyết cho vấn đề NGVH trên thế giới. Tại Việt Nam Khái niệm VH từ lâu đã xuất hiện trong những nghiên cứu của các học giả Việt Nam. VH đã là một yếu tố không thể thiếu của NG trong bất kì thời kì Centre for Arts and Cultrue: Một trung tâm đƣợc lập ra bởi các chuyên gia, học giả Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính sách văn hóa. 1 2 Một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Berlin, chuyên nghiên cứu và quảng bá các vấn đề trong lĩnh vực Ngoại giao văn hóa. 9 nào của đất nƣớc, đặc biệt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động ngoại giao ngƣời chƣa từng nói đến khái niệm “NGVH” nhƣng trong cách ứng xử của Ngƣời đối với bạn bè quốc tế chúng ta thấy rõ hoạt động “NGVH” của Ngƣời luôn đƣợc đặt ở một vị trí quan trọng. Khái niệm cụ thể về NGVH thì chỉ mới bắt đầu đƣợc nhắc đến từ khi Việt Nam bắt đầu thời kỳ đổi mới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2007: “Văn hóa đối ngoại trong tình hình mới: Thách thức và giải pháp” của vụ VH đối ngoại UNESCO – Bộ ngoại giao. Hội thảo quốc gia “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế” (15-16/10/2008). Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2008: “Hoạt động ngoại giao văn hóa trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21” của Vụ VH đối ngoại và UNESCO – Bộ Ngoại giao do ông Phạm Sanh Châu làm chủ nhiệm đề tài. Ngày 23/3, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc tọa đàm “Ngoại giao văn hóa: Kinh nghiệm và thực tiễn Việt Nam” tại Vĩnh Phúc. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ khác nhau về tƣ tƣởng, phong cách NG Hồ Chí Minh, cũng nhƣ Hồ Chí Minh về VH nói riêng. Chƣơng trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nƣớc KX-02, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh do Giáo sƣ Đặng Xuân Kỳ làm chủ nhiệm và Viện Mác - Lênin - Hồ Chí Minh là cơ quan chủ trì. Chƣơng trình này gồm 13 đề tài cấp nhà nƣớc, công trình cung cấp cho chúng ta một bức tranh tổng thể về quan điểm, lý luận chính trị toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, về sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nƣớc ta. Trong đó có đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, văn nghệ - mấy vần đề phương pháp luận; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng bản lĩnh văn hóa Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh trên bình diện văn hóa nghệ thuật” cung cấp tổng quan cách nhìn về văn hóa trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. 10 PGS. TS Đỗ Huy: Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1997 đã phân tích khá đầy đủ về phƣơng pháp nghiên cứu tƣ tƣởng văn hóa Hồ Chí Minh và tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh về bản chất văn hóa; những định hƣớng của Ngƣời về một nền VH mới. Đặc biệt, tác giả còn nghiên cứu về tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực khác nhƣ VH đạo đức, VH chính trị, VH pháp luật và VH nghệ thuật và sự vận dụng của Đảng ta để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà BSVH dân tộc. Văn hóa và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh (GS Đinh Xuân Lâm – PGS. TS Bùi Đình Phong Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2007) đã trình bày một cách hệ thống về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là hiểu thêm tƣ tƣởng của Ngƣời về VH và triết lý phát triển xã hội và di sản Hồ Chí Minh để lại về giá trị của VH. Tiến sĩ Đinh Xuân Lý (Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2005) cũng đã khái quát bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, nguồn gốc, nội dung cơ bản tƣ tƣởng đối ngoại Hồ Chí Minh và sự vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời trong thời kỳ đổi mới. Các luận văn thạc sỹ: “Văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh với việc giáo dục học viên Trường Chính trị tỉnh Hà Nam”, Học viện chính trị quộc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2009; Nguyễn Thu Hà “Vai trò của Ngoại giao văn hóa trong thời kỳ đổi mới” – Học viện ngoại giao 2010; Nguyễn Lê Phƣơng “Vai trò của báo mạng đối với ngoại giao văn hóa: Trường hợp Việt Nam” – Học viện ngoại giao 2012… đã đề cập ở những góc độ khác nhau về tƣ tƣởng văn hóa Hồ Chí Minh, cũng nhƣ ngoại giao văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Kể từ đó đến nay, trong các tài liệu liên quan tới Hồ Chí Minh về NG hay về VH ít nhiều đã nhắc đến các hoạt động NGVH của Hồ Chí Minh những vẫn ở mức độ nghiên cứu chung chung về VH và NG. Chƣa có nhiều tài liệu đi sâu nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về NGVH nói riêng. NGVH cũng đƣợc 11 đề cập ít nhiều trên các bài phỏng vấn… của một số nhà lãnh đạo ngành NG ông Nguyễn Dy Niên, ông Nguyễn Sanh Châu… Tuy nhiên, các tài liệu Hội thảo, sách và đề tài nói trên mới chỉ giới thiệu một cách tổng quan về NGVH, hay đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực NG, VH của Hồ Chí Minh chƣa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về NGVH. Chính vì vậy, ngƣời viết mong muốn đi sâu phân tích nghiên cứu về tƣ tƣởng, phong cách NG Hồ Chí Minh và vận dụng vào hoạt động NGVH trong giai đoạn hiện nay, góp phần bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và NGVH. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích Đề tài yêu cầu làm rõ tƣ tƣởng , phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh cũng nhƣ việc vận dụng tƣ tƣởng đó vào lĩnh vực NGVH của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI. 3.2. Nhiệm vụ Đề tài cần tập trung làm rõ một số nội dung chủ yếu sau: - Một số khái niệm cơ bản về VH, NG, NGVH, sau đó đi sâu vào tìm hiểu nội hàm của NGVH. - Góp phần làm rõ những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng, phong cách NG Hồ Chí Minh. - Phân tích những thành tựu và hạn chế trong hoạt động NGVH Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó đƣa ra một số biểu hiện chính sách NGVH Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Trên cơ sở những nghiên cứu trên, luận văn đƣa ra một số nhận xét, đánh giá về tình hình NGVH Việt Nam, nêu lên những triển vọng cho công tác NGVH trong thời gian tới; đồng thời khuyến nghị một số giải pháp nhằm đẩy mạnh NGVH Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 12 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tƣ tƣởng, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tƣ tƣởng, phong cách NG Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng ta vào hoạt động NGVH trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận: Dựa trên những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – lênin về cách mạng, đấu tranh cách mạng, liên minh thỏa hiệp. Đồng thời dựa vào những quan điểm của Hồ Chí Minh về VH, về NG; những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, những quan điểm của các nhà khoa học trong nƣớc và ngoài nƣớc về NGVH. Phương pháp nghiên cứu: Cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ vấn đề. Tuân thủ các nguyên tắc: khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học xã hội – nhân văn, chú trọng các phƣơng pháp lịch sử và logic, phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp hệ thống, so sánh, tổng kết thực tiễn… để làm rõ những nội dung chủ yếu của đề tài. 6. Đóng góp của luận văn. Luận văn góp phần tổng hợp, hiện thực và luận giải nội dung cơ bản, những giá trị đặc sắc trong quan điểm của Hồ Chí Minh về NG, VH và sự vận dụng của Đảng ta trong lĩnh vực NGVH trong giai đoạn hiện nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị góp phần vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời vào việc xây dựng đƣờng lối NGVH của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kì đổi mới, hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học đi trƣớc luận văn làm rõ hơn quan điểm của Hồ Chí Minh về NGVH và đặc biệt Đảng ta vận dụng vào hoạt động NGVH trong giai đoạn hiện nay. 13 Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng có thể làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập và tuyên truyền về tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và làm tƣ liệu cho việc nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về NVH nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc chia thành 2 chƣơng, 6 tiế t. 14 Chƣơng1: TƢ TƢỞNG, PHONG CÁCH NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Văn hóa Ngày nay, trên thế giới, các học giả vẫn tiếp tục bàn cãi về khái niệm VH, tiếp tục đƣa ra hàng trăm định nghĩa khác nhau. Do VH là lĩnh vực gắn liền với xã hội (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao…), vì vậy mỗi sự thay đổi của nó dẫn đến sự khác nhau về VH: Do VH găn liền với con ngƣời mà con ngƣời ở mỗi thời đại lịch sử khác nhau, ở mỗi dân tộc khác nhau sẽ có những cái nhìn khác nhau về VH. Năm 2000, trong công trình nghiên cứu “Một cách tiếp cận văn hoá”, phó giáo sƣ Phan Ngọc cho biết: “Một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót 400 định nghĩa về VH khác nhau”. [32, tr.22] Trong Tiếng Việt, VH là một danh từ có nội dung hàm ngữ khá phong phú và phức tạp. Ngƣời ta có thể hiểu VH nhƣ là một hoạt động sáng tạo của con ngƣời, nhƣng cũng có thể hiểu VH nhƣ là lối sống, thái độ ứng xử, lại có thể hiểu VH nhƣ là trình độ VH, học vấn mà mỗi công nhân viên chức ghi trong lý lịch của mình. Ở Phƣơng Tây, thuật ngữ VH xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ. Nhà ngôn ngữ học ngƣời Đức W.Wundt cho rằng: VH là một từ có từ căn gốc La tinh: Colere, sau đó trở thành Culture nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ nét nghĩa này về sau dẫn đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ. Ngay từ thế kỷ thứ I trƣớc công nguyên, Cicesron - nhà hùng biện thời La Mã từng có câu nổi tiếng: Triết học là VH ( sự vun trồng) tinh thần (Filosfia animiest). Năm 1970, cách hiểu phổ biến là coi VH bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tín ngƣỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách VH vì sự phát triển đã thông qua tuyên bố ngày 6 tháng 8, còn gọi là Tuyên bố Mêhicô về chính sách VH, Hội nghị đã thống nhất định nghĩa về VH nhƣ sau: 15 “Trong ý nghĩa rộng nhất, VH hôm nay có thể coi là những tổng thể nét riêng biệt, tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm ngƣời trong xã hội. VH bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngƣỡng. VH đem lại cho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính VH làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ VH mà chúng ta xét đoán đƣợc những giá trị và thực thi những sự lựa chọn. Chính nhờ VH mà con ngƣời tự thể hiện, tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình, là một phƣơng án chƣa hoàn thành đƣợc đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vƣợt trội lên bản thân”. [40, tr.23-24] Nhƣ vậy, theo quan niệm của UNESCO, VH không phải là một lĩnh vực riêng biệt mà là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra. VH là chìa khoá của sự phát triển, là một tổng thể rộng lớn thể hiện trên nhiều hoạt động, trong đó vấn đề con ngƣời đƣợc đặt lên hàng đầu. Nhằm đƣa ra một định nghĩa mới về VH, tại lễ phát động Thập kỉ phát triển văn hóa 21/11/1998, Tổng Giám đốc UNESCO, Mayor nói: “VH phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống con ngƣời đã diễn ra trong quá khứ và cũng đang diễn ra trong hiện tại; qua hàng bao thể kỉ VH đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà nó dựa trên đó, từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [46,tr.5]. Có thể xem đây là một định nghĩa tổng hợp đƣợc các yếu tố cấu thành nội hàm khái niệm VH theo cách hiểu ngày nay. Quan điểm này phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về VH, Ngƣời đã phát biểu “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng 16 ngày về ăn, mặc, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức VH. VH là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [15,tr.431]. Nếu trƣớc đây VH chỉ đƣợc xem nhƣ một yếu tố phụ thuộc một cách tiêu cực vào kinh tế chính trị thì ngày nay với một quan niệm mới, VH đã trở thành động lực và mục tiêu của phát triển kinh tế, chính trị, xã hội nói chung. VH đã có mặt khắp ở mọi nơi, thâm nhập mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thực sự VH đã trở thành một nhu cầu cấp thiết gắn liền với cuộc sống mỗi ngƣời, mỗi dân tộc và cả loài ngƣời.Trong quan niệm của Hồ Chí Minh toát lên một cái nhìn vừa toàn diện, vừa sâu sắc về nguồn gốc lịch sử của văn hóa, về phạm vi rộng lớn của văn hóa, về mặt biểu hiện của VH trong lối sống và toàn bộ sinh hoạt của con ngƣời. Quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ Chí Minh có ý nghĩa cực kỳ lớn lao trong sự nghiệp VH của dân tộc ta ngày nay. Nó phải đƣợc coi nhƣ ánh sáng soi đƣờng cho chúng ta khi tìm hiểu một cách toàn diện về vấn đề của NGVH. Nhận thức rõ tầm quan trọng của VH đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp phát triển của xã hội, trong suốt chặng đƣờng dài của sự nghiệp giải phóng dân tộc từ 1930 đến nay, hầu nhƣ trong các văn bản, nghị quyết của Đảng ta đều đề cập đến VH và những biện pháp cụ thể nhằm tiến hành cách mạng trên lĩnh vực VH. Đại hội VII (1991) của Đảng đã nêu lên sáu đặc trƣng về xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng, trong đó nhấn mạnh đến tính chất của nền VH “tiên tiến, đậm đà bản sắc VH dân tộc”. Tính chất của nền VH tiếp tục đƣợc làm rõ hơn trong các nghị quyết Hội nghị tiếp theo. Từ các quan điểm về VH ở trên, chúng ta có thể hiểu VH nhƣ sau: VH bao toàn bộ hoạt động sáng tạo của con ngƣời sản sinh ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần (không có VH nằm ngoài con ngƣời). Các giá trị này đƣợc cộng đồng chấp nhận, vận hành trong đời sống xã hội và liên tiếp truyền lại cho thế hệ sau. Nói đến VH là phải nói đến dân tộc, một dân tộc tồn tại nhờ có VH , 17 mất VH tức là mất dân tộc. Và VH mang tính nhân loại, vì VH là sáng tạo của con ngƣời mà nhu cầu cơ bản của con ngƣời là giống nhau, chính vì thế mà chúng ta có thể xem phim Mỹ, đọc thơ Puskin, đi du lịch… Vì vậy đây là cơ sở để giao lƣu giữa các dân tộc. Làm cho phong phú đa dạng nền văn hóa của các dân tộc, tạo điều kiện cho VH dân tộc phát huy ra bên ngoài. 1.1.2. Ngoại giao Các tác giả từ điển NG của Liên Xô trƣớc đây đã đƣa ra khái niệm đầy đủ, toàn diện và khoa học: “NG là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phƣơng pháp, thủ thuật đƣợc sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; là hoạt động chính thức của ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc, chính phủ, Bộ trƣởng BNG, các cơ quan đại diện NG ở nƣớc ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nƣớc ngoài. Đồng thời, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và những giải pháp có thể đƣợc các bên chấp nhận, cũng nhƣ việc mở rộng củng cố hợp tác quốc tế”. [38,tr.327] Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ Wkipedia: NG là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, dàn xếp, thƣơng lƣợng giữa những ngƣời đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Theo từ điển tiếng Việt do Nguyễn Văn Đàm biên soạn (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000), “NG có nghĩa là công việc giao thiệp giữa các quốc gia nƣớc ngoài và giải quyết các vấn đề quốc tế”. Theo Từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ phát hành thì “ngoại giao là sự giao thiệp với nƣớc ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung”. [41,tr.19-20] Nhƣ vậy, NG có thể đƣợc hiểu ở nghĩa hẹp là quan hệ giao tiếp, trao đổi giữa một quốc gia với quốc gia khác hay quan hệ giao tiếp, trao đổi giữa nhân 18 dân một quốc gia với nhân dân của quốc gia khác. Ở nghĩa rộng thì NG là sự giao tiếp của một chủ thể với một chủ thể khác. Quan hệ NG của một quốc gia có thể đƣợc thể hiện ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh nhƣ NGCT , NGKT, NGVH … 1.1.3. Ngoại giao văn hóa Giáo sƣ Harvey B. Feigenbaul thuộc Đại hoc G. Washington cho rằng, đối với các quốc gia, họ thƣờng sử dụng NGVH nhằm cải thiện quan hệ quốc tế và đạt đƣợc những thỏa thuận trong các lĩnh vực nhƣ thƣơng mại, đầu tƣ, di trú và an ninh. VH có thể là chất keo gắn kết các xã hội dân sự… Hiếu biết VH của các nƣớc và các dân tộc khác là nhân tố thiết yếu đối với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế và thƣơng mại một cách hiệu quả trên các thị trƣờng ngày càng toàn cầu hóa” [56]. Milton Kamins thuộc trƣờng đại học Johns Hopkins Hoa Kỳ cho rằng: “NGVH là sự giao lƣu về tƣ tƣởng, thông tin, nghệ thuật và các hình thức VH khác, đƣợc tiến hành nhằm thúc đẩy sự hiểu biết hai bên giữa các quốc gia và dân tộc” [3,tr.209]. Theo Báo cáo của ủy ban tƣ vấn về NGVH thuộc BNG Mỹ tháng 9/2005, “NGVH là then chốt của NGNN; bởi vì chính thông qua các hoạt động VH mà tƣ tƣởng của một dân tộc đƣợc thể hiện tốt nhất. Và NGVH có thể giúp tăng cƣờng an ninh quốc gia của chúng ta một cách khéo léo, rộng rãi và bền vững. Thực tế lịch sử có thể cho thấy rằng, sự phong phú về VH của Mỹ đã đóng vai trò không kém gì hoạt động quân sự trong việc tạo dựng vai trò lãnh đạo thế giới của chúng ta, kể cả trong cuộc chiến tranh khủng bố…NGVH– vốn đã đƣợc cắt nghĩa nhƣ là “sự giao lƣu những tƣ tƣởng, trao đổi thông tin, nghệ thuật và các phƣơng diện khác của nền văn hóa giữa các nƣớc và các dân tộc nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau” – là then chốt của ngoại giao nhà nƣớc; bởi vì tƣ tƣởng của một dân tộc đƣợc thể hiện tốt nhất trong các hoạt độngVH” [57]. Tạp chí “NGVH” định nghĩa: “NGVH là một lĩnh vực NG liên quan đến việc thiết lập, phát triển và duy trì các mối quan hệ với các quốc qia khác thông qua văn hóa, nghệ thuật và giáo dục. Nó cũng là một quá trình hoạt động đối 19 ngoại chủ động, trong đó các thiết chế, hệ giá trị và bản sắc VH độc đáo của một dân tộc đƣợc quảng bá ở cấp độ song phƣơng và đa phƣơng” [48]. Có nhiều quan điểm về NGVH của Việt Nam . Có ý kiến cho rằng: cùng với NGCT và NGKT, NGVH tạo thành ba trụ cột của hoạt động NG toàn diện hiện đại. Đó là việc thực hiện chính sách đối ngoại để đạt mục tiêu chính trị bằng công cụ VH. Trong đó, các giá trị VH sẽ là chỗ dựa tinh thần bền vững cho hoạt độngNG, làm áp lực đối với các đối tác để thực hiện có kết quả cao các chính sách chính trị, kinh tế và VH quốc gia. Nói một cách khái quát, NGVH là hoạt động NG vì VH và bằng VH và là sản phẩm chung của chính sách VH và chính sách NG. NGVH nhằm nâng cao hình ảnh quốc gia ngày càng rõ và đẹp nâng cao vị thế quốc gia, mở rộng giao lƣu văn hóa quốc gia với thế giới và tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho hội nhập quốc tế” [2,tr.24]. Một số ý kiến khác lại cho rằng, “NGVH là một hoạt động của VH đối ngoại, đựơc nhà nƣớc tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ. Hoạt động này đƣợc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chính trị, đối ngoại, đƣợc xác định bằng các hình thức VH nhƣ: nghệ thuật, lịch sử, tƣ tƣởng truyền thống, phim, ẩm thực, ấn phẩm văn học… Đối tƣợng của NGVH là chính phủ và nhân dân các quốc gia khác. Mục tiêu của NGVH là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, phục vụ và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trƣờng quốc tế và phục vụ CĐNVNONN” [27]. Theo Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Phạm Thái Việt, NGVH Việt Nam có thể đƣợc hiểu khái quát “là một hoạt động NG đặc thù, sử dụng công cụ VH để đạt đƣợc các mục tiêu của NG và sử dụng NG để tôn vinh vẻ đẹp của VH. Các hoạt động NGVH đƣợc thực hiện thông qua việc áp dụng các hình thức VH, nghệ thuật bao gồm: nghệ thuật, lịch sử, tƣ tƣởng, truyền thống VH, thông tin, ẩm thực, các ấn phẩm văn học…” [42,tr.77] Tống hợp từ tất cả các định nghĩa và khái niệm đã nêu trên theo tôi cho rằng NGVH là một lĩnh vực hay một hình thức NG thông qua công cụ VH để thiết lập duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt đƣợc những mục tiêu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan