Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết “báu vật của đời” và “đàn hương hình” củ...

Tài liệu Thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết “báu vật của đời” và “đàn hương hình” của mạc ngôn

.PDF
104
113
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BẾ THỊ DỊU THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BẾ THỊ DỊU THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” VÀ “ĐÀN HƢƠNG HÌNH” CỦA MẠC NGÔN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Thành Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Khánh Thành. Các kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào. Những luận điểm sử dụng của tác giả khác, tác giả luận văn đều có ghi chú rõ ràng nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Bế Thị Dịu LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Khánh Thành - người thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Văn học, phòng Sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tác giả luận văn chân thành biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian qua. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tác giả Bế Thị Dịu MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 4 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................ 6 4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 7 5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN ..................................................................... 9 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ............................................... 9 1.2. Mạc Ngôn và hành trình sáng tác ......................................................... 10 1.2.1 Vài nét về thân thế nhà văn Mạc Ngôn .................................................. 10 1.2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn ... 12 1.2.3. Tóm lược tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn....13 CHƢƠNG 2. LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH CỦA MẠC NGÔN .................. 27 2.1. Nhân vật đời thƣờng qua hình ảnh ngƣời phụ nữ .............................. 27 2.2. Nhân vật dị biệt ...................................................................................... 44 2.2.1 Nhân vật kì tài – dị tật ............................................................................ 44 2.2.2 Nhân vật trẻ thơ – người lớn .................................................................. 49 2.3 Nhân vật siêu nhiên ................................................................................. 56 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG HAI TÁC PHẨM BÁU VẬT CỦA ĐỜI VÀ ĐÀN HƢƠNG HÌNH ................... 62 3.1. Sự linh hoạt trong ngôi kể và điểm nhìn trần thuật.................................. 62 3.1.2. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ............................... 62 3.1.2 Góc nhìn trần thuật ................................................................................ 66 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động .........73 1 3.2.1 Xây dựng nhân vật qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình ......................... 73 3.2.2 Xây dựng nhân vật qua hành động ........................................................ 76 3.3. Thủ pháp giấc mơ và ảo giác trong kiến tạo không gian ................... 84 3.3.1 Thủ pháp giấc mơ ................................................................................... 86 3.3.2 Ảo giác.................................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Trung Quốc có bề dày lịch sử hàng ngàn năm là một trong những nền văn học lâu đời nhất so với khu vực và trên toàn thế giới. Hiển nhiên và không khó để nhận thấy sức ảnh hưởng của nền văn học này đối với nền văn học của các quốc gia lân cận, và văn học Việt Nam cũng là một bộ phận không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó cho đến khi văn hóa Phương Tây du nhập vào nước nhà. Trải qua các thời kì lịch sử từ Cổ đại đến đời Đường, sang đến Minh – Thanh với những thành tựu rực rỡ, bước vào thời đương đại, nền văn học Trung Quốc bắt đầu khởi phát bằng những sự vận động mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử văn chương quá khứ. Văn học đương đại Trung Quốc đã ghi dấu ấn mãnh liệt bằng sự xuất hiện của những tên tuổi như: những tên tuổi như: những tên tuổi như: Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Lưu Quốc Phương, Vệ Tuệ, Tào Đình... cùng đồng hành với các tác gia là hàng loạt tác phẩm đặc sắc ra đời phản ánh một cách tự nhiên và chân xác hiện thực của cuộc sống, làm nổi bật lên từng số phận của những con người trong xã hội. Trong số đó, Mạc Ngôn được đánh giá là một trong những nhà văn đại diện tiêu biểu của nền văn học Trung Quốc đương thời. Văn học đương đại Trung Quốc những năm 80 của thế kỷ XX với xu thế chung là hướng tới thẩm mĩ đã mang trong mình một diện mạo mới với những bước đột phá và cách tân thẩm mĩ về thi pháp. Bằng những nhận thức mới mẻ về thời đại và khả năng nắm bắt tài tình của mình về hiện thực cuộc sống, Mạc Ngôn đã thành công trong việc thuyết phục độc giả cùng nhìn nhận, đồng cảm với nhịp đập thời đại ông. Các sáng tác của ông chính là sản phẩm của sự kết nhuần nhuyễn những yếu tố truyền thống với hiện đại khéo léo lôi cuốn người đọc vào thế giới của những nhân vật – con người đương đại trong tác phẩm của mình một cách đầy tinh tế. Cũng bởi vậy, những tác phẩm của ông có sức thu hút mãnh liệt nhiều tầng lớp độc giả trong nước cũng như ngoài nước. Trải qua gần 3 thập kỉ, Mạc Ngôn đã xác lập cho mình một vị thế tương đối vững chắc trên văn đàn quốc tế. Qua đó, ta thấy được phần nào tầm ảnh hưởng và sức quyến rũ của văn chương Mạc Ngôn. Tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu 3 thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn” là một vấn đề thú vị và cần thiết. Đề tài giúp đi sâu tìm hiểu về tác giả nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc với những tác phẩm nổi tiếng của thời đại, qua đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nền văn học, văn hóa, con người nước bạn. Việc nghiên cứu đề tài đồng thời còn có ý nghĩa khoa học phục vụ thiết thực cho công việc học tập và giảng dạy bộ môn văn học Trung Quốc đã, đang và sẽ ngày càng được chú trọng trong các trường đại học ở Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn là hai bộ tiểu thuyết đương đại đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và giới nghiên cứu trong cũng như ngoài nước bởi tính hiện thực và những nét nghệ thuật đặc sắc của nó. Bằng con đường ngôn từ, Mạc ngôn đã tạo nên một sức lan tỏa mới cho văn chương xứ sở khi hòa quyện phong cách độc đáo của mình giữa hiện đại và truyền thống trong hai tác phẩm để phản ánh hiện thực. Sự xuất hiện mang đầy hơi thở của thời đại kể từ khi xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc cũng như Thế giới đã tạo một tiếng vang và dư âm không thể phủ nhận. Hai cuốn tiểu thuyết từ khi ra đời đã khiến các nhà nghiên cứu văn chương tốn không ít giấy mực để bàn luận, song chưa thấy có công trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật và tìm hiểu kết cấu trong cả hai bộ tiểu thuyết. Khi đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Báu vật của đời, các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Nhật Bản, Đức… khi đánh giá về nội dung và nghệ thuật của Báu vật của đời, đã đứng dưới góc độ xã hội hoặc dựa trên các yếu tố chính trị, lịch sử… và chỉ ra những điểm tiến bộ và hạn chế của nhà văn. Trong đó, có một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đứng trên phương diện chính trị đã lên tiếng bài trừ Báu vật của đời ngay khi tác phẩm này được xuất bản tại Trung Quốc bởi Tác gia xuất bản xã, 9/1995 vì tác phẩm đã vi phạm vào “vùng cấm” của văn học (Mạc Ngôn và những lời tự bạch, 2004). Nhóm còn lại gồm các nhà văn nghiên cứu dưới góc độ xã hội để tìm ra những nét độc đáo trong Báu vật của đời. Trong các bài viết, các diễn giả đã chỉ ra những sự sáng tạo trong việc tạo ra một thủ pháp “lạ hoá” độc đáo, cũng như những cách tân sáng tạo những huyền thoại mới bên cạnh 4 những huyền thoại cổ xưa như Trương Thành, Chu Ân, Ta chi-gang, Wolfgan Kunbim... Bên cạnh đó, Các Hồng Binh, Tống Hồng Lĩnh lại tìm sự ảnh hưởng của văn học phương Tây và Mĩ Latinh đối với Mạc Ngôn thông qua tiểu thuyết Báu vật của đời. Ở Việt Nam, kể từ khi ra đời hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn được độc giả Việt Nam bắt đầu biết đến khi các bản dịch của Trần Đình Hiến được xuất bản. Kể từ đó đến nay, các tác phẩm cũng là chủ đề được hầu hết các thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ bình luận sôi nổi trong các diễn đàn trên các website. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng dựa trên nhiều góc độ để đưa ra những quan điểm, những nhận xét riêng của mình về tiểu thuyết Báu vật của đời. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đào sâu vào thủ pháp lạ hoá của Mạc Ngôn bằng cái nhìn tổng quát toàn bộ những tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt (Tài “phù phép” của Mạc Ngôn, Báo Tiền Phong online). Trong bài “Sự sinh, sự chết, sự sống: Đọc Báu vật của đời của Mạc Ngôn” đăng trên trang tanviet.net ngày 04/08/2005, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã tóm lược những điểm chính trong Báu vật của đời và đưa ra những nhận định về tác giả, tác phẩm. Có người lại dựa vào Báu vật của đời để tìm ra sự sáng tạo của Mạc Ngôn trong việc đưa hơi thở hiện đại vào đề tài lịch sử (Vương Trí Nhàn, Lê Huy Tiêu, Trần Trung Hỷ). Trong Tiểu luận “Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại” (2007), Hồ Sĩ Hiệp cũng đã điểm qua những nét đặc sắc của Mạc Ngôn thông qua những tác phẩm đã được dịch. Không thể không kể đến cuốn "Tự sự kiểu Mạc Ngôn" (NXB Văn Học & Trung tâm Văn hóa - ngôn ngữ Ðông Tây, 2012) của Nguyễn Thị Tịnh Thy khi bàn về lịch sử nghiên cứu các sáng tác của Mạc Ngôn. Với đối tượng nghiên cứu là 11 tác phẩm trường thiên tiểu thuyết của Mạc Ngôn, tác giả đã xem xét và xác định nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Mạc Ngôn qua những phương diện: người kể chuyện, điểm nhìn, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, với những phương pháp nghiên cứu đặc thù như: phương pháp loại hình, cấu trúc – hệ thống, thống kê – phân loại, so sánh (đồng đại, lịch đại). Cuốn sách được đánh giá là có nhiều đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn, ngoài ra còn góp phần khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp lý thuyết tự sự học của cả phương Đông lẫn phương Tây khi ứng dụng vào nghiên cứu các hiện tượng văn học phương Đông mà đặc biệt là các tiểu thuyết hiện đại của Trung Quốc, đặc 5 biệt đã nêu ra một hướng tiếp cận mới trong các sáng tác của Mạc Ngôn nói riêng. Trong bài “Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn” của Hoàng Thị Bích Hồng đăng trên Tạp chí sông Hương, số 244 (10/ 2007), tác giả cũng đi vào tìm hiểu sự lạ hóa trong miêu tả, kể chuyện trong tác phẩm của Mạc Ngôn. Ngoài ra, còn có một số bài viết tiêu biểu về tác phẩm như “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình” đăng trên Tạp chí Sông Hương số 166 tháng 12-2002, “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Báu vật của đời của Mạc Ngôn” (2012), Luận văn Thạc sĩ của Mã Thị Chinh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên đây là sơ lược một số công trình nghiên cứu về hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của các nhà nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam. Chúng tôi chưa đọc thấy công trình nào đi sâu nghiên cứu về thế giới nhân vật trong hai tác phẩm này để làm sáng tỏ được những giá trị đáng ghi nhận của các sáng tác cũng như những sáng tạo độc đáo của nhà văn Mạc Ngôn. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Trong luận văn này, chúng tôi muốn bước đầu hướng đến mục tiêu khảo sát và tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn”, qua các hình tượng nhân vật có thể làm rõ tư tưởng của nhà văn muốn gửi gắm. Bên cạnh đó tìm hiểu một kết cấu độc đáo vừa hiện đại vừa truyền thống thông qua nghệ thuật tự sự của nhà văn Mạc Ngôn. Đi sâu vào thế giới nhân vật trong hai cuốn tiểu thuyết đặc sắc chúng tôi muốn đóng góp thêm một cái nhìn trân trọng, yêu mến và mới mẻ vào văn học đương đại Trung Quốc cũng như cái nhìn ưu ái đối với vị tác giả đại tài này. - Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu là tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của nhà văn Mạc Ngôn”, trong đó đi sâu vào các hình tượng nhân vật nổi bật và kết cấu của tiểu thuyết cũng như nghệ thuật tự sự của tác giả Mạc Ngôn thông qua hai cuốn tiểu thuyết. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu toàn bộ những đặc điểm của cả hai tiểu thuyết mà chỉ tập trung khai thác thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật mà nhà văn xây dựng trong hai cuốn tiểu thuyết này. Trong 6 quá trình làm luận văn, do hạn chế về mặt ngôn ngữ nên chưa có điều kiện tiếp cận trực tiếp với nguyên tác tác phẩm, người viết sử dụng bản dịch tiểu thuyết Báu vật của đời của dịch giả Trần Đình Hiến do Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001 và bản dịch tiểu thuyết Đàn hương hình cũng của dịch giả Trần Đình Hiến năm 2004. Ở một phạm vi nhất định, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp một tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình nói riêng, cũng như tác giả Mạc Ngôn nói chung. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống: Báu vật của đời và Đàn hương hình đều là hai tác phẩm đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn. Phương pháp này giúp chúng tôi hiểu bao quát tác phẩm để thấy được sự gắn kết của các hình tượng, đồng thời thấy được đặc điểm nổi bật và mối liên hệ của các hình tượng nhân vật của Mạc Ngôn. - Phương pháp loại hình học: Nghiên cứu văn học từ loại hình để thấy được các kiểu loại nhân vật tiêu tiểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn và từ đó nhận ra phong cách nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận thi pháp sẽ có điều kiện khám quan niệm của nhà văn về con người thông qua cách xây dựng hình tượng, chỉ ra hiệu quả nghệ thuật tự sự của nhà văn trong việc xây dựng thế giới nhân vât. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh, khảo sát để nắm được số lượng nhân vật, số lượng sử dụng thành ngữ, tục ngữ, các câu chuyện dân gian... mà tác giả đã xây dựng để hiểu sâu hơn dụng ý của nhà văn. Các phương pháp nghiên cứu phổ biến như văn hóa học, thi pháp học cũng được chúng tôi tận dụng khai thác trong bài viết. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn được cấu trúc thành ba chương: Chương 1. Khái niệm thế giới nhân vật và hành trình sáng tạo của Mạc Ngôn 7 Chương 2. Loại hình nhân vật trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mạc Ngôn trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình 8 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MẠC NGÔN 1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) định nghĩa: Nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào thế giới khác nhau của đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người…”. Nhân vật văn học là “người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học… Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật văn học là phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [6, 162]. Theo Giáo trình Lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên) thì: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học - cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [5, 114]. Từ định nghĩa, ta thấy được nhân vật văn học là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học. Qua lăng kính chủ quan của tác giả, nhân vật văn học là đối tượng có tính ước lệ so với đời sống hiện thực. Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là đặc điểm quan trọng nhất. Chức năng trọng yếu của nhân vật là làm phương tiện để nhà văn khái quát được hiện thực: “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì nhất định”. Nhân vật vốn là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính hình thức tập trung khắc họa. Mạc Ngôn đã lựa chọn những phương tiện nghệ thuật hữu hiệu khác nhau để xây dựng thành công những hình tượng nhân vật đặc biệt có cá tính rất riêng trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình. Thế giới nhân vật là một hệ thống những nhân vật được xây dựng theo quan 9 niệm của nhà văn, chịu sự chi phối của tư tưởng nhà văn. Thế giới ấy là sản phẩm tinh thần từ sáng tác nghệ thuật của tác giả, có không gian và sự sống được tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý dựa trên trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, xã hội… gắn liền với những quan niệm, triết lý sống của tác giả tại thời điểm sáng tác. Thế giới nhân vật là cảm nhận một cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội, gia đình… Thế giới nhân vật là một bộ phận quan trong trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, góp phần làm nên phong cách của nhà văn. Mỗi tác giả lớn, mỗi tác phẩm lớn hay mỗi thể loại văn học đều có thế giới nhân vật riêng, có quy luật riêng. Tiểu thuyết Mạc Ngôn là một sân khấu lớn có khả năng quy tụ về đó dàn diễn viên đông đảo, phong phú và sinh động. Bức tranh nhân sinh đa dạng với những nhân vật đa sắc màu trong hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình sẽ cho chúng ta những trải nghiệm thú vị về Thế giới nhân vật đặc sắc của Mạc Ngôn. 1.2. Mạc Ngôn và hành trình sáng tác 1.2.1 Vài nét về thân thế nhà văn Mạc Ngôn Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955. Lớn lên trong một làng quê nghèo ở vùng Đông Bắc Cao Mật, thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tuổi thơ của ông gặp nhiều khó khăn nên học chưa hết bậc tiểu học thì nghỉ. Khi các bạn đi học thì ông lại lang thang trên cánh đồng với ngựa, dê. Có lẽ chính những năm tháng tuổi thơ đã có ảnh hưởng lớn trong tư tưởng nhà văn và mang lại cho ông những xúc cảm để sáng tạo nên những tác phẩm sau này. “Những ấn tượng về nông thôn là hồn, là phách trong các sáng tác của tôi. Đất, sông, hoa, trái, cây cỏ, chim bay, thú chạy, thần thoại, truyền thuyết, ma quỷ, yêu tinh, ân nhân, cừu nhân… của cố hương tôi là nội dung chính trong các tiểu thuyết của tôi.” [16; tr. 262]. Sau “Cách mạng văn hóa” (1966-1976) nổ ra, Mạc Ngôn đã tham gia viết báo cho tờ báo nhỏ “Quả tật lê tạo phản” nên đã đắc tội với thầy hiệu trưởng và bị đuổi khỏi 10 trường khi đang học dở lớp năm. Các công việc trong quá trình lớn lên của ông khá vất vả và gần gũi với người nghèo khổ nên ông rất hiểu nỗi khổ của dân nghèo. Từ cuộc sống lam lũ, ông quan niệm sáng tác là “sáng tác cho dân” và ông cũng vì thế mà sáng tác từ vị trí người dân. Mạc Ngôn là người thông minh, ham học và rất đam mê đọc sách “xem các loại “nhàn thư”, tức sách giải trí, sách tiêu khiển trở thành lạc thú lớn nhất đời đối với tôi.” [16; tr. 277]. Tháng 2 năm 1976 ông được gọi nhập ngũ và đây được xem là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông. Trong quân đội, Mạc Ngôn tích cực học tập và rèn luyện. Đến ngày 1 tháng 9 năm 1984, ông được rời khỏi quân đội đến giảng đường đại học và thực hiện “giấc mơ đại học” của mình. Mạc Ngôn học khoa Văn thuộc học viện Nghệ thuật Quân Giải Phóng. Năm 1985, tiểu thuyết (truyện vừa) đầu tay Củ cải đỏ trong suốt của ông xuất bản và được dư luận chú ý. Năm 1986, Mạc Ngôn tốt nghiệp đại học, thế giới bắt đầu biết đến tên tuổi Mạc Ngôn khi tác phẩm Cao lương đỏ được xuất bản, vị trí văn học của ông cũng nhanh chóng được xác định sau khi đạo diễn trẻ nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể tác phẩm của ông thành bộ phim cùng tên và đạt giải “Cành cọ vàng” tại liên hoan phim Cance năm 1994. Năm 1988, Mạc Ngôn trúng tuyển vào lớp nghiên cứu sinh sáng tác tại Học viện văn học Lỗ Tấn thuộc trường Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh. Năm 1991, ông tốt nghiệp với học vị Thạc sĩ. Mạc Ngôn là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học đương đại Trung Quốc đã được các độc giả trong và ngoài nước biết đến. Tác phẩm của ông luôn thấm đẫm “máu và nước mắt”. Trong lời tựa quyển sách Mạc Ngôn và những lời tự bạch, ông từng nói: “Tôi là người xuất thân từ tầng lớp hèn kém, tác phẩm của tôi chứa đầy quan điểm thế tục. Nếu ai đó định tìm thấy những điều tao nhã sang trọng trong tác phẩm của tôi, chắc chắn họ sẽ thất vọng. Đó là điều không thể. Người thế nào thì nói lời thế ấy, cây nào thì quả ấy, chim nào thì tiếng hót ấy. Tôi lớn lên từ đói rét cơ hàn, đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh đau khổ và bất công, trong lòng tôi tràn đầy sự cảm thông đối với nỗi đau của nhân loại và sự phẫn nộ đối với bất công. Do đó tôi chỉ có thể viết ra những tác phẩm như vậy…” [18]. Phong cách ngôn ngữ tự thuật của ông là thiên biến vạn hóa, chen nhiều ca dao thành ngữ, có hơi hướng cổ thi, danh ngôn biền ngẫu, có nhiều câu hay lời đẹp, 11 có thanh có tục làm cho lời văn và phong cách văn chương vừa hay lại vừa gần gũi với người dân, đặc biệt là những người ở nông thôn, cũng dễ hiểu khi mà người đọc yêu mến Mạc Ngôn bởi lẽ tiếng nói của ông như tiếng nói của chính họ. Mạc Ngôn từng nói: “Sáng tác của tôi đang tìm lại những gì đã mất về quê hương, bởi vì thời niên thiếu của tôi gắn liền với nông thôn.” [16; tr. 394]. Các tác phẩm của ông phần lớn lấy cảm hứng từ quê hương và viết về quê hương, hầu hết đều xuất phát từ những câu chuyện có thật trong đời sống giản dị. Phải là người rất nhạy cảm và yêu quê hương thì mới có thể nắm bắt được linh hồn của quê hương, từ những câu chuyện nhỏ được nghe, được kể hay những kỉ niệm tuổi thơ của chính mình, những dấu ấn ông đã trải qua đều được sử dụng làm chất liệu dẫn đến những sáng tác hấp dẫn. Tất cả những gì trải qua trong cuộc sống đều đọng lại trong trái tim nhạy cảm, qua con mắt tinh đời của Mạc Ngôn, khiến cho mọi tác phẩm đều mang đặc trưng rất riêng không giống bất cứ nhà văn nào, tạo nên sự khác biệt và thành công cho nhà văn. 1.2.2. Một số tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn Củ cải đỏ trong suốt (1986); Gia tộc cao lương đỏ (1987 - đoạt giải Tiểu thuyết toàn quốc lần thứ 4 cùng năm, bộ phim nhựa cùng tên được chuyển thể bởi đạo diễn Trương Nghệ Mưu, đoạt giải Gấu vàng tại liên hoan phim Berlin lần thứ 38); Cây tỏi nổi giận (1988); Mười ba bước (1989); Hoan lạc (1989) - Bạch cẩu thiên thu giá (1989 - đoạt giải Văn học Liên hợp Đài Loan, được chuyển thể sang kịch bản phim Ấm đoạt giải Vàng tại liên hoan phim Tokyo lần thứ 16); Báu vật của đời (1995 - giải Văn học Đại gia - Hồng Hà lần thứ nhất (1996); Tửu quốc (1993 - Giải Văn học nước ngoài của Pháp “Laure Bataillin 2001 (bản tiếng Pháp)”; Truyện ngắn Mạc Ngôn (2000); Đàn hương hình (2001); Mĩ nhân băng tuyết (2001); Người tỉnh nói chuyện mộng du; Tứ thập nhất pháo… Ngoài tiểu thuyết ra ông còn viết 24 truyện vừa, trên 60 truyện ngắn và nhiều vở kịch cho sân khấu. Mạc Ngôn đã đóng góp cho nền văn học Trung Quốc nhiều tác phẩm có giá trị và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông đoạt giải 10 quyển sách lớn trong năm 2001 do báo Liên hợp Đài Loan trao tặng, giải Văn học Đỉnh Quân lần thứ nhất (2002). Và vinh dự nhận các tặng thưởng: Huân chương Kỵ sĩ nghệ thuật văn hóa 12 Pháp (3/2004); Giải thưởng lớn Văn học Hoa ngữ và Thành tựu xuất sắc trong năm (4/2004); Giải văn học quốc tế Nonino Italia lần thứ 30 (1/2005); Tiến sĩ văn học danh dự do trường Đại học Công khai Hồng Kông trao tặng (12/2005); Chỉ trong một thời gian ngắn, Mạc Ngôn đã nhanh chóng chiếm được vị thế trên văn đàn trong nước và Quốc Tế. “Ngôi sao” mới này tỏa sáng và làm lu mờ đi những tên tuổi khá nổi tiếng và quen thuộc trước đó như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông,... Thậm chí vượt qua cả nhà văn Cao Hành Kiện (đoạt giải Nobel Văn học 2001) khi mới đây ông nhận giải Nobel Văn chương của Viện Hàn lâm Thụy Điển (10/2012). Ban giám khảo Ủy ban Nobel đánh giá cao tác giả Mạc Ngôn khi đưa ra nhận xét: “Thông qua việc pha trộn ảo tưởng và hiện thực, lịch sử và tương lai, Mạc Ngôn đã tạo ra một thế giới mà gợi nhớ người đọc đến sự phức tạp của cuộc sống, được thể hiện trong các tác phẩm của tiểu thuyết gia lừng danh người Mỹ William Faulkner (từng đoạt giải Nobel Văn học năm 1949) và nhà văn Columbia Garcia Marquez (giải Nobel Văn học năm 1982). Hiện ông là sáng tác viên bậc một của Cục Chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. 1.2.3. Tóm lược tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình của Mạc Ngôn Trong các sáng tác của Mạc Ngôn thì hai bộ tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn hương hình là hai tác phẩm đặc sắc của nhà văn viết về số phận con người chiếm vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển sự nghiệp văn chương của ông nói riêng cũng như trên trường văn học đương đại Trung Quốc nói chung. Hai tác phẩm được sáng tạo với hai phong cách độc đáo, kết hợp chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các câu chuyện dân gian, lịch sử và văn học đương đại. Sự hòa trộn táo bạo này qua bàn tay nhào nặn cùng với sự nhiệt huyết của nhà văn đã thổi sinh khí vào thế giới sống bên trong tác phẩm, tạo nên những tác phẩm bất hủ đầy sinh động, những kiệt tác trường tồn cùng với thời gian. Cả hai tác phẩm đều được đánh giá là những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc hiện đại. Tiểu thuyết Báu vật của đời: Cuốn tiểu thuyết dày 860 trang chữ Việt kể về cuộc đời của một phụ nữ nhà quê Trung Hoa tên Lỗ Toàn Nhi (tức Thượng Quan Lỗ Thị) và các con cháu của bà. Số phận của họ gắn liền với lịch sử trăm năm của 13 Trung Quốc. Lỗ Toàn Nhi chào đời không bao lâu sau quân Đức xây dựng đường sắt đã giết chết nhiều người vô tội trong đó có cha của cô. Mẹ của Lỗ Thị thì treo cổ tự tử chết. Lỗ Thị may mắn thoát chết và được dì dượng đón về nuôi, lên năm tuổi Lỗ Thị được dì bó chân đau đớn đến tận xương tủy. Năm mười sáu tuổi cô bị gả cho Thọ Hỉ, chồng bất lực không có khả năng truyền giống, mẹ chồng là bà Lã khát khao cháu trai nối dõi tông đường, Lỗ Thị lấy giống đàn ông thiên hạ, sinh cho nhà Thượng Quan một đàn chín đứa con gồm tám gái một trai. Lúc Lỗ Thị sinh đôi cặp song sinh Ngọc Nữ và Kim Đồng cũng là lúc quân Nhật tấn công vùng Đông Bắc Cao Mật, bọn chúng đã giết chết Thọ Hỉ và bố chồng của bà. Trước tình cảnh ấy bà Lã đã trở nên bất bình thường. Một mình Lỗ Thị nuôi các con khôn lớn, và chúng tự lựa chọn con đường riêng cho mình. Lai Đệ lấy Sa Nguyệt Lượng. Chiêu Lệ lấy Tư Mã Khố mặc cho anh ta đã có ba vợ, cô chấp nhận làm vợ thứ tư của Tư Mã Khố và sống cùng anh ta. Đến khi quân Nhật chính thức bao vây thôn, trong tình cảnh nguy hiểm ấy Chiêu Đệ bế đứa con trai của bà Ba về nhà nhờ Lỗ Thị nuôi dùm và cô đã bất chấp nguy hiểm chạy đến cối xay bột cứu Tư Mã Khố. Đứa bé trai ấy được Lỗ Thị đặt tên là Tư Mã Lương và đưuọc bà chăm sóc và thương yêu như cháu ruột. Lãnh Đệ có tình cảm với Hàn Chim nhưng anh ta bị bắt, cô đã trở thành Tiên Chim sau đó. Lai Đệ cũng bỏ lại con gái cho bà Lỗ nuôi. Nạn đói ngày càng trở nên dữ dội hơn, khiến Lỗ Thị phải bán Cầu Đệ cho một bà ngoại quốc với hy vọng Cầu Đệ có thể được sống một cuộc sống no đủ hơn. Còn Tưởng Đệ thì cô đã bán mình cho nhà chứa để lấy tiền chữa bệnh cho mẹ và nuôi sống các em. Sau khi gia đình của Lỗ Thị trở về nhà thì ngôi nhà của Lỗ Thị đã trở thành nơi cư trú tạm thời của tiểu đội do chính ủy Tưởng chỉ huy. Trong khoảng thời gian này, Phán Đệ và Niệm Đệ đã tham gia đi bộ đội góp sức cho phong trào chống Nhật giành độc lập cho quê hương. Bà Lỗ đã hứa gả Lai Đệ cho thằng Câm để ngăn cản mối tình giữa Lai Đệ và Sa Nguyệt Lượng. Lai Đệ đã không chấp nhận cuộc hôn nhân đó nên đã bỏ trốn cùng Sa Nguyệt Lượng. Khi đất nước hòa bình thằng Câm được đề bạt làm tiểu đội trưởng đã lập tức đòi Lỗ Thị trả người và anh ta đã cưỡng dâm Lãnh Đệ để trả mối thù. Trước việc làm đó, chính ủy Tưởng quyết định cho Tôn câm và Lãnh Đệ lấy nhau. Vào ngày Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, Lai Đệ trở về nhà dành lại bé Sa 14 Tảo Hoa vì cô biết được âm mưu của chính ủy Tưởng đối với gia đình cô. Họ đã viết thư cho Sa Nguyệt Lượng ép anh đầu hàng nếu không sẽ bắt bé Sa Tảo Hoa. Nhưng Lỗ Thị không tin điều đó bà không cho phép Lai Đệ đem bé Tảo Hoa đi, Lai Đệ đành cướp lấy bé Tảo Hoa chạy vội ra sân thì bị Chính ủy Tưởng bắt giữ, Lỗ Thị dành lại bé Sa Tảo Hoa. Chính ủy Tưởng hy vọng Sa Nguyệt Lượng có thể quay về chính nghĩa không nên đầu hàng quân Nhật. Khi Lai Đệ bước vào trái đông thì đã trông thấy Sa Nguyệt Lượng treo cổ trên sàn nhà. Để trả thù cho cái chết của chồng, Lai Đệ luôn có ý định sẽ giết chết chính ủy Tưởng nhưng lúc này giữa Phán Đệ và chính ủy Lỗ Lập Nhân từ lâu đã có tình cảm với nhau, Phán Đệ đã mang thai. Và cả Tiên Chim cũng mang thai với Tôn câm. Chính trong khoảng thời gian ấy quân Nhật đầu hàng, vợ chồng Phán Đệ và Lỗ Lập Nhân quyết định đặt tên cho con là Lỗ Thắng Lợi để ăn mừng chiến thắng. Sau một thời gian vắng bóng, Tư Mã Khố, Chiêu Đệ và hai đứa con của mình là Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng, cùng với Bácbít - một anh chàng Mỹ trở về quê hương Đông Bắc Cao Mật. Tư Mã Khố đã chỉ huy cả bọn lính kỵ và lính lừa, Tư Mã Khố đã đánh đuổi đại đội bộc phá của Lỗ Lập Nhân ra khỏi quê hương và Cao Mật trở thành nơi căn cứ của đội binh Tư Mã Khố. Với tư cách là khách mời đặc biệt leo lên đèo Trâu Nằm xem Tư Lệnh Tư Mã Khố và Bácbít biểu diễn kỹ thuật bay, cả Lai Đệ, Tư Mã Lương, Chiêu Đệ, Kim Đồng, Ngọc Nữ và Tiên Chim đều được đón tiếp rất nồng hậu và nhận được sự quan tâm rất đặc biệt. Vừa xem Tư Mã Khố và Bácbít biểu diễn kỹ thuật bay xong, Lãnh Đệ đã nhập vào trạng thái Tiên Chim bay thẳng xuống vực. Một thời gian sau, cả thôn Đông Bắc vô cùng náo nhiệt trước tiệc cưới linh đình của Bácbít và Niệm Đệ. Ít lâu sau, Lỗ Lập Nhân với tư cách là đại đội trưởng kiêm chính ủy đại đội bộc phá, anh ta đã thăng cấp gia nhập trung đoàn 17 quay trở lại Đông Bắc buộc binh lính Chi đội Tư Mã đầu hàng. Trong cuộc chiến hỗn loạn ấy, Chiêu Đệ đã trúng đạn và chết. Cả nhà Lỗ Thị bị Lỗ Lập Nhân bắt nhốt. Vì để trả mối thù năm xưa với Tư Mã Khố, Lỗ Lập Nhân sai người đưa Tư Mã Khố, Bácbít và cả Niệm Đệ qua sông Thuồng Luồng vô cùng nguy hiểm. Bè ra đến giữa sông thì chòng chành dữ dội làm ông già Tôn và Tư Mã Khố văng xuống sông, ở trên bờ Lỗ Lập Nhân ra lệnh bắn chết Tư Mã Khố nhưng mọi người ai cũng tin rằng anh đã trốn thoát. Sau khi bị áp 15 giải qua sông, Bácbít và Niệm Đệ phải đối đầu với cuộc tao ngộ chiến với quân địch. Bácbít bị trúng đạn, Niệm Đệ cứ ngỡ là anh đã chết nên đã kêu gào thảm thiết đến mức kiệt sức và nằm mê man trong đồng nho. Sau khi tỉnh dậy, Niệm Đệ bắt đầu tìm kiếm Bácbít liên tục bảy ngày bảy đêm. Cô may mắn tìm được một ngôi nhà để nương nhờ và chủ nhà là một người phụ nữ tên là chị Đen đã giúp cô tìm gặp được Bátbít. Hai vợ chồng vừa gặp được nhau thì chị Đen cho nổ liền ba quả lựu đạn, cả ba đều chết. Đến mùa thu, đại đội binh mã của trung đoàn 17 cũng rút đi, Lỗ Lập Nhân chuyển ngành giữ chức vụ huyện trưởng kiêm đại đội trưởng đại đội của huyện Cao Mật mới thành lập. Còn Phán Đệ được bổ nhiệm làm khu trưởng khu Đại Lan. Trong huyện tổ chức đại hội của những người nghèo khổ nhằm mục đích ai có nỗi khổ gì thì hãy trình bày đại hội sẽ tìm cách giải quyết. Ông lão Từ Tiên Nhi tố cáo Tư Mã Khố đã bức tử vợ ông ta khiến mẹ ông uất ức chết. Ông yêu cầu đại hội trả sự công bằng cho ông, bằng cách giết những đứa con của Tư Mã Khố. Trong lúc ấy, Lỗ Thị ra sức bảo vệ cháu của mình không để cho thằng Câm bắt chúng, nhưng bà không đủ sức bảo vệ cháu của mình, thằng Câm tay trái xách Tư Mã Phượng, tay phải xách Tư Mã Hoàng lên bục, còn Tư Mã Lương đã lợi dụng cơ hội người đông đúc để bỏ trốn. Cuối cùng Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng cũng bị một người mặc áo trắng và một người mặc áo đen bắn chết. Một mùa đông nữa lại đến và vùng Đông Bắc lại tiếp tục trở thành chiến trường, Lỗ Lập Nhân yêu cầu mọi người hãy sơ tán đi nơi khác. Mọi người bắt đầu sống trong cảnh vất vả và đói khát. Kim Đồng đã cố gắng cai sữa mẹ và bú sữa dê trong khoảng thời gian này. Trong cuộc tị nạn gian khổ ấy nhiều người đã chết vì đói khát vì lạnh lẽo, dù biết nguy hiểm nhưng sau cùng bà Lỗ quyết định quay trở về nhà. Mùa đông năm ấy, Kim Đồng được chọn làm “Công tử Tuyết” đã trở thành niềm kiêu hãnh cho cả nhà. Theo quy định “Công tử Tuyết” không được nói bất cứ câu nào và những người phụ nữ đến cầu tự, đến xin được có nhiều sữa, đều vén áo lên, đưa vú đến tận tay “Công tử Tuyết”. Ngày hôm đó, Kim Đồng sờ khoảng một trăm hai mươi cặp vú, nhưng có lẽ ấn tượng nhất đó là cặp vú của Kim Một Vú chỉ có một bên làm Kim Đồng không thể nào quên. Sau đó, Kim Đồng đến tuổi đi học nhưng cậu vẫn không cai được sữa. Không lâu sau, Tư Mã Khố trở lại thôn Cao Mật bị kết tội xử bắn. Ngày 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan