Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết garganchuya (rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại...

Tài liệu Tiểu thuyết garganchuya (rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại

.PDF
133
99
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA (RABƠLE) TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA (RABƠLE) TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học Mã số: 60.22.01.20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thành Hƣng Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thị Hồng Nhung, học viên cao học chuyên ngành Lý luận văn học, khoá QHX-2014-X. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép bất cứ một công trình khoa học hay luận văn nào đã đƣợc công bố trong và ngoài nƣớc. Học viên Nguyễn Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất PGS.TS Phạm Thành Hƣng, ngƣời thầy trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ dạy em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại. Sự quan tâm, động viên của thầy là nguồn sức mạnh vô giá giúp em hoàn thành đề tài luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cƣơng tháng 3/2016. Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy cô, em đã khắc phục đƣợc những thiếu sót trong luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Ban Chủ nhiệm Khoa Văn học đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích em trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2016 Ngƣời viết luận văn Nguyễn Thị Hồng Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 6 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ............................................ 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 10 5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 11 NỘI DUNG ......................................................................................................... 12 Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA TRONG DÕNG CHẢY VĂN HỌC PHỤC HƢNG................................................................................. 12 1.1. Vài nét về thi pháp tiểu thuyết và văn học Phục hƣng ......................... 12 1.1.1. Vài nét về thi pháp tiểu thuyết ............................................................ 12 1.1.2. Khái lược về thời đại Phục hưng và nền văn học thời Phục hưng 19 1.1.2.1. Khái lược về thời đại Phục hưng .................................................... 19 1.1.2.2. Khái quát về nền văn học Phục hưng............................................. 25 1.2. Vị trí của tiểu thuyết Garganchuya và tác giả Frăngxoa Rabơle trong dòng chảy văn học Phục hƣng ............................................................... 30 1.2.1. Frăngxoa Rabơle – người đưa ma một thế giới đã lỗi thời bằng tiếng cười vui vẻ............................................................................................... 30 1.2.2. Vị trí của tiểu thuyết Garganchuya trong dòng chảy văn học Phục hưng.... ................................................................................................... 33 Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TỪ GÓC NHÌN LOẠI HÌNH ............................................................................................... 41 2.1. Giới thuyết về nhân vật tiểu thuyết .......................................................... 41 2.2. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Garganchuya ................................. 42 2.2.1. Nhân vật người khổng lồ, lý tưởng - kiểu nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn .......................................................................................................... 42 2.2.2. Nhân vật vua, quan lại, quý tộc – hệ thống nhân vật hiện thực ......... 49 2.2.3. Nhân vật thầy tu – kiểu nhân vật hài kịch ........................................... 55 2.3. Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật .......................................... 58 1 2.3.1. Cách đặt tên nhân vật .......................................................................... 58 2.3.2. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật ........................................... 62 2.3.3. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình ......................................................... 65 Chƣơng 3: THI PHÁP KẾT CẤU VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT .............................................................................. 70 3.1. Thi pháp kết cấu trong tiểu thuyết Garganchuya ................................... 70 3.1.1. Giới thuyết về thi pháp kết cấu ............................................................. 70 3.1.2. Các kiểu kết cấu trong tiểu thuyết Garganchuya ................................ 73 3.1.2.1. Kết cấu liên văn bản (intertextuality ).............................................. 73 3.1.2.2. Kết cấu theo trình tự thời gian ........................................................ 98 3.1.2.3. Về tổ chức điểm nhìn trần thuật của người kể ................................. 99 3.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya ...................... 102 3.2.1. Giới thuyết về không gian nghệ thuật ................................................ 102 3.2.2. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya.................... 104 3.2.2.1. Không gian của người khổng lồ, lý tưởng...................................... 105 3.2.2.2. Không gian trần tục, hiện thực của người thường ......................... 110 3.3. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya ........................... 113 3.3.1. Giới thuyết về thời gian nghệ thuật .................................................... 113 3.3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Garganchuya ....................... 114 3.3.2.1. Thời gian tuyến tính - hiện thực ..................................................... 114 3.3.2.2. Thời gian siêu hình với “khoảng cách sử thi tuyệt đối” ................ 116 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 125 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thời đại Phục hƣng là “bƣớc ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất, từ trƣớc đến bây giờ loài ngƣời chƣa từng thấy”[9; 56] làm thay đổi mọi mặt kinh tế, chính trị xã hội, tôn giáo, tƣ tƣởng và tinh thần châu Âu. Cuộc vận động tƣ tƣởng và văn hóa Phục hƣng đã để lại những mùa hoa trái tốt tƣơi, phong phú vô cùng. Nó làm cho châu Âu, đặc biệt là Tây Âu nhƣ bừng thức dậy sau “đêm trƣờng Trung cổ”, đƣa những nƣớc này tiến nhanh, tiến mạnh vào lịch sử cận đại. Văn hóa Phục hƣng vì vậy đƣợc thừa nhận là một trong những nền văn hóa rực rỡ của loài ngƣời. Nhắc đến văn học Phục hƣng, chúng ta không thể không kể đến những tác phẩm lớn nhƣ Truyện mười ngày (Boccacio), Thần khúc (Dante), Don Quixote (Miguel de Cervantès), Hamlet (William Shakespeare), Gargantua và Pantagruel (Francois Rabelas)…Bằng tài năng nghệ thuật, năng lực sáng tạo, cảm quan nhạy cảm với thời cuộc, những con ngƣời trên đã thành công trong việc đƣa nền văn học chuyển mình, họ đã thắp lên những ngọn lửa mới, những tƣ tƣởng mới, những nét đột phá về nghệ thuật trong nền văn học. Văn học Phục hƣng đề cao sức mạnh, khả năng của con ngƣời, nó lên án một cách gay gắt nền luân lí đạo đức phong kiến đã tỏa chiết đời sống tâm hồn và tình cảm của con ngƣời. Bàn về con ngƣời, Shakespeare đã có lúc ngất ngây ca ngợi: “…kỳ diệu thay là con ngƣời. Con ngƣời cao quý làm sao về lý trí, vô tận sao về năng khiếu!”. Văn học Phục hƣng đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh để giải phóng con ngƣời ra khỏi chế độ phong kiến Trung Cổ và mở đƣờng cho những hệ tƣ tƣởng mới phát triển. Thời đại Phục hƣng là “bức màn bí ẩn”, là đề tài nghiên cứu đáng quan tâm nếu chúng ta muốn có những đánh giá đúng nhất về thời kì văn học vĩ đại này. 3 Frăngxoa Rabơle (Francois Rabelais, 1894 – 1553) không những là nhà tiểu thuyết, nhà văn xuất sắc nhất của văn học Pháp mà còn là một trong những cây bút kiệt xuất của thời đại Phục hƣng. Ông là bậc thầy của nghệ thuật tiếng cƣời và của tiểu thuyết. Ông sở hữu một thành tựu văn học đáng tự hào của văn học Phục hƣng: Garganchuya và Păngtagruyen (Gargantua và Pantagruel). Ngoài bộ tiểu thuyết đồ sộ gồm 5 tập này, Rabơle còn có nhiều công trình nghiên cứu về y học và khảo cổ học. Ông còn cho in lại những sách y học của những bậc danh y cổ đại, có kèm lời bàn của chính mình. Một nhà văn cùng thời với Rabơle, Echien Pakie cho rằng: “Trong chúng ta không ai không biết Rabơle uyên bác đến thế nào khi đùa tếu một cách thông thái. Trong Garganchuya và Păngtagruyen ông đã chiếm đƣợc tình yêu của dân chúng”. Các tác giả lãng mạn Pháp, đặc biệt là Chauteaubriand và V.Hugo liệt ông vào hàng rất ít ỏi “những thiên tài nhân loại” vĩ đại nhất đối với mọi thời đại và mọi dân tộc. Đối với các nhà văn cùng thời hay đối với các thế hệ nhà văn sau này, Rabơle đều có tầm ảnh hƣởng nhất định. M. Bakhtin cho rằng “Rabơle là tác giả khó hiểu nhất trong tất cả những tác giả cổ điển của văn học thế giới” [11;35]. Chính vì thế, rất nhiều nhà nghiên cứu không thể hiểu đƣợc quan điểm, suy nghĩ của Rabơle. Cho đến ngày nay, vẫn còn nhiều khía cạnh của Rabơle và sáng tác của ông cần đi sâu, tìm hiểu và khám phá. Garganchuya là cuốn đầu tiên trong bộ tiểu thuyết Garganchuya và Păngtagruyen đƣợc Rabơle viết vào năm 1534, tức là hai năm sau khi cuốn Păngtagruyen ra đời. Garganchuya đƣợc xuất bản với bút danh tƣơng tự nhƣ cuốn Păngtagruyen: Alcofribas Nasier (đảo các chữ cái từ tên thật: Francois Rabelais). Cuốn sách đƣợc bán rất chạy và đƣợc tái bản gần nhƣ từng năm một trong hai mƣơi năm tiếp sau đó nhƣng cũng lập tức bị đại học đƣờng Sorbonne xếp vào “sổ đen”. Thành công của Francois Rabelais trong Garganchuya không chỉ ở nội dung với những những tƣ tƣởng, triết lí sâu sắc 4 mới mẻ, thâm thúy mà còn ở sự điêu luyện trong nhiều phƣơng diện thi pháp biểu hiện. Garganchuya là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phƣơng pháp sáng tác văn học thời Trung cổ và ý thức sáng tạo của nhà văn. Garganchuya là đại diện tiêu biểu cho văn học Phục hƣng và bản dịch Tiếng Việt đƣợc xuất bản tại Việt Nam vào năm 1983. Tuy nhiên, cho đến này tác phẩm này vẫn là một mảnh đất màu mỡ, ẩn chứa nhiều bí ẩn, hấp dẫn cho các tiếp cận, nghiên cứu. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định triển khai đề tài Tiểu thuyết Garganchuya từ góc nhìn thi pháp thể loại mong góp một phần nhỏ vào hành trình khám phá bí ẩn về của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này. Trƣớc khi triển khai đề tài, chúng tôi muốn nói một chút về tên của tác phẩm Garganchuya. Cuốn tiểu thuyết này trong tiếng Anh có tên đầy đủ là The Very Horrific Life of Great Gargantua, Father of Pantagruel; tên tiếng Pháp là La vie très horrifique du grand Gargantua, père de Pantagruel (nghĩa là Tiểu sử tối kinh khủng của Gargăngchuya vĩ đại, cha của Păngtagruyen – theo bản dịch của Tuấn Đô). Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, tên ngắn gọn của tiểu thuyết này đều là Gargantua. Trong quá trình chuyển ngữ, nghiên cứu tại Việt Nam, tên của cuốn sách này đƣợc phiên âm theo nhiều cách khác nhau. Tuấn Đô, dịch giả đầu tiên và duy nhất của hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Rabơle tại Việt Nam, chuyển ngữ Gargantua thành Gargăngchuya. Từ điển văn học (Bộ mới), Gargantua đƣợc ghi thành Gacgăngchuya. Trong bài viết Nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam, ThS Huỳnh Thu Hậu có viết Gargantua thành Gargangchuya. Nhƣ vậy, mỗi tác giả, mỗi văn bản lại có cách viết khác nhau cho tên tiểu thuyết Gargantua khi chuyển tên tác phẩm này sang Tiếng Việt chứ chƣa có cách viết thống nhất. Dựa vào cách phát âm trong Tiếng Anh của Gargantua là /ga:r’gæntʃ u:ə/, chúng tôi 5 cho rằng cách viết Garganchuya sẽ phù hợp hơn vì vậy chúng tôi sẽ sử dụng cách viết này cho toàn bộ luận văn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trƣớc hết khi nói đến thời đại Phục Hƣng, thời đại mà con ngƣời nỗ lực khôi phục lại những giá trị văn hóa cổ đại nhằm tạo ra một sự kết hợp giữa các giá trị nhân văn cổ đại với tinh thần hƣớng tới tự do và khát vọng, muốn đƣợc giải phóng khỏi mọi thiết chế áp bức của phong kiến và nhà thờ. Ăng-ghen đã đánh giá rằng: “Đó là một cuộc mạng vĩ đại nhất mà loài ngƣời chƣa từng thấy, một thời đại cần đến những con ngƣời khổng lồ, và sản sinh ra những con ngƣời khổng lồ, khổng lồ về tƣ tƣởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt và sự hiểu biết sâu rộng của họ”[3;8]. Quả nhiên là nhƣ vậy, điều đầu tiên mà con ngƣời nhận thức đƣợc là một quan niệm khác về vũ trụ, về thế giới. Đó là thuyết Nhật tâm của Nicôla Côpecnic- nhà thiên văn học tài ba và dũng cảm ngƣời Ba Lan. Lý thuyết này tạo ra một cách nhìn mới về thế giới, nó làm sụp đổ quan niệm về thế giới đƣợc xây dựng trên thuyết Địa tâm do C. Ptôlêmê (Ptolemy) đề xƣớng. Quan niệm của N. Côpecnic (Nicolaus Copernicus) tạo ra “một cuộc cách mạng trên trời” làm đảo lộn thế giới quan của thời đại, quan niệm này đả phá cái nhìn lạc hậu về sự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến. Thứ hai, việc ngƣời Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ Cônxtantinôp (Constantinople - Ixtanbun ngày nay) – cắt đứt con đƣờng tơ lụa Âu – Á dẫn đến việc xuất hiện các đoàn thám hiểm bằng đƣờng biển tìm đƣờng đi tới Ấn Độ. Kết quả không ngờ là năm 1492 Crixtôp Côlômbô (Cristoforo Colombo) đã tìm ra một châu lục mới chƣa từng đƣợc Châu Âu biết tới đó là Châu Mĩ. Tiếp theo đó là các nhận thức về tinh thần thời đại. Tƣ tƣởng nhân văn là tƣ tƣởng cơ bản của thời kì Phục Hƣng, là yếu tố then chốt tạo ra giá trị cho các tác phẩm văn học nghệ thuật thời kì này. Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm 6 của một thời kì lịch sử- cụ thể, thời kì Phục Hƣng, thời kì khổng lồ, thời kì bƣớc ngoặt. Nó là sự kết tinh cao nhất tinh thần thời đại. Trong bài viết chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội của nhà nghiên cứu V.P.Vôn- ghin đã đƣa ra nhận định: “Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức và chính trị bắt nguồn không phải từ các gì siêu nhiên, kì ảo, từ những nguyên lí ngoài đời sống của nhân loại mà từ đời sống của con ngƣời tồn tại trên mặt đất với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó và những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải phát triển đầy đủ, phải đƣợc thỏa mãn” [3;11]. Với niềm tin mãnh liệt nhƣng ngây thơ, đầy tính lí tƣởng và mộng mơ, các nhà nhân văn chủ nghĩa hi vọng sẽ tạo ra đƣợc một xã hội mới. Nhƣng họ quên rằng khi phế bỏ quyền sở hữu phong kiến thì giai cấp mới đó là giai cấp tƣ sản cũng sẽ xác lập quyền sở hữu của nó một cách “trắng trợn hơn, công nhiên hơn và vô liêm sỉ” hơn. Do vậy, sang thế kỉ thứ XVI khi giai cấp tƣ sản đã có một vài chỗ đứng chân, đặc biệt khi đồng tiền tƣ sản đã bắt đầu bộc lộ sức mạnh và bản chất của nó thì chủ nghĩa nhân văn lâm vào tình trạng khủng hoảng. Thomat Môrơ (Thomas More) trong quyển Không tưởng (Utopie) đã thừa nhận “con đƣờng duy nhất để mƣu cầu hạnh phúc cho xã hội là thừa nhận nguyên lí bình đẳng về mặt của cải. Nhƣng bình đẳng và tƣ hữu là những cái không thể dung hòa nhau đƣợc” [3; 14] cuối cùng nó rơi vào tình trạng khủng hoảng là điều không thể tránh khỏi. Đứng trƣớc thời thế “đảo lộn tiến bộ” trên, Sếchxpia viết kịch nhằm để diễn, để “chìa ra một tấm gƣơng tự nhiên nhằm làm cho đạo đức thấy hình ảnh của nó, thói vô đạo đức tự biết khinh bỉ và mỗi thế kỉ, cả thời đại có thể nhận ra tính cách bộ mặt của nó”[6;198]. Còn Rabơle thì chế giễu, đả kích, lên án thế giới Trung cổ, phong kiến và nhà thờ bằng tiếng cƣời. 7 Tiếp theo, khi đi vào nghiên cứu về Rabơle và Garganchuya, chúng tôi đã chắt lọc đƣợc một số ý kiến của các nhà phê bình trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến đề tài nhƣ sau: Trong cuốn Văn học Phương Tây, các tác giả đã cho rằng: “Bộ tiểu thuyết Garganchuya và Păngtagruyen là cả một thế giới phức tạp, phong phú vô cùng, đa dạng vô cùng. Nói đúng ra, Rabơle và tác phẩm của ông đều là sản phẩm của một thời đại đang chuyển mình, thời kì quá độ từ Trung cổ sang thời Cận đại…Giữa bấy nhiêu sự phức tạp, Rabơle đã tìm ra một phƣơng thức độc đáo để biểu hiện tƣ tƣởng của mình. Dùng tiếng cƣời, mƣợn những huyền thoại, vận dụng trí tƣởng tƣợng giàu có của mình, bằng lối ẩn dụ và bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nữa, ông đƣa ngƣời đọc vào một thế giới kì lạ, nửa thực nửa hƣ, đầy rẫy những vấn đề phức tạp, những con toán đòi đƣợc giải đáp. Cách giải đáp của ông lại nửa nghiêm trang nửa cƣời cợt, ngƣời đọc phải tự rút ra kết luận cho mình [6;151]. Đồng thời trong cuốn sách này, các tác giả cũng đi phân tích bộ tiểu thuyết đồ sộ của Rabơle trong những vấn đề liên quan chính trị, xã hội, tôn giáo, đạo đức, giáo dục và nghệ thuật tiếng cƣời. Cuốn Lịch sử văn học Pháp Trung cổ - Thế kỉ XVI và thế kỉ XVII (tập 1) có một bài viết sâu sắc về tiểu thuyết của Rabơle. Qua lời nhận xét đó chúng tôi rút đƣợc ra một số kết luận nhƣ sau: Tiểu thuyết Garganchuya đƣợc xây dựng theo lối các truyện kể dân gian về ngƣời khổng lồ; Tiếng cƣời trong tiểu thuyết của Rabơle không chỉ là tiếng cƣời đả kích, châm biếm mà còn là tiếng cƣời tích cực, phục sinh và sáng tạo. Cuốn sách Sáng tác của François Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hưng của M.M.Bakhtin do TS. Từ Thị Loan dịch có thể xem là công trình quy mô lớn nhất về tiểu thuyết Garganchuya và Păngtagruyen mà độc giả Việt Nam đƣợc tiếp nhận. Nhà khoa học nhân văn, nhà lý luận phê 8 bình văn học lỗi lạc của thế kỉ XX, M.M.Bakhtin là nhà nghiên cứu đầu tiên đã cắt nghĩa và giải mã đƣợc văn hóa hài dân gian trong tiểu thuyết của Rabơle. Toàn thế giới công nhận cuốn sách này không chỉ nhƣ một sự kiện lớn nhất trong lịch sử nghiên cứu và kiến giải Rabơle, mà còn là một công trình kiệt xuất về lý luận và triết học văn hóa nhân loại. Bakhtin đã lột tả đặc trƣng thẩm mỹ của tiếng cƣời Rabơle, phân tích ý nghĩa mỹ học và triết học của tiếng cƣời hội hè dân gian đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tiếng cƣời ấy với nền văn hóa dân gian Trung cổ và Phục hƣng. Ngoài ra, Bakhtin còn có bài nghiên cứu Rabelais và Gogol: Nghệ thuật ngôn từ và văn hóa trào tiếu dân gian đƣợc Từ Thị Loan dịch. Trong bài này, M. Bakhtin sử dụng sáng tác của Rabơle nhƣ chiếc chìa khóa giải nghĩa các yếu tố văn hóa trào tiếu dân gian của Gogol. Là tác phẩm nổi bật của thời đại Phục hƣng Pháp, vì thế Garganchuya nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của giới phê bình. Ở nƣớc ngoài có nhiều bài phê bình và các công trình nghiên cứu về tác phẩm này bằng tiếng Anh, tiếng Trung. Có thể kể tới nhƣ:  Ambiguity, Detachment, and Joy in "Gargantua" (1976), Ian R. Morrison, The Modern Language Review, Vol. 71, No. 3, pp. 513-522.  Comic elements in Rabelais' Pantagruel and Gargantua (1993), Damianides, Effie A.  On the Relation between Gargantua and Pantagruel and the Literature of Chivalry (2011), ZHANG Cheng-jun, Xuzhou Normal University.  Study of Grotesque Imagery: A Case Study of Gargantua and Pantagruel of F.Rabelais (2011), HAN Zhen-jiang, School of Humanities and Social Sciences, Dalian University of Technology. 9  From popular culture to enlightenment: Rabelais’ Pantagruel and Gargantua as instruction manuals (2012) Ashley Robb. Trong khi ở nƣớc ngoài, Garganchuya là đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc khá nhiều ngƣời quan tâm thì ở Việt Nam, địa hạt này gần nhƣ là một mảnh đất trống. Trên cở sở đó, chúng tôi quyết định triển khai đề tài Tiểu thuyết Garganchuya (Rabơle) từ góc nhìn thi pháp thể loại. Đây là một đề tài mới mẻ và có ý nghĩa thiết thực đối với nghiên cứu lý luận phê bình cũng nhƣ tiếp nhận và sáng tạo văn học. 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Những đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết trong tác phẩm Garganchuya. Phạm vi đề tài: Luận văn khảo cứu trên bản dịch Garganchuya tiếng Việt do Tuấn Đô chuyển ngữ, in năm 1983. Mục đích nghiên cứu: Từ những lý thuyết về đặc trƣng của thể loại tiểu thuyết: nhân vật, kết cấu, không gian và thời gian tiểu thuyết…chúng tôi quyết định khảo sát tiểu thuyết Garganchuya để tìm những nét kế thừa văn xuôi kể chuyện Trung cổ, đồng thời khám phá những nét mới trong tác phẩm. Qua đó đề xuất một cách tiếp cận Garganchuya trong quan hệ liên thông giữa tác giả và tác phẩm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp cấu trúc: Chúng tôi đặc biệt chú trọng vận dụng lý thuyết tự sự học và thi pháp thể loại. - Phƣơng pháp phân tích: Chúng tôi sẽ phân tích, tìm hiểu các đặc điểm về nhân vật, ngôn ngữ, thời gian, không gian, kết cấu…trong tác phẩm. 10 - Phƣơng pháp tiếp cận văn hóa – lịch sử (trƣờng phái có từ Hippolyte Taine): Chúng tôi sẽ tận dụng những kiến giải hữu lý của Taine về các yếu tố chủng tộc – Môi trƣờng – Thời đại chi phối sự xuất hiện và nội dung hình tƣợng tác phẩm. 5. Cấu trúc luận văn Luận văn này của chúng tôi có cấu trúc đƣợc chia làm ba phần gồm: mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần nội dung, chúng tôi triển khai đề tài thành ba chƣơng cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA TRONG DÕNG CHẢY VĂN HỌC PHỤC HƢNG Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TỪ GÓC NHÌN LOẠI HÌNH Chƣơng 3: THI PHÁP KẾT CẤU VÀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 11 NỘI DUNG Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT GARGANCHUYA TRONG DÕNG CHẢY VĂN HỌC PHỤC HƢNG 1.1. Vài nét về thi pháp tiểu thuyết và văn học Phục hƣng 1.1.1. Vài nét về thi pháp tiểu thuyết Trƣớc khi đi tìm hiểu sâu về thi pháp tiểu thuyết, chúng tôi xin đƣợc điểm lại một số nét khái quát về thi pháp học và tiểu thuyết để từ đó đƣa ra một số đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết, sự khác biệt giữa thi pháp tiểu thuyết với các thể loại khác. Thi pháp học đã không còn là cụm từ xa lạ với giới nghiên cứu văn học trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Cách đây 2300 năm, công trình Thi pháp học (Poetika) của Aristote (Aristoteles) đã đặt những viên gạch đầu tiên cho việc ra đời của một hƣớng nghiên cứu phổ biến và thịnh hành nhất ở thế kỉ XX, XXI. Thi pháp học đã trải qua những bƣớc thăng trầm và đang hồi sinh. Viện sĩ Nga M.Khrapchencô đã xác nhận: “Trong thời đại ta (Thế kỉ XX), hứng thú về thi pháp học ngày càng tăng”. Nhà nghiên cứu Pháp Jean-Yves Tadié nói: “Từ chủ nghĩa hình thức Nga, thi pháp học bắt đầu phục hƣng”. Trong thời cổ đại và trung đại, Thi pháp học cùng với Từ chƣơng học (Rhétorique) thuộc vào bộ môn nghiên cứu quy tắc viết văn, phần nhiều rất chi tiết, quy phạm, phiền toái, gần nhƣ là những công thức văn chƣơng, làm ngƣời ta chán. Đến thế kỉ XVII với chủ nghĩa cổ điển, thi pháp càng chặt chẽ trong các quy phạm mô phỏng tự nhiên. Sang thế kỉ XVIII-XIX, với chủ nghĩa Khai sáng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thƣc, lý luận văn học hiện đại bắt đầu xuất hiện. Ngƣời ta đòi hỏi sức sáng tạo, giải phóng cá tính và sức tƣởng tƣợng, chống lại mô phỏng và những quy tắc ràng buộc nhà văn. Thi pháp học truyền thống không còn đƣợc tôn sùng nhƣ trƣớc. Theo M.H.Abrams trong sách Gương và đèn (1953), cả hai thế kỉ XVIII và XIX là 12 thời gian đấu tranh chống lại các tín điều của thi pháp cổ điển nhằm khẳng định tinh thần nghệ thuật mới. Khi thi pháp học truyền thống bắt đầu trở nên giáo điều, kinh viện, sự phát triển và vận động của văn học không chấp nhận sự soi sáng của hƣớng nghiên cứu này trong đời sống của nó nữa thì thi pháp học đã chọn con đƣờng thay đổi để khẳng định vị trí của mình một lần nữa. Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã gọi đó là thi pháp học hiện đại để phân biệt với thi pháp học truyền thống. Nhà nghiên cứu này cũng đƣa ra một loạt những ƣu điểm nổi trội hơn hẳn của hƣớng nghiên cứu theo thi pháp học hiện đại so với thi pháp học truyền thống. Thi pháp học hiện đại luôn chú ý quan sát bản chất sáng tạo của chủ thể. Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật nhƣ một tổ chức siêu tổng cộng nhằm xem xét nghệ thuật trong tính cấu trúc, chỉnh thể, hệ thống. Thi pháp học hiện đại quan tâm đến việc đặt nghệ thuật trong hoàn cảnh lịch sử văn hóa sản sinh ra chúng, đến việc đọc và giải mã văn bản. Trải qua một thời kì phát triển lâu dài, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra quan điểm, định nghĩa về thi pháp học. Viện sĩ M.Khrápchencô cho rằng thuật ngữ poetika cần đƣợc hiểu theo hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là các nguyên tắc thi pháp vốn tồn tại trong văn học và nghĩa thứ hai là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Viện sĩ Avêrinxép thì cho rằng: “Thi pháp là hệ thống những nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trƣờng phái, hay cả một thời đại văn học, tức là những gì mà nhà văn nào cũng sáng tạo ra cho mình, bất kể là có ý thức tự giác hay không. Một thi pháp nhƣ thế đã tồn tại rất lâu đời trong văn học, hàng nghìn năm trƣớc khi có Aristote”. Nhà lí luận văn học ngƣời NgaV.Girmunxki: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tƣ cách là một nghệ thuật”. Viện sĩ V.Vinôcrađốp nói rằng: “Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về các hình thức, các dạng thức, các phƣơng tiện, các phƣơng thức tổ chức tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và 13 các thể loại tác phẩm văn học. Nó muốn bao quát không chỉ các hiện tƣợng ngôn từ thơ, mà còn gồm cả các khía cạnh khác nhau nhất của tác phẩm văn học và sáng tác dân gian”. Cuốn Từ điển Bách khoa văn học giản yếu Nga cũng ghi: “Thi pháp học là khoa học về cấu tạo của các tác phẩm văn học và hệ thống những phƣơng tiện thẩm mỹ mà chúng sử dụng”. Paul Valery phát biểu: “Chúng tôi cho rằng tên gọi thích hợp sẽ là thi pháp học (poétique) nếu nhƣ hiểu từ đó với ý nghĩa từ nguyên học, tức là tên gọi chỉ tất cả những gì liên quan tới sáng tạo, tức là sự tạo thành, kết cấu tác phẩm văn học mà ngôn từ của chúng vừa là thực tế, vừa là phƣơng tiện, chứ không phải với nghĩa hẹp hơn, nhƣ là tập hợp các quy tắc mỹ học liên quan đến thi ca”. Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa: “Thi pháp học (còn gọi là thi học) nghiên cứu cấu tạo của tác phẩm văn học với các nguyên tắc, phƣơng thức và phƣơng tiện của nó”. Mặc dù M.Pôliakốp xác nhận: “Cho đến nay chƣa có một câu trả lời chung đủ sức thuyết phục cho câu hỏi: “Thi pháp học là gì?” nhƣng sự ra đời của thi pháp học luôn đƣợc coi nhƣ một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu văn học. Thi pháp học đã góp phần khắc phục những quan điểm sơ lƣợc về bản chất và đặc trƣng của văn học. Thi pháp học không chỉ có nhiệm vụ nghiên cứu, hệ thống hóa các yếu tố hình thức riêng lẻ, các khuôn hình, mà còn chủ yếu nghiên cứu các hình thức biểu hiện nội dung, gắn bó với nội dung, là hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học. Trên đây là một số điểm khái quát về thi pháp học, còn tiểu thuyết thì sao? Tiểu thuyết là gì và tiểu thuyết ra đời nhƣ thế nào? Xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển thì tâm lý con ngƣời, các mối quan hệ xã hội ngày càng trở nên phức tạp, hoàn cảnh thực tế đó đòi hỏi văn học phải có một thể loại đủ sức để chứa sự phức tạp ấy. Thể loại đó chính là tiểu thuyết. So với các thể loại khác, tiểu thuyết ra đời muộn hơn nhƣng nó lại nhanh chóng trở thành cái máy cái của văn học. Ở châu Âu, tiểu thuyết xuất hiện vào thời kì xã hội cổ 14 đại tan rã và văn học cổ đại suy tàn. Cá nhân con ngƣời lúc ấy không còn thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại nữa, nhiều vấn đề của cuộc sống riêng tƣ đặt ra gay gắt. Bêlinxki khi phân tích về nguồn gốc tiểu thuyết đã viết rằng: “Tiểu thuyết bắt đầu phát sinh từ lúc vận mệnh con ngƣời, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân đƣợc ý thức. Vì vậy đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp nhƣng có thể là nội dung của tiểu thuyết”. Xã hội ngày càng biến động và chính điều đó là mảnh đất thuận lợi và màu mỡ cho những hạt giống đầu tiên của tiểu thuyết phát triển. Sự ra đời của Đônkihôtê, Garganchuya…đã đƣa tiểu thuyết thời kì Phục hƣng (thế kỉ XIV-XVI) sang một trang mới. Thế kỉ XIX đã trở thành thời đại hoàng kim của tiểu thuyết với sự xuất hiện của các cây bút bậc thầy nhƣ Stendhal, Banzal, Gogol, L.Tolsoi…Bằng tài năng nghệ thuật của mình, các nhà văn xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán đã tạo nên những mẫu mực hoàn thiện của thể loại. Sang thế kỉ XX, trào lƣu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng tạo nên nhiều nhà tiểu thuyết lớn nhƣ M.Gorki, A.Tônxtôi, Sôlôkhôp, Erenbua…Trong những cuốn tiểu thuyết này, vấn đề số phận con ngƣời cá nhân luôn đƣợc đặt trong mối liên hệ với giai cấp, dân tộc, đất nƣớc; những sự kiện lịch sử cũng đƣợc vận dụng theo hƣớng khái quát, mang ý nghĩa thời đại lớn lao. Mầm mống tiểu thuyết ở Trung Quốc cũng xuất hiện sớm, vào thời Ngụy Tấn (thế kỉ III-IV) dƣới dạng truyện ghi chép những việc, những ngƣời ngoài giới hạn kinh sử. Đến thời Minh Thanh thì tiểu thuyết chƣơng hồi Trung Quốc đã đạt đến một trình độ lão luyện và phát triển rực rỡ. Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện khá muộn, mãi tới đầu thế kỉ XVIII, với tác phẩm Nam triều công nghiệp diễn khí, Hoàng Lê nhất thống chí nƣớc ta mới xuất hiện tác phẩm có quy mô tiểu thuyết. Tuy nhiên, phải sang đầu thế 15 kỉ XX, nhất là với dòng văn lãng mạn (tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn) và hiện thực phê phán (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…) ở Việt Nam mới có tiểu thuyết hiện đại. Trải qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam ngày càng trở nên đông đảo: Nguyễn Huy Tƣởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc…Các thế hệ nhà văn với những diện mạo, bản lĩnh nghệ thuật mới đã và đang tạo ra sức sống lâu bền và khẳng định vị trí riêng của tiểu thuyết trong sự phát triển của văn học dân tộc mấy chục năm qua. Bằng việc khái quát quá trình hình thành và chặng đƣờng phát triển của tiểu thuyết, ta thấy tiểu thuyết luôn có sự vận động, phát triển đi lên gắn với sự tiến lên của xã hội loài ngƣời và chính những gì diễn ra trong xã hội loài ngƣời đã tạo nên những đặc điểm của tiểu thuyết. Theo quan niệm của M.Bakhtin, tiểu thuyết là “thể loại văn chƣơng duy nhất đang hình thành và chƣa xong xuôi” [22; 21]. Ông ví sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết “đang diễn ra dƣới ánh sáng ban ngày của lịch sử, bộ xƣơng của tiểu thuyết chƣa hoàn toàn cứng cáp, chúng ta không dự đoán đƣợc tạo hình của nó”. Xoay quanh khái niệm “tiểu thuyết”, giới nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài cũng có rất nhiều quan niệm khác nhau. Tác giả của cuốn Đỏ và đen coi “Tiểu thuyết là mảnh đất lƣu giữ hình bóng cuộc đời” hay “tấm gƣơng đi rong trên đƣờng cái, nó phản chiếu cả sắc thanh thiên của bầu trời lẫn rác rƣởi bên trong”. Tiểu thuyết gắn liền với từng hơi thở phập phồng của cuộc sống, tiểu thuyết gắn liền với cả mặt xấu và tốt của con ngƣời, của cuộc đời. Banzal gọi tiểu thuyết là “lời nói hƣ cấu trang nghiêm”. Warren, Wellek nói: “Văn học mang tính tƣởng tƣợng thì gọi là tiểu thuyết (fiction), là hƣ cấu”, “toàn bộ hiện thực mà tiểu thuyết thể hiện gọi là ảo giác của hiện thực” “các nhà tiểu thuyết vĩ đại đều có một thế giới riêng của mình, mọi ngƣời có 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan