Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

.PDF
2
1207
134

Mô tả:

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – NGUYỄN THI (tiết 3) 4. Tính sử thi 4.1. Giới thiệu chung 4.2. Khái niệm - Một trong những đặc điểm của văn học Việt Nam 1945- 1975 là có khuynh hướng sử thi, NĐCTGĐ không ngoài đặc điểm đó. - Sử thi vốn là một thuật ngữ chỉ một thể loại xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại. Có người gọi nó là anh hùng ca. Chúng ta từng biết đến những sử thi nổi tiếng như…còn khi nói một tác phẩm hiện đại có tính sử thi nghĩa là nói đến việc tác phẩm đó có những đặc điểm thường thấy trong sử thi. Cụ thể là: + Tác phẩm viết về những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử lớn lao, gắn với lợi ích sống còn của cộng đồng, dân tộc. + Nhân vật chính tiêu biểu cho cộng đồng, dân tộc, mang lí tưởng chung của cộng đồng và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng. + Nhà văn đứng ở tầm bao quát lịch sử dân tộc để miêu tả. + Lời văn mang tính chất ca ngợi, trang trọng và sôi nổi, hào hùng. + Hình ảnh, hình tượng chói lọi, hoành tráng. 4.3. Chất sử thi trong “Những đứa con trong gia đình” - Tuy âm hưởng sử thi tron truyện không dễ nhận ra như trong tác phẩm Rừng xà nu, nhưng nếu suy ngẫm kĩ, ta vẫn thấy rõ tính sử thi đậm nét 4.3.1. Thứ nhất là đề tài, chủ đề, sự kiện, vấn đề nêu ra qua NĐCTGĐ có ý nghĩa lịch sử, gắn với vận mệnh cộng đồng, với vận mệnh dân tộc Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là không khí chiến trận, không khí đấu tranh giữa nhân dân Nam Bộ với bọn xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng. Những con người dường như sinh ra để đấu tranh với bọn xâm lược, giành lại tự do cho quê hương đất nước. Đấu tranh như cơm ăn nước uống, như công việc hàng ngày. Những nhân vật chính là con một gia đình, nhưng tất cả hành động của họ đều là chiến đấu vì độc lập dân tộc, họ hi sinh vì độc lập dân tộc. 4.3.2. Thứ hai, các nhân vật mang lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh những phẩm chất chung của dân tộc, đại diện cho dân tộc, con người mang bổn phệt, anh ận công dân (ba, má, Chiến, Việt, anh Tánh, đồng đội, chú Năm...). Đặc biệt là ở Việt. Ở chàng trai này, tuy tính trẻ con song ý thức công dân, trách nhiệm với cộng đồng rất rõ ràng. Việt tranh đi tòng quân với lí lẽ rất gọn và chắc: bộ mình chị biết đi trả thù à? Cảm động thay lời thì thầm của Việt với má...Ngay lúc ấy, Việt cảm thấy mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy được”. Chính lòng căm thù ấy khiến Việt không sợ chết. Ngay lúc bị thương, mắt không nhìn thấy, Việt vẫn sẵn sàng nổ súng vào quân thù. Niềm vui của Việt là niềm vui chiến thắng. Gặp đồng đội, Việt không than thở kêu đau mà phấn khởi hỏi dồn: “Mình diệt nó hết rồi hả anh?”. Lập công lớn và muốn viết thư cho chị, nhưng lại thấy công lao của mình chưa thấm gì với đồng đội và chưa chắc đã đáp ứng nguyện vọng của. 4.3.3. Thứ ba, nhà văn miêu tả tầm bao quát lịch sử dân tộc, thời đại, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị. Thời đại chống xâm lược, cả nước hành quân ra tuyến lửa, lớp cha trước lớp con sau, chồng hi sinh, vợ tiếp bước; mẹ bị giặc giết, các con lên đường đánh giặc; tụ nguyện nhập ngũ khi chưa đủ tuổi, chú bảo lãnh cháu để cháu ra chiến trường, trốn nhà đi bộ đội, không hề có cái cá nhân len lỏi vào những con người này, chỉ thấy họ là đất nước, là dân tộc, là thời đại đánh Mĩ. Nếu có tình cảm riêng tư thì gác lại, như hai chị em mang bàn thờ ba má sang gửi nhà chú. Không ai nghĩ đến hạnh phúc cá nhân, vì còn thằng Mĩ thì không ai có hạnh phúc nổi cả. 4.3.4. Thứ tư, lời văn trong tác phẩm trang trọng hào hùng, hình ảnh kĩ vĩ, giọng điệu ngợi ca. Nếu Rừng xà nu có âm hưởng của núi rừng Tây Nguyên làm nền cho tác phẩm thì ở NĐCTGĐ lại là cái dài rộng của dòng sông đất nước. Việt là một thiếu niên bình dị, nhưng chiến công thì được miêu tả hào hùng, theo những dòng suy nghĩ của Việt, ta thấy hình ảnh Việt thật lớn lao, phi thường, gan MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98 KHÓA CHUYÊN ĐỀ LTĐH – Cô NGUYỄN THANH MAI góc từ nhỏ, bị thương khắp người đang rỉ máu, ngất đi tỉnh lại nhiều lần, hai mắt không nhìn được, vẫn bò trong bãi chiến trường. Một loạt súng văng vẳng...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ sugs. Thật là một ý chí thép, một tư tưởng lớn lao phi thường, không khác nào tinh thần của những nhân vật sử thi xưa. 4.3.5. Hình ảnh, hình tượng chói lọi: Thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương. + Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. + Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt. Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. + Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm…, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta…". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về mọt gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương. 4.3.6. Đánh giá khái quát - Miêu tả con người theo khuynh hướng sử thi là một đặc điểm nghệ thuật nổi bật của các tác phẩm thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Những tác phẩm đó đã bồi dưỡng cho con người Việt Nam thời kì ấy chủ nghĩa anh hùng cách mạng cũng như giúp các thế hệ tương lai hiểu hơn về giá trị của hòa bình, độc lập, tự do. - Nếu như Nguyễn Trung Thành xây dựng “Rừng xà nu” trên chất nền Tây Nguyên hùng tráng và có phần gân guốc thì Nguyễn Thi lại mang đến một không khí Nam Bộ gần gũi, chân chất, bộc trực đến từng lời nói qua tác phẩm. Ở đó, nhà văn khắc họa hình ảnh những con người bình dị của quê hương sông nước mà chất anh hùng hòa lẫn với vẻ thuần phác, tự nhiên. Tất cả xuất phát từ sự kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của cha ông. Trên dòng sông gia đình ấy, họ đã ghi tên mình ở mỗi chặng và ra sức bồi đắp cho dòng sông những chiến tích đầy tự hào. Họ là những khúc sông trong trẻo góp nên dòng chảy con sông gia đình đồng thời hòa vào dòng chảy của dân tộc để cùng chiến đấu. Có lẽ chính sự gắn bó giữa tình cảm gia đình và tình yêu Tổ quốc, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn, vĩ đại của con người Việt Nam và cả dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Tính hiện thực và trữ tình trong tác phẩm, vì vậy càng hài hòa, gắn bó hơn. Không chỉ dừng lại ở đó mà qua ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ trong tác phẩm, âm điệu huyền thoại sử thi trở nên phóng khoáng và đa dạng hơn. III. Đặc sắc nghệ thuật 1. Tình huống truyện dẫn đến nghệ thuật trần thuật theo điểm nhìn nhân vật. 2. Khắc họa tính cách nhân vật (Chất Nam Bộ, những nét chung, riêng). 3. Trần thuật hấp dẫn với những chi tiết được chọn lọc một cách nghiêm ngặt. 4. Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. IV. Kết luận: “Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi là một tâm hồn nghệ sĩ hiểu theo nghĩa đẹp nhất của từ đó. Nhưng trước hết trong anh là một chiến sĩ và phải chăng đó cũng là đặc điểm của một lớp người cầm bút thế hệ Nguyễn Thi” (Nguyên Ngọc). Nguyễn Thi có mặt tại Nam Bộ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ quyết liệt nhất. Vốn sống phong phú cùng với sự quan sát công phu, tinh tế, tài năng phân tích sắc sảo và tấm lòng của một nghệ sĩ sâu nặng tình đời đã giúp nhà văn thành công trong những trang viết của mình mà “Những đứa con trong gia đình” là một trong những đỉnh cao nghệ thuật của văn học chống Mĩ. MOON.V N http://moon.vn - hotline: 04.32.99.98.98
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan