Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn văn Tuyển tập đề thi và đán án chi tiết môn văn kỳ thi thpt quốc gia...

Tài liệu Tuyển tập đề thi và đán án chi tiết môn văn kỳ thi thpt quốc gia

.DOCX
111
687
133

Mô tả:

Tuyển tập đề thi và đán án chi tiết môn Văn kỳ thi THPT quốc gia SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 1 ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? ( Trích Vợ nhặt-Kim Lân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ? 4. Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa gì? 5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử. Phần II (7 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ cua anh /chị về mối quan hệ giữa tài và đức. Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người em gái chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng nột mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Việt Bắc-Tố Hữu,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) ----------------------------------------- Hết ----------------------------------------(Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:................................ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I Nội dung 1) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính . 2) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai ( nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà 3)Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con. 4) Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa: gợi lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 II ngày hạnh phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng. 5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý: -Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ. - Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử? - Ý nghĩa của tình mẫu tử. - Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động. Câu 1: -Giới thiệu vấn đề nghị luận. -Giải thích tài và đức: +Tài :trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người của con người. +Đức: phẩm chất và nhân cách con người. -Bình luận vấn đề: +Tài và đức là 2 mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người. +Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự sai lệch trong suy nghĩ và hành động ,thiếu sự phấn đấu,tu dưỡng và rèn luyện bản thân;thậm chí nếu quá chú ý,coi trọng tài mà không chú ý đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản thân,cộng đồng và xã hội. +Nếu chỉ lo phấn đấu ,tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình đọ ,năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng jhoong thể có nhiều đóng góp cho cộng đồng và xã hội. +Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa,gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. -Bài học nhạn thức và hành động. 0,25 0,5 2,0 0,25 Câu 2: - Giới thiệu về tác giả,tác phẩm,nội dung đoạn trích:đoạn trích đã vẽ nên bức tranh tứ bình,là đỉnh cao nỗi nhớ mà người về xuôi bộc lộ với Việt Bắc. - 2 câu đầu: + Câu thơ thứ nhất: là một câu hỏi tu từ,là cái cớ đẻ người ra đi bộc lộ lòng mình. + Câu thơ thứ 2: khẳng định nỗi nhớ người ra đi với Việt Bắc nhớ hoa cùng người. - 8 câu tiếp:+bức tranh mùa đông. + bức tranh mùa xuân + bức tranh mùa hạ + bức tranh mùa thu -Đánh giá, khái quát nội dung nghệ thuật đoạn thơ. SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 2 0,25 0,5 3,0 0,25 ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? ( Trích Vợ nhặt-Kim Lân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ đó ? 4. Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa gì? 5. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử. Phần II (7 điểm): Câu 1(3 điểm): “Tình yêu nâng cao con người khỏi sự tầm thường” Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ cua anh/ chị về vấn đề trên. Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về 2 đoạn thơ sau đây: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đem hơi (Tây Tiến- Quang Dũng-Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cay núi đá ta cùng đánh tây Núi giăng thành lũy sát dày Rừng che bộ đọi rừng vây quân thù (Việt Bắc-Tố Hữu-Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) ----------------------------------------- Hết ----------------------------------------(Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:................................ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I Nội dung 1) Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính . 2) Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai ( nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà 3)Thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn : dựng vợ gả chồng , ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái . Hiệu quả nghệ thuật của các thành ngữ : chứng tỏ nhà văn thể hiện tài năng vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân Điểm 0,5 0,5 0,5 II gian, dòng tâm tư người kể hoà với dòng suy nghĩ của nhân vật bà cụ Tứ. Tác giả hiểu được nỗi lòng, tâm trạng của người mẹ thương con. 4) Dấu ba chấm (...) trong câu văn Còn mình thì... có ý nghĩa: gợi lời độc thoại nội tâm của nhân vật bà cụ Tứ bị đứt đoạn, khi bà so sánh giữa người ta với còn mình. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng của người mẹ già này. Bà thương con nhưng thấy mình chưa làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người mẹ, nhất là trong ngày hạnh phúc của con. Tấm lòng của bà cụ Tứ thật cao cả và thiêng liêng. 5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý: -Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ. - Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử? - Ý nghĩa của tình mẫu tử. - Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động. Câu 1: -Giới thiệu ý kiến. -Giải thích:+Tình yêu là gì? +Sự tầm thường có nghĩa là gì? Suy ra ý nghĩa của câu nói. -Giải thích tại sao tình yêu nâng con người thoát khỏi sự tầm thường. +Nó biểu hiện của nhân tính(phần Người) đẻ nâng cao con người lên,vượt lên phần bản năng tàm thường(phần Con). +Nó giúy con người có những cảm xúc đẹp,ý nghĩa đẹp,hành động đẹp. +Nó ảnh hưởng tới nhiều mối quan hệ giữa con người – con người,con người –thiên nhiên,con người –tập thể,con nguoif nghề nghiệp. -Bình luận ,mở rộng +Không phải tình yêu nào cũng nâng cao con người khỏi sụ tầm thường,có những ty mù quáng,vị kỉ. +Có Ty thôi chưa đủ,cần phải co trí tuệ,hành động,... -Bài học hành đọng và nhận thức. Câu 2: -Giới thiệu về tác giả,tác phẩm. +Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài,tên tuổi của ông gắn 0,5 1,0 0,25 0,5 1,5 0,5 0,25 0,25 liền tác phẩm Tây Tiến. +Việt Bắc là là bài thơ xuất sắc rút từ tập thơ cùng tên được sáng tác trong những năm tháng chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu. 3,0 - Cảm nhận :+ về đoạn thơ của nhà thơ Quang Dũng + về đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu. 0,5 -So sánh giữa 2 đoạn thơ. +Điểm tương đồng. +Điểm khác biệt 0,25 -Khái quát về 2 đoạn thơ.Đánh giá ,mở rộng. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015 Đề 3 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu ( 3 điểm): Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mỵ đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ? 4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ? 5. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng? 6. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người của tuổi trẻ hôm nay. Phần II (7 điểm): Câu 1 (3 điểm): Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử bản thân bằng lí trí,đối xử người khác bằng tấm lòng” Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu ngạn ngữ trên. Câu 2 (4,0 điểm): “Qua Tây Tiến ,Quang Dũng đã xây dựng được bức tượng đài về người lính bằng bút pháp lãng mạn va màu sắc bi tráng” Anh /chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ đoạn thơ trên: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến-Quang Dũng,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) ----------------------------------------- Hết ----------------------------------------(Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:................................ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I Nội dung 1) Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. 2) Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa. 3) Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì Điểm 0,25 0,25 0,5 II thào đạt hiệu quả nghệ thuật diễn tả tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ. Nó chứng tỏ tâm trạng lo sợ và hành động nhẹ nhàng từ bước đi đến lời nói của Mị. Điều đó phù hợp với quá trình phát triển tính cách và tâm lí nhân vật Mị 4) Hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản : -Ý nghĩa tả thực : nơi để trói và dụng cụ để trói A Phủ của thống lí Pá Tra để đổi mạng nửa con bò bị hổ ăn thịt. -Ý nghĩa tượng trưng : Biểu tượng cho cái ác, cái chết do bọn chúa đất miền núi gây ra. Đó cũng là nơi không hẹn mà gặp giữa hai thân phận đau khổ cùng cảnh ngộ. Đó cũng là nơi để Mị bộc lộ tình thương người và đi đến quyết định táo bạo giải cứu A Phủ cũng là giải thoát cuộc đời mình. Sự sống, khát vọng tự do toả sáng từ trong cái chết. 5) Câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng. Nó như cái bản lề khép lại quãng đời tủi nhục của Mị, đồng thời mở ra một tương lai hạnh phúc. Nó chứng tỏ tâm trạng vẫn còn lo sợ của Mị. Cô cũng không biết phải làm gì tiếp theo nên chỉ “đứng lặng trong bóng tối”. Như vậy hành động của Mị vừa có tính tự giác (xuất phát từ động cơ muốn cứu người), vừa có tính tự phát (không có kế hoạch, tính toán cụ thể), nói cách khác là vì lòng thương người mà cũng là vì “liều”. Nhưng lòng khao khát sống, khao khát tự do đã trỗi dậy, đã chiến thắng sự sợ hãi, để Mị tiếp tục băng đi, chạy theo A Phủ. Đây là một câu văn ngắn, thể hiện dụng công nghệ thuật đầy bản lĩnh và tài năng của Tô Hoài. 6) Đoạn văn đảm bảo các ý: - Dẫn ý bằng tình thương của Mị dành cho A Phủ thông qua tậm trạng và hành động cởi trói. - Hiểu thế nào là tình yêu thương con người nói chung và của tuổi trẻ hôm nay nói riêng? - Ý nghĩa của thình yêu thương con người của tuổ trẻ? - Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm, ích kỉ của một bộ phận thanh niên trong xã hội và hậu quả thái độ đó? - Bài học nhận thức và hành động? Câu 1: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. - Giải thích ý kiến: 0,5 0,5 1,0 0,25 0,5 + Đối xử bản thân bằng lí trí. + Đối xử người khác bằng tấm lòng.  Ý nghĩa câu nói: Bài học về cách ứng xử của con người với chính mình và người khác. 1,5 - Giải thích tại sao đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng. - Bàn luận, mở rộng ý kiến. 0,75 - Bài học nhận thức và hành động Câu 2: - Giới thiệu tác giả tác phẩm, giới thiệu lời nhận định, 0,25 đoạn thơ. 0,5 - Giải thích ý kiến: ý kiến thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật bài thơ Tây Tiến là cảm hứng lãng mạn và màu sắc bi tráng: + Cảm hứng lãng mạn là gì? 3,0 + Màu sắc bi tráng là gì? - Chứng minh qua đoạn thơ: Cảm hứng lãng mạn và màu sắc bi tráng đã dựng lên bức tượng đài người lính Tây Tiến qua các phương diện sau: + Ngoại hình. + Khí phách, tinh thần. + Tâm hồn. + Lí tưởng, khát vọng. 0,25 + Sự hy sinh. - Đánh giá khái quát chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG Đề 4 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ... (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ? 4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ? 5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay. Phần II (7,0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Ngạn ngữ Nga có câu: “Đối xử bản thân bằng lí trí,đối xử người khác bằng tấm lòng” Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về câu ngạn ngữ trên. Câu 2 (4,0 điểm): “Qua Tây Tiến ,Quang Dũng đã xây dựng được bức tượng đài về người lính bằng bút pháp lãng mạn va màu sắc bi tráng” Anh /chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ đoạn thơ trên: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến-Quang Dũng,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) ----------------------------------------- Hết ----------------------------------------(Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:................................ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I Nội dung 1) Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. 2) Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị. 3) Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt. 4) Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến. 5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý: - Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội. -Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ? - Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực? - Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó khăn và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động? Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 Câu 1: - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. 0,25 - Giải thích ý kiến: 0,5 + Đối xử bản thân bằng lí trí. + Đối xử người khác bằng tấm lòng.  Ý nghĩa câu nói: Bài học về cách ứng xử của con người với chính mình và người khác. 1,5 - Giải thích tại sao đối xử với bản thân bằng lí trí, đối xử với người khác bằng tấm lòng. - Bàn luận, mở rộng ý kiến. 0,75 - Bài học nhận thức và hành động Câu 2: - Giới thiệu tác giả tác phẩm, giới thiệu lời nhận định, 0,25 đoạn thơ. 0,5 II - Giải thích ý kiến: ý kiến thể hiện rõ bút pháp nghệ thuật bài thơ Tây Tiến là cảm hứng lãng mạn và màu sắc bi tráng: + Cảm hứng lãng mạn là gì? 3,0 + Màu sắc bi tráng là gì? - Chứng minh qua đoạn thơ: Cảm hứng lãng mạn và màu sắc bi tráng đã dựng lên bức tượng đài người lính Tây Tiến qua các phương diện sau: + Ngoại hình. + Khí phách, tinh thần. + Tâm hồn. + Lí tưởng, khát vọng. 0,25 + Sự hy sinh. - Đánh giá khái quát chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG Đề 5 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm): Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ... (Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó ? 4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ? 5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ hôm nay. Phần II (7,0 điểm): Câu 1 (3,0 điểm): Viết một bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ cua anh /chị về mối quan hệ giữa tài và đức. Câu 2 (4,0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao cài thắt lưng Mùa xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người em gái chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng nột mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung (Việt Bắc-Tố Hữu,Ngữ văn 12 tập 1 NXBGD) ----------------------------------------- Hết ----------------------------------------(Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..........................................................Số báo danh:................................ HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I II Nội dung 1) Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. 2) Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về đơn vị. 3) Phép tu từ so sánh trong văn bản được thể hiện qua câu văn : Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Hiệu quả nghệ thuật: đem tiếng súng lớn, súng nhỏ của ta so sánh với tiếng mõ, tiếng trống, nhà văn gợi lại âm thanh quen thuộc đã từng gắn bó với nhân vật Việt khi anh đang cô độc và bị thương nặng giữa chiến trường, đồng thời là sống dây tinh thần quật khởi của đồng bào miền Nam trong những ngày đánh Mỹ. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, ý chí, nghị lực phi thường của nhân vật Việt. 4) Đối với nhân vật Việt, tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ . Bởi vì, đó là tiếng súng của đồng đội. Nó gọi Việt tới phía của sự sống. Tiếng súng đồng đội gọi chiến đấu đã tiếp thêm sức mạnh mới để gọi Việt đến. 5) Đoạn văn cần đảm bảo các ý: - Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội. -Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện ? - Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực? - Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách khó khăn và nêu hậu quả. - Bài học nhận thức và hành động? Câu 1: -Giới thiệu vấn đề nghị luận. -Giải thích tài và đức: +Tài :trình độ, năng lực, khả năng sáng tạo của con người của con người. Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,25 0,5 +Đức: phẩm chất và nhân cách con người. -Bình luận vấn đề: +Tài và đức là 2 mặt quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách con người. +Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sẽ dẫn đến sự sai lệch trong suy nghĩ và hành động ,thiếu sự phấn đấu,tu dưỡng và rèn luyện bản thân;thậm chí nếu quá chú ý,coi trọng tài mà không chú ý đức sẽ dẫn đến những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản thân,cộng đồng và xã hội. +Nếu chỉ lo phấn đấu ,tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình đọ ,năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cũng jhoong thể có nhiều đóng góp cho cộng đồng và xã hội. +Giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa,gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. -Bài học nhạn thức và hành động. Câu 2: - Giới thiệu về tác giả,tác phẩm,nội dung đoạn trích:đoạn trích đã vẽ nên bức tranh tứ bình,là đỉnh cao nỗi nhớ mà người về xuôi bộc lộ với Việt Bắc. - 2 câu đầu: + Câu thơ thứ nhất: là một câu hỏi tu từ,là cái cớ đẻ người ra đi bộc lộ lòng mình. + Câu thơ thứ 2: khẳng định nỗi nhớ người ra đi với Việt Bắc nhớ hoa cùng người. - 8 câu tiếp:+bức tranh mùa đông. + bức tranh mùa xuân + bức tranh mùa hạ + bức tranh mùa thu -Đánh giá, khái quát nội dung nghệ thuật đoạn thơ. SỞ GD & ĐT BẮC NINH Đề 6 2,0 0,25 0,25 0,5 3,0 0,25 ĐỀ THI MINH HỌA –KÌ THI THPT QG 2015 Năm học 2014 – 2015 Môn: Ngữ Văn Lớp 12 Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc và trả lời những câu hỏi sau: “Đôi mắt băn khoăn của em buồn, Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. (Bài thơ tình số 28 – Tagor, SGK Ngữ văn 11 tập hai, NXB Giáo dục, 2013) 1. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ trên? 2. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? 3. Ba câu thơ cuối gợi cho anh/chị liên tưởng tới nghịch lý nào của tình yêu? 4. Từ đoạn thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 dòng) bày tỏ quan điểm của mình về khát vọng trong tình yêu. Phần 2: Làm văn (7,0 điểm) Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: a. Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời. b. Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay. Bằng việc cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh (chị) hãy bàn luận về những ý kiến trên. ĐÁP ÁN Phần 1: Đọc hiểu Câu 1: (0,5 điểm) - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: So sánh (Như trăng kia muốn vào sâu biển cả) Câu 2: (0,5 điểm) Tác dụng của biện pháp nghệ thuật + Thể hiện vẻ đẹp của đôi mắt hay tâm hồn cô gái (như trăng), sự mênh mông bí ẩn trong tâm hồn của chàng trai (như biển cả). + Thể hiện sự khao khát hòa hợp về tâm hồn trong tình yêu. Câu 3: (1,0 điểm) Nghịch lý của tình yêu: Tình yêu gắn liền với với khát vọng hiểu thấu tận cùng, nhưng càng thổ lộ chân thành và không hề che giấu thì tình yêu ấy càng sâu sắc, thế giới tâm hồn kia càng trở nên bí ấn, không thể thấu hiểu đến tận cùng. Chính nghịch lý đó làm nên sức hấp dẫn của tình yêu. Câu 4: (1,0 điểm) Học sinh có thể tự do nêu suy nghĩ về khát vọng đó, nhưng cần hướng tới ý cơ bản: đó là một khát vọng trong sáng, mãnh liệt muốn được thấu hiểu và hòa hợp về tâm hồn. Phần 2: LÀM VĂN  Tìm hiểu đề: - Nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học: - Vấn đề nghị luận: + Tính chất truyền thống + Tính chất hiện đại qua bài thơ Sóng  Phương pháp làm bài: * Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, các ý kiến, nội dung cơ bản của các ý kiến. * Thân bài: - Giải thích các ý kiến + kết hợp với kiến thức lí luận văn học. - Hình thành luận điểm theo yêu cầu của đề bài và chứng minh qua tác phẩm văn học: Chọn lọc dẫn chứng sao cho phù hợp ở mức cao nhất với luận điểm. - Bình luận ý kiến. * Kết bài Nhận định về ý kiến, giá trị của ý kiến trong xã hội hiện nay.  Hình thành bài văn: * M. Bài: Xuân Quỳnh là một nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh phản chiếu nét tâm hồn của nhà thơ khát khao tình yêu, hạnh phúc bình dị đời thường. Xuân Quỳnh được đánh giá là một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam. Trong thi đàn Việt Nam, người đọc đã rất thú vị với một phong cách yêu chân quê mộc mạc của nhà thơ Nguyễn Bính; một phong cách nồng nàn, say đắm của thi sĩ Xuân Diệu và không thể không kể đến cách bộc lộ tình yêu đầy cá tính và nữ tính trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: “ Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”và “Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay”. 2 ý kiến đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau giúp ta cảm nhận được nét độc đáo của bài thơ cũng như vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh với sự hòa quyện của tư tưởng truyền thống và hiện đại. * T. Bài 1. Giải thích 2 ý kiến và sự thống nhất của 2 ý kiến Diệp tiếp quan niệm “Thơ là tiếng lòng” Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” (Tố Hữu). Nhà thơ Nguyễn đình Thi đặt câu hỏi khi giãi bày mấy ý nghĩ về thơ: Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?... bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc. Thơ là sự thể hiện tâm hồn một cách mãnh liệt nhất. Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ có sức sống bền bỉ theo thời gian bởi bài thơ đã tìm được sự đồng điệu từ trái tim độc giả nhất là tuổi trẻ. - Ý kiến 1: Ở bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc có tính truyền thống, có tính phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu - Ý kiến 2: Sự mới mẻ, hiện đại của cách cảm, trong quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh - 2 ý kiến bổ sung cho nhau giúp ta nhận ra sự độc đáo của bài thơ cũng như vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh 2. Làm rõ ý kiến qua bài thơ “Sóng” và bàn luận 2 ý kiến a, “Sóng” thể hiện một tình yêu “có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”: + Mượn hình tượng “sóng” trong tự nhiên, nhà thơ đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu: hình tượng sóng. Hình tượng như: Thuyền- bến, sóng- biển … trong văn chương thưòng được sử dụng với ý nghĩa biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu: Vui- buồn, hợp - tan, gần - xa. … trong tình yêu. Xuân Quỳnh có lẽ là người đầu tiên dùng biểu tượng động “Sóng”để phát biểu tình yêu từ phía tâm hồn người phụ nữ. Sóng còn là một biểu tượng gợi những liên tưởng sâu sắc từ phía người đọc. Sóng tổng hoà trong đó nhiều sắc màu, những trạng thaí đối cực: Dữ dộidịu êm. ồn ào- lặng lẽ…. Sóng và em được đặt trong thế đối sánh, soi chiếu vào nhau, tuy 2 mà một, tuy một mà hai. Tất cả tạo khả năng biểu cảm và gợi khả năngliên tưởng sâu sắc bất ngờ. + Đó là những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” - “lặng lẽ”. Người con gái khi yêu, tâm lí biến động phức tạp, khi sôi nổi lúc lại kín đáo trầm tư, lúc buồn lúc vui, khi hạnh phúc, khi đau khổ. + Đó là khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao trong tình yêu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”Người phụ nữ khi yêu cũng mang những khát khao mãnh liệt hòa hợp đồng điệu, muốn vươn tới những điều cao cả tốt đẹp nhất. + Con sóng bất biến trong dòng chảy thời gian cũng như tình yêu luôn là ðiều khao khát trong trái tim tuổi trẻ.Tình yêu đồng hành với khát vọng, sóng ngày xưa, ngày sau vẫn thế, không thay đổi theo thời gian. Nỗi khát vọng tình yêu là của nhân loại. Trong cảm nhận của Xuân Quỳnh những khát vọng tình yêu bồi hồi rạo rực trong trái tim tuổi trẻ. + Những bí ẩn về cội nguồn của “sóng” cũng như bí ẩn của tình yêu. Trước biển người phụ nữ nghĩ về biển và nghĩ về tình yêu đặt ra nhiều câu hỏi khám những bí ẩn của tự nhiên. Con người làm chủ tự nhiên, song đôi khi vẫn không khám phá hết những bí ẩn của tự nhiên. Tình yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường đầy ắp những điều bí ẩn, nếu câu hỏi tình yêu khởi nguồn từ khi nào thì chỉ có một câu trả lời thành thật, rất nữ tính. “Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” + Tình yêu luôn song hành cùng nỗi nhớ. Tình yêu gắn với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách mãnh liệt qua hình tượng sóng. Nhịp sóng là nhịp cảm xúc: “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ” Nçi nhí cã tÇng s©u bÒ réng, tr¶i dµi theo thêi gian, tr¶i réng gi÷a kh«ng gian. Nh lêi gi·i bµy cña ngêi con g¸i trong ca dao xa. + Muốn tình yêu bền vững, con người cần biết vượt qua những thách thức, giới hạn và biết hoà nhập, hiến dâng, hi sinh… b, “Sóng” mang Tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay”. - Qua hình tượng “sóng”, ta cảm nhận được tư thế và tâm thế nhân vật trữ tình. Đó là người con gái chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực của lòng mình. Không còn sự thụ động, cam chịu, yên phận của người phụ nữ truyền thống, nhân vật nữ trong bài thơ rất táo bạo chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc: Nếu “sông không hiểu nổi mình” thì “sóng tìm ra tận bể”. Nghĩa là dứt khoát từ bỏ cái nhỏ bé, tầm thường để tìm đến với cái bao la khoáng đạt đủ sức bao dung và mang chứa. Cũng rất mãnh liệt và hiện đại là lới thú nhận chân thành: tình yêu đã phá vỡ mọi giới hạn không gian, thời gian, chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người con gái thậm chí lặn sâu cả vào tiềm thức. Đó còn là một tình yêu được cảm nhận
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan