Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TIỂU LUẬN VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA...

Tài liệu TIỂU LUẬN VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA

.PDF
12
1
88

Mô tả:

lOMoARcPSD|15547689 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUAAJTTRUNG ƯƠNG KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ~~~~~~*~~~~~~ BÀI TIỂU LUẬN Đềề tài 1 MÔN : Văn bản quản lý nhà nước vềề văn hóa Sinh viên thực hiện Lớp Mã sinh viên Giáo viên hướng dẫn : : : : Nguyễn Văn Hào K14 _ QLVH 2053420054 Nguyễn Thị Phương Thanh HÀ NỘI– 2022 1 lOMoARcPSD|15547689 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2 NỘI DUNG …………………………………………………………… 4 1. Thế nào là hệ thống văn bản quản lý nhà nuớc ?..........................4 2. Trên danh nghĩa là chuyên viên phòng tổ cán bộ thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , có trụ sở tại Thành phố Phủ lý , Tỉnh Hà Nam em sẽ soạn thảo quyết định điều động viên chức ……………………………………..7 KẾT LUẬN …………………………………………………………….10 2 lOMoARcPSD|15547689 MỞ ĐẦU Trong hoạt động giao tiếp văn bản là một trong những phương tiện quan trọng nhằm ghi lại và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nhằm điều chỉnh các mối quan hệ sao cho phù hợp với Pháp luật hiện hành. Văn bản được hình thành trong nhiềulĩnh vực của đời sống xã hội. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Văn bản là phương tiện thông tin cơ bản để phục vụ cho việc điều hành bộ máy nhà nước có thể hoạt động đúng hướng , đúng chức năng và có hiệu quả. Văn bản quản lý nhà nước có thể : văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt , văn bản hành chính thông thường, văn bản chuyên môn và văn bản kỹ thuật. Trong quá trình làm việc , người cán bộ công chức , viên chức phải phân biệt được văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác cũng thuộc văn bản quản lý nhà nước. Đối với văn bản quy phạm pháp luật cần chú ý đặc tính của văn bản là có chứa đựng quy tắc xử sự chung và có tính bắt buộc chung và đối tượng áp dụng không phải là một đối tượng 2 nhóm đối tượng cụ thể và chỉ một cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành loại văn bản này . Với những kiến thức có được từ môn Văn bản quản nhà nước về văn hoá và các kiến thức do em tự tìm hiểu được nên em đã chọn đề tài 1 để làm bài tiểu luận . NỘI DUNG 1. Thế nào là hệ thống văn bản quản lý nhà nuớc ? Việc đầu tiên chúng ta phải hiểu văn bản là gì . Ngày nay hoạt động giao tiếp của nhân loại được thực hiện chủ yếu 3 lOMoARcPSD|15547689 bằng ngôn ngữ Phương tiện giao tiếp này được thực hiện ngay từ buổi đầu của xã hội loài người. Với sự ra đời của chữ viết, con người đã thưc hiện được những không gian cách biệt qua nhiều thế hệ. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn được thực hiện qua quá trình phát và nhận các ngôn bản. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn bản: - Quan niệm 1: “Văn bản là một loại tài liệu được hình thành trong các hoạt động khác nhau của đời sống xã hội”; - Quan niệm 2: Quan niệm của các nhà ngôn ngữ: “Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, có tính nhất quán về chủ đề, trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ”; - Quan niệm 3: Quan niệm theo nghĩa rộng của các nhà nghiên cứu hành chính: “Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ hay một ký hiệu ngôn ngữ nhất định”. Văn bản quản lý nhà nước : là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hoá) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân. 4 lOMoARcPSD|15547689 Hệ thống Văn bản quản lý Nhà nước là tập hợp những Văn bản có đặctrưng giống nhau, hình thành trong quá trình hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, có liên quan và tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Thẩm quyền của văn bản quy phạm pháp luật : Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020) quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp từ Điều 27 đến Điều 30, cụ thể như sau: * Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: - Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật để quy định (Điều 27): (1) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; (2) Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; (3) Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; (4) Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành quyết định để 5 lOMoARcPSD|15547689 (1) quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; (2) Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; (3) Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao (Điều 30). Thủ tục , trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật : Theo quy định của Luật năm 2008, trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được tiến hành theo các bước sau đây: - Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết. - Soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; - Lấy ý kiến về dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; - Thẩm định dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. - Chính phủ thảo luận, quyết định việc trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. 6 lOMoARcPSD|15547689 - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội (Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra sơ bộ dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết). - Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra chính thức dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. - Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. - Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực. - Công bố, đăng Công báo. 2. Trên danh nghĩa là chuyên viên phòng tổ cán bộ thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , có trụ sở tại Thành phố Phủ lý , Tỉnh Hà Nam em sẽ thảo quyết định điều động viên chức . UBND TỈNH HÀ NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ VĂN HÓA THỂ THAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc & DU LỊCH Số: 68/QĐ-STP Hà Nam, ngày 02 tháng 8 năm 2021 7 lOMoARcPSD|15547689 QUYẾT ĐỊNH Về việc điều động viên chức đến công tác tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH HÀ NAM - Căn cứ Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành quy định phân cấp và quản lý viên chức trên địa bàn tỉnh Hà Nam; - Căn cứ Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam; Quyết định số 14/2020/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 3 Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam; Căn cứ Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc giải thể Trường Nghiệp vụ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam; Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam . QUYẾT ĐỊNH: 8 lOMoARcPSD|15547689 Điều 1. Điều động ông Nguyễn Văn Hào đến công tác tại Bảo tàng tỉnh Hà Nam kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020. Nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hà Nam phân công. Điều 2. Lương và các khoản phụ cấp của ông Nguyễn Văn Hào thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước. Điều 3. Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, thủ trưởng các đơn vị liên quan và ông Nguyễn Văn Hào chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Sở Nội vụ; - Ban Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và BÙI ĐỨC THÁI Du lịch tỉnh Hà Nam; ; - Như Điều 3; - Webiste Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam; - Lưu: VT, VP, D(20b). KẾT LUẬN Văn bản quản lý nhà nước là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước cần được xem như là một bộ phận hữu cơ của hoạt động tổ chức và hoạt động 9 lOMoARcPSD|15547689 quản lý nhà nước. Các văn bản quản lý nhà nước luôn có tính pháp lý chung. Vậy nên ta thấy được tầm quan trọng của văn bản quản lý nhà nước. Bài làm của em tới đây là kết thúc, em rất mong nhận được lời đóng từ quý thầy cô . Em xin chân thành cảm ơn ! 10 lOMoARcPSD|15547689 NHẬN XÉT TIỂU LUẬN ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………… Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên Cán bộ chấm thi thứ nhất 11 Cán bộ chấm thi thứ hai lOMoARcPSD|15547689 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan