Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan niệm của i.kant về tự do...

Tài liệu Quan niệm của i.kant về tự do

.PDF
53
83
120

Mô tả:

Tóm tắt Triết học Kant thấm đượm tính nhân văn, chính tính nhân văn đó biểu hiện sâu sắc nhất trong học thuyết của ông về đạo đức, bởi vì ông, khát vọng đem lại cho con người cách nhìn mới hơn về thế giới và về chính bản thân con người quyền với khát vọng thúc đẩy mạnh mẽ ý thức con người vươn tới đạo đức. Từ khoá I.Kant, Tự do
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL KANT VỀ TỰ DO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN THỊ TÚ UYÊN Khoa:Triết học Mã sinh viên : 16031924 QUAN NIỆM CỦA IMMANUEL KANT VỀ TỰ DO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan : Khóa luận “Quan niệm của I. Kant về tự do” là do tôi viết và chưa công bố. Các trích dẫn trong khóa luận đều là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này . Hà Nội , ngày 18 tháng 5 năm 2020. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp : “ Quan niệm về tự do của Immanuel Kant” bằng tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Khoa Triết học – trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn tới cô PSG.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô và bạn bè trong Khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này Em xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Phần mở đầu .............................................................................................................. 1 Phần nội dung ............................................................................................................ 6 Chương 1. Hoàn cảnh ra đời quan niệm của I.Kant về tự do .................................... 6 1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa ............................................................ 6 1.2. Quan niệm về tự do trước Kant:.................................................................. 11 1.3. Quan niệm về con người – cơ sở của quan niệm tự do của Kant ............... 15 1.4. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Kant............................................. 21 Chương 2 . Nội dung cơ bản quan niệm của Kant về tự do .................................... 24 2.1. Khái niệm của I. Kant về tự do...................................................................... 24 2.2. Quan niệm của I.Kant về mối quan hệ giữa tự do và tất yếu ....................... 26 2.3. Tự do thực hành ............................................................................................. 29 2.4. “Tự do” là cơ sở để nhận thức sự Thiện- tối cao.......................................... 35 2.5. Đánh giá quan niệm về tự do của Kant ......................................................... 40 2.5.1. Giá trị của quan niệm tự do của Kant ...................................................... 40 2.5.2. Hạn chế của quan niệm tự do của Kant ................................................... 42 Phần kết luận ............................................................................................................ 43 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ thời cổ đại đến nay, tự do vẫn luôn là cái đích mà loài người hướng đến, con người đã trải qua các cuộc đấu tranh phá bỏ gông cùm, xiềng xích về mọi mặt để vươn mình đến với tự do theo nghĩa đầy đủ nhất. Với tư cách là một phạm trù triết học, khái niệm tự do không ngừng vận động, phát triển qua từng thời kì, gắn với quan điểm của các nhà tư tưởng khác nhau. Tự do là khát vọng thường trực trong mỗi con người. Tự do đã trở thành bản chất tự nhiên, bản năng sống còn của con người. Càng thiếu tự do, con người càng ao ước nó. Chính vì thế, không một con người nào yên phận sống trong sự nô dịch của người khác và không một dân tộc nào cam chịu sống trong sự kìm kẹp của dân tộc khác. Các cuộc kháng chiến chính là để giải phóng con người ra khỏi sự nô dịch và áp bức. Tự do là một chủ đề xuất hiện sớm và được bàn luận nhiều nhất ở phương Tây, kể từ thời Hy Lạp cổ đại. Nhưng có lẽ phải đến thời kỳ Khai sáng mới đánh dấu một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử hướng tới văn hoá, văn minh, mà còn trong nhận thức của con người. Các nhà tư tưởng thời kỳ này không phải những người đầu tiên bàn về tự do nhưng họ là những người có công rất lớn trong việc xây dựng những nhận thức mới về tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá trị của nó. Kant chính là một trong số những nhà tư tưởng tiêu biểu đó. Để cho thấy tính chất thực tại khách quan của tự do, chúng ta cần tìm hiểu những tương quan giữa tự do và các yếu tố khác như: tất yếu, các quy luật đạo đức... Từ đó, ta sẽ thấy được tự do theo Kant được quy định như thế nào, và có ý nghĩa như thế nào đối với con người. Việc Kant đưa ra quan điểm về tự do đã góp phần như thế nào trong việc phát triển con người. Đi sâu nghiên cứu quan niệm của Kant về tự do góp phần khẳng định giá trị của quan niệm triết học Kant nói chung và quan niệm về tự do nói riêng. 1 Trong bối cảnh xã hội hiện nay, thì tự do vẫn luôn là vấn đề quan trọng trong xã hội. Do sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nên nhận thức về tự do cũng ngày càng khác biệt. Ở nước ta, nhận thức về tự do cũng có sự khác nhau giữa các tầng lớp người trong xã hội, xuất hiện những quan niệm đặc biệt ở lớp trẻ về việc Việt Nam không có tự do, hay quyền tự do bị xâm phạm. Để có cái nhìn đúng về vấn đề này thì việc nâng cao nhận thức cho mỗi người về tự do có ý nghĩa quan trọng. Việc trở lại nghiên cứu quan niệm của các nhà triết học trong lịch sử về vấn đề tự do sẽ giúp chúng ta có được một cơ sở lý luận cho cách hiểu về tự do. Với những lý do trên, tôi chọn: “Quan niệm của I.Kant về tự do” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài: Immanuel Kant là nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến nền triết học phương Tây nói chung và đặc biệt là triết học Cổ Điển Đức nói riêng. Điều này được thể hiện qua hơn 1000 luận văn chuyên đề và những tập tiểu luận được phát hành năm 2004, kỉ niệm 200 ngày qua đời của ông. 1100 người đã tham dự Hội nghị quốc tế Kant lần thứ IX tại Berlin năm 2000 . Công trình Nghiên cứu Kant (Kant-Studien) được Hans Vaihinger thành lập năm 1896 với hơn 25 luận văn mỗi năm, sau được xem là diễn đàn của Học hội Kant (Kant-Gesellschaft) tại Halle/Saale, được thành lập năm 1904 kỉ niệm 100 năm ngày mất của ông. Có Viện nghiên cứu Kant (Kant-Forschungsstelle) tại đại học Mainz, một công trình tại Bonn nhằm công bố các tác phẩm của ông bằng những phương tiện điện toán cũng như Kho tư liệu Kant tại Marburg (Marburger Kant-Archiv). Cũng có một số triết gia Nhật Bản theo học thuyết của Immanuel Kant và họ cũng lập một Học hội Kant riêng. Tại thủ đô Tōkyō, trong đền Triết gia, người ta treo một bức tranh mang tên "Bốn người minh triết trên thế gian", trên đó thể hiện hình ảnh Đức Phật, Khổng Phu Tử, Sokrates và Kant. Có thể thấy từ ngày ông mất, những tư tương , quan điểm của hệ thống triết học của ông đã được rất nhiều nhà triết gia nghiên cứu lại ở nhiều lĩnh vực khác nhau như : chính trị, đạo đức, pháp quyền, lịch sử ,.... Và ở Việt Nam, những vấn đề trong hệ thống triết 2 học của Kant vẫn là đề tài hấp dẫn các nhà nghiên cứu, các triết gia . Tuy nhiên, những vấn đề , những tài liệu liên quan đến Kant không được dịch ra tiếng Việt nhiều, trong chương trình giảng dạy có đưa vào giảng dạy nhưng nó còn quá ít để tầng lớp trẻ ngày nay hứng thú và tìm hiểu. Mặc dù vậy, ở Việt Nam vẫn có rất nhiều học giả đã công bố và xuất bản chính thức các công trình nghiên cứu về triết học của Kant ở nhiều vấn đề phương diện khác nhau . Trong đó, các học giả cũng dành một phần đáng kể để luận giải về đạo đức của ông, đặc biệt khái niệm “tự do” . Cụ thể , trong cuốn I.Cantơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức của viện Triết học , do nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1997, các tác giả không chỉ luận giải về triết học Kant , mà còn đề caapk đến những vấn đề trọng tâm trong đạo đức học của ông như con người và tương lai của loài người, “tự do”, “quy luật đạo đức” , “đức tin”,.. Tương tự trong Triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII-XIX – triết học Immanuin Cantơ của Nguyễn văn Huyên , do nhà sản xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 1996, tác giả xungz đề cập một cách trực diện đến những khái niệm quan trọng trong đạo đức học của I, Kant như “mệnh lệnh tuyệt đối”, “tự do” . Còn trong triết học Cổ Điển Đức : những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học của trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn , Đại học Quốc gia Hà Nội , do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2005, các học giả cũng không bỏ qua cơ hội để cùng nhau bàn luận về các chủ đề chính yếu trong đạo đức học của Kant , chẳng hạn như : “ bổn phận” , “trách nhiệm”, “nghĩa vụ”, “ mệnh lệnh tuyệt đối” , “tự do”, “mục đích tự thân”, “những nguyên tắc đạo đức”, “hạnh phúc”, “đức tin” , ý nghĩa của học thuyết đạo đức của Kant, .. Tuy nhiên , theo chúng tôi , những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở chỗ luận giải một cách tản mạn về một vấn đề trong đọa đức học của Kant , chứ chưa phải là sự trình bày chặt chẽ, đầy đủ và có hệ thống ; đặc biệt , các học giả chưa khai thác triệt để “tự do”, vốn là khái niệm trọng tâm trong đạo đức học của ông, để từ đó làm rõ hơn nữa giá trị nhân văn mà học thuyết này mang lại cho xã hội loài người nói chung và cá nhân nói riêng. Riêng cuốn Triết học Kant của Trần Thái Đỉnh , do nhà xuất bản Văn 3 hóa thông tin tái bản lần thứ ba năm 2005, tác giả đã trình bày khá đầy đủ và hệ thống về đạo đức học của Kant. Tác giả cũng dành phần lớn công sức của mình để luận giải về “tự do” và “sự tự chủ” , “tự do” và đối tượng của đạo đức học ( Sự Thiện hoàn hảo), chứ chưa đi sâu vào phân tích nội hàm của khái niệm “ tự do” cũng như nguồn gốc ra đời của khái niệm này trong đạo đức học Kant. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam đã đề cập và luận giải được những vấn đề trọng tâm trong đạo đức học của Kant. Tuy nhiên, tôi thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu dành riêng để luận giải về “tự do” cũng như nội hàm của nó . Vì vậy , luận văn này tôi sẽ bổ sung những luận giải cũng như nội hàm giá trị mà quan niệm “tự do” của Kant mang lại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Khóa luận tập trung làm rõ quan niệm của I.Kant về tự do, từ đó đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của quan niệm đó. Để đạt được mục đích nêu trên, khóa luận phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, trình bày điều kiện, tiền đề ra đời quan niệm của I.Kant về tự do. Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản của quan niệm tự do của I.Kant. Thứ ba, đưa ra đánh giá về những giá trị cũng như hạn chế của quan niệm của I, Kant về tự do. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: quan niệm về tự do của I. Kant Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu của quan niệm tự do của I.Kant. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng 4 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp cơ bản sau: phân tích, so sánh, tổng hợp, kết hợp giữa lôgic và lịch sử, diễn dịch, quy nạp… 6. Đóng góp của khóa luận: Khóa luận tìm hiểu những khía cạnh của quan niệm tự do trong triết học Kant để từ đó làm sáng tỏ những giá trị đặc biệt cũng như những hạn chế ở quan niệm “tự do” của ông. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận: 7.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã trình bày những quan niệm về tự do của Kant ở những khía cạnh mới hơn không chỉ đơn thuần là chỉ trong mối quan hệ với đạo đức 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Bài luận có thể dung làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập về triết học cũng như quan niệm tự do của Kant 8. Kết cấu của khóa luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương và 9 tiết 5 PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Hoàn cảnh ra đời quan niệm của I.Kant về tự do 1.1. Điều kiện kinh tế- xã hội và văn hóa Triết học Kant ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nước Đức hết sức rối ren và đầy mâu thuẫn. Lịch sử châu Âu đã cho thấy, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX điều kiện kinh tế - xã hội có sự chuyển biến rõ rệt, khẳng định sự thắng lợi của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đưa tầng lớp tư sản lên nắm quyền thống trị, quan hệ phong kiến tồn tại dai dẳng trong lịch sử đã trở nên lỗi thời. Chủ nghĩa tư bản đã được thiết lập ở một số nước Tây Âu như Anh, Pháp... đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử. Cách mạng công nghiệp Anh như một biến cố kinh tế quan trọng nhất trong đời sống kinh tế - xã hội tư bản lúc bấy giờ, đem lại sự phát triển nhảy vọt của sản xuất, làm tăng trưởng mạnh mẽ trình độ, khối lượng và nhịp độ sản xuất. Bên cạnh đó, các cuộc Cách mạng xã hội thế kỷ XVII – XVIII mở đường cho phát triển các tư tưởng xã hội tiến bộ, đẩy đến cuộc Cách mạng Tư sản Pháp (1789 – 1794). Hai cuộc cách mạng trên có ý nghĩa lịch sử rất lớn lao với thời đại: “Cách mạng công nghiệp Anh khẳng định sức mạnh của con người trong nhận thức thế giới, cách mạng Tư sản Pháp thể hiện khả năng cải tạo thế giới, làm rung chuyển cả châu Âu, đánh dấu sự mở đầu của nền văn minh công nghiệp” [12, 8]. Với ý nghĩa lịch sử lớn lao, hai cuộc cách mạng đó đã có những ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng ở các nước châu Âu, chấm dứt sự thống trị của chế độ phong kiến hàng nghìn năm gắn liền với hệ thống thần quyền và giáo luật khắt khe, mở đầu cho sự ra đời và phát triển của chế độ tư bản. Chủ nghĩa tư bản ra đời đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng có trong lịch sử, tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó. Bước chuyển đó đã đem lại cho châu Âu một diện mạo mới với những thành tựu khổng lồ về kinh tế - xã hội và văn hóa nhân loại đã đạt được trong thời kỳ 6 bình minh đầy tính cách mạng của chủ nghĩa tư bản. Đó là những tiền đề quan trọng thúc đẩy khoa học nói chung và triết học nói riêng phát triển. Đặc biệt đối với triết học, sự chuyển biến được thể hiện rõ. Trong thời đại tư bản chủ nghĩa, hệ thống thần học như một chiếc áo khoác lên, che đậy cho chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa kinh viện giáo điều với những lý luận hoàn toàn hướng con người tới một thế giới ảo tưởng, xa rời hiện thực cuộc sống đã bị cởi bỏ, thay thế bởi chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy lý. Triết học thâm nhập khám phá cuộc sống, tìm hiểu những bí ẩn trong lý tính của con người. Các nhà tư tưởng tư sản trả lại cho con người những quyền mà hệ tư tưởng phong kiến đang phủ nhận: quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sở hữu riêng của mỗi cá nhân và quyền mưu cầu hạnh phúc. Con người phải vươn tới trí tuệ tự do và đích thực. Trong thời kỳ đó, nếu nước Anh nhờ cách mạng tư sản và bước ngoặtcông nghiệp mà trở thành quốc gia tư bản lớn mạnh nhất, nước Pháp nhờ Cách mạng Tư sản 1789, giai cấp tư bản đã tiêu diệt chế độ phong kiến, đang tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, cả châu Âu đang phát triển nhanh và mạnh mẽ, nhưng trái lại nước Đức vẫn triền miên trong giấc ngủ Đông – vẫn còn là một nước phong kiến lạc hậu, với chế độ quân chủ chuyên chế phân quyền, bị phân hóa cả về kinh tế lẫn chính trị. Triết học I.Kant đã ra đời trong hoàn cảnh đó, một nước Đức hết sức phức tạp và đầy những mâu thuẫn không thể dung hòa. Sau khi thất bại trong chiến tranh nông dân (1525), thế kỷ XVII, nước Đức lại trải qua cuộc chiến tranh 30 năm kéo theo hậu quả nghiêm trọng là sự tàn phá ghê gớm, nặng nề cả về con người và của cải. Xã hội Đức cuối thế kỷ XVIII còn là một nước nghèo nàn, lạc hậu, phát triển trì trệ so với các nước Tây Âu xung quanh. Tập đoàn phong kiến Đức đang thống trị độc đoán và ngoan cố. Liên bang Đức chỉ tồn tại về hình thức, thực tế đất nước còn phân thành nhiều tiểu vương quốc tách biệt nhau với hàng trăm cát cứ phong kiến. Đứng đầu mỗi cát cứ là một chúa đất có quyền lực vô hạn đối với thần dân của mình. Trong mỗi lãnh địa đều có quân đội, cảnh sát, tiền tệ và thuế quan riêng. Sự phân tán về kinh tế, 7 chính trị cùng với sự bảo thủ độc đoán của triều đình Phổ là lực cản lớn của nước Đức trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Về kinh tế: nền kinh tế thị trường bị ràng buộc bởi quan hệ kinh tế sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự tập trung ruộng đất trong tay địa chủ, những tàn dư của chế độ nông nô, chế độ phường hội, chúa đất, sự phụ thuộc lẫn nhau của nhiều cát cứ nhỏ bé với các thể chế chính trị phản động…đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm tăng thêm mức độ lạc hậu của nước Đức so với các nước phát triển tư bản chủ nghĩa. Năng suất lao động thấp, đời sống của đại đa số quần chúng nhân dân trở nên nghèo nàn, cùng cực. Toàn cảnh nền kinh tế nước Đức lúc bấy giờ hết sức manh mún, trì trệ và phân tán. Về chính trị: Vua Friedrich Wilhem II đứng đầu triều đình Phổ lúc bấy giờ vẫn rất bảo thủ và ngoan cố tăng cường quyền lực, duy trì chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc, muốn nhân dân mình quay trở về thời trung cổ, ngăn cản đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mặc dù vậy, song giai cấp tư sản nước Đức lúc đó vẫn còn non nớt và yếu đuối, chưa có đủ điều kiện chín muồi cho việc nổi dậy giành chính quyền. Chính vì thế, cả nước Đức bao trùm một bầu không khí ngột ngạt, bất bình của nhân dân. Về tư tưởng: Hệ tư tưởng thần học chiếm vị trí độc tôn trên vũ đài lý luận. Thần học là khoa cơ bản trong các trường đại học. Triết học và các môn khoa học xã hội khác nhiều khi chỉ là sự biện hộ và bảo vệ cho thần học. Người cha tinh thần của triết học Đức lúc đó là Christian Wolft, người kế tục tư tưởng duy tâm của Lépnít. Đa số học trò của Wolft đều chiếm những vị trí quan trọng trong các trường đại học Đức lúc bấy giờ. Triết học tiến hành cuộc thỏa hiệp với tôn giáo và đành nhượng bộ nó trong nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh của xã hội Đức đương thời phủ một màu xám, đúng như lời khắc họa của Ăngghen: “Không ai cảm thấy mình dễ chịu…Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn bao trùm cả nước. Không có giáo dục…không có tự do báo chí, không có dư luận xã hội - không có gì cả ngoài sự đê tiện và tự tư tự lợi, lề thói con buôn hèn mạt, xum xoe nịnh hót 8 thảm hại, đã xâm nhập toàn dân. Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [4, 754]. Trước ảnh hưởng như vũ bão của các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới, đặc biệt là Cách mạng Tư sản Pháp (1789), cùng với bối cảnh kinh tế xã hội phức tạp, rối ren và đầy mâu thuẫn của nước Đức lúc bấy giờ đã tác động mạnh tới tư tưởng của giai cấp tư sản Đức. Họ đã đặt ra vấn đề cách mạng, nhưng không phải trong thực tế mà chỉ trong tư tưởng mà thôi. Bởi vì, không giống như các nhà tư tưởng Pháp, các nhà tư tưởng Đức không đồng thời là các nhà hoạt động cách mạng. Không như các nhà hoạt động khác thời kỳ khai sáng, các nhà triết học Đức là những nhà duy tâm chính vì thế họ không dám làm một cuộc cách mạng trong hiện thực mà chỉ làm cuộc cách mạng trong tư tưởng. Giai cấp tư sản non yếu đang trong quá trình tích lũy tư bản vẫn phải dựa vào sự bảo hộ của quý tộc nên cuộc đấu tranh chính trị mạnh mẽ với giới quý tộc là điều mà họ chưa thể nghĩ tới. Điều đó được phản ảnh trong sự bất lực tiến hành một cuộc cách mạng chống lại trật tự phong kiến và cuối cùng thể thiện ở sự thỏa hiệp của họ. Các học thuyết triết học duy tâm của các nhà triết học cổ điển Đức duy tâm và yếu hèn, không thể làm cơ sở cho sự cải tạo tư sản nước Đức theo mong muốn mà tuyên ngôn của họ đã nêu: tự do, trí tuệ, hạnh phúc và quyền con người. Trong tầng lớp trí thức Đức thời bấy giờ xuất hiện tình trạng bi quan, bất mãn và bất lực. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, phủ nhận sự cải tạo xã hội cũ bằng bạo lực cách mạng, biện hộ cho sự tồn tại của nhà nước Phổ và xã hội đương thời. Họ lấy triết học làm vũ khí phê phán và chuyển tải tư tưởng cách mạng. Triết học là nơi gửi gắm, thể hiện khát vọng cải tạo hiện thực của con người. Sự tìm lối thoát trong triết học ấy đã được C . Mác nhận xét: “Giống như các dân tộc cổ đại đã trải qua thời kỳ tiền sử của mình trong tư tưởng, trong thần thoại, những người Đức chúng ta cũng vậy, chúng ta đang trải qua lịch sử tương lai của chúng ta trong tư 9 tưởng, trong triết học…Triết học Đức là sự tiếp tục của lịch sử Đức trong ý niệm” [4, 557]. “Cũng giống như ở Pháp hồi thế kỷ XVIII, cách mạng triết học Đức hồi thế kỷ XIX cũng đi trước một cuộc cách mạng chính trị”[5, 39], nhưng khác với giai cấp tư sản Pháp vốn triệt để cách mạng, giai cấp tư sản Đức ngay từ đầu đã muốn thỏa hiệp với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ đang thống trị thời đó, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết vấn đề phát triển đất nước. Tính chất cải lương thỏa hiệp về tư tưởng chính trị của tầng lớp trí thức Đức đương thời đã có ảnh hưởng lớn đến I.Kant. Là một học giả chỉ nghiên cứu khoa học và triết học, bận rộn với công việc giảng dạy cũng như giải thích các thành quả nghiên cứu của mình, I.Kant ít quan tâm đến các vấn đề chính trị, ngại đụng chạm đến chính quyền nhà nước. Nhưng ông lại có một tấm lòng nhân đạo cao cả, có thiện cảm với quần chúng nhân dân lao động nghèo khổ. Trong suy nghĩ của nhà triết học diễn ra mâu thuẫn với các câu hỏi: cần phải làm gì và làm như thế nào để đạt được hai mục đích: 1) nói lên tư tưởng khoa học, đề cao vai trò lý tính, phản ánh nguyện vọng muốn thay đổi chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc bằng một xã hội dân chủ tư sản, đem lại quyền lợi đích thực cho mọi công dân xã hội; 2) làm vừa lòng chính thể nhà nước hiện tồn. Mâu thuẫn tâm lý đó chuyển thành mâu thuẫn tư tưởng và biểu hiện một cách cụ thể trong học thuyết triết học của I.Kant, đúng như lời nhận xét của Giáo sư Trần Đức Thảo: “Sự bất lực trong tư tưởng của Kant phản ánh sự bất lực của giai cấp tư sản Đức nằm trong một hệ thống châu Âu đã tiến bộ nhiều, đã hoặc đang làm cách mạng tư sản” [23, 390]. “Tư tưởng của Kant biểu hiện những ưu khuyết điểm của cách mạng tư sản một cách đúng đắn” [22, 419]. Dưới sự tác động của cả hai sức ép: một bên là sự cổ vũ mạnh mẽ của các nhà khai sáng, cách mạng tư sản Pháp- những tư tưởng tiến bộ; một bên là sức ép chính trị của chính quyền chuyên chế Phổ đương nhiệm với chính sách trừng trị hà khắc đối với những học giả có tư tưởng chống đối nhà nước, I.Kant cũng đã chọn con đường cải lương, thỏa hiệp với luận điểm: “Tôi phải dẹp bỏ nhận thức đi 10 để dành chỗ cho lòng tin và thuyết giáo điều trong siêu hình học” [15, 55] Tóm lại, triết học I.Kant nói chung và quan niệm về tự do nói riêng là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh kinh tế - xã hội Đức đầu thế kỷ XVIII; nó phản ánh một cách đúng đắn thực trạng xã hội Đức với những mâu thuẫn phát sinh trong lòng xã hội đó. Đồng thời triết học I.Kant cũng là sự khai phá tiến bộ trên lĩnh vực tư tưởng, được coi là “lý luận Đức của cuộc cách mạng tư sản Pháp” 1.2. Quan niệm về tự do trước Kant: Trong triết học xã hội, “Tự do” với tư cách một phạm trù được quan niệm là cái cần cho con người trong việc tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần để thông qua đó, mỗi cá nhân bộc lộ toàn bộ khả năng và thiên hướng của mình. Ý thức về tự do và vươn tới tự do chỉ có trong xã hội loài người. Toàn bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống. Phạm trù “Tự do” dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài. Đó mới chỉ là định nghĩa tương đối và đơn giản về tự do. Trên thực tế, tự do là một phạm trù mở, hiểu và thể hiện tự do trong đời sống là một quá trình mâu thuẫn và có tính hai mặt. Vì thế trong lịch sử nhân loại đã có nhiều nhà triết học bàn về vấn đề này, từ Arixtốt, Êpiquya đến C.Mác, từ phái Khắc kỷ đến chủ nghĩa Hiện sinh. Tự do là một phạm trù lịch sử, việc nhận thức và lý giải nó gắn liền với các thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chưa hình thành lý luận riêng về tự do, mà chỉ có những cuộc đấu tranh vì tự do, tiêu biểu thời kỳ này phải kể đến Arixtốt - nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng đã đề cập đến năng lực lựa chọn tự do từ bình diện đạo đức - chính trị. Ông cho rằng, con người với tư cách sinh vật xã hội, luôn biết chọn cho mình cách sống và lối ứng xử phù hợp với lý trí. Năng lực lựa chọn tự do không có nghĩa là vượt quá khuôn khổ của các quy tắc, các chuẩn mực truyền thống, là sự khẳng định cái Tôi một cách vô nguyên tắc. Nó phải dựa trên sự nhận thức về vị trí của cái Tôi giữa những cái Khác. Trong đạo đức học, năng lực đó là “tính trung dung” - chọn 11 cái tối ưu từ nhiều cái tốt, khắc phục cả sự bất cập lẫn sự thái quá. Và, do vậy, “trung dung” khác với “ba phải”, lưng chừng, lại càng khác với thái độ lãnh đạm, dửng dưng trong cuộc sống [8,215]. Êpiquya cũng là một đại diện của nền triết học Hy Lạp cổ đại, ông đã đem lại những suy nghĩ mới về vấn đề tự do. Theo ông, tự do trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người khỏi mọi ràng buộc của số phận, lấy sự thư thái, tĩnh tâm làm điều kiện cho đời sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động vươn tới hạnh phúc, tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất tầm thường. Và, tự do như thế mới là tự do mang tính người. Rằng, tự do là không bị lệ thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm đến cái chết, không thừa nhận vai trò của thần thánh cả trên trời lẫn dưới đất. Cần thấy rằng, sự sụp đổ của thế giới cổ đại bởi những mâu thuẫn bên trong và sự tấn công của các sắc tộc “man di” từ bên ngoài một phần liên quan đến vấn đề tự do, cả trong tư tưởng lẫn trong hiện thực. Chế độ chiếm hữu nô lệ trong quá trình tồn tại và phát triển của nó đã tước bỏ thiên chức làm người của 3/4 dân số, biến họ thành nô lệ, thành “công cụ biết nói” và đối xử với họ như hàng hóa có thể trao đổi giữa các chủ nô. Cùng với đó, quan niệm về “công dân” và “nô lệ” cũng được xem xét từ góc độ người tự do và người không tự do. Nô lệ đồng nghĩa với thế giới động vật có tinh thần. Điều này giải thích vì sao sự ra đời và phổ biến nhanh chóng của Kitô giáo vào đầu Công nguyên được xem như sự giải thoát tinh thần, như lời cảnh tỉnh về cái chết khó có thể tránh khỏi của chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời của Kitô giáo là một hiện tượng cách mạng trong sinh hoạt tôn giáo; nó là tôn giáo của người nghèo, của quần chúng bị áp bức, là sự tuyên truyền cho lối sống bình đẳng, dân chủ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ. Quá trình hợp pháp hóa Kitô giáo diễn ra song song với quá trình thay thế quan hệ xã hội chủ nô - nô lệ bằng quan hệ xã hội đi dần vào quỹ đạo của xã hội phong kiến cuối thế kỷ IV đầu thế kỷ V. Sau khi trở thành quốc giáo, Kitô giáo đòi quyền độc tôn trong sinh hoạt tinh thần, trở thành một vương quốc với quyền uy tối thượng. Một khi đa nguyên triết lý được thay thế bằng uy quyền tư tưởng thì tự do cũng 12 hàm chứa ý nghĩa khác trước. Khi đó, thay vì tranh luận để tìm kiếm chân lý, các đại diện của tư tưởng Kitô giáo đòi hỏi tranh luận làm sáng tỏ những chân lý sẵn có. Lấy Kinh thánh làm nền tảng, làm chân lý bất biến, tuyệt đích, các Giáo phụ xem lý trí chỉ là kẻ phụng sự đức tin. Lactantius còn đưa ra lời khuyên nên quàng vào cổ của lý trí một cái ách để định hướng nó. Tự do được giải thích theo quan điểm thần trí học (Theosophy), nhận thức và hành động tự do gắn liền với nhận thức về sự sáng tạo bởi chúa Trời. Đại diện tiêu biểu cho triết học Kitô giáo là Ôâguýtxtanh ở thời kỳ Giáo phụ và Tômát Đacanh trong triết học kinh viện. Theo thuyết Sáng thế, con người là hình ảnh của Thiên chúa, nên tự do cũng là món quà mà Thiên chúa ban cho con người, tự do tinh thần được coi trọng hơn tự do thân xác. Thậm chí, ngay cả khi con người bị biến thành nô lệ thì sự nô lệ thân xác vẫn không ngăn cản ý chí tự do. Tômát Đacanh cho rằng, tự do với tư cách một giá trị là sự giải thoát khỏi những ràng buộc của thế giới trần tục để vươn tới nơi sâu thẳm. Nhưng quan niệm như thế là sự đánh tráo tự do, thủ tiêu tự do hiện thực, biện minh cho tự do ảo tưởng, phi hiện thực. Phục hưng là sự kết thúc đầy ý nghĩa lịch sử trung đại và cũng là sự chấm dứt cách hiểu theo lối Kitô giáo về tự do, chỉ còn giữ lại tính hình thức của nó, nghĩa là xem tự do như món quà kỳ diệu mà Chúa ban cho con người. Song, con người tự do trước hết là tự do trong sự lựa chọn phương thức sống và tín ngưỡng. Thời đại Phục hưng là thời đại chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, tính chuyển tiếp này trong tư duy được thể hiện ra ở cuộc đấu tranh chống thần quyền và những tín điều bảo thủ, thuyết Thần là trung tâm được thay bằng thuyết Con người là trung tâm, chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh được thay bằng chủ nghĩa hạnh phúc, thuyết định mệnh được thay bằng thuyết tự do cá nhân. Đến thời kỳ cận đại, tự do càng được các nhà triết học chú trọng nhiều hơn , tiêu biểu có thể kể đến những cái tên tiêu biểu như Thomas Hobbes, John Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau. Đối với Hobbes, con người sinh ra là tự do, bình đẳng, theo ông có tự do trong trạng thái tự nhiên và tự do trong trạng thái nhà nước Trong trạng thái tự nhiên, con người luôn cảm thấy bị đe 13 dọa, không được an toàn, luôn cảm thấy bất an. Mặc dù con người được tự do làm điều gì đó mà mình thích, nhưng sự tự do đó luôn bị đe dọa bởi những người khác. Ông viết: “Trong xã hội không có pháp luật, cuộc sống của con người, sẽ trở nên “đơn độc, nghèo nàn, thô tục, hung ác và ngắn ngủi” [3, tr.441]. Còn với Locke , ông quan niệm trạng thái tự nhiên không phải là trạng thái lộn xộn. Trạng thái tự nhiên “có luật tự nhiên để cai quản, bắt buộc mọi người phải tuân thủ; và lý trí - vốn là luật này - huấn thị cho toàn thể loài người - những người có ý chí riêng cũng phải tham vấn nó, rằng tất cả đều phải bình đẳng và độc lập với nhau. Không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức khoẻ, tự do, hay tài sản của người khác” [3, tr.35-36]. Con người sống trong một trạng thái tự nhiên là sống trong trạng thái tự do. Trong trạng thái tự nhiên, sự tự do của con người là tuyệt đối, mọi người đều có “quyền bình đẳng tự nhiên”; ai cũng có quyền ước muốn bất kỳ điều gì, có quyền với bất kỳ điều gì. Còn đối vơi Montesquieu, ông cho rằng tự do là sự yên tâm của mỗi người khi thấy mình được an toàn; tự do của mỗi công dân có quan hệ chặt chẽ với việc chính quyền thực thi quyền lực của mình (cụ thể ở đây là việc áp dụng luật pháp). của mỗi người khi thấy mình được an toàn; tự do của mỗi công dân có quan hệ chặt chẽ với việc chính quyền thực thi quyền lực của mình (cụ thể ở đây là việc áp dụng luật pháp). Tự do được là một quyền lợi tối cao của công dân. Nếu như quyền lực chỉ nằm trong tay một người và được áp chế một chiều từ trên xuống thì không thể có tự do.Còn về phần J.J.Rousseau, ông cho rằng tự do tự nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực của cá nhân; còn “quyền tự do dân sự” có “giới hạn rộng rãi, là ý chí chung của nhiều người. khi bàn về “tự do”, Rousseau không thiên về luận giải ý nghĩa triết học của khái niệm ấy, mà luận giải chủ yếu từ ba phương diện: tự do tự nhiên, bẩm sinh vốn có, là cái mà người ta về sau đã phải “hy sinh” để có được tự do dân sự và tự do luân lý. Để đạt được tự do dân sự và tự do luân lý, con người phải tuân thủ ý chí chung, ý chí tối thượng. Điểm nổi bật trong quan niệm về tự do của Rousseau là tư tưởng chống lại mọi hình thức nô lệ, đồng thời khẳng định 14 vai trò hết sức quan trọng của bình đẳng, với tư cách là điều kiện tiên quyết để có được tự do như là quyền cơ bản, bất khả xâm phạm của con người. Từ đó ta thấy được quan niệm về tự do trước Kant vẫn là tự do mà phần nhiều hướng đến tự nhiên, vẫn hướng đến tự do không theo một nguyên tắc nào mà chỉ do theo chính bản thân con người hoặc có theo những quy tắc thống nhất thì nó cũng mới là bước đầu xây dựng . 1.3. Quan niệm về con người – cơ sở của quan niệm tự do của Kant Từ trước đến nay, vấn đề con người được đặt ra và nghiên cứu trong triết học từ rất sớm trước Kant. Chẳng hạn, Protagore khẳng định: "Con người là thước đo của mọi vật". Socrate đưa ra mệnh đề nổi tiếng: "Con người hãy tự nhận thức chính mình". Aristote cho rằng, "con người là động vật chính trị". Các nhà triết học kiêm thần học thời trung cổ coi con người như là sản phẩm của Thượng đế, còn đời sống của nó là sự thực hiện mệnh trời. Các nhà khai sáng Pháp xem con người như là giá trị cao nhất sáng tạo ra tất cả mọi giá trị văn hoá trên trái đất, là thực thể có lý tính của vũ trụ mà tất cả phải xuất phát từ đó và quay về đó. Khi tiếp thu những thành quả nghiên cứu về con người của các nhà triết học tiền bối, Kant đã nhận ra rằng, vấn đề con người trong siêu hình học cũ mới chỉ dừng lại ở mức độ chung . Kế thừa những quan điểm triết học tiền bối về con người và những ý tưởng nhân đạo trong huyền thọai và cả trong Kinh thánh, bằng những hiểu biết của mình, Kant đã thực sự định hình một hướng mới trong nghiên cứu triết học - triết học nhân học. Về lĩnh vực nhận thức con người, khi nghiên cứu triết học I. Kant, người ta cũng có thể thấy rất rõ thái độ trân trọng của ông đối với con người và lý trí con người. Chỉ có điều, là một nhà triết học độc đáo nên việc đề cao con người ở I. Kant cũng rất khác biệt so với các nhà tư tưởng khác. Theo I. Kant, "thế giới vật tự nó" là thế giới dành cho cảm giác. Do vậy, thế giới đó đóng kín đối với lý tính và đối với khoa học. Tuy thế, theo cách giải thích của I. Kant, đối với "thế giới vật tự nó", con người không phải là tuyệt nhiên không thể vươn tới được. Bởi lẽ, con người, trong quan niệm của I. Kant, luôn sống trong cả 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan