Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Việt bắc_cô hoàng nhung_phiên bản 1

.PDF
17
759
51

Mô tả:

5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung VIỆT BẮC (TỐ HỮU) Giáo viên: Hoàng Nhung- 5star.edu.vn ★★★★★ Video Bài Giảng và Lời Giải chi tiết chỉ có tại website: online.5star.edu.vn ------------------------ I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Về tác giả: a. Đường đời: “Sự thống nhất giữa nhà cách mạng và nhà thơ, giữa con đường cách mạng và con đường thơ” Nguyễn Kim Thành 1920- 2002: sống thọ 82 tuổi Cơ hội để ông chứng kiến tất cả những đổi thay và thăng trầm của thời cuộc. Phản ánh tất cả những sự kiện lịch sử lớn lao của đất nước trong tất cả đời thơ của ông *Quê hương, gia đình: - Quê hương: Thừa Thiên Huế- góp phần quan trọng hình thành hồn thơ Tố Hữu +Tuy là một vùng đất nghèo nhưng phong cảnh thiên nhiên, núi sông lại rất nên thơ (thôn Vỹ Dạ). +Huế nổi tiếng là một vùng văn hóa phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tôc:  Văn hóa dân gian: nơi sản sinh nhiều nhiều điệu dân ca trữ tình nổi tiếng như hò mái nhì, hò mái đẩy, nhiều điệu lý, điệu ca nam ai, nam bằng (Nghe ca Huế trên sông Hương).  Văn hóa cung đình: Còn là mảnh đất kinh đô suốt mấy trăm năm của vương triều nhà Nguyễn, nhiều sinh hoạt văn hóa cung đình: nhã nhạc cung đình Huế, ẩm thực cung đình Huế, kiến trúc lăng tẩm ở Huế… + Con người Huế nhẹ nhàng duyên dáng => Giọng thơ ông là “giọng tâm tình ngọt ngào” - Gia đình: + Cha: theo Nho học, có đi thi nhưng không đỗ đạt, phải sống chật vật, kiếm sống bằng nhiều nghề, nhưng ham thích thơ văn, thích sưu tầm ca dao, tục ngữ. + Mẹ: là con một cụ Tú, là một người phụ nữ xứ Huế, giàu tình thương, thuộc nhiều ca dao, dân ca. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung *Cuộc đời: Nhiều thăng trầm nhưng cũng đầy vinh quang - Tuổi thơ: + thiếu thốn về tình cảm: 12 tuổi mất mẹ, cha đi làm ăn xa, Tố Hữu phải vào Đà Nẵng theo anh để được đi học tiếp. + luôn khao khát tình thương, dễ rung động với những thân phận của những trẻ mồ côi, em bé đi ở hay gảy đàn hát dạo kiếm sống và rộng ra là thân phận của những con người nghèo khổ, tủi cực ở thành thị, quanh mình. + 14 tuổi thi đỗ trường Quốc học Huế - Thanh niên: + sớm gặp được lý tưởng cách mạng. Đó là những năm phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương do ĐCS lãnh đạo đang diễn ra sôi nổi trên khắp đất nước. TP Huế lúc đó là một trong những trung tâm sôi động nhất của phong trào Mặt trận Dân chủ. Được tiếp xúc với nhiều chiến sĩ cộng sản thuộc lớp tiền bối, TH đã nhanh chóng giác ngộ lý tưởng, trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. + Được kết nạp Đảng năm 1937: đến với thơ, đăng những bài đầu tiên trên các tờ báo cách mạng ở Huế và Sài Gòn. - Hoạt động cách mạng: + Từng bị bắt giam tại Huế, rồi nhiều nhà tù các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, sau đó trốn thoát đc và tiếp tục hoạt động cách mạng. + Làm Uỷ ban khởi nghĩa ở Huế trong cách mạng tháng 8, đảm nhận trọng trách trong chính quyền cách mạng ở Huế đồng thời làm nhiệm vụ tập hợp đội ngũ văn nghệ trí sĩ, trí thức đến với cách mạng. + Cuối năm 1947 lên Việt Bắc ở cơ quan trung ương Đảng,phụ trách công tác VHVN + Trong gần 30 năm ông đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước  Cuộc đời nhiều thăng trầm, sớm gặp những bất hạnh nhưng sớm được giác ngộ lý tưởng, gắn bó với cách mạng. b. Đường văn *Thành tựu: Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung “Con đường thơ của Tố Hữu song hành với con đường cách mạng của ông và gắn bó mật thiết với các chặng đường của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc suốt hơn nửa thế kỷ” - Gồm 7 tập và có thể phân chia thành 5 chặng đường: Từ ấy, tập thơ đầu tay (1937-1946): Gồm 3 phần: + Phần Máu lửa (Bài thơ Từ ấy) + Phần Xiềng Xích (Tâm tư trong tù “Tôi sẽ cười như kẻ sẵn lòng tin/ Giữ trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn ; Khi con tu hú, Nhớ đồng, Nhớ người) + Phần Giải phóng: Huế tháng Tám; Vui bất tuyệt  Tập thơ đầu tay, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ chứa đựng những rung động chân thành, niềm say mê trong trẻo của một tâm hồn trẻ, cảm xúc dồi dào, nhạy bén và tư tưởng tiên tiến, niềm tin trong sáng. Tập Việt Bắc (1947- 1954) Gồm 24 bài. + Tập thơ kết tinh giá trị nội dung và độ chín về nghệ thuật. + Từ ấy: hình tượng trung tâm là cái “tôi” trữ tình tác giả- người thanh niên cộng sản + Việt Bắc: hình tượng trung tâm là “quần chúng nhân dân”- kháng chiến, cái tôi trữ tình nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật quần chúng (hướng về đại chúng) - Là bản hùng ca về cuộc kháng chiến, gắn chặt với cách mạng, ghi lại những sự kiện lịch sự trọng đại, các chặng đường của cuộc kháng chiến: + Từ những ngày đầu phòng ngự: Phá đường; Giữa thành phố trụi + Rồi đến chiến thắng Việt Bắc, chiến thắng lớn đầu tiên của ta: Cá nước, Lượm + Đến năm 1954, chiến thắng ĐBP lừng lẫy năm châu, Hiệp định Gionever được ký kết, hòa bình lập lại, hồn thơ Tố Hữu như được nâng bổng lên: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới “Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt/ Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát/ Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca”, Việt Bắc “Vui từ Đồng Tháp An Khê/ Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng.”  Cái tôi của nhà thơ đã thực sự hòa nhập vào đời sống nhân dân, cái ta chung để thấu hiểu, phản ánh và tâm tình; bắt được vào mạch nguồn Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung sâu xa của thơ ca dân tộc; thể hiện được lý tưởng cách mạng, tinh thần của thời đại. Tập Gió lộng (1955- 1961) Ra trận (1962- 1971) Tập Máu và hoa ( 1972- 1977) gồm 13 bài Một tiếng đờn (1979-1992) Ta với ta (1992-1999) *Phong cách: Gồm 4 đặc điểm: Là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng trữ tình chính trị. - Sớm được giác ngộ lý tưởng cách mạng, đại diện cho lý tưởng cách mạng, đến với thơ ca cùng với lúc được giác ngộ => là nhà thơ- chiến sĩ - Chặng đường thơ gắn bó chặt chẽ với chặng đường cách mạng=> làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, lý tưởng của Đảng. - Nhất quán từ đề tài, chủ đến nội dung cảm hứng: lấy lý tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu để nhìn nhận và phản ánh. - Là sự kế tục dòng thơ cách mạng của các tiền bối: PBC, PCT.. Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi: cái tôi hòa vào cái ta, phản ánh những điều lớn lao, nhân vật quần chúng, anh hùng, giọng ngợi ca trang trọng. - Cảm hứng lãng mạn: hướng tương lai, niềm tin tưởng, niềm say mê, giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết. Giọng điệu đặc trưng cho thơ Tố Hữu là giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết. - Người con của xứ Huế - Cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là trong nghệ thuật biểu hiện. - Kế tục truyền thống thơ ca dân gian và cổ điển: vận dụng thành thục ca dao, dân ca, ý thơ cổ… - Thể loại: thành công nhất là lục bát, ngoài ra cũng có 4 tiếng, 7 tiếng. - Lối so sánh,phép chuyển nghĩa và diễn đạt gần ca dao dân ca. Nhạc điệu: giàu về vần, phối thanh, phối âm hài hòa trầm bổng, nhịp cân xứng=> tâm tình ngọt ngào, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung 2. Về tác phẩm a. Xuất xứ: - Bài thơ Việt Bắc được rút tập thơ Việt Bắc (1947- 1954) - Thuộc phần I của bài thơ “Việt Bắc” (150 câu thơ) + Gồm 2 phần:  Phần I: Tái hiện giai đoạn gian khổ vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng  Phần II: Sự gắn bó nghĩa tình giữa miền ngược với miền xuôi và viễn cảnh tương lai trong hòa bình; Lòng biết ơn của nhân dân với Đảng và Bác. b. Hoàn cảnh sáng tác: - Được sáng tác nhân một sự kiện lịch sự trọng đại của dân tộc: + Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Gionever được ký (7/1954), hòa bình lập lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, mở ra một trang sử mới cho cả dân tộc. + Tháng 10/1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. + Nhân sự kiện đó, Tố Hữu đã viết bài thơ - Với Tố Hữu Việt Bắc là nơi gắn bó nghĩa tình, nơi ông cùng đồng đội sống và chiến đấu, nay phải chia xa để về thủ đô. Trong không khí lịch sử và tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, Tố Hữu ghi lại cảm xúc qua bài thơ. c. Đặc điểm cấu tứ: - Hình thức là lời đối thoại, đối đáp “mình- ta” nhưng thực chất là chủ thể trữ tình đang tự độc thoại - Chủ thể trữ tình tự phân thân để thể hiện cảm xúc, nỗi niềm của chính mình. - 3 phần: + Lời ướm hỏi của người ở lại với người ra đi và ảnh tiễn đưa bâng khuâng, lưu luyến + Những kỉ niệm gắn bó ở Việt Bắc và nỗi niềm băn khoăn trăn trở trong lòng người ra đi (thiên nhiên, con người Việt Bắc thường ngày+ Khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến) + Lòng biết ơn của nhân dân với Đảng, Bác. II. ĐỌC- HIỂU BÀI THƠ  Chú ý: Về thành công của Tố Hữu trong việc xử lý đề tài: - Đề tài: Biệt ly tống tiễn là đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung + Lí Bạch (thơ Đường) với “Từ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” + Nguyễn Du với cảnh chia ly của Thúc Sinh và Thúy Kiều trong Truyện Kiều + Đoàn Thị Điểm với “Sau phút chia ly” của người chinh phu với người chinh phụ + Tản Đà viết cảnh biệt ly giữa người trần và cõi tiên, cõi tiên và cõi trần + Thâm Tâm với “Tống biệt hành” chia ly để thực hiện khát vọng, trí lớn  Biệt ly làm cho con người ta mềm yếu, cảm xúc dào dạt, đầy nỗi nhớ thương, là đề tài không mới của thơ ca. - Tố Hữu khai thác đề tài không mới nhưng vẫn làm mới bởi: Tố Hữu vẫn viết chuyện chia ly nhưng đó không phải: + Cuộc chia ly của một người bạn với một người bạn + Cuộc chia ly của một người tình với một người tình + Cuộc chia ly của một người vợ với một người chồng + Cuộc chia ly của một người trần với cõi tiên + Cuộc chia ly của người ở lại với người ra đi thực hiện khát vọng, trí lớn. Mà cuộc chia ly của Tố Hữu là cuộc biệt ly tập thể: của người miền ngược với người miền xuôi; của người Việt Bắc với chiến sĩ; của thủ đô kháng chiến với thủ đô hòa bình…Đây chính là thành công trước hết của Tố Hữu trong việc xử lý đề tài. 1. Lời ướm hỏi của người ở lại với người ra đi và cảnh chia ly bịn rịn, lưu luyến (8 câu thơ đầu) a. 4 câu đầu: lời ướm hỏi của người ở lại với người ra đi “- Mình về, mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” - Hai câu hỏi tu từ cũng là lời ướm hỏi: Mình về mình có nhớ ta? Mình về mình có nhớ không? + Sử dụng đại từ nhân xưng: “mình- ta” là một thủ pháp nghệ thuật. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  là cách xưng hô rất quen thuộc trong ca dao, dân ca: bình dị, gần gũi, thân thuộc, sự đằm thắm, tha thiết, tâm tình thương mến của tình yêu.  “Mình về có nhớ ta chăng/ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” “Mình về ta chẳng cho về/ Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ” “ Mình nhớ ta như cà nhớ muối/ Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng” + Tỗ Hữu đã mượn hình thức xưng hô quen thuộc của ca dao dân ca để diễn tả, gửi gắm sự đồng vọng, cộng hưởng, lưu luyến, vấn vương của người ra đi và người ở lại trong đoạn mở đầu và xuyên suốt tác phẩm + Cách sử dụng từ bình dân mà tinh tế. - 4 câu thơ lục bát có tới 4 chữ “mình” và chỉ có một chữ “ta”: + Hình ảnh người ra đi tràn ngập không gian, đong đầy trong nỗi nhớ của người ở lại + Gợi sự đơn côi, lặng thầm với người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu (Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt- Xuân Diệu - Nỗi niềm của người ở lại và câu hỏi về thời gian: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” + Đại từ “ấy”:  luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng trước nó bị đẩy về quá khứ xa xăm, trở thành khoảng thời gian gợi nỗi nhớ thương ngậm ngùi, nuối tiếc.  gợi nhắc thời gian gắn bó, nghĩa tình + Cụm từ chỉ thời gian: “Mười lăm năm” : 15 năm gắn bó, “nhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt Minh”  Uớm hỏi, nhắc nhở về thời gian gắn bó - Nỗi niềm của người ở lại và câu hỏi về không gian: “Mình về mình có nhớ không/ Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn” + Điệp lại 2 động từ “nhìn” và “nhớ”: “Nhìn”: hành động trông ngóng, đợi mong “Nhớ”: trạng thái cảm xúc chủ đạo của toàn bài. + “Cây”, “sông”, “núi”, “nguồn” chính là sự giao nối: Nhìn cây, nhìn sông ở miền xuôi để nhớ núi nhớ nguồn miền ngược. + Gửi gắm trăn trở: nhìn cây có nhớ núi? Nhìn sông có nhớ nguồn? + Lấy ý câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn/ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” b. 4 câu thơ tiếp là cảnh tiễn đưa bâng khuâng, lưu luyến Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung “- Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay” - Câu hỏi tu từ và đại từ phiếm chỉ “ai” + “Ai” ở đây chính là người ở lại, nhưng tính chất phiếm chỉ đã đem lại cảm giác mơ hồ, chưa xác định rõ được đối tượng. + “Tiếng ai” có hai cách hiểu: một là tiếng lòng của chính người ra đi; hai là tiếng nói, tiếng hát ca, âm thanh quen thuộc của những người ở lại mà người đi chợt nhớ, chợt băn khoăn, nhớ tiếng người ở lại đã rất quen thuộc. - Sự đăng đối trong câu “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” thể hiện cảm xúc: + Ngắt nhịp 4/4: sự cân bằng +Sử dụng từ láy độc đáo: Bâng khuâng: từ láy miêu tả cảm xúc đan xen vui buồn lẫn lộn, luyến tiếc đến ngơ ngẩn, không nói lên lời Bồn chồn: từ láy miêu tả tâm trạng thấp thỏm đứng ngồi không yên, nôn nao, nhấp nhổm.  Bịn rịn , nhung nhớ trong lòng và cả bước chân ngập ngừng, lưu luyến của người đi. - Hoán dụ “áo chàm: + Biểu tượng đơn sơ mà xúc động về người dân Việt Bắc nghèo khổ mà nghĩa tình. + Hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, chiếc áo vừa gợi trang phục đặc trưng của người Việt Bắc, vừa khắc họa tính cách mộc mạc, chân thành của họ với cách mạng, kháng chiến. + Sự xót xa và thương mến, cảm phục của người đi với người Việt Bắc. - Hành động “cầm tay nhau”: + cầm tay: cử chỉ thân thương, trìu mến trong sự lặng thinh không nói lên lời + Nhịp thơ 3/3/2: Sự nghẹn ngào, lưu luyến, bâng khuâng không nói lên lời. 2. Bức tranh từ bình (12 câu thơ) Nghệ thuật “tứ bình” trong thơ ca: Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung - “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp/ Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” - Thơ xưa có nhiều tứ bình: + Tứ linh: “Long, ly, quy, phụng”=> rồng; lân hoặc kỳ lân (con cái là lân, con đực là kỳ); rùa (linh vật của đất Phật, bụng phẳng tượng trưng cho đất, lưng cong khum tượng trời, âm dương hòa hợp) ; phượng hoàng (phụng là con trống; loan là con mái, tượng trưng cho hạnh phúc, tình yêu sắt đá) + Tứ nghệ: “Ngư, tiều, canh, mục”; “Cầm, kỳ, thi, họa” + Tứ quý: “Tùng, cúc, trúc, mai”=> Cây thông: cây quân tử, cây trượng phu, mọc thẳng tắp, trên những đất đồi, núi vẫn hiên ngang. Cúc là cây trường thọ, hoa tàn nhưng không rụng; pha trà, làm thuốc. Trúc/ tre là một, sự ngay thẳng, ở đâu cũng có thể sống, lúc đốt cháy than vẫn hình cây tre thằng. Mai là quốc hoa của Trung Quốc; sự thanh khiết, mùa xuân, “Nhất sinh đệ thủ bái mai hoa/ Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai” (Cao Bá Quát) + Tứ mùa: “Xuân, hạ, thu, đông”  Tứ mùa của Tố Hữu có điểm khác với truyền thống:  Không theo đúng trình tự bởi đây là những kỉ niệm trong niềm thương, nỗi nhớ, trong ký ức của người đi.  Tứ bình truyền thống hướng tới miêu tả ngoại cảnh còn Việt Bắc lại là bức tranh tâm cảnh (điệp từ nhớ) a. Hai câu đầu đoạn là sự băn khoăn, trăn trở cũng là sự khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt của người ra đi: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người” - Một cặp lục bát mà có tới 4 đại từ “ta” mà chỉ có 1 đại từ “mình”: + 4 “ta”: Hình ảnh người ra đi lại tràn ngập không gian, đong đầy trong nỗi nhớ của người ở lại + 1 “mình”: Gợi sự đơn côi, lặng thầm với người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu (Trong gặp gỡ đã thấy màu ly biệt- Xuân Diệu) + Hai câu thơ với rất nhiều “mình” và “ta”: yếu tố điệp của ngôn từ cho thấy hình ảnh người đi người ở đầy ắp trong lòng nhau, nỗi nhớ thương cứ giăng mắc như tơ vương quấn quýt. - Câu hỏi tu từ cũng là sự băn khoăn, trăn trở của người đi: “Ta về, mình có nhớ ta?” + Ngắt nhịp 2/2/2, dấu phẩy ngắt câu nhưng một điểm dừng, như tiếng nấc nghẹn của câu hỏi; trọng tâm rơi vào từ “về” càng diễn tả thấm thía sự chia ly. + Động từ “nhớ”: miêu tả cảm giác, trạng thái được lặp lại ở 2 câu thơ, diễn tả nỗi nhớ luôn da diết, bao trùm. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung - Câu trước là lời ướm hỏi, sự băn khoăn, thì câu sau là sự khẳng định chính tấm lòng của người ra đi. + Động từ “nhớ” + Đại từ “ta” điệp lại: khẳng định chắc chắn + Hoa:  Có thể là hình ảnh thực là hoa mơ, hoa chuối trong rừng  Là hoán dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc (lấy bộ phận chỉ toàn thể) + “Những” và “cùng”: thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa “hoa” và “người”=> nhớ cả thiên nhiên và con người.  Lời ướm hỏi, sự băn khoăn của người ra đi về lòng thủy chung của người ở lại nhưng thực chất là tự vấn, tự khẳng định sự thủy chung và nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về mảnh đất và con người Tây Bắc của người ra đi. Nỗi nhớ đan xen cả cảnh và người, trong đó cảnh vừa đối tượng của nỗi nhớ và là nền cho hình ảnh con người xuất hiện, cùng nhau đan quyện, ám ảnh, ăm ắp trong nỗi nhớ b. 8 câu thơ sau là bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc: *Mùa đông: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” - Thiên nhiên mùa đông đặc trưng bởi hình ảnh “rừng xanh” và “hoa chuối đỏ” “ánh nắng” + “rừng xanh”: câu thơ mở ra không gian rộng lớn, tươi mát ngút ngàn đồi núi và vời vợi của bầu trời. + Màu sắc đối lập tương phản: “xanh” >< “đỏ”=> lạnh, nóng tương phản làm nổi bật màu đỏ của hoa chuối, gợi liên tưởng đến những đốm lửa rực cháy trong rừng xanh thâm u, bạt ngàn, lạnh lẽo của mùa đông. + “Đỏ tươi”: khác đỏ chói, đỏ mận, đỏ cam, mà “đỏ tươi” gợi sắc đỏ ở độ tươi tắn nhất, giàu sức sống nhất, ấm áp nhất. + “Ánh nắng”: trên đèo cao làm khu rừng ấm áp hơn, bức tranh có nắng, có ánh sáng cũng được mở rộng hơn.  Phối hợp khéo léo giữa ánh sáng và màu sắc khiến bức tranh mùa đông trở nên ấp áp, có sức sống: màu xanh của rừng làm nổi bật màu đỏ của hoa chuối chan hòa trong màu vàng của nắng. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  Trong nỗi nhớ của người đi, sự khắc nghiệt của mùa đông nơi núi rừng được thay thế bằng vẻ đẹp thơ mộng, ấm áp. - Con người Việt Bắc xuất hiện gần gũi, bình dị với công việc đi rừng: + Hình ảnh “dao gài thắt lưng” là hình ảnh biểu trưng cho công việc đi rừng của con người Việt Bắc=> ánh phản quang của nắng trên nước thép sáng loáng của con dao là một hình ảnh đẹp bất ngờ. + Đi rừng là công việc đòi hỏi sự dũng cảm bởi địa hình “đèo cao”, và ở nơi rừng thiêng nước độc=> người Việt Bắc hiện lên lớn lao, mạnh mẽ, rắn rỏi giữa núi rừng hùng vĩ. (Đèo cao thì mặc đèo cao/ Ta leo lên đỉnh ta cao hơn đèo) => Mùa đông lạnh giá cũng trở nên ấm áp, con người vẫn lao động vẫn luôn trong tư thế làm chủ, chinh phục tự nhiên => sự ngưỡng mộ, cảm phục, yêu mến trong lòng người đi. *Mùa xuân: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng “ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” - Thiên nhiên mùa xuân đặc trưng bởi hình ảnh “mơ nở trắng rừng” dịu mát, trắng trong. + Mơ: là loài cây thích hợp với khí hậu và đất đai trên vùng Tây Bắc, trở thành cây biểu trưng cho mảnh đất này. Tố Hữu cũng đã từng có những câu thơ xao xuyến, ấn tượng về hoa mơ nơi rừng núi: “Ôi sáng xuân nay, xuân 41/ Trắng rừng biên giới nở hoa mơ” + Đảo ngữ “mơ nở trắng rừng” với màu trắng của rừng hoa mơ gợi liên tưởng tới khu rừng Việt Bắc mênh mông, trắng xóa sắc hoa, thơ mộng, thi vị. + Điểm đặc biệt: Miêu tả mùa xuân, Tố Hữu không dùng màu đặc trưng “xanh non, biếc rờn” mà lại dùng màu trắng tinh khôi, tinh khiết=> gợi sự bâng khuâng, xao xác trong lòng người. + Động từ “nở”: sức sống sinh sôi, mơn mởn. - Con người Việt Bắc hiện lên gần gũi, bình dị nhưng vô cùng tài hoa với công việc đan nón: + Động từ “nhớ” + Đan nón: công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ, cần mẫn và tinh tế. + Động từ “chuốt”: đặc tả sự chăm chút, tỉ mỉ, tinh tế, tài hoa trong công việc của người đan nón=> “chuốt từng sợi giang” chứ không làm ầm ào, nhanh ẩu. => Mùa xuân nổi bật trong bộ tứ bình về Việt Bắc với thiên nhiên vừa mơn mởn, thi vị vừa mênh mông xao xác và sự khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn, tinh tế của con người trong lao động. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung *Mùa hè: “Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình” - Thiên nhiên mùa hè đặc trưng bởi tiếng kêu của “ve” và những buổi chiều rừng phách tràn ngập đầy nắng + Ve kêu: tín hiệu đặc trưng của mùa hè, tín hiệu rộn rã của không gian. + Rừng phách đổ vàng:  “rừng phách”: Phách là một loại cây thân gỗ, nở hoa vàng vào đầu mùa hè, trước lúc nở hoa, cả rừng cây đồng loạt thay lá, chuyển từ màu xanh sang màu vàng => rừng phách: ngập tràn sắc vàng của hoa quyện lẫn sắc vàng của nắng tạo liên tưởng màu vàng ruộm, vàng rực cả một góc trời.  Động từ “đổ”: trạng thái chút xuống, rơi xuống đã đặc tả sắc vàng của hoa phách => trạng thái chuyển màu đột ngột, nhanh chóng của ánh nắng chiếu rọi xuống rừng, vào hoa=> liên tưởng cả rừng phách tuôn chảy, tuôn trào dòng suối hoa nắng vàng rực như một dòng thác vàng đổ òa từ trời cao xuống rừng phách khiến khu rừng phút chốc được khoác tấm áo vàng lộng lẫy. - Con người Việt Bắc hiện lên gần gũi, bình dị với hình ảnh “cô em gái hái măng” + Động từ “nhớ” và biện pháp điệp cấu trúc “Nhớ người đan nón” và “Nhớ cô em gái” + Hình ảnh “cô em gái”: hình ảnh gần gũi, thân thương; “em gái”: sự nhỏ bé, thân thiết, tình cảm máu mủ ruột rà=> cách gọi thân thương, trìu mến trong quan hệ gia đình + Công việc “hái măng” + Một mình: sự lặng lẽ, lẻ loi, cô đơn, nhỏ bé giữa núi rừng=> sự hiu hắt, đượm buồn => Bức tranh mùa hè với thiên nhiên rộn rã, ấn tượng trong sắc vàng mênh mông của rừng phách và hình ảnh con người cô đơn, thầm lặng, phảng phất buồn, tĩnh lặng. *Mùa thu: “Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” - Thiên nhiên mùa thu Việt Bắc được miêu tả với biểu tượng vầng trăng thu sáng rọi. + Trăng là biểu tượng được thi sĩ lấy làm nguồn cảm hứng bất tận. Hình ảnh vầng trăng trong bức tranh thu hiện lên lên đầy ánh sáng; ánh sáng dịu mát, thanh bình chan hòa tỏa xuống không gian mênh mông của mặt đất. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung + Động từ “rọi” trong hình ảnh “trăng rọi”:  Hình ảnh thực: ánh sáng của trăng tập trung soi chiếu xuống mặt đất một điểm hẹp nhưng là ánh sáng rất mạnh, rõ rệt thành từng vệt, lọt qua vòm cây, kẽ lá của núi rừng=> ánh sáng xua đi màn đêm tăm tối.  Thể hiện tinh tế cảm xúc của người đi: đêm chia ly, trăng cũng thấu hiểu lòng người, giờ phút chia ly như muốn dành riêng cho Việt Bắc nên tập trung ánh sáng soi chiếu hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây. + Vầng trăng thu sáng rực gợi liên tưởng về niềm tin vào sự thành công của cách mạng, niềm tin vào hòa bình, hạnh phúc=> nét lãng mạn. - Hình ảnh con người một lần nữa hiện lên gần gũi, ân tình, thân thương, chung thủy với “tiếng hát ân tình thủy chung” + Cụm từ “nhớ ai”:  Đại từ phiếm chỉ “ai” : không xác định được đôi tượng cụ thể, khác với 3 bức tranh đông, xuân, hạ có đối tượng cụ thể là người đi rừng, người đan nón, người hái măng  Tính chất phiếm chỉ khiến hình ảnh con người nhòa đi, nỗi nhớ ám ảnh hơn, không chỉ vài hình ảnh riêng lẻ mà là tất cả những người dân Việt Bắc. + “tiếng hát”: tiếng hát da diết của tất cả người Việt Bắc, người ở lại. *Tiểu kết: - Bức tranh tứ bình về Việt Bắc hiện lên bình dị, gần gũi, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng cả về cảnh sắc thiên nhiên và vẻ đẹp con người. + Thiên nhiên:  Mỗi mùa, những hình ảnh biểu trưng đều được khắc họa vớ màu sắc được đặc tả sống động, hấp dẫn: Khi thì rực rõ chói chang, khi thì thơ mộng, dịu mát; cảnh sắc khi tươi tắn, rộn ràng lúc lại trống vắng, hắt hiu.  Thiên nhiên có cảnh ngày nắng vàng, hoa chuối đỏ, hoa mơ trắng lại có cả cảnh đêm với ánh trăng thu.  Nhưng đặc biệt hơn cả là thiên nhiên luôn hòa quyện, quấn quýt bên con người. + Con người:  Nổi bật trên nền thiên nhiên đầy màu sắc, sống động ấy là hình ảnh con người Việt Bắc gần gũi, ân tình, thân thương.  Họ là những người lao động bình dị, là hậu phương vững chắc cho chiến sĩ, là người bạn tâm tình ân tình ân nghĩa như những người thân thiết ruột thịt. Qua bức tranh tứ bình, nỗi nhớ về Việt Bắc càng đầy ăm ắp, ám ảnh, da diết 3. Khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến (12 câu) Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung Nỗi nhớ về khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những hoạt động sôi nổi và những chiến thắng hào hùng.  Có sự chuyển nhịp từ dìu dặt, ngọt ngào tha thiết của bản tình ca đậm chất trữ tình sang nhịp điệu sôi nổi, dồn dập, nhanh, mạnh mẽ của khúc anh hùng ca hào tráng đậm chất sử thi.  Nỗi nhớ hướng về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt, hào hùng. a. 8 câu thơ đầu: Khung cảnh Việt Bắc trong kháng chiến với những đoàn quân ra trận khí thế hào hùng. “Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay” *Hình ảnh đoàn quân hùng dũng, khí thế ra trận trong thơ xưa và nay: “Tam quân tỳ hổ dữ thôn ngưu” (Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” (Tây Tiến- Quang Dũng) Ở Việt Bắc ta cũng bắt gặp hình ảnh đoàn quân hùng dũng, đầy sức mạnh. - Hình ảnh con đường: + Số từ “những”: số lượng con đường kháng chiến ở khắp nẻo, ở khắp nơi. + Hình ảnh con đường: là hình ảnh biểu trưng mang nhiều ý nghĩa  không gian lớn lao, dài rộng cho con người xuất hiện  Con đường dẫn đến chiến công, dẫn đến chiến thắng + Trạng từ chỉ thời gian “đêm đêm” “nghìn đêm” : quá trình chiến đấu gian khổ, kéo dài=> cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ. + Hình ảnh ẩn dụ “thăm thẳm sương dày”: những khó khăn, trên con đường hành quân bởi đêm tối và màn sương dày trùm phủ, lạnh giá. + Hình ảnh “đèn pha bật sáng” vừa thực vừa ẩn dụ  Ánh sáng chói lòa của những ngọn đèn pha của đoàn xe ra trận giữa đêm mù sương.  Động từ “bật”: ánh sáng mạnh mẽ, đột ngột, ẩn dụ cho ánh bình minh hòa bình và niềm tin hi vọng.  So sánh “đèn pha bật sáng như ngày mai lên”: ánh sáng đèn pha mạnh, đột ngột như ban ngày. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  Con đường hành quân gian nan, vất vả mà ngời sáng bởi ý chí và niềm tin chiến đấu để chiến thắng. - Hình ảnh đoàn quân: + Từ láy tượng thanh “rầm rập” và so sánh “rầm rập như là đất rung”:  âm thanh nhanh, mạnh, dồn dập của những đoàn quân bước đều trong đêm trên đường hành quân.  So sánh khí thế của đoàn quân như rung chuyển cả trời đất. + Từ láy “điệp điệp” “trùng trùng”: nhiều, đông, tầng tầng, lớp lớp, kéo dài mãi=> đoàn quân ra trận đông đảo, mạnh mẽ, hào hùng. + Hình ảnh “ánh sao đầu súng” “mũ nan” vừa thực vừa lãng mạn:  Hình ảnh thực: giống với “đầu súng trăng treo” (Chính Hữu) và “súng ngửi trời” (Quang Dũng) khi người lính hành quân trong đêm. Súng, trăng sao, chiếc mũ luôn là người bạn chiến đấu, đồng hành.  Lãng mạn: ánh sao lấp lánh trên trời cao treo trên đầu súng là biểu tượng cho lý tưởng cao đẹp mà người lính hướng đến khi ra trận, đó là lý tưởng của độc lập tự do.  Người lính hiện lên chân thực, bình dị mà lãng mạn hào hoa. + Đảo ngữ “đỏ đuốc”: sự đông đảo, sức mạnh, ánh sáng của niềm tin rực rỡ + Biện pháp thậm xưng, phóng đại ở hình ảnh “bước chân nát đá”:  Ca ngợi sức mạnh phi thường của tập thể những đoàn dân công ngày đêm tải lương, tải đạn ra chiến trường.  Gợi liên tưởng đến thành ngữ “chân cứng đá mềm” trong dân gian: khắc họa ý chí kiên cường vượt mọi khó khăn, chiến đấu trong gian khổ, thử thách.  Đoàn quân hừng hực khí thế, vừa hào hùng vừa hào hoa, mang đậm chất diễn ca lịch sử. b. 4 câu thơ sau: Kết quả cho những đêm dài gian truân, vất vả “Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp; An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” - Các cụm từ nối tiếp “vui về” “vui từ” “vui lên” với điệp từ “vui”: diễn tả niềm vui, hân hoan tràn ngập khi dành được chiến thắng - Biện pháp liệt kê các địa danh xác thực ở căn cứ Việt Bắc và các khu căn cứ ở Nam Bộ : Hòa Bình, Điện Biên, Đồng Tháp, An Khê, đèo De, núi Hồng=> chân xác, khẳng định chiến công, chiến thắng. - Nhịp thơ nhanh, dồn dập, sảng khoái: đặc tả không khí náo nức, hân hoan. Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung  Bức tranh Việt Bắc trong kháng chiến với con đường cách mạng gian truân mà oanh liệt, đoàn quân hừng hực khí thế chiến đấu với lòng dũng cảm, sức mạnh phi thường trở thành bức tranh kỳ vĩ hùng tráng, đậm chất sử thi, cảm hứng lãng mạn. “Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa” III. TỔNG KẾT - - 1. Nội dung: Nỗi nhớ thương, lưu luyến trong giờ phút chia tay của người đi và kẻ ở sau 15 năm gắn bó nghĩa tình. Nỗi nhớ da diết bâng khuâng, đong đầy cả cảnh và người Việt Bắc là sự khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt, ân nghĩa, ân tình. Kỉ niệm Việt Bắc trong chiến đấu sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Niềm vui trong hiện tại luôn gắn với nghĩa tình trong quá khứ, và niềm tin vào tương lai. Khẳng định truyền thống đạo lý: “uống nước nhớ nguồn” thủy chung, ân tình, ân nghĩa. 2. Nghệ thuật: Tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn từ cấu tứ đến các phương thức biểu hiện: ngôn từ, giọng điệu, bút pháp nghệ thuật. Tính dân tộc thể hiện rõ nét qua cả nội dung và đặc biệt là hình thức nghệ thuật (thể loại, ngôn ngữ, nhạc điệu) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận, Trần Đăng Suyền, Bùi Minh Toán, Lê A (Chủ biên), SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giao Dục, 2008. 2. TS. Trịnh Thu Tuyết, Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn từ năm 2015, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. 3. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1, NXB Hà Nội, 2012. 4. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2015. 5. Nguyễn Duy Kha (Chủ biên), Bộ đề môn Ngữ văn chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, NXB GD Việt Nam, 2016. Hữu trí tất thành, toàn tâm tất đạt Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN 5Star- Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hàng Đầu VN Giáo viên : Hoàng Nhung Facebook: Hoàng Nhung Luyện thi THPT QG 2017- Môn: Ngữ văn tại ONLINE.5STAR.EDU.VN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan