Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận marketing sản phẩm sinh tố bơ đam mê...

Tài liệu Tiểu luận marketing sản phẩm sinh tố bơ đam mê

.PDF
18
1
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA KINH TẾ -|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|-|- TIỂU LUẬN MARKETING SẢN PHẨM: SINH TỐ BƠ ĐAM MÊ Giáo viên hướng dẫn: Quách Thị Bửu Châu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Cường Lê Đoàn Thảo Ly Dương Văn Anh Vũ Đức Linh Nguyễn Xuân Gia Bảo Lê Thị Thu Hằng Trần Thị Quỳnh Khúc Minh Thư 1 *Giới thiệu sản phẩm bơ đam mê Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới nên có thể nói khí hậu nóng quanh năm nhưng kèm theo đó là một hệ thống trái cây, rau củ quả nhiệt đới đa dạng và phong phú. Ngày càng có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và tốt cho sức khỏe được chế biến từ nguồn vitamin dồi dào này, đặc biệt là nước giải khát. Tuy thị trường nước giải khát đang ngày càng bão hòa về nhãn hiệu, tác dụng và hương vị nhưng có lẽ các sản phẩm có nguồn gốc tươi mới từ thiên nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu. Từ nước ép, sinh tố đến trà trái cây luôn là sự lựa chọn tốt nhất cho mọi lứa tuổi. Trong đó bơ là một loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng bởi nhiều người, nhóm chúng tôi sẽ mang đến cho khách hàng một hương vị mới mang tên bơ đam mê là sự hòa quyện giữa vị ngọt nhẹ và béo thơm của bơ cùng vị chua thanh mát của chanh leo nhằm mang đến cho mọi người một sự lựa chọn tuyệt vời nữa để nạp năng lượng ngay tức khắc trong những ngày hè nóng bức. Cái tên “Bơ đam mê” bắt nguồn từ cái tên bơ chanh leo với nguyên liệu chính là bơ kết hợp với chanh leo (passion fruit) đồng thời passion trong tiếng Việt cũng có nghĩa là “đam mê”. Chính vì thế nhóm chúng tôi quyết định chọn “Bơ đam mê” làm thương hiệu cho sinh tố bơ chanh leo với mong muốn mang lại sự nhiệt huyết, tận tâm trong từng sản phẩm tới khách hàng, đồng thời hy vọng bơ đam mê sẽ trở thành thức uống yêu thích của mọi người. I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:  - Môi trường marketing là tập hợp các yếu tố, lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. - Tác động của môi trường marketing có hai đặc trưng là tích cực và tiêu cực. - Môi trường marketing luôn biến đổi nên ta cần phải nắm bắt những thay đổi, phát hiện các cơ hội cùng những đe dọa  và có các chiến lược, quyết định đúng đắn để tận dụng cơ hội, phòng tránh đe dọa, phát triển thế mạnh khắc phục điểm yếu từ đó phát triển thương hiệu, tăng cường sức cạnh tranh. Phân tích môi trường marketing cho sản phẩm bơ đam mê: -Để có được một chiến lược đúng đắn và hiệu quả, ta cần phải phân tích những tác động và xu hướng của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô để đảm bảo các kế hoạch và 2 chiến lược marketing của chúng ta thích hợp với các tác động và sự biến đổi của môi trường. 1. Môi trường tự nhiên. Sau đây là một số khía cạnh mà ta cần lưu ý: -Địa hình: Địa hình nước ta phân hóa đa dạng với nhiều kiểu địa hình khác nhau như đồng bằng, đồi núi, cao nguyên,…Địa hình thuận lợi cho việc nuôi trồng cây bơ và cây chanh leo là địa bàn một số vùng miền như Lâm Đồng, Đồng Nai, Daklak,…Như vậy, việc phân bổ nguyện liệu tập trung ở đây sẽ thuận lợi cho việc phân phối, tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên liệu cho sản xuất. Ngoài ra, chúng ta bán hàng tập trung ở khu vực TP. HCM nên sẽ tránh được những khó khăn về vấn đề vận chuyển qua khu vực địa hình như sông, biển, kênh, rạch... -Diện tích và khí hậu: Khí hậu nước ta có thay đổi lớn từ Bắc vào Nam. Ví dụ khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều còn miền Nam nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. Và với đặc điểm khí hậu này sẽ phù hợp cho  chúng ta sản xuất, bán hàng tập trung vào khu vực miền Nam, cụ thể chúng tập trung vào TP. HCM. TP. HCM có mật độ dân số đông, nhiều xe cộ, không khí oi bức nên mọi người sẽ có nhu cầu giải khát cao, tạo cơ hội để ta phát triển thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu. Ngoài ra, nước ta có nền khí hậu đặc trưng là nhiệt đới phù hợp cho việc trồng cây bơ. Diện tích trồng bơ gần 4.500 ha chỉ riêng ở Daklak cho thấy ta sẽ có rất nhiều sự lựa chọn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt, dễ dàng, tiết kiệm cho việc sản xuất sản phẩm.   (https://www.dantocmiennui.vn/kinh-nghiem-lam-an/trong-bo-o-dak-lak-chohieu-qua-kinh-te-cao/1162.html) -Đất đai, thổ nhưỡng: Các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk là khu vực có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho cây bơ và cây chanh leo phát triển. Đây là những địa phương nổi tiếng với nhiều giống bơ thay nhau cho trái quanh năm như bơ sáp, bơ Booth, bơ Hass, bơ Tứ quý và bơ Ba Tư… Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu quanh năm. 2. Môi trường dân số: (số liệu mới nhất năm 2019) -Về qui mô và tốc độ tăng trưởng: tính đến ngày 29 tháng 8 năm 2019, dân số Việt Nam ước tính là 97.579.688 người (hiện chiếm 1,27% dân số thế giới) . Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.570 người mỗi ngày trong năm 2019. (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)  -Dưới khuynh hướng dân di cư và dân tập trung đông vào các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội 3 =>Chúng ta sẽ phải có hướng phân chia khu vực hoạt động và hướng quảng bá phù hợp, tập trung vào những khu vực này, đặc biệt sản phẩm của chúng ta sẽ hướng tới thị trường TP. HCM. -Về cơ cấu dân số:  Biểu đồ cơ cấu dân số năm 1999 5.8; 6% 33.1; 33% Dưới 15 tuổi Từ 15 tới 64 65 tuổi trở lên 61.1; 61% Biểu đồ cơ cấu dân số năm 2009 6.5; 7%24.4; 24% Dưới 15 tuổi Từ 15 tới 64 tuổi Từ 65 tuổi trở lên 69.1; 69% Biểu đồ cơ cấu dân số năm 2014 6.5; 7% 23.5; 24% Dưới 15 tuổi Từ 15 tới 64 tuổi 65 tuổi trở lên 69.4; 70% ( Nguồn: https://danso.org/viet-nam/ ) -Trong xu hướng hội nhập của xã hội hiện đại, mọi người đều rất bận rộn với công việc và cuộc sống nên những sản phẩm tiện lợi và có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe luôn là sự lựa chọn tối ưu. =>Chúng tôi đang cung cấp một sản phẩm như vậy tới mọi người và tin rằng bơ đam mê sẽ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng. 3. Môi trường kinh tế:  -Nền kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc trên cả ba lĩnh vực sản xuất, cung cầu của nền kinh tế song hành cùng phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng 4 chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường.Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017. -Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước tăng cường. -Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. =>Đó chính là cơ hội tốt để chúng ta đưa sản phẩm mới ra thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nhưng đồng thời cũng là môi trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết thích ứng để tồn tại và phát triển. 4. Môi trường chính trị - luật pháp: -Nước ta là một quốc gia có nền chính trị ổn định, có mối quan hệ tốt với các quốc gia khác trên khu vực tạo môi trường an toàn cho kinh doanh và là điều kiện cho hội nhập kinh tế thế giới. -Nhà nước luôn quản lý chặt chẽ, đưa ra những luật pháp để bảo vệ các công ty, người tiêu dùng và lợi ích của xã hội: luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật chống độc quyền… Từ đó nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng cho tất cả mọi người trên thị trường. -Điều này sẽ thúc đẩy cho chúng ta phát triển mở rộng  thị trường và người tiêu dùng cũng an tâm mua sản phẩm hơn. Các chính sách bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được đưa ra cũng ảnh hưởng tới tâm sinh lý của khách hàng nên ta cũng cần chú ý về vấn đề bảo vệ môi trường.  5. Môi trường văn hóa – xã hội: Khách hàng luôn có thói quen và sự tin tưởng đối với những sản phẩm quen thuộc nên đây sẽ là một thách thức cho các sản phẩm mới khi gia nhập thị trừơng. Tuy nhiên sinh tố cũng như trái bơ, chanh leo đã là những món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam, sự kết hợp này sẽ đánh vào tâm lí muốn thử cái mới của khách hàng, đặc biệt nhóm khách hàng chúng ta tập trung vào là học sinh sinh viên- luôn muốn thử, tìm tòi và khám phá. Khuynh hướng của xã hội ngày nay là coi trọng chất lượng cuốc sống, sự quan tâm cao của mọi người cho sức khỏa và sắc đẹp nên ta hãy nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của sản phẩm chúng ta về vấn đề chăm sóc sắc đẹp và bảo vệ sức khỏe (bơ tốt cho da 5 hay kết hợp chanh leo tốt cho tim mạch, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư).  6. Môi trường công nghệ: Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Đặc biệt với sự lên ngôi của mạng xã hội và tốc độ cập nhật của giới trẻ hiện nay thì đây sẽ là một công cụ tiềm năng để quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm bơ đam mê trở nên phổ biến với mọi người. 7. Cơ hội và thách thức: Đây là sản phẩm mọi người dễ đón nhận vì sự bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, tiện lợi, nguyên vật liệu quen thuộc, dễ kiếm và mọi người có nhu cầu cao trong mặt hàng này. Bên cạnh đó, nguồn vốn, môi trường cạnh tranh khốc liệt, chưa có uy tín, thiết kế sản phẩm nhãn hiệu cho bắt mắt, việc thuê mặt bằng và chiến lược quảng cáo sao cho hiệu quả nhất vẫn là những thách thức mà sản phẩm bơ đam mê cần phải vượt qua. II. HÀNH VI KHÁCH HÀNG Hàng ngày, người tiêu dùng đưa ra rất nhiều quyết định mua hàng, và quyết định mua hàng chính là tâm điểm cho những nỗ lực của chuyên gia tiếp thị. Hành vi của khách hàng là cực kì phức tạp và khó khăn. Chúng ta dễ xác định được các yếu tố cái gì, ở đâu, và khi nào nhưng cực kì khó khăn nhìn vào “trí não” của người tiêu dùng và chỉ ra lý do tại sao lại có hành vi mua hàng đó. 1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG a) CÁC NHÂN TỐ TÂM LÝ -Động cơ: thuộc về nhu cầu sinh lý như đói khát. Sản phẩm vừa là đồ uống giải khát, vừa mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên, cung cấp một lượng lớn vitamin C từ chanh dây và chất xơ từ bơ. -Nhận thức: đánh mạnh vào quảng cáo tác động vào tiềm thức( subliminal advertising). Tăng cường tần suất quảng cáo trên Facebook, với mức giá rẻ và chất lượng sẽ đánh mạnh vào tầng lớp học sinh, sinh viên và người lao động. -Tiếp thu: Hoàn thiện sản phẩm và liên tục cải tiến công thức. Bên cạnh đó thu lại ý kiến khách hàng một cách chi tiết rồi đưa ra các điều chỉnh liên tục nhằm thảo mãn 6 khách hàng, từ đó trải nghiệm khách hàng sẽ được cải thiện và khách hàng sẽ tiếp thu được những cố gắng và nỗ lực được truyển tải qua sản phẩm. -Niềm tin và thái độ: Niềm tin, thái độ khó thay đổi. Do đó chúng ta sẽ xây dựng niềm tin, quan điểm phù hợp với hiện tại thay vì cố gắng thay đổi nó. Hiện nay, mọi người luôn quan tâm về những sản phẩm về thiên nhiên và sức khỏe thì sản phẩm chúng ta phải luôn đáp ứng đươc dựng niềm tin về nguồn gốc xuất xứ và các công đoạn chế biến xanh – sạch, luôn đảm bảo thái độ của nhân viên phải niềm nở, tích cực thì chúng ta sẽ để lại được ấn tượng tốt cho khách hàng. b) CÁC NHÂN TỐ CÁ NHÂN -Tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống: sản phẩm bơ chanh leo với giá cả phải chăng đánh mạnh vào tầng lớp lao động, học sinh sinh viên, với độ tuổi thanh thiếu niên nên thay đổi liều lượng cho hợp gu của khách hàng. -Nghề nghiệp: Vì tập trung vào phân khúc học sinh sinh viên sẽ tập trung mở bán từ lúc trưa ( 10h sáng ) cho đến chiều tối ( 18-19h) vi đây là lúc học sinh sinh viên tan tầm, khung giờ này đồng thời cũng la giờ nghỉ của các nhân viên văn phòng công sở. Bên cạnh đó cũng có thể mở thêm khung giờ từ 19h trở lui để thu hút các đối tượng khách hàng lao động tay chân, các cặp đôi trẻ vi đây là lúc họ vừa hết việc hoặc vừa đổ ra đường tìm nơi ăn uống vui chơi và giải trí. -Điều kiện kinh tế: Cố định giá cả ở mức từ 15-20k phù hợp với túi tiền mọi người. -Phong cách sống: Hiện nay, con người luôn quan tâm đến sức khỏe bất kể độ tuổi nào, sản phẩm từ thiên nhiên đầy đủ chất dinh nên đáp ứng đủ nhu cầu của họ. -Tính cách và sự nhận thức: Thanh thiếu niên luôn năng động, cởi mở nên chúng ta không ngại thay đổi để tạo đột phá cho sản phẩm ngày càng lan rộng. c) CÁC NHÂN TỐ VĂN HÓA -Văn hóa là nhân tố cơ bản quyết định ước muốn và hành vi của người tiêu dùng. Những tác dụng tuyệt vời của bơ như tốt cho mắt, bảo vệ tim mạch, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, làm đẹp da…, song song đó chanh dây càng mang lại dồi dào vitamin C căng da, chống lão hóa, tốt cho tiêu hóa… là những điều mà mọi người đều biết. 2. CÁC DẠNG HÀNH VI MUA SẮM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG: Có 3 dạng hành vi trong mua sắm của người tiêu dùng mà chúng ta quan tâm: 7 -Hành vi trước khi mua: Cần xây dựng uy tín, chất lượng cho thương hiệu, đảm bảo an toàn vệ sinh, sản phẩm từ thiên nhiên 100% sẽ làm cho khách hàng chú ý và biết đến. -Hành vi trong khi mua: Cho khách hàng thấy trực tiếp quá trình làm ra sản phẩm sinh tố bơ chanh leo, xây dựng đội ngũ nhân viên luôn nhiệt tình năng động phục vụ khách hàng, cố gắng cải tiến nhiều phương thức thanh toán cho khách hàng. -Hành vi sau khi mua: Có khuyến mãi cho những khách hàng mua nhiều sản phẩm; xem xét, rút kinh nghiệm từ các reviews, feedbacks từ khách hàng nhằm xây dựng lòng trung thành từ khách. III. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG- LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU 1. Mô tả khách hàng mục tiêu: -Học sinh sinh viên, người lao động,… chính là những khách hàng mà sản phẩm bơ đam mê hướng đến, bởi vì đây là nhóm khách hàng chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu dân số và có tần suất sử dụng sản phẩm sinh tố thường xuyên.( Theo khảo sát của chúng em vừa thực hiện thì có trên 51.8% sử dụng 3 ly sinh tố mỗi tuần ) 2. Chọn chiến lược thị trường mục tiêu: a) Xác định môi trường kinh doanh: Sản phẩm bơ đam mê sẽ được bán tập trung tại các khu vực ăn uống nổi tiếng của giới học sinh sinh viên , các khu vực dân sinh, trường học, và các phố ẩm thực như: - Cơ sở B, trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Hồ con rùa, vòng xoay Công trường quốc tế, phường 1 quận 3 - Chợ ăn vặt Hồ Thị Kỷ - Hẻm 200, Xóm Chiếu, quận 4… b) Xác định tiêu thức để phân khúc thị trường: -Sinh tố bơ chanh leo là sản phẩm mà mọi đối tượng khách hàng đều có thể sử dụng nên không có sự khác biệt về nhu cầu khi sử dụng. -Tiến hành phân khúc thị trường: Sinh tố bơ chanh leo sẽ là một lựa chọn giải khát tiện lợi, bổ dưỡng và nạp năng lượng nhanh chóng cho mọi đối tượng ở các độ tuổi khác nhau cả nam và nữ. Nhóm chúng 8 tôi tiến hành phân khúc theo 3 nhóm đối tượng: học sinh- sinh viên, nhân viên văn phòng và phụ huynh. +Học sinh- sinh viên: Phần đông là những người có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập nên những sản phẩm tiện lợi, bổ dưỡng và giá cả phải chăng, đồng thời cũng có thể “ chống đói” và nạp năng lượng nhanh chóng như sinh tố bơ sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. +Nhân viên văn phòng: tập trung vào khách hàng nữ- những người có xu hướng chọn những sản phẩm tươi mát, có nhiều tác dụng làm đẹp đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. +Phụ huynh: đây là nhóm khách hàng “ khó chiều” nhất bởi vì họ là người trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho con cái nên những sản phẩm được họ lựa chọn luôn đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, sự an toàn, độ dinh dưỡng. Trong khi các em nhỏ luôn thích những món ăn vặt nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe thì việc lựa chọn sản phẩm có nguồn vitamin và chất xơ dồi dào như sinh tố bơ chanh leo sẽ được các bậc phụ huynh cân nhắc. c) Lựa chọn chiến lược thị trường mục tiêu: Qua quá trình đánh giá những cơ hội và thách thức khi mới gia nhập thị trường cũng như tiến hành phân khúc thị trường, nhóm chúng tôi chọn thị trường đơn phân khúc làm nền tảng để tồn tại và phát triển. IV. MARKETING MIX (4P): -Vì thị trường chúng ta nhắm đến là đơn phân khúc, nên doang nghiệp sẽ tiến hành marketing tập trung. Chúng ta là start-up trẻ tuổi nên cần phải tập trung vào việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lí và quảng bá sản phẩm. 1. Sản phẩm (Product): a) Mục đích ra đời của sản phẩm: - Để đáp ứng được nhu cầu về sức khỏe, dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng em đã kết hợp hai loại trái cây đầy dinh dưỡng là bơ và chanh leo để cho ra một sản phẩm mới lạ độc đáo đáp ứng được thị trường. b) Phân loại sản phẩm: 9 - Là một sản phẩm tiêu dùng thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng chúng ta đang hướng đến, được phân bố rỗng rãi, có thể mua mọi lúc tuỳ theo nhu cầu của người dùng. c) Đặc tính của sản phẩm: - Sinh tố bơ+chanh leo là sự kết hợp hoàn hảo của sự béo thơm của bơ và vị chua tươi mát của chanh leo hoà cùng với một chút vị ngọt của sữa tươi và đường, điều này tạo nên một hương vị rất đặc trưng, khó quên. - Các thành phần: + Bơ: Là nguyên liệu chính cho món sinh tố giàu vitamin, chất béo và các khoáng chất tốt cho sức khoẻ. + Chanh leo: Là một nguồn dinh dưỡng tốt, đặc biệt là chất xơ, các loại vitamin chủ yếu như A và C rất tốt cho sức khoẻ. + Đường và sữa. Vị ngọt của đường và sữa giúp cân bằng với vị chua của chanh leo. -Công thức: 150gr bơ 10ml nước cốt chanh dây 50ml nước đường 20ml sữa đặc 50ml sữa tươi 140gr đá (Có thể tùy chỉnh theo ý muốn của khách hàng) Đồ uống sử dụng trực tiếp, không nên để qua ngày. -Bao bì: Sử dụng các ly giấy để đựng sinh tố, ống hút giấy thân thiện với môi trường. -Dịch vụ: + Có dịch vụ giao hàng tận nhà.(trên 5 ly) + Kết hợp với các app giao hàng(grab food, goviet…) -Nhãn hiệu: “Bơ đam mê - Uống là phê” sẽ mang lại dịch vụ thỏa mãn khách hàng. 10 2. Giá cả (Price): -Giá là yếu tố duy nhất trong Marketing mix mang lại doanh thu. Theo kết quả khảo sát, mức thu nhập hàng tháng của học sinh, sinh viên nằm trong khoảng từ 1.000.000VNĐ-4.000.00VNĐ chiếm 79.7%. 11 Theo kết quả khảo sát, số lượng sinh viên sẵn sàng trả cho 1 ly sinh tố từ 15.00020.000 chiếm nhiều nhất 54,5%. Theo kết quả khảo sát, khách hàng rất quan tâm đến giá cả, chỉ có 5% không quan tâm đến giá cả. KẾT LUẬN: Sản phẩm Bơ đam mê là một sản phẩm ngon – bổ - rẻ, nguyên liệu gần gũi, cách chế biến đơn giản, chí phí không cao, nên đây sẽ là thức uống giải khát phù hợp với chi tiêu của học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng,…. Vậy nên việc định giá sản phẩm 18000đ/ly 12 3. Phân phối (Place): a) Mục tiêu và chiến lược của kênh phân phối: +> Mục tiêu: Hầu hết các bạn đều chưa nghe qua thức uống sinh tố bơ+chanh leo, chỉ có một số ít là đã từng nghe qua. Ta có thể thấy sự phổ biến của sản phẩm này là không có. Vậy nên sinh tố bơ+chanh leo được xem là sản phẩm mới trên thị trường. Vì đây là sản phẩm mới nên chúng ta cần xây dựng một chỗ đứng cố định trong lòng khách hàng điển hình như hình ảnh của sản phẩm phải được khách hàng ưa thích. Phải tạo nên sự khác biệt giữa sinh tố bơ+chanh leo với các loại sinh tố khác (Vì sinh tố bơ+chanh leo là 1 thức uống nhanh rất dễ bị khách hàng thay thế bởi những loại thức uống khác do ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh). +> Chiến lược kênh phân phối: Theo thực tế hiện nay, các sinh viên UEH nói riêng và các trường khác nói chung thì thường dành ra rất ít thời gian để mua đồ ăn sáng. Vì vậy chúng ta nên chọn những có vị trí thuận tiện để dễ dàng buôn bán. 13 -Theo kết quả khảo sát, thì có 86,3% khách hàng mua sinh tố ở vỉa hè hoặc ở các quán cà phê. Vì vậy chúng ta có thể thấy được sản phẩm này được phân phối theo kênh phân phối ngắn, người làm bán trực tiếp cho người tiêu dùng . -Theo kết quả khảo sát thì có 74% lượng khách hàng mua sinh tố về nhà, từ đó chúng ta có thể phân phối đẩy mạnh nhiều chỗ bán hàng di động hơn. Cũng có mở quán nhưng không nên chú trọng quá. 14 -Ta cũng có thể phân phối mặt hàng bằng cách liên kết với các ứng dụng giao hàng như: Grabfood, Now.vn, Gofood,….. -Dựa vào kết quả khảo sát, ta có thể thấy vào buổi trưa, chiều và tối số lượng mua sinh tố sẽ tăng vì vậy nên đẩy mạnh bán vào các buổi này để có được thu nhạp tốt hơn. Giờ bán hàng sẽ là từ 11h trưa-10h tối. 15 4. Xúc tiến -Xúc tiến là các họat động truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phuc họ thông qua các phương tiện khác nhau, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt được mục truyền thông của doanh nghiệp. Vì sản phẩm là mặc hàng thực phẩm mới nên việc gây dấu ấn và lòng tin dùng của khác hàng cũng la một điều đáng quan tâm. -Mục tiêu của xúc tiến là thúc đẩy bán hàng, nâng cao uy tín và vị thế của danh nghiệp, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. -Vai trò của xúc tiến trong việc kinh doanh sản phẩm bơ chanh leo -Với doanh nghiệp: + Là công cụ cạnh tranh giúp sinh tố bơ chanh leo xâm nhập vào thị trường + Dùng để giới thiệu sản phẩm mới, xây dựng hình ảnh tích cực cho doanh nghiệp Với người tiêu dùng: + Cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng + Nâng cao nhận thức về sinh tố bơ chanh leo trên thị trường -Các công cụ xúc tiến: +Quảng cáo Là hình thức tuyên truyền để giới thiệu thông tin về sản phẩm, là những nổ lực nhằm tác động đến hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Theo khoản 1 điều 2 luật quảng cáo 2012: “ Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.” +Mô hình AIDA +Gây được sự chú ý (Attention) +Tạo được sự thu hút (Interest) +Khơi dậy được ước muốn (Disire) +Thúc đẩy hành động mua (Action) 16 +Các phương tiện quảng cáo khả thi -Vì chúng ta là sinh viên kinh doanh doanh nghiệp nhỏ nên cần uư tiên những phương pháp quảng cáo ít tốn kém chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao. Chẳng hạn như: + Internet: thời đại 4.0 hiện nay thịnh hành công nghệ nên hầu như mỗi người chúng ta đều sở hữu 1 hoặc 2 chiếc smartphone chưa kể laptop, tablet.. nên ở đây chúng ta có lợi tế trong việc quảng bá sản phẩm qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instargram, Youtube.. để người tiêu dùng biết đến sản phẩm bơ chanh leo cũng sẽ dễ dàng hơn. Qua thống kê cho thấy số lượng người Việy Nam sử dụng facebook xếp tứ trên tế giới với 58 triệu người dùng, thành phố HCM chúng ta đang sống nằm trong top 6 thành phố người dùng facebook đông nhất với 14 triệu lượt dùng và có đến 38% người sử dụng internet tại Việt Nam dùng instagram. Chúng ta có thể lợi dụng mức độ yêu thích việc lướt các trang mạng xã hội của khách hàng để tiếp cận và giới thiệu sản phẩm thông qua các mẫu quảng cáo trên các trang mạng xã hội thông dụng. Bên cạnh đó chúng ta còn có các ứng dụng giao thức ăn hỗ trợ như Grab, Goviet, Now.. tạo nên sự thuận tiện trong kinh doanh đồng thời có thể mượn uy tín của những công ty này để củng cố lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm mới ra lò của chúng ta. +In tờ rơi, dán poster, tuyên truyền trực tiếp: chúng ta có thể phát tờ rơi có in thông tin của sản phẩm sinh tố bơ chanh leo ở các cơ sở UEH, hoặc những con đường gần trường, đặt quầy dựng poster giới thiệu sản phẩm nhằm mục đích để nhiều người biết đến sản phẩm sinh tố bơ chanh leo +Tạo logo và slogan gắn liền với thương hiệu, in ấn logo trên áo, bao bì, ly nước +Khuyến mãi Là các họat động, biện pháp ngắn hạn hỗ trợ cho quảng cáo và bán hàng nhằm kích thích, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Vấn đề vốn cũng ảnh hưởng đến phương tiện xúc tiến marketing, ở đây chúng ta chọn các phương án đơn giản ít gây thiệt hại kinh tế nhất cho doanh nghiệp, có thể hòa vốn trong giai đoạn đầu tiên sản phẩm tiến vào thị trường. +Áp dụng chương trình khuyến mãi: Khách hàng có thể mang ly giữ nhiệt thay vì sử dụng li của cửa hàng, mỗi một khách hàng sẽ được giảm giá 10%. Đây là chương trình khuyến khích cộng đồng bảo vệ môi trường +Thực hiện các chương trình giảm giá vào các dịp lễ và các dịp khai trương chi nhánh mới 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan