Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Tính toán độ kết cấu của nền đất yếu dưới tải trọng...

Tài liệu Tính toán độ kết cấu của nền đất yếu dưới tải trọng

.PDF
5
334
82

Mô tả:

Khoa Xây Dựng Cầu Đường - Trường Đại Học Bách Khoa TÍNH TOÁN ĐỘ CỐ KẾT CỦA NỀN ĐẤT YẾU DƯỚI TẢI TRỌNG NỀN ĐẮP TRONG TRƯỜNG HỢP CHIỀU SÂU CẮM BẤC NHỎ HƠN VÙNG GÂY LÚN CALCULATION LA CONSOLIDATION DE TERRAIN AYANT LA FONDATION FAIBLE SOUS LE CHARGEMENT DE REMBLAI EN CAS DU PROFONDEUR DE VERTICAL DRAINAGE ARTIFICIEL QUI EST MOINS COURT QUE LA RÉGION DE TASSEMENT ThS. NGUYỄN HỒNG HẢI Khoa XD Cầu đường, Trường Đại Học Bách Khoa TÓM TẮT Công nghệ xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm đã và đang được ứng dụng nhiều cho các công trình trên thế giới và ở Việt nam. Tuy nhiên, hiện nay "Quy trình khảo sát thiết kế nền đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" chỉ hướng dẫn phương pháp tính toán độ cố kết của nền đất yếu trong phạm vi cắm bấc mà không xét ảnh hưởng của chiều sâu cắm bấc đến chiều sâu vùng gây lún. Bài báo nhằm mục đích giới thiệu và trình bày phương pháp tính toán độ cố kết nền đất yếu khi chiều sâu xử lý bấc thấm nhỏ hơn vùng gây lún. SOMMAIRE La technologie de traiter le terrains ayant la fondation faible a et encours d'appliquer beaucoup aux ouvrages dans le monde et au Vietnam. Pourtant, actuellement "le processus d'examiner de dresser le remblai sur les terrains faibles 22 TCN 262-2000" ne dirige qu'au méthode de calculer la consolidation de terrain faible dans le rayon ayant de vertical drainage artificiel, mais n'examine pas l'influence de profondeur de vertical drainage artificiel avec la région de tassement. L'article de journal vise le but de présenter le méthode de calculer la consolidation de terrain faible quand le profondeur de vertical drainage artificiel qui est moins court que la région de tassement. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Độ cố kết theo thời gian trong trường hợp có sử dụng hệ thống thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm, theo "Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" được xác định theo công thức : (1) U = 1 − (1 − U h )(1 − U v ) Trong công thức trên, ta có : U - độ cố kết trung bình trong phạm vi vùng gây lún Za khi có sử dụng các phương tiện thoát nước thẳng đứng (bấc thấm hoặc giếng cát). Uv - độ cố kết trung bình theo phương thẳng đứng trong phạm vi vùng gây lún Za. Như vậy, với ý nghĩa của U và Uv như trên thì Uh phải là độ cố kết trung bình theo phương ngang trong phạm vi vùng gây lún Za do có xử lý bấc thấm. Hay nói cách khác, việc tính toán độ cố kết trung bình U theo công thức trên chỉ hợp lý khi chiều sâu xử lý bấc thấm đến hết phạm vi vùng gây lún Za. Thực tế, đối với các nền đường đắp cao trên vùng đất yếu có chiều dày lớn, chiều sâu vùng gây lún Za thường rất lớn (trên 30m [5]). Việc xử lý bấc thấm đến hết phạm vi vùng gây lún có thể không kinh tế hoặc nhiều khi không thể thực hiện được. Lúc này, việc lựa chọn một chiều sâu cắm bấc hợp lý (nhỏ hơn vùng gây lún) nhưng vẫn đảm bảo về TẬP SAN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Chào mừng 20 năm thành lập ngành Xây dựng Cầu Đường 1 Khoa Xây Dựng Cầu Đường - Trường Đại Học Bách Khoa mặt kinh tế và kỹ thuật là một giải pháp có thể đặt ra. Tuy nhiên "Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000" lại chưa đề cập vấn đề này trong tính toán thiết kế. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong trường hợp chiều sâu xử lý bấc thấm L nhỏ hơn vùng gây lún Za, lúc này ta có thể xem nền đất yếu trong phạm vi vùng gây lún Za bao gồm hai vùng như hình 1, trong đó : - Vùng 1: vùng có xử lý bấc thấm, có chiều dài L. - Vùng 2: vùng không xử lý bấc thấm, có chiều dài (Za - L) nằm dưới vùng 1. 1:m Nãön âàõp Âãûm caït1:m Âáút yãúu vuìn g 1 Za L - Xem thêm -