Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn văn Tổng hợp các đề thi môn văn kỳ thi thpt quốc gia...

Tài liệu Tổng hợp các đề thi môn văn kỳ thi thpt quốc gia

.DOC
62
550
67

Mô tả:

Tổng hợp các đề thi môn Văn kỳ thi THPT quốc gia SỞ G D & Đ T GIA LAI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2.0điểm). Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” (Trích Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo) 1. Đoạn thơ trên đã sử dụng những biện pháp tu từ chính nào? 2. Nội dung chính của đoạn thơ? 3. Câu thơ “tiếng ghi ta/ ròng ròng máu chảy” tượng trưng cho điều gì? Câu II (3.0 điểm) "Tôi thà làm một ngôi sao băng rực rỡ còn hơn làm một hành tinh vĩnh cửu nhưng mờ nhạt và tôi muốn mỗi nguyên tử của tôi bốc cháy trong ánh sáng chói lọi" (J.Lơnđơn) Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. Câu III.(5.0 điểm). Cảm nhận của Anh/chị về vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ qua nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ………………………… Hết …………………………….. Họ và tên của thí sinh: ………………….……… Số báo danh: ………………………….…… Chữ ký của giám thị 1: ………………………….Chữ kí của giám thị 2:……………..………. SỞ G D & Đ T GIA LAI HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2015 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. II. Đáp án và thang điểm Câu I (2.0điểm ) 1 2 3 Câu II (3.0điểm ) Đáp án Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: “tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” (Trích Đàn ghi ta của Lor-ca, Thanh Thảo) 4. Đoạn thơ trên đã sử dụng những biện pháp tu từ chính nào? 5. Nội dung chính của đoạn thơ? 6. Câu thơ “tiếng ghi ta/ ròng ròng máu chảy” tượng trưng cho điều gì? - Điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhân hóa. - Nhấn mạnh đến hình tượng tiếng đàn cùng với vẻ đẹp tâm hồn, của Lor – ca và khát vọng cách tân nghệ thuật thông qua việc sử dụng lối thơ tượng trưng siêu thực. - Vẻ đẹp tâm hồn (tình yêu cuộc sống, yêu nghệ thuật...), nỗi đau và cái chết của Lor-ca. - Sự đau đớn, nghẹn ngào của Thanh Thảo đối với thiên tài Lor-ca và nền nghệ thuật Tây Ban Nha. Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa. "Tôi thà làm một ngôi sao băng rực rỡ còn hơn làm một hành tinh vĩnh cửu nhưng mờ nhạt và tôi muốn mỗi nguyên tử của tôi bốc cháy trong ánh sáng chói lọi" (J.Lơnđơn) Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp,… b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; Cần làm rõ các ý chính sau: Ý1. Giải thích ý kiến - Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người. Điểm 2.0 điểm 0.5 điểm 0.5điểm 0.5 điểm 0.5 điểm 3.0 điểm 0.50 điểm 0.25 điểm - Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, 0.25 điểm qúi giá; đừng để lãng phí thời gian. Ý2. Suy nghĩ về câu nói 2.00 điểm -Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai 0.50 điểm cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc . - Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho 0.50 điểm bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. - Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc 0.50 điểm về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. - Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày. 0.50 điểm Ý 3. Bài học nhận thức và hành động 0.50 điểm - Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời 0.25điểm gian trôi đi một cách lãng phí. - Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường 0.25 điểm ngày trong cuộc sống. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Câu III. Cảm nhận của Anh/chị về vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ qua nhân 5.0 điểm (5.0 điểm). vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý chính sau: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận: 0.5 điểm - Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, là người gắn bó, am hiểu sâu sắc về con người và văn hóa Tây Nguyên. Rừng xà nu được viết vào năm 1965 khi đế quốc Mĩ ồ ạt đổ quân chư hầu vào miền Nam nước ta, là tác phẩm kết tinh cho phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Nguyễn Thi là một trong những cây bút hàng đầu của văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ, là người gắn bó sâu sắc với cuộc sống, văn hóa của người dân Nam Bộ. Những đứa con trong gia đình là một trong nhiều sáng tác của ông, được viết trong những ngày đầu chống Mĩ ác liệt. 0.5 điểm 3. Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ thông qua 1.75 điểm nhân vật Tnú: - Ngay từ nhỏ: gan góc, táo bạo, dũng cảm (học chữ thua Mai, lấy đá đập vào đầu), 0.5 điểm mưu trí (đi liên lạc không theo đường mòn, xé rừng mà đi, bị giặc bắt nuốt ngay thư vào bụng), giác ngộ cách mạng từ rất sớm (cùng với Mai nuôi giấu anh Quyết trong rừng),… - Trưởng thành: trở thành một anh chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất, trung 0.5 điểm thành với cách mạng (bị đốt mười đầu ngón tay nhưng nhất quyết không thèm kêu van, về thăm làng một đêm đúng giấy phép của cấp trên), có lòng căm thù giặc cao độ, giàu lòng yêu thương (tình yêu tha thiết với gia đình, buôn làng),… - Cuộc đời Tnú đã phải chịu nhiều đau thương, mất mát (vợ con bị kẻ thù giết hại, 0.5 điểm bản thân bị tra tấn dã man.) => Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa điển 0.25 điểm hình tiêu biểu cho số phận và con đường đi lên của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên (Tnú quật khởi, dân làng Xô Man đồng khởi). - Sử dụng nghệ thuật trần thuật đặc sắc (quá khứ - hiện tại đan xen), giọng điệu trang trọng, hào hùng; ngôn ngữ vừa giàu chất tạo hình lại vừa đậm chất thơ,… 4. Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ thông qua 1.75 điểm nhân vật Việt: - Ngay từ nhỏ: là một cậu bé hồn nhiên trong sáng (thích bắt ếch, bắn chim; thích 0.5 điểm giành phần hơn chị), vô tư, trẻ con ( giao hết việc nhà cho chị, vào chiến trường không sợ chết nhưng lại sợ ma); dũng cảm, có lòng căm thù giặc sâu sắc. - Trưởng thành: là một chiến sĩ dũng cảm, gan dạ (lập được nhiều chiến công, dù bị 0.5 điểm thương nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu) khao khát được chiến đấu giết giặc để trả thù cho gia đình, quê hương (xin đi tòng quân dù chưa đủ tuổi), giàu tình yêu thương (sống gắn bó với gia đình, đồng đội, quê hương), tiếp nối truyền thống của gia đình quê hương. - Là người con trong một gia đình chịu nhiều đau thương, mất mát (ông nội và cha 0.5 điểm bị giặc giết hại, mẹ chết vì bom Mĩ) có tính chất tiêu biểu cho những mất mát đau thương của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ,… => Câu chuyện bi tráng về cuộc đời của Việt vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa 0.25 điểm điển hình, tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của nhân dân miền Nam nói riêng và tổ quốc nói chung đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ nỗi thương đau. - Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn (qua dòng hồi tưởng: đứt – nối của nhân vật); nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí sắc sảo; việc khắc họa tính cách nhân vật rất đặc sắc. sử dụng ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. 5. Đánh giá chung: 0.5 điểm - Hai nhân vật của hai truyện ngắn đều mang tính sử thi đậm nét, tiêu biểu cho đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 45 – 75 - Tinh thần quả cảm, kiên cường của họ cũng chính là tinh thần của cả dân tộc Việt Nam, là biểu hiện cao đẹp của vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Lưu ý: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản vẫn dựa trên những ý chính đã nêu ở trên. Đối với những bài đưa ra quan điểm khác so với đáp án vẫn có thể đạt điểm tối đa nhưng bài viết cần mạch lạc, không mắc lỗi về câu từ, đặc biệt là lí lẽ lập luận và dẫn chứng phải thuyết phục. SỞ G D & Đ T GIA LAI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1(2.0điểm). Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? ... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ". 1. Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Mô tả cảnh tượng gì? 2. Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản, hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3. Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? Câu 2 (3.0 điểm) "Tôi thà làm một ngôi sao băng rực rỡ còn hơn làm một hành tinh vĩnh cửu nhưng mờ nhạt và tôi muốn mỗi nguyên tử của tôi bốc cháy trong ánh sáng chói lọi" (J.Lơnđơn) Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên. Câu 3.(5.0 điểm). Cảm nhận của Anh/chị về vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời chống Mĩ qua nhân vật Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. ………………………… Hết …………………………….. Họ và tên của thí sinh: ………………………… Số báo danh: ……………………………….…… Chữ ký của giám thị 1: ………………………….Chữ kí của giám thị 2:…………………..………. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2015 ĐỀ THI THỬ 01 Môn: VĂN, Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0.5 (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 đ) Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ nhà văn Thạch Lam viết: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ" (Sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD 2007, tr 99) Vậy theo em, sự xuất hiện của đoàn tàu đêm với những "toa đèn sáng trưng" từ Hà Nội về có ý nghĩa như thế nào với người dân phố huyện nghèo nơi đây? - Hình ảnh đoàn tàu đêm: - Sự xuất hiện của người gác ghi - Ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất - Tiếng còi tàu, tiếng xe, tiếng hành khách. - Tàu rầm rộ đi tới - Ý nghĩa hình ảnh: - Hoạt động cuối cùng của đêm. - Mang theo một thế giới khác đi qua (Sự sống sôi động, ánh sáng rực rỡ) - Gợi lại những kỉ niệm về Hà Nội. -> Hình ảnh đoàn tàu phải chăng chính là sự trả lời cho câu hỏi của Thạch Lam. Nhà văn phát hiện ước mơ ở con người lao động bé nhỏ Ước mơ (một cái gì đó) => mơ hồ Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới đạt điểm tối đa. Câu 2 (3.0 đ) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; Cần làm rõ các ý chính sau: Ý1. Giải thích ý kiến - Câu nói so sánh sự đối lập giữa thời gian rất dài của đời người và thời gian rất ngắn của một ngày để nhấn mạnh: giá trị cuộc sống của mỗi ngày là cơ sở để tạo nên chất lượng, ý nghĩa cuộc sống của một đời người - Thực chất, ý nghĩa câu nói: trong cuộc đời con người mỗi ngày là rất quan trọng, quí giá; đừng để lãng phí thời gian. Ý2. Suy nghĩ về câu nói -Thời gian là một điều kiện quan trọng để tạo nên cuộc sống của con người. Ai cũng ước được sống lâu để làm việc, cống hiến, tận hưởng niềm hạnh phúc . - Một ngày rất ngắn ngủi nhưng con người có thể làm được nhiều việc có ích cho bản thân, cho xã hội: học tập, lao động; có những phát minh, công trình khoa học được tìm ra trong khoảng thời gian rất ngắn. - Sự so sánh đối lập giữa một ngày và một đời người còn thể hiện ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa việc nhỏ và việc lớn; có rất nhiều việc nhỏ xem ra không đáng quan tâm, nhưng là cơ sở để tạo thành những sự việc lớn. 1.00 1.00 0.50 0.25 0.25 2.00 0.50 0.50 0.50 - Phê phán hiện tượng lười biếng trong công việc, hoạt động sống hằng ngày. Ý 3. Bài học nhận thức và hành động - Cuộc đời con người là hữu hạn nên phải biết quí trọng thời gian, đừng để thời gian trôi đi một cách lãng phí. - Biết trân trọng những giá trị của việc làm, những niềm vui, hạnh phúc thường ngày trong cuộc sống. 0.25 Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5.0 điểm) Câu 3a Câu3.b (5.0 đ) Theo chương trình Chuẩn Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục – 2012) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý chính sau: - Nêu cách hiểu về giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học: Tình yêu thương con người, trân trọng những khát vọng của con người. - Giá trị nhân đạo của “Vợ nhặt”: + Sự cảm thông chân thành trước cảnh ngộ khốn cùng và số phận bất hạnh của người nông dân trước thảm hoạ cái đói năm 1945. + Trân trọng, tin tưởng khám phá những vẻ đẹp tâm hồn và khao khát sống mãnh liệt của những con người bị cái đói đẩy vào hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ”. + Tác giả đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít đã gây ra thảm cảnh cho con người. + Niềm tin qua dự cảm tương lai tươi sáng. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí. Cần nêu được các ý chính sau: Ý 1. Vài nét về tác giả và tác phẩm. - Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm. - Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ. Ý 2. Về nhân vật người vợ nhặt 0.50 0.50 0.25 1.00 4.00 1.00 1.00 1.00 1.00 0.25 0.25 2.00 - Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trongba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. - Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: + Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt. + Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. + Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan. Ý 3.Về nhân vật người đàn bà hàng chài 2.00 - Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất. + Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh. + Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi. + Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. Ý 4. Về sự tương đồng và khác biệt trong vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả haiđều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực... - Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực... 0.50 1.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.50 0.25 0.25 - Giới thiệu nhà văn Kim Lân và tác phẩm Vợ Nhặt. Giới thiệu và nhận xét khái quát giá trị của tình huống truyện Câu 3b - Phân tích tình huống tuyện + Định danh tình huống truyện : Việc anh Tràng ế vợ lại nhặt được vợ dễ dàng giữa những ngày đói + Sự phát triển của tình huống truyện : * Không khí vui hẳn lên của những đứa trẻ * Cái nhìn ngơ ngác đầy thương cảm và lo lắng của mọi người trong xóm * Sự ngạc nhiên, trạng thái tâm lí phức tạp của Cụ Tứ * Trạng thái hạnh phúc ngập tràn và ngỡ ngàng của Tràng - Ý nghĩa của tình huống : + Niềm thương cảm của nhà văn về số phận con người và lời tố cáo tội ác của chiến tranh. + Thể hiện lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc, lòng nhân ái và niềm tin vào cuộc sống của những con người nghèo trong hoạn nạn. - Khẳng định giá trị của tình huống đối với việc thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm - Khẳng định tài năng, sở trường trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân . 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0, 25 điểm 0, 25 điểm 0,7 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm * Lưu ý : Hội đồng chấm thi có thể chi tiết hóa hơn các phần điểm của đáp án trên cơ sở tổng điểm của mỗi ý không thay đổi. Caâu 3.b. (Khoâng baét buoäc, nhöng thí sinh cuõng neân neâu khaùi nieäm veà theå loaïi Tuøy buùt: laø theå theå loaïi vaên hoïc trung gian giöõa töï söï vaø tröõ tình) A. SOÂNG ÑAØ HUNG BAÏO, HIEÅM AÙC (Veû ñeïp kì vó vaø döõ doäi cuûa thieân nhieân Taây Baéc) 1. Soâng Ñaø hung baïo  Neùt döõ doäi ñaàu tieân cuûa con soâng laø nhöõng thaùc nöôùc gaàm reùo muoân ñôøi: Tieáng nöôùc thaùc nghe nhö laø oaùn traùch gì, roài laïi nhö laø van xin, roài laïi nhö laø khieâu khích, gioïng gaèn maø cheá nhaïo. Theá roài noù roáng leân nhö tieáng moät ngaøn con traâu moäng ñang loàng loän giöõa röøng vaàu, röøng tre nöùa noå löûa, ñang phaù tuoâng röøng löûa cuøng gaàm theùt vôùi ñaøn traâu da chaùy buøng buøng.  Con soâng chôït trôû neân hung baïo hôn khi soùng nöôùc reo hoø laøm thanh vieän cho ñaù, maët nöôùc hoø la vang daäy quanh mình uøa vaøo maø beû gaõy caùn cheøo (...). Coù luùc chuùng ñoäi caû thuyeàn leân. 2. Soâng Ñaø hieåm aùc  Coù nhöõng quaõng soâng ñaày thaùc gheành, loøng soâng nhö baøy moät thaïch traän chöïc nuoát chìm nhöõng con thuyeàn non tay laùi: Môùi thaáy raèng ñaây laø noù baøy thaïch traän treân soâng. Ñaùm taûng, ñaùm hoøn chia laøm ba haøng chaën ngang treân soâng, ñoøi aên cheát caùi thuyeàn.  Pheùp nhaân hoùa ñöôïc taän duïng ñeå taû thaïch traän maø khuùc soâng ñaõ baøy ra theo moät chieán thuaät hieåm aùc: Voøng ñaàu vöøa roài noùi môû ra naêm cöûa traän, coù boán cöûa töû moät cöûa sinh, cöûa sinh naøy naèm naèm laäp lôø phía taû ngaïn soâng. Voøng thöù hai taêng theâm nhieàu cöûa töû ñeå ñaùnh löøa con thuyeàn vaøo, vaø cöûa sinh laïi boá trí leäch qua phía bôø höõu ngaïn. Beân caïnh hình aûnh hung baïo, hieåm aùc laø hình aûnh con soâng Ñaø hieàn hoøa, thô moäng, hai bôø soâng traøn ñaày caûnh saéc töôi vui. B. SOÂNG ÑAØ THÔ MOÄNG, HIEÀN HOØA 1. Con soâng thô moäng ñöôïc moâ taû töø treân cao: Con Soâng Ñaø tuoân daøi nhö moät aùng toùc tröõ tình, ñaàu toùc, chaân toùc aån hieän trong maây trôøi Taây Baéc... Nöôùc soâng ñoåi thay tuøy muøa tieát: Muøa xuaân doøng xanh nhö ngoïc bích... Muøa thu nöôùc soâng Ñaø löø löø chín ñoû... 2. Con soâng hieàn hoøa  Coù nhöõng quaõng ven soâng laëng tôø: Hình nhö töø ñôøi Lí, ñôøi Traàn, ñôøi Leâ, quaõng soâng naøy cuõng laëng tôø ñeán theá maø thoâi vaø bôø soâng hoàn nhieân nhö moät noãi nieàm coå tích tuoåi xöa.  Neùt hieàn hoøa aáy laøm cho caûnh vaät trôû neân gôïi caûm, laøm cho khaùch treân ñoø chôït mô maøng nhö nghe tieáng con höôu ñang thuû thæ: "Hôõi oâng khaùch Soâng Ñaø, coù phaûi oâng cuõng vöøa nghe thaáy moät tieáng coøi söông (...) cuûa moät chuyeán xe löûa ñaàu tieân " trong töôûng töôïng cuûa taùc giaû.  Bieän phaùp nhaân hoùa vaø aån duï ñöôïc vaän duïng: Vaø con soâng nhö ñang laéng nghe nhöõng gioïng noùi eâm eâm cuûa ngöôøi xuoâi, vaø con soâng ñang troâi nhöõng con ñoø mình nôû chaïy buoàm vaûi... 3. Hai bôø soâng Ñaø traøn ngaäp caûnh saéc töôi vui cuûa moät cuoäc soáng môùi ñang baét ñaàu, nöông ngoâ nhuù leân maáy laù ngoâ non ñaàu muøa (...) moät ñaøn höôu cuùi ñaàu ngoán buùp coû tranh ñaãm söông ñeâm (...), ñaøn caù ñaàm xanh quaãy voït leân maët soâng buïng traéng nhö baïc rôi thoi. Nhìn chung, caùi ñeïp cuûa soâng Ñaø coù khi do nhöõng neùt huøng traùng, döõ doäi, coù khi töø nhöõng daùng neùt, thanh saéc eâm dòu, möôït maø ñöôïc theå hieän baèng moät phong caùch ñoäc ñaùo, taøi hoa vôùi nhöõng hình aûnh choïn loïc, töøng ngoân töø chuaån möïc, taøi hoa, caâu, ñoaïn vaên giaøu tính nhaïc. C. Caùi toâi tröõ tình cuûa taùc giaû. - Gioïng ñieäu tröõ tình tha thieát qua nhöõng caâu vaên boäc loä tình yeâu tha thieát veà queâ höông daét nöôùc: Chao oâi, trong con soâng….; Chao oâi, thaáy theøm ñöôïc giaät mình… - Nhìn soâng Ñaø nhö moät coá nhaân III. KEÁT LUAÄN - Nguyeãn Tuaân nhìn thieân nhieân vaø con ngöôøi trong hoøan caûnh khaéc nghieät, ñoàng thôøi caûm nhaän thieân nhieân vaø con ngöôøi ôû caû phöông dieän thaåm mó, taøi hoa. - Hình töôïng hoùa queâ höông, ñaát nöôùc sau khi hoøa bình laäp laïi qua hình aûnh con soâng ñaày söùc soáng. Soâng Ñaø noùi chung vaø Ngöôøi laùi ñoø soâng Ñaø chính laø aùng thô tröõ tình baèng vaên xuoâi ca ngôïi toå quoác giaøu ñeïp, theå hieän nieàm tin yeâu cuoäc soáng môùi ñang dieãn ra treân ñaát nöôùc ta. Trường THPT Phan Bội Châu ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014– 2015 MÔN NGỮ VĂN LỚP 12-Thời gian 180 phút 2. ĐỀ Câu 1 (2 điểm) Đọc văn bản, thực hiện các yêu cầu sau: Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu ( Trích Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm) a. Đoạn thơ trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? b. Tìm các biện pháp tu từ, tác dụng của các biện pháp tu từ ấy trong đoạn thơ? c .Đặt nhan đề cho đoạn thơ. Câu 2 (3 điểm) …Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước ( Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) Từ tư tưởng của ý thơ trên, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày những suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thể hệ trẻ đối với đất nước. Câu 3 (5 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp con người Việt Nam, qua nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành) và nhân vật chú Năm (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). ---------HẾT------------- 3. HƯỚNG DẪN CHẤM – CHUẨN CHO ĐIỂM Câu 1 Nội dung Đọc văn bản, thực hiện các yêu cầu sau: Quê hương ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn Lưỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu ( Trích Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm) a. Đoạn thơ trên sử dụng các phương thức biểu đạt nào? b. Tìm các biện pháp tu từ, tác dụng của các biện pháp tu từ ấy trong đoạn thơ? c. Đặt nhan đề cho đoạn thơ Điểm a. Các phươg thức biểu đạt trong đoạn thơ trên: tự sự miêu tả, biểu cảm b. Các biện pháp tu từ, tác dụng * Các biện pháp tu từ: - Liêt kê : Rượng ta khô/ nhà ta cháy/ Chó ngộ một đàn.. - Láy âm: Khủng khiếp/ ngùn ngụt/ tưng bừng/ rộn rã - Đối lập: Mẹ con đàn lợn âm dương.>< Chia lìa đôi ngả/ Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã>< Bây giờ tan tác về đâu * Tác dụng: Làm nổi bật bức tranh quê hương bị đổ nát hoang tàn trong chiến tranh; niềm căm giận, xót xa, tiếc nuối của nhà thơ c. Nhan đề đoạn thơ: học sinh có thể đặt bất cứ nhan đề gì, miễn là phù hợp với đoạn thơ 2 0.5 1.0 0.5 … Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra đất nước ( Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) Từ tư tưởng của ý thơ trên, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận khoảng 600 từ trình bày những suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. a- Yêu cầu về kĩ năng - Biết làm bài văn nghị luận XH, - Bố cục chặt chẽ. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc., không mắc lỗi các loại: dùng từ, câu, chính tả… b- Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu được tư tưởng của đoạn thơ học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Nêu được vấn đề cần nghị luận * Giải thích: Nêu tư tưởng của đoạn thơ: - Khẳng định truyền thống yêu nước được hun đúc trong bốn nghìn năm lịch sử. - Sự tiếp nối truyền thống của thế hệ trẻ trong chống Mỹ để bảo vệ đất nước. - Lời nhắn nhủ của tác giả đối với thế hệ trẻ hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. * Ý nghĩa của tư tưởng đoạn thơ đối với thế hệ trẻ ngày nay: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: - Tự hào về truyền thống: Đó là sự hi sinh thầm lặng, vô danh của lớp lớp bao thế hệ vì độc lập dân tộc. - Thể hiện bằng những hành động thiết thực: Không chỉ cầm súng trên chiến trường mà còn trong các lĩnh vực học tập, lao động, ... góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh văn minh, bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc, ... - Tư tưởng của đoạn thơ khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước bởi nó được xây dựng bằng sự hi sinh thầm lặng của bao thế hệ. - Phê phán những tư tưởng sống lệch lạc, hưởng thụ, ngại khó, đi ngược với truyền thống dân tộc ... của thế hệ trẻ hiện nay. * Bài học nhận thức và hành động: ... 0,5 0.75 1,25 0,5 3 Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp con người Việt Nam qua nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) và nhân vật chú Năm (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi). a- Yêu cầu về kĩ năng - Biết làm bài văn nghị luận VH. - Bố cục chặt chẽ. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi các loại: dùng từ, câu, chính tả… b- Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu được tác giả, tác phẩm, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Nêu được vấn đề cần nghị luận * Phân tích, chứng minh: - Nét tương đồng của hai nhân vật: + Cả hai đều là những thế hệ đi trước, chứng kiến những mất mát đau thương của dân làng, của quê hương đất nước. + Cả hai đều có lòng yêu nước sâu sắc, tự hào về truyền thống gia đình, có ý thức giáo dục cho thế hệ trẻ, tự hào về quê hương và có ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước. - Nét khác nhau của hai nhân vật: + Cụ Mết được xây dựng từ ngoại hình đến ngôn ngữ, tính cách, phẩm chất, ... tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên. + Chú Năm từ ngôn ngữ, tính cách, phẩm chất tiêu biểu cho người nông dân Nam bộ. * Nghệ thuật: - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nhân vật tham gia vào câu chuyện tạo tính chân thực. - Cả hai tác phẩm đều thành công ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đậm sắc thái địa phương, ... * Đánh giá nhân vật, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân. 0,5 3,0 1,0 0,5 ---------HẾT------------SỞ GD-ĐT GIA LAI ĐỀ THI THPT NĂM 2015 TRƯỜNG THCS&THPT KPĂKLƠNG MÔN: NGỮ VĂN Thời gian : 180 phút(Không kể thời gian giao đề) Câu 1.(2 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chuyện người Samurai . Một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá . Người đánh cá nói : “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài .” Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức . Rất nhanh trí, người đánh cá nói : “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận .” Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đó chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi .” Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ .” Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông . Ông gào lên “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi !” Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng .” Một năm sau , người đánh cá gặp lại vị samurai . “ Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa ”, người đánh cá phấn khởi nói . “Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi .” Vị samurai trả lời , “Ngươi đã trả nợ rồi .” a. Nêu nội dung câu chuyện trên. b. Nêu hàm ý câu nói : “ Ngươi đã trả nợ rồi.” c. Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu chuyện. Câu 2. (3 điểm) Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau : Một triết gia ấn Độ nói: “Hân hạnh thay chúng ta được sinh ra làm trẻ con, nhưng kinh khủng thay chúng ta mãi mãi làm trẻ con.” Câu 3. ( 5 điểm) Nguyễn Minh Châu quan niệm rằng “thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “ Chiếc thuyền ngoài xa” anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. SỞ GD-ĐT GIA LAI ĐỀ THI THPT NĂM 2015 TRƯỜNG THCS&THPT KPĂKLƠNG MÔN: NGỮ VĂN Thời gian : 180 phút(Không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Câu 1. (2 điểm) Câu 2 (3 đ) Yêu cầu a. Nội dung câu chuyện: - Câu chuyện nói về một quan niệm sống: không nên hành động khi tức giận. Vị samurai đã tránh được 2 sai lầm khi biết kiềm chế. b. Hàm ý câu nói: Người nông dân đã cho vị samurai một bài học thật giá trị, nó còn lớn hơn cả số tiền nợ vị samurai. Cũng có thể nói bài học đó là vô giá. c. Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về câu chuyện Bài học về sự kiềm chế. - Kiềm chế là một đức tính tốt của con người. - Kiềm chế mang lại ý nghĩa to lớn trong cuộc sống. - Mỗi cá nhân chúng ta hãy rút ra bài học cho bản thân mình: thật kiềm chế khi đang nóng giận. - Phương châm: hãy nói những gì mình muốn nghe, đối xử với người khác những gì mình muốn nhận. a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận vể một tư tưởng đạo lí. Vận dụng tốt các thao tác lập luận. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức : HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Giải thích : + Niềm vui, hạnh phúc, vinh dự, tự hào trong thế giới của tuổi thơ vô tư, trong sáng, hồn nhiên. + Theo quy luật của thời gian càng lớn tuổi, càng sống lâu con người ngày càng tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm sống để ngày càng chín chắn hơn, sâu sắc hơn, càng khôn hơn. Nhưng thật hoảng sợ, sợ hãi và là điều thất bại của con người khi mà trải qua thời gian với những trải nghiệm của cuộc đời con người lại không khôn lớn, khôn ngoan. Điểm 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 Phân tích, chứng minh : Cuộc sống là trường học dạy ta những bài học làm người. Nhận thức, hiểu biết, tri thức của ta trong mọi lĩnh vực, phương diện của cuộc sống như trong học tập, trong công việc, trong việc 0,5 tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân…. chúng ta có được càng nhiều khi tuổi đời của ta càng lớn với điều kiện ta có ý thức học hỏi, có tinh thần cầu tiến, sống một cách chủ động, tích cực. Câu 3. (5 điểm) - Bình luận: + Phê phán hiện tượng, lối sống thụ động không biết học hỏi, không có quyết tâm vươn lên, có lớn mà không có khôn. + Để không còn là trẻ con thì cần phải có một quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm từ thất bại, từ cái dại, từ những vấp ngã của bản thân để rút ra cho mình những bài học để ta trưởng thành hơn và thành công trong cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động: Luôn luôn biết rút kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống, chủ động tích cực học hỏi mọi vấn đề trong cuộc sống từ những điều nhỏ nhất. - Khẳng định ý nghĩa tích cực của vấn đề a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận vể tác phẩm đoạn trích văn xuôi Vận dụng tốt các thao tác lập luận. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b. Yêu cầu về kiến thức: * Giới thiệu vấn đề nghị luận * Nhân vật người đàn bà hàng chài - Tên tuổi, ngoại hình: Vô danh, trạc ngoài 40 ngoại hình xấu xí, mệt mỏi, tái ngắt… gợi ấn tượng về số phận lam lũ vất vả. - Số phận: Bất hạnh + Cái xấu đã đeo đuổi chị như định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ + Có mang với một anh hàng chài, đến mua bả về đan lưới, rồi thành vợ chồng. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam lũ, bấp bênh + Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật,... + Bị chồng thường xuyên đánh đập, hành hạ - Phẩm chất, tính cách: + Nhẫn nhục, chịu đựng + Yêu thương con tha thiết + Một người giàu lòng tự trọng + Người đàn bà vị tha: luôn cảm thông, chia sẻ với nỗi khổ của chồng, luôn vì các con. + Biết chắt chiu hạnh phúc đời thường + Người đàn bà thất học nhưng lại rất sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời - Một người đàn bà ngoại hình xấu xí nhưng tiềm ẩn bên trong là một vẻ đẹp tâm hồn, phảng phất nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam. - Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà Nguyễn Minh Châu là người tiên phong đi đầu của nền văn học mới” - Nghệ thuật: + Tình huống nhận thức, phát hiện vấn đề + Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với tâm lí nhân vật * Đánh giá vấn đề, liên hệ thực tế 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5 1,5 0,5 0,5 SỞ GD&ĐT GIA LAI Trường THPT Trường Chinh -------------------------- ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA - NĂM HỌC 2014-2015 Môn: Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 180 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (3,0 điểm): Đọc các phần của một văn bản đã bị đảo trật tự và thực hiện yêu cầu dưới đây: a) Mong bạn giữ gìn cẩn thận những dấu chấm câu của mình nhé! b) Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy. c) Cứ như vậy anh ta đi đến dấu chấm hết. d) Có một người chẳng may đánh mất dấu….(1). Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩa đơn giản. Sau đó không may, anh ta lại làm mất dấu…(2). Anh ta bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó anh ta đánh mất dấu…(3). Và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay ở mặt đất hoặc ngay trong nhà mình, anh đều không hay biết. Anh đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thờ ơ với mọi điều. Một thời gian sau anh đánh mất dấu…(4). Từ đó anh không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh hoàn toàn quên mất cách tư duy. Anh (Chị) hãy trả lời câu hỏi sau: 1. Phần d) của văn bản có 4 vị trí đã được lược bớt các từ. Điền các từ gợi ý để khôi phục đoạn văn hoàn chỉnh: chấm than, phẩy, chấm hỏi, hai chấm. 2. Sau khi khôi phục đoạn văn bản ở mục d), hãy xếp thứ tự đúng của các đoạn văn để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Viết lại văn bản đó. 3. Văn bản sau khi đã được khôi phục nói về điều gì? 4. Hãy đặt tiêu đề cho văn bản vừa khôi phục. Câu 2(3,0 điểm): Đọc đoạn văn bản sau: GiadinhNet - Dịp đầu năm, đền bà Chúa Kho lại trở thành “ngân hàng” tiếp đón hàng vạn người đến “vay vốn” để kinh doanh, buôn bán. Phải chăng, nhiều người thực sự ăn nên làm ra nhờ vay vốn của bà Chúa Kho? (…) ông Nguyễn Văn Dự, Ban quản lý Di tích đền Bà Chúa Kho cũng đưa ra quan điểm: vũ trụ quay vòng, cây cỏ mùa xuân đâm chồi, nảy lộc, thu và đông kết trái. Con người có nghị lực, lại đến vận thì ắt làm ăn được. Nếu chỉ cầu xin mà giàu, thì cả nước đã đổ về ngôi đền này rồi. Cứ mỗi dịp đầu năm, người đến xin lộc, “vay vốn” rất đông, nhưng đến dịp cuối năm là đi “trả vốn” nhưng lượng khách về đền không bằng 1/10. Chỉ cần nhìn điều đó, cũng có thể nhận thấy rằng, không có nhiều người vay vốn của Bà Chúa Kho mà thành công trong việc kinh doanh. (Theo Trà Giang, Có nên “vay vốn” đền bà Chúa Kho để làm giàu?, Báo GiadinhNet, ngày 08/2/2015) Từ đoạn văn bản trên, anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định sau: Những người nông cạn tin vào may mắn. Những người mạnh mẽ tin vào nhân quả. (Ralph Waldo Emerson) Câu 3(4,0 điểm): Do nhìn nhân vật từ những góc độ khác nhau, người đọc đã có những cách gọi (cũng chính là những nhận xét) khác nhau về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân như: người đàn bà đói khổ, người đàn bà vô liêm sỉ, người đàn bà tự trọng, người đàn bà liều lĩnh, người đàn bà khát khao mái ấm, người đàn bà đảm đang v.v.. Theo anh (chị), nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân là ai trong số những người đàn bà nêu trên? Hãy trình bày cảm nhận của anh/ chị về nhân vật người vợ nhặt. ----------------HẾT--------------- Họ và tên thí sinh.......................................Ngày tháng năm sinh........................................ Số báo danh: ....................................................................................................................... Trường:................................................................................................................................ SỞ GD&ĐT GIA LAI Trường THPT Trường Chinh -------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA Năm học: 2014-2015 Môn: Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn) Thời gian làm bài: 180 phút I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết mạch lạc, chặt chẽ, có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý II. Hướng dẫn cụ thể Câu 1: 1. 1(1,0điểm) điền các từ theo thứ tự: 1-phẩy; 2-chấm than; 3- chấm hỏi; 4 hai chấm (Mỗi từ điền đúng được 0, 25 điểm) 1.2. (1.0điểm) Thứ tự: d-c-b-a (0,5điểm) Viết lại văn bản theo – không mắc lỗi diễn đạt(0,5điểm) Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản. Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể làm anh ta sung sường mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện. Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình mà anh ta không biết, anh ta đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều. Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó, anh ta không liệt kê được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả trừ chính mình. Cứ mất dần các dấu, cuối cùng, anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn mất ý nghĩa, nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mất ý nghĩa như vậy.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan