Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn văn Chùm thơ hay nhất về chiến tranh và người lính_cô hoàng nhung copy...

Tài liệu Chùm thơ hay nhất về chiến tranh và người lính_cô hoàng nhung copy

.PDF
22
566
94

Mô tả:

CHÙM THƠ HAY NHẤT VỀ chủ đề CHIẾN TRANH- NGƯỜI LÍNH KHOẢNG TRỜI, HỐ BOM (LÂM THỊ MỸ DẠ) Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom... Ðơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá Tình yêu thương bồi đắp cao lên... Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Ðất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Ðêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng Những vì sao ngời chói, lung linh Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Ðã hóa thành những làn mây trắng? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Ði qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài? Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em Gương mặt em, bạn bè tôi không biết Nên mỗi người có gương mặt em riêng! (1972) Nguồn: Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học, 2006 LÁ ĐỎ (NGUYỄN ĐÌNH THI) Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai ác bạc quàng súng trường. Ðoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy cười đôi mắt trong. DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM (LÊ ANH XUÂN) Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công Anh tên gì hỡi Anh yêu quý Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân. Tên Anh đã thành tên đất nước Ôi anh Giải phóng quân! Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân (3-1968) Nguồn: Thơ Lê Anh Xuân, NXB Giáo Dục, 1981 CUỘC CHIA LY MÀU ĐỎ (NGUYỄN MỸ) Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng Trưa một ngày sắp ngả sang đông Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ. Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia ly Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi Và rạng đông đang hừng trên nét mặt Một rạng đông với màu hồng ngọc Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai… Ngày mai sẽ là ngày sum họp Đã toả sáng những tâm hồn cao đẹp! Nắng vẫn còn ngời trên những lá si Và người chồng ấy đã ra đi… Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…” Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy Cái màu đỏ như màu đỏ ấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp Một làng xa giữa đêm gió rét… Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như không hề có cuộc chia ly… (1964) NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG (TẾ HANH) Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng... Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam" Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết... Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không gành thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương Nguồn: Tế Hanh, Lòng miền Nam, Nxb Văn nghệ, 1956 MÀU TÍM HOA SIM (HỮU LOAN) Nàng có ba người anh đi bộ đội Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê... Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa... Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu... Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím Tôi với vọng về đâu Tôi với vọng về đâu Áo anh nát chỉ dù lâu... (1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh) Bài thơ này có nhiều dị bản truyền tụng khác nhau, đây đã được xác nhận là bản gốc. Bài thơ này đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc như Dzũng Chinh, Phạm Duy, Anh Bằng, Duy Khánh, Nguyễn Đặng Mừng, Thu Hồ, Hồng Vân... Nguồn: Màu tím hoa sim, NXB Văn học, 1990 ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY (QUANG DŨNG) Em ở thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy núi Ba Vì Vầng trán em mang trời quê hương Mắt em như nước giếng thôn làng Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm Em đã bao ngày em nhớ thương?... Mẹ tôi em có gặp đâu không? Những xác già nua ngập cánh đồng Tôi nhớ một thằng em bé nhỏ Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông Tử độ thu về hoang bóng giặc Điêu tàn ơi lại nối điêu tàn Đất đá ong khô nhiều suối lệ Em đã bao ngày lệ chứa chan? Đôi mắt người Sơn Tây U uẩn chiều lưu lạc Thương vườn ruộng khôn khuây Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngó lúa vàng Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng Bao giờ tôi gặp em lần nữa Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca Đã hết sắc mùa chinh chiến cũ Còn có bao giờ em nhớ ta? 1949 Bài thơ này có rất nhiều dị bản do chính tác giả sửa trong các bản in khác nhau. Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Có nơi chép tiêu đề là Mắt người Sơn Tây. Nguồn: 1. Tuyển tập Quang Dũng, Trần Lê Văn tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, 2000 2. Quang Dũng - tác phẩm chọn lọc, NXB Trẻ, 1988 NHỮNG NGƯỜI CHẾT KHÔNG TRẺ MÃI (THANH THẢO) Ngày các chị các anh nằm xuống vừa tuổi hai mươi thôi cũng đành coi như một chuyến đi về một thế giới khác Làm sao nói được thế giới ấy thế nào những không gian ầm ào những đường biên câm Tắt phụt ngọn gió rã rời từng mảnh vải dù ong ong u u những mắt nhìn xa vắng Không màu mè không cao giọng lặng im sờ sẫm lặng im không hình hài những bàn tay siết nhau không biết Hai mươi nǎm ba mươi nǎm bốn mươi nǎm tuổi chết dần hơn tuổi sống những người chết già đi chầm chậm đôi lúc họ quay về nhìn trần gian qua một lớp kính mờ. LÊN CẤM SƠN (THÔI HỮU) Tôi lên vùng Cấm Sơn Đi tìm thăm bộ đội Đây bốn bề núi, núi. Heo hút vắng tăm người Đèo cao rồi lũng hẹp Dăm túp lều chơi vơi Bộ đội đóng ở đó Cách xa hẳn cuộc đời Ngày ngày ngóng đợi tin xuôi ngược Chỉ thấy mây xanh bát ngát trời Họ đã từng dự trận Tự Tiên Yên, Đầm Hà Về An Châu, Biển Động Thấm thoắt bao năm qua Cuộc đời gió bụi pha xương máu Đói rét bao lần xé thịt da Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh Đâu còn tươi nữa những ngày hoa! Lòng tôi xao xuyến tình thương xót Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà Tặng những anh tôi từng rỏ máu Đem thân xơ xác giữa sơn hà Quây quần bên nến trám Chúng tôi ngồi hàn huyên Bao nhiêu giờ vinh nhục Bao nhiêu phút ưu phiền Của đời người chiến sĩ Đêm thâu kể triền miên “Có khi gạo hết tiền vơi Ổi xanh hái xuống đành xơi no lòng Có đêm gió bấc lạnh lùng Áo quần rách nát lá dùng che thân Có phen đau ốm muôn phần Lấy đâu đủ thuốc mặc dần bệnh nguôi Có phen chạy giặc tơi bời Rừng sâu đói rét không người hỏi han”. Đến nay họ về đây Giữ vững miền núi Cấm Thổ phỉ quét xong rồi Đồn Tây xa chục dặm Kiến thiết lại bản xóm Bị giặc đốt tan tành Trên nền tro đen kịt Vàng hoe màu mái gianh. Họ đi tìm dân chúng Lẩn trốn trong rừng xanh Về làm ăn cày cấy Tiếp tục đời yên lành Tiếng hát lừng vang trong gió núi Ngày vàng ngân giọng trẻ ê a Ở đây bản vắng rừng u tối Bộ đội mang gieo ánh chói loà Ở đây đường ngập bùn, phân cũ Xẻng cuốc khua vang điệu dựng nhà Ở đây những mặt buồn như đất Bộ đội cười lên tươi như hoa Họ vẫn gầy vẫn ốm Mắt vẫn lõm, da vàng Áo chăn chưa đủ ấm Ăn uống vẫn tồi tàn Nhưng vẫn vui vẫn nhộn Pháo cười luôn nổ ran Lòng tôi bừng thức tỉnh trai mạnh Muốn viết bài thơ rộn tiếng cười Tặng những anh tôi trong lửa đạn Qua nghìn gian khổ vẫn vui tươi. 1948 Nguồn: Tạp chí Văn nghệ QĐ QUÊ HƯƠNG (GIANG NAM) Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: "Ai bảo chăn trâu là khổ?" Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những ngày trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được... Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích... *** Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ tôi đi Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... *** Hoà bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa... Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng... Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng anh, chết nửa con người! Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi... Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi 1960 Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu phổ nhạc. Nguồn: Giang Nam, Tháng Tám ngày mai, Nxb Văn học, 1962
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan