Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuyên đề thầy phan danh hiếu

.PDF
32
7191
131

Mô tả:

HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Chúc các em học tốt và đón học khoá học online trên http://thayhieu.net 1. Học phí 500k toàn khoá (Đủ cả Đọc hiểu _ Nghị luận xã hội – Nghị luận văn học) 2. Hệ thống video bài giảng phong phú, sinh động 3. Học mọi lúc mọi nơi miễn là có kết nối internet A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT & KỸ NĂNG LÀM BÀI THI ĐẠT 3 ĐIỂM TUYỆT ĐỐI 1 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM I. YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA PHẦN ĐỌC - HIỂU - Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,... - Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Hiểu nghĩa của một số từ ngữ trong văn bản - Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn, đặt tên văn bản. - Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn. II. NHỮNG KIẾN THỨC CẦN CÓ ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC ĐỌC — HIỂU VĂN BẢN 1. Kiến thức về từ Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt... Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái... 2. Kiến thức về câu: - Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp - Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp). - Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,... 3. Kiến thức về các biện pháp tu từ: - Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu… - Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,... - Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, đối... 4. Kiến thức về văn bản: - Các loại văn bản - Các phương thức biểu đạt - Thao tác lập luận - Phương pháp xây dựng đoạn văn B. LÝ THUYẾT TIẾNG VIỆT * Dứt khoát phải nắm được lý thuyết I. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHỨC NĂNG 1. Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu loại? 2 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM - Khái niệm. - Đặc trưng. - Cách nhận biết. 1.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Ngữ văn 10) - Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. - Đặc trưng: + Giao tiếp mang tư cách cá nhân. + Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, đồng nghiệp. - Nhận biết: + Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ. + Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương. 1.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (Ngữ văn 10) - Khái niệm: + Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kịch). - Đặc trưng: + Tính hình tượng + Tính truyền cảm + Tính cá thể. Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả. - Nhận biết: + Là văn bản trích từ tác phẩm văn học 1.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn) – Ngữ văn 11 - Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. - Đặc trưng: Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi). - Nhận biết: Nhận biết nhất là nó được trích từ một tờ báo hoặc website (Tuy nhiên lưu ý thêm rằng không cái gì trích từ báo chí cũng là PCNN báo chí nhé. Ví dụ một bài thơ trích từ báo thì không thể là PCNN báo chí mà là PCNN nghệ thuật) 3 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Cách nhận biết khác nữa là căn cứ trên: một số thể loại văn bản báo chí: + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo một khuôn mẫu: Nguồn tin Thời gian - Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả. + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn. + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. + Quảng cáo: một đoạn thông tin về sản phẩm và mời chào của nhà sản xuất, đại lý phân phối. 1.4. Phong cách ngôn ngữ khoa học: - Khái niệm : Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. + Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. - Đặc trưng: + Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học. + Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập. + Có 3 đặc trưng cơ bản: (Thế hiện ở các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đoạn văn, văn bản) a. Tính khái quát, trừu tượng. b. Tính lí trí, lô gíc. c. Tính khách quan, phi cá thể. 1.5. Phong cách ngôn ngữ chính luận: - Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. - Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng. - Đặc trưng (Dựa trên các đặc trưng này để nhận biết) + Tính công khai về quan điểm chính trị: Ngôn ngữ chính luận không chỉ thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (người nói) một cách công khai dứt khoát, không che dấu, úp mở. Từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, đặc biệt những từ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị. 4 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM + Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn phải rõ ràng, rành mạch. Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau một cách hài hoà, mạch lạc. + Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết. 1.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính - Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. - Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. - Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng: + Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường. VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng + Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính: * Tính khuôn mẫu: – Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần: + Phần đầu:  Quốc hiệu và tiêu ngữ.  Tên cơ quan ban hành văn bản.  Địa điểm, thời gian ban hành văn bản. + Phần chính: Nội dung chính của văn bản. + Phần cuối:  Chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quan.  Nơi nhận. – Văn bản hành chính có rất nhiều loại nên cách trình bày cũng có thể có những điểm khác biệt nhất định. Kết cấu nêu trên có thể thay đổi ít nhiều ở các loại văn bản khác nhau. 2- Tính minh xác: – Mỗi từ một nghĩa, mỗi câu một ý. – Không dùng các biện pháp tu từ. 3- Tính công vụ: – Tính chất công vụ là tính chất công việc chung của cả cộng đồng, do đó hạn chế những biểu đạt tình cảm của cá nhân. 5 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM II. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT 2. Yêu cầu: - Nắm được có bao nhiêu phương thức biểu đạt (6). - Nắm được: + Khái niệm. + Đặc trưng của từng phương thức biểu đạt. 2.1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật) - Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa. - Đặc trưng: + Có cốt truyện. + Có nhân vật tự sự, sự việc. + Rõ tư tưởng, chủ đề. + Có ngôi kể thích hợp. 2.2. Miêu tả - Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả. 2.3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 2.4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết. 2.5.Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe. - Đặc trưng:  Các luận điểm đưa đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận.  Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm .  Các phương pháp thuyết minh : + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. + Phương pháp liệt kê. + Phương pháp nêu ví dụ , dùng con số. + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân loại, phân tích. 2.6. Hành chính - công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính. 6 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM - Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản phái lý dưới luật từ trung ương tới địa phương. III. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ Luôn nhớ: Các biện pháp tu từ thì có 3 phương diện - Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh,… (tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu) - Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,… - Tu từ về cú pháp: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối… * Với dạng câu hỏi này các em cần: Ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác. - So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm. Ví dụ: Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ lụa tặng già. (Tố Hữu) - Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm… Trong ví dụ sau, cây tre là ẩn dụ để nói đến vẻ đẹp dẻo dai, bền bỉ, sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. (Viễn Phương) - Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật v.v…bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. Ví dụ, Con gió xinh thì thào trong lá biếc (Xuân Diệu) 7 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM - Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. Ví dụ, nhắc đến “áo chàm” người ta nghĩ ngay đến đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, vậy nên khi Tố Hữu nói: Áo chàm đưa buổi phân li thì người đọc hiểu áo chàm ấy là để chỉ đông đảo người Việt Bắc có mặt trong buổi chia tay. - Nói quá, phóng đại, thậm xưng: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. Ví dụ, Tố Hữu viết: Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. - Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự. Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi (Tố Hữu) - Điệp từ, điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Ví dụ: Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. - Tương phản đối lập: dùng những từ ngữ hoặc hình ảnh có tính chất tương phản để nhấn mạnh làm nổi bật một ý nghĩa nào đó. Ví dụ: trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có câu: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Ở đây, phép tương phản, đối lập mang đến hình ảnh con đường hành quân thật hùng vĩ, hiểm trở. Hình ảnh người lính qua sự tương phản đó như được nhân lên gấp bội phần về lòng dũng cảm và quyết tâm vượt khó. - Phép liệt kê: tức là đưa ra hàng loạt những sự vật, sự việc, hiện tượng… - Phép điệp cấu trúc: cấu trúc cú pháp được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn nhằm khẳng định và nhấn mạnh một điều gì đó có ý nghĩa lớn. IV. CÁC HÌNH THỨC LẬP LUẬN CỦA ĐOẠN VĂN a. Diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn) b. Quy nạp (câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn) c. Song hành (vừa diễn dịch vừa quy nạp) 8 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM V. CÁC THỂ THƠ Lục bát, song thất lục bát, thất ngôn, thơ tự do, thơ ngũ ngôn, thơ tám chữ… (Học sinh ôn kỹ phần Luật thơ có trong SGK, chú ý chỗ ngắt nhịp, gieo vần). Xem phần sau - quan trọng. VI. CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN Một số thao tác lập luận: Dẫn theo tài liệu của cô Thu Trang tại webside: http://Thutrang.edu.vn 1. Thao tác lập luận giải thích: – Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. – Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. – Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời. 2. Thao tác lập luận phân tích: -Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng. – Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định. 3. Thao tác lập luận chứng minh: – Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. – Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí. 4. Thao tác lập luận so sánh: – Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. 9 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM – Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết. 5. Thao tác lập luận bình luận: – Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề . – Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình. 6. Thao tác lập luận bác bỏ: – Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai . – Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần. – Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn. – Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau. – Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ. – Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau. 10 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM NGÂN HÀNG CÂU HỎI KỸ NĂNG LÀM BÀI – ĂN ĐIỂM 1. Nếu hỏi về nội dung văn bản - Dựa trên nội dung của văn bản: văn bản đề cập đến điều gì? Diễn biến ra sao? Kết quả thế nào? - Xác định nội dung, chủ đề dựa vào nhan đề (nếu có), hình tượng trung tâm của văn bản. Xác định bố cục ý dựa vào các đoạn (các phần) của văn bản; xác định số câu, tìm câu chủ đề của nhóm câu để chia ý thành nhiều đoạn. - Ví dụ: Đọc văn bản sau và rút ra nội dung (1) Sáng nay, nữ sinh Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 10, trường THPT Y Jút) đã được ngành y tế tỉnh Đắk Lắk, Trường THCS và THPT Đông Du (chi nhánh tại TP. Buôn Ma Thuột) đón về trường nhập học, sau khoảng 45 nằm điều trị tại bệnh viện. [….] (2) Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, vào trưa ngày 6/3, Hà Vi bị tai nạn giao thông, sau đó được được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk). Tại đây, do bác sĩ và kíp trực thiếu trách nhiệm, yếu về chuyên môn đã không xác định được đầy đủ tổn thương của Hà Vi. (3) Đến ngày 11/3, khi chân Hà Vi có dấu hiệu hoại tử, bệnh viện mới chuyển em đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Sau đó, Vi được chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM và buộc phải cắt bỏ chân phải do đã hoại tử. (Theo baogiaothong.vn) 11 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Trả lời: Văn bản trên nói về việc nữ sinh Lê Thị Hà Vy lớp 10 trường THPT Y Jút đã trở lại trường học sau thời gian dài điều trị tại bệnh viện. Trước đó Hà Vi bị tai nạn giao thông và được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk). Do thiếu chuyên môn và kinh nghiệm dẫn đến kíp trực không xử lý được tổn thương của Hạ Vi dẫn đến em bị cưa chân. 2. Thường thì hỏi nội dung (như ở mục 1) sẽ đi liền với câu hỏi: đặt tên cho văn bản trên. - Đặt nhan đề cho văn bản phải đảm bảo các tiêu chí: đúng trọng tâm, ngắn gọn, hay, dựa vào chủ đề, hình tượng trung tâm, ý nghĩa văn bản. - Đặt tên văn bản thì phải dựa trên nội dung. Nội dung đó nói điều gì? - Đặt tên thì nên đặt tên ngắn (Không quá 5-6 chữ) - Kinh nghiệm cho thấy, nên đặt hai tên cho văn bản (kiểu không trúng cái này thì trúng cái kia). Ở giữa hai tên gọi có chữ hoặc. Cách đặt hai tên không ảnh hưởng đến kết quả bài thi nhé. Có khi cả hai nhan đề đều hay cả thì sẽ khẳng định được điểm tối đa của mình. - Căn cứ vào ví dụ ở mục (1 nhỏ) ở trên, ta có thể đặt tên cho văn bản trên là: Hạ Vi – ngày trở lại. Hoặc Kíp trực tai hoạ. 3. Hỏi về phong cách ngôn ngữ - Lưu ý là: khi trả lời phong cách ngôn ngữ nào thì phải giải thích phong cách ngôn ngữ đó mới đạt điểm tuyệt đối. Giải thích thì dựa trên đặc trưng của phong cách ngôn ngữ. * Ví dụ 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Văn bản sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng Trả lời: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì hai câu thơ trên mang đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật: tính biểu cảm, tính hình tượng, tính cá thể hoá. 12 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Ví dụ 2: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 31-12-1969 Đêm giao thừa của năm 1969 bọn mình hành quân trên đường về trạm cũ... buổi chia tay với những người quen và những ngừơi thân trên đất Phổ Khánh để lại trong lòng mình bao kỷ niệm khó quên. Cách đây gần một tháng mình từ cánh bắc trở về sau hơn 2 năm xa cách, người quen đầu tiên ôm mình trong vòng tay xiết chặt và nước mắt rưng rưng. Đó là Vân, người bạn gái thủy chung ấy đã thương yêu mình như một người ruột thịt. Biết lấy gì đền đáp lại những ân tình ấy hở Vân. Đêm nay lại ra đi, chân bước trên những con đường quen thuộc đây gai lưỡi hùm mà mình miên man suy nghĩ. Cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, cái chết gần một bên, mới hôm nào đây, chỉ chậm vài phút nữa là mình một là đã chết hai là nằm trong nhà tù của địch. Chỉ còn cách chúng không đầy 20m, bọn mình mới chạy may mà cán bộ và thương binh không ai sao hết chỉ có điều mình mất sạch toàn bộ ba lô, chỉ còn lại chiếc xách nhỏ gồm một hộp đựng dụng cụ chuyên môn và một chiếc đài. Một đêm ngủ rừng và một ngày vượt núi bọn mình đã ra đến chỗ ở của dân và cán bộ Phổ Khánh. Ở đó bọn mình đã sống giữa tình thương của mọi người, các gia đình cách mạng Bốn Triều với những Long, Ba, Đức v..v.. ấy đã nâng niu chiều chuộng mình, ở đó có Hoang có Tổng, có anh Xu... những người cán bộ giàu tình thương và tế nhị. Chiều nay ra đi những người quen thân đưa đi một đoạn đường dài, bao giờ mới trở lại đây để lại ngồi trên chiếc ghe qua đầm An Khê lộng gió? Chào Phổ Khánh thân yêu, chào Vân, hẹn ngày xum họp. (Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm) Trả lời: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì nó mang đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt : Đây là dạng nhật ký, thư từ. Ví dụ 3: Phong cách ngôn ngữ báo chí Ở ví dụ phần 1 nhỏ ở trên – bài báo về nữ sinh Hạ Vi. Trả lời: Phong cách ngôn ngữ trên là phong cách ngôn ngữ báo chí. Vì đây là một bản tin có nguồn tin - Thời gian - Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả. Ví dụ 4: Phong cách ngôn ngữ chính luận "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" 13 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. Vì văn bản mang tính công khai về quan điểm; Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận và tính truyền cảm, thuyết phục. Ví dụ 5: Phong cách ngôn ngữ hành chính VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 2816/VPCP-PL Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2016 V/v điều chỉnh thời gian trình Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Kính gửi: Bộ Tư pháp. Về đề nghị của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1040/BTP-VP ngày 05 tháng 4 năm 2016 về việc xin lùi thời gian trình Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: Đồng ý với kiến nghị của Bộ Tư pháp về việc lùi thời gian trình Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính từ tháng 3 năm 2016 sang tháng 10 năm 2016. Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Nơi nhận: PHÓ CHỦ NHIỆM - Như trên; - TTg, các PTTg (để báo cáo); - VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐTCP, các Vụ: KTTH, KTN, KGVX, NC, QHQT, ĐMDN, TH; Kiều Đình Thụ 14 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM - Lưu: VT, PL (3). Trả lời: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính. Vì nó thuộc dạng giấy tờ sử dụng trong lĩnh vực hành chính công vụ có tính chất nhà nước. Bên cạnh đó văn bản còn có chức năng thông báo, Tính khuôn mẫu (Quốc hiệu và tiêu ngữ, Tên cơ quan ban hành văn bản, chữ ký), Tính minh xác (Không dùng các biện pháp tu từ), Tính công vụ (tính chất của công việc) Cách trả lời trên hơi dài dòng khiến các em khó nhớ. Các em chỉ cần trả lời như sau là được: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ hành chánh. Vì văn bản mang đặc trưng Tính khuôn mẫu ,tính minh xác , tính công vụ. Ví dụ 6: Phong cách ngôn ngữ khoa học Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng dầu nhờn tiết ra mỗi ngày đóng vai trò như một lớp khiên chắn, giúp giữ lại độ ẩm cho da. Mùa đông da hạn chế tiết dầu nên dễ bị mất nước. Các tế bào da trở nên khô cằn, kém mịn màng, độ đàn hồi giảm, dễ hình thành các nếp nhăn nông. Ngoài ra, do thiếu lớp dầu bảo vệ, da dễ dàng bị kích ứng dưới tác động của môi trường xung quanh như tia bức xạ, sự ô nhiễm và các hoá chất tiếp xúc. Khi tẩy trang, tiếp xúc trực tiếp với cồn và các hoá chất khác, về lâu dài sẽ khiến làn da bị bào mỏng, càng trở nên nhạy cảm và cằn cỗi. Trả lời: Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Vì nó thuộc lĩnh vực nghiên cứu. Văn bản sử dụng thuật ngữ khoa học: “kích ứng”, “hoá chất”, “tế bào”. 4. Nếu hỏi về các biện pháp tu từ (Chắc chắn có câu hỏi này trong đề thi) * Lưu ý khi trả lời: Lưu ý 1: Câu hỏi sẽ là: a. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của các phép tu từ đó? Hoặc sẽ hỏi: 15 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM b. Chỉ ra biện pháp tu từ chính trong đoạn trích trên và nêu hiệu quả của các phép tu từ đó? Ta chú ý hai chỗ gạch chân sẽ thấy hai câu hỏi khác nhau. Các biện pháp tu từ thì được phép trả lời từ 2 trở lên, nhưg đã là biện pháp tu từ chính thì chỉ được chọn 1 mà thôi. Lưu ý 2: Khi trả lời thì cần lưu ý: Đề yêu cầu chỉ ra biện pháp tu từ. Thì em phải chỉ ra bằng cách: gọi tên phép tu từ ấy và chỉ ra nó nằm ở hình ảnh, câu văn, từ ngữ nào. Và phải làm như vậy mới có điểm nhé. Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.125) Trả lời: Đoạn thơ trên sử dụng phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,...); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…). Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả. Lưu ý 3: Trong trường hợp mà câu hỏi yêu cầu chỉ ra một số phép tu từ thì bạn lần lượt chỉ ra các phép tu từ đó, sau đó mới nêu tác dụng cho tất cả các phép ấy. Ví dụ: …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông 16 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. ( Trích Tuỳ bút Người lái Sông Đà-Nguyễn Tuân) Trả lời: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ: Phép điệp: réo, rừng lửa… So sánh : tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo, rống lên , mai phục , nhổm cả dậy, ngỗ ngược… Tác dụng của các phép tu từ trên là: giúp nhà văn gợi ra hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Dưới ngòi bút tài hoa của cụ Nguyễn, sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm, độc dữ. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Đúng như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã nhận xét “văn của Nguyễn Tuân không dành cho người nông nổi thưởng thức”. Lưu ý: Các em phải trả lời đúng với từng phép sau đây mới có điểm nhé. Chú ý các chỗ thầy gạch chân là từ khoá có trong đáp án. Và nên nhớ khi người ta hỏi có cụm từ là Hiệu quả nghệ thuật thì cũng được hiểu là Tác dụng nghệ thuật nhé. * Phép So sánh Hiệu quả: tăng sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh làm cho sự vật, sự việc được miêu tả một cách sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng của người nghe, người đọc, gợi hình dung và để lại ấn tượng sâu sắc. Ví dụ: 17 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già Hiệu quả: phép so sánh trong câu thơ Bác sống như trời đất của ta tạo nên sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, người cha già đã hiến dâng cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước, cho sự nghiệp giải phóng. Người có một tình yêu thương bao la rộng lớn bao trùm lên cả không gian “trời đất của ta”. Cách so sánh ấy thật sinh động và ấn tượng giúp ta thêm hiểu thêm yêu và kính trọng, biết ơn đến Người. (Viết đến đây đã là đúng rồi nhưng để thuyết phục hơn thì phải thêm vào cả những tâm tư tình cảm của tác giả) Tố Hữu đã dành một sự kính yêu, tôn thờ, trân trọng hết mực khi so sánh Bác với “trời đất của ta”. Tác giả say mê viết về tình yêu rộng lớn mà cụ thể, vĩ đại mà thân gần của Hồ Chủ tịch. Tình yêu rộng dài ấy khi dành những vật bé nhỏ, mong manh như ngọn lúa, cành hoa, khi hướng tới sự tự do thiêng liêng của mỗi cuộc đời, mỗi con người, khi chăm lo cho những đối tượng cụ thể: em thơ, người già. Đó là một tình yêu lớn của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn. * Phép ẩn dụ Hiệu quả: tăng sức gợi hình , mang lại tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc về (…. Về hình ảnh gì đó) Ví dụ: Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Hiệu quả: Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” nhằm tăng sức gợi hình, tạo giá trị biểu đạt cao gợi liên tưởng ý nhị, sâu sắc đến tâm hồn thanh cao cùng đời sống giản dị, trong sáng, thuần khiết của Bác. Đồng thời, nó cũng gợi cho chúng ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng mà thi sĩ Hồ Chí Minh sáng tác trong hoàn cảnh tù đày hoặc trong kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược. Suốt đời, Bác coi trăng là bạn tri âm, tri kỉ. Giờ đây, Bác đã an giấc ngàn thu, giữa một vầng trăng sáng dịu hiền. Ví dụ : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) 18 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Trả lời: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ trên là ẩn dụ: Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là để chỉ Bác Hồ. Hiệu quả: Tác giả ca ngợi công ơn chủ tịch Hồ Chí Minh đã soi đường chỉ lối mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân bằng con đường cách mạng. Nếu mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng mang đến giá trị sự sống cho thiên nhiên thì “mặt trời – Hồ Chí Minh” đã mang lại cho dân tộc đời sống tinh thần hạnh phúc. Qua đó Viễn Phương cũng ca ngợi sự vĩ đại và bất tử của Người trong lòng bao thế hệ dân tộc Việt Nam. Cách dùng ẩn dụ như vậy đã làm cho lời thơ trở nên hàm súc, trang trọng và giàu sức biểu cảm. * Phép Nhân hóa Hiệu quả: Làm cho đối tượng hiện ra thật sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn hơn. Ví dụ: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” Hiệu quả: Câu thơ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” dử dụng phép nhân hoá. Tác giả sử dụng các hành động “cài then, sập cửa” để làm cho hình ảnh biển đêm thật sinh động, bức tranh thiên nhiên từ đó trở nên hùng vĩ bao la nhưng cũng thật gần gũi. Qua đó thấy được bức tranh ra khơi của nhân dân lao động thật đẹp thật bình dị và tình yêu biển cả quê hương trong tâm hồn thi nhân thật bao la. * Phép Hoán dụ: Hiệu quả: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc về hình tượng. Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Trả lời: Biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên là biện pháp hoán dụ. Hình ảnh “bàn tay” vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động. Qua biện pháp tu từ này tác giả đã diễn tả sinh động về công sức của con người và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc về ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống. * Phép liệt kê 19 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM Tác dụng: Biện pháp liệt kê tạo nên sự sinh động, phong phú cho hình ảnh mang đến cho người đọc sự cảm nhận rõ nét hơn về sự vật hiện tượng. Ví dụ: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Trả lời: Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp liệt kê với các hình ảnh thơ: ong bướm, hoa của đồng nội , lá của cành tơ, ánh sáng, thần vui, tháng giêng… Tác dụng: tạo nên sự sinh động, phong phú cho hình ảnh mùa xuân cuộc sống, mùa xuân cuộc đời mang đến cho người đọc sự cảm nhận rõ nét hơn về nỗi khát khao giao cảm của Xuân Diệu trước cuộc đời. * Nói giảm nói tránh Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng ; hoặc giảm đi sự thông tục tránh thái độ khó chịu của người nghe. Ví dụ: Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự trân trọng của nhà thơ trước sự ra đi của người chiến binh Tây Tiến. Qua nghệ thuật ấy tác giả còn tang lên vẻ đẹp bi tráng của người lính. * Thậm xưng (phóng đại) Tác dụng: nhấn mạnh và tô đậm ấn tượng về… Ví dụ: Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Tác dụng: Hình ảnh Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay sử dụng phép phóng đại nhằm nhấn mạnh và tô đậm ấn tượng về sức mạnh của đoàn dân công, của dân tộc mang đến không khí khẩn trương của kháng chiến. 20 GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ văn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan