Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thay đổi hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook của giới trẻ hiện nay ( www...

Tài liệu Thay đổi hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook của giới trẻ hiện nay ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
36
93
117

Mô tả:

MARKETING XÃ HỘI ĐỀ TÀI: Thay đổi hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook của giới trẻ hiện nay. Nhóm 6: Nguyễn Thị Hải Yến CQ524395 (NT) Đặng Văn Bình CQ525304 Trần Quốc Khải CQ521815 Nguyễn Văn Giang CQ520893 Ngô Minh Thư CQ523613 PHẦN I: NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH I. Bối cảnh sơ bộ Gần đây, trào lưu facebook được xem như một “cơn lốc” với giới trẻ, điều này có lẽ không hề sai chút nào bởi theo những con số thống kê không chính thức thì hơn 90% học sinh sinh viên Việt Nam có sử dụng facebook như một kênh giải trí thường xuyên thay cho game và âm nhạc. Có người đã cho rằng Facebook có dân số đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ, tương đương với dân số của Mỹ hiện nay. Phải chăng có nên nhìn nhận, xem xét lại văn hóa sử dụng phương tiện giải trí này? Tại Việt Nam, số người sử dụng facebook đã tăng nhanh chóng từ 8,5 triệu người vào tháng 10 năm 2012 lên tới 12 triệu người vào tháng 2 năm 2013. Như vậy, theo tính toán của mạng Techinasia, số người dùng facebook tăng bình quân là gần 1 triệu người/ 1 tháng. Con số thống kê trên cho thấy face đã trở thành một dòng trào lưu cực kì mạnh mẽ trên các trang mạng và nó có sức hút ghê gớm với giới trẻ dù cho ở độ tuổi nào. Đa phần những bạn học sinh ở các trường THPT và sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội và các thành phố khác được hỏi họ đều trả lời là có sử dụng facebook thậm chí có nhiều bạn còn sử dụng từ 2-3 nick face. Điều này không hề khó hiểu bởi chỉ cần có phương tiện kết nối Internet như máy tính, điện thoại truy cập mạng được là bạn dễ dàng vào facebook không một chút khó khăn. Facebook có nhiều điều hấp dẫn giới trẻ khiến họ dễ dàng bị “nghiện” như: đó là cộng đồng ảo nên bạn có thể kết bạn được với vô số những người bạn không quen biết trên toàn thế giới, đó là nơi các bạn có thể chia sẻ với nhau những sở thích, những niềm vui hay nỗi buồn khó nói trong cuộc sống…Nhiều bạn xem đây như một người bạn chân thành vì ở đó bạn được thể hiện cái tôi cá nhân, được bình luận và chia sẻ những tấm hình bạn cho là tâm đắc nhất và hơn nữa có thể những điều này làm bạn được tự tin hơn khi được là chính mình. Bạn cũng có thể chia sẻ với bạn bè những thông tin hữu ích cho cuộc sống bằng việc trích dẫn những bài báo có liên quan mật thiết đến đời sống giới trẻ như: nạn trộm cắp, vấn đề về học tập và đời sống của giới học đường, tình yêu, những tấm gương sáng trong học tập và trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên facebook cũng là nơi mà ở đó giới trẻ có thể nói bất cứ điều gì, dù đúng, dù sai, dù thật, dù giả và không ít những người với mục đích xấu đã sử dụng mạng xã hội để nói xấu, xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, tổ chức... II. Lý do chọn đề tài Facebook là nơi để mọi người giao lưu, liên lạc với nhau, nhưng nhiều teen đã biến đây thành công cụ để “làm màu”, “lấy le”. Thậm chí, nhiều facebooker còn dùng tài khoản cá nhân của mình để nói xấu, sỉ vả các bạn cùng trang lứa. Quy mô hơn, nhiều người còn lập hẳn những page chuyên đi bôi xấu, hạ nhục... người khác. Trào lưu lập page anti đang là trào lưu đang nở rộ thời gian qua, mang lại nhiều hệ lụy xấu. Ảnh hưởng lớn đến những người bị nói xấu và ngay cả cho những người nói xấu người khác. Đã có nhiều vụ việc đáng tiếc xẩy ra trong thời gian qua đã minh chứng cho những tác hại và hệ lụy mà việc tung tin đồn, nói xấu người khác trên facebook. Điển hình như vụ mới đây, dư luận xã hội rúng động bởi vụ một nữ sinh Đà Nẵng uống thuốc ngủ an thần để tự tử vì bị nói xấu trên page “Bộ mặt thật của các hot teen Đà thành”. Tuy vậy may mắn là gia đình đã kịp phát hiện và đưa bạn nữ sinh này đi cấp cứu. Vụ việc dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho trào lưu lập page anti, nói xấu nhau trên facebook. Chính vì thế những page anti, nói xấu như thế này sẽ trở thành mối hiểm họa khôn lường nếu không ngăn chặn kịp thời. Sự việc tạm thời lắng xuống khi những admin của page anti này bị cơ quan công an xử lí. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những bạn teen trót dùng facebook để bôi xấu người khác. Do đó, với thực trạng đáng báo động như hiện nay, nhóm thực hiện đề tài này với mong muốn sẽ giúp giới trẻ hiểu rõ tác hại của việc tung tin đồn, nói xấu người khác, từ đó giúp nhận thức được hành vi của mình và có những biện pháp để thay đổi những hành vi đó. III. Động cơ, phanh hãm của công chúng mục tiêu 1. Ai là công chúng mục tiêu? Công chúng mục tiêu mà nhóm muốn hướng đến là những người trẻ có độ tuổi từ 14 đến 25, còn đang là học sinh, sinh viên hoặc mới bắt đầu ra trường. Đối tượng công chúng này thường xuyên sử dụng facebook (một nơi có tính tương tác cao) như một công cụ giải trí, công cụ thiết lập mối quan hệ với bạn bè. Đây cũng là đối tượng chưa được tiếp xúc nhiều với xã hội, suy nghĩ còn khá non trẻ và ngây thơ, chưa lường trước được hết những hậu quả có thể xảy ra với những việc mình làm, còn hành động theo cảm tính và chưa thực sự để ý đến suy nghĩ của những người xung quanh. 2. Động cơ để thực hiện hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook của công chúng mục tiêu - Động cơ hưởng thụ: người tung tin đồn, nói xấu trên facebook để xả cơn giận hoặc thỏa được nỗi lòng ghen ghét đối với người bị tung tin đồn, nói xấu. Hay một hành vi khác của động cơ hưởng thụ như người dùng có thể ngồi một chỗ sử dụng máy tính hay điện thoại mọi lúc mọi nơi để cập nhật thông tin thời sự cũng như thông tin về bạn bè mà ko cần có mặt tại các nơi xảy ra nhờ các thong tin mà các bạn dùng facebook khác cập nhật lên. - Động cơ vì người khác: giúp đỡ người khác biết được, tránh xa hoặc có cách ứng xử thích hợp với những cá nhân, tổ chức bị tung tin đồn, nói xấu vì những mặt tiêu cực của họ ( vd: như các bạn bán tăm để ủng đọ người nghèo. Mình nói tung tin đồn cho các tân sinh viên tránh xa họ vì những hành vi bán tăm không phải để ủng hộ người nghèo ). - Động cơ thể hiện: muốn được làm người tốt, muốn được người khác tôn trọng và đánh giá cao mình hơn. Khi mình đưa những thông tin hữu ích lên, người đọc cảm thấy nó có ích đối với người ta thì người ta sẽ đánh giá cao bản thân mình. Một ví dụ khác là người dung có thể tự do chia sẻ những bức hình đẹp, những thành tích tốt của mình lên cho mọi người thấy. Họ sẽ được thể hiện bản thân, tự tin hơn trên mạng so với đời thường. - Động cơ không rõ mục đích: Một số người khi tham gia facebook thường xuyên chia sẻ, like (thích) hay comment( bình luận) những status (trạng thái) của những cá nhân hay page (trang) bôi nhọ nói xấu một người hay một nhóm người nào đó. Mặc dù không biết những lới nói xấu đó với mục đích tốt hay xấu, là thật hay giả, đồng thời cũng không biết những người bị đưa ra mổ xẻ, nói xấu là ai. Họ chỉ vào hùa theo trào lưu hoặc ngây thơ tin theo, điều này càng làm cho tin đồn lan xa hơn và ảnh hưởng xấu đến đời sống của những người bị nói xấu. Họ cho rằng mình chỉ đang “giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”, mà không nghĩ rằng họ đang góp phần bôi nhọ, huỷ hoại nhân cách và đời sống của người khác. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, những page unti có thể lên đến hàng trăm nghìn like, những stt nói xấu hay hình ảnh bôi nhọ có thể lên đến hàng nghìn like và hàng trăm lượt chia sẻ. Điều đó cho thấy, còn quá nhiều người hành động chỉ đi theo trào lưu. - Động cơ vì lợi ích của Facebook: Facebook thực chất có rất nhiều lợi ích tốt mà người dung có thể tận dụng được nó mà ko quá xa đà thì đây không có gì là xấu mà thậm trí còn hỗ trợ cho người dung như: Ghi nhớ ngày sinh nhật bạn bè, người thân; là nơi để có thể up ảnh, lưu trữ ảnh cá nhân mà có thể tải về khi cần thiệt; lien lạc với bạn bè thường xuyên và dễ dàng hơn; sử dụng các ứng dụng và game tích hợp được. 3. Động cơ có thể khiến cho công chúng mục tiêu thay đổi hành vi của mình: - Nhận ra người mà mình tung tin đồn, nói xấu không phải là người xấu hoặc là những lời đồn không đúng sự thật: Không hẳn là những lời đồn đại là luôn sai hay luôn đúng, tuy nhiên đó có thể là những lời phóng đại không đúng hoặc quá đáng so với sự thật. Hoặc là đó chỉ là những lời nói từ những hiểu nhầm giữa bạn bè hoặc người thân với nhau. - Nhận ra hành vi của mình ảnh hưởng rất xấu tới cuộc sống thường ngày của những người bị tung tin đồn, nói xấu. Sau khi những lời đồn được tung ra trên một trang mạng có tính lan truyền rất cao như facebook, hầu như người thân, bạn bè và những người xung quanh người bị tung tin đồn, nói xấu sẽ đều biết. Dù chuyện đó là đúng hay sai thì cũng sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến đời sống của người bị nói xấu. Việc này có thể đi theo một chiều hướng xấu như: Những người tin thì sẽ xa lánh, hùa vào nói xấu hoặc châm chọc người đó. Những người không tin hoặc không quan tâm, mặc dù không quan tâm nhưng cũng sẽ có những cảnh giác nhất định, cũng có thể sẽ suy nghĩ “không có lửa làm sao có khói”. Gia đình, bạn bè, thầy cô hay người thân cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất đinh, có thể không tin tưởng người đó nữa hoặc mắng nhiếc người đó,… Nếu câu chuyện đi theo một chiều hướng xấu hơn, người nói xấu hay tung tin đồn có thể hả hê cũng có thể cảm thấy mình quá đáng hay sự việc đã đi quá giới hạn, họ sẽ ngưng hành vi nói xấu lại, hoặc là họ bắt buộc phải có những giải thích thoả đáng cho việc này. - Nhận ra hành vi của mình không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn ảnh hưởng đến cả bản thân mình: Việc tung tin,nói xấu nó có thể sẽ ảnh hưởng, tác hại lớn đến người bị nói xấu và ngay cả với chúng ta, những người đi nói xấu người khác. Nếu chúng ta nói xấu một người khác, chúng ta sẽ được biết đến như là một người thường gây ra sự bất hòa. Người ta sẽ không muốn tâm sự với chúng ta vì họ sợ chúng ta sẽ nói với người khác, thêm thắt những lời đánh giá của ta khiến cho họ bị xem là không tốt. Chúng ta phải đối mặt với người bị chúng ta tung tin, nói xấu khi họ phát hiện ra những gì chúng ta đã nói, và phiền phức hơn là lúc họ nghe được những gì chúng ta đã nói xấu về họ thì những điều đó đã bị phóng đại lên nhiều lần. Người đó có thể nói với người khác về lỗi của mình để trả đũa. Một số người có thể sẽ bị kích động khi nghe nói về lỗi của người khác. Chẳng hạn, nếu một người ở trong văn phòng hoặc trong nhà máy nói xấu sau lưng người khác, mọi người ở tại nơi làm việc có thể sẽ tức giận và công kích người đã bị tung tin, nói xấu. Điều này có thể sẽ làm dấy lên việc nói xấu sau lưng người khác ở sở làm và gây ra tình trạng bè phái. Điều này gây tổn hại đến một môi trường làm việc hòa hợp. Chính bản thân ta cũng không có hạnh phúc khi mình luôn phanh phui lỗi của người khác. Khi chúng ta tập trung vào những điểm tiêu cực, hoặc là những sai lầm, chính tâm của chúng ta cũng không an vui. Những ý nghĩ rằng người này xấu, người kia không tốt,... thường không có lợi cho tinh thần của chúng ta. Khi ta tung tin, nói xấu người khác tức là chúng ta đã gây ra tác nhân để cho người khác nói xấu mình. Điều này có thể xuất hiện ngay trong đời này nếu người mà ta phê bình muốn hạ nhục mình, hoặc có thể xuất hiện trong tương lai khi mình bị người khác buộc tội một cách vô lối hoặc là bị vu oan. Khi chúng ta là người nghe những lời nói thô tục, chúng ta cần nhớ rằng đấy là kết quả từ hành động của chính chúng ta, chúng ta đã tạo ra nhân, nay đã đến lúc phải nhận quả. Chúng ta đã gây ra sự tiêu cực ở trong vũ trụ và trong tâm thức của mình, bây giờ nó trở lại với chúng ta. Không có lý do gì để giận hay buộc tội người khác khi chúng ta là người đã tạo ra nguyên nhân chính yếu đối với rắc rối của mình. 4. Phanh hãm khiến cho công chúng mục tiêu không thay đổi hành vi của mình: Do ghen ghét, đố ki ̣người khác nên không muốn thay đổi hành vi tung tin đồn, nói xấu của mình. Những công chúng mục tiêu này rất khó có thể thay đổi hành vi, trừ khi họ nhận ra được hậu quả xấu của việc mình làm hoặc có sự can thiệp của những người khác khiến họ phải dừng hành vi tung tin đồn, nói xấu của mình. - Do mình nghĩ những thông tin mà mình tung tin đồn , nói xấu giúp đỡ được cho người khác. Có thể những tin đồn mà họ đưa ra là tin đồn đúng sự thật, khi đó những thong tin này giúp cảnh tình người khác. Nhưng đôi khi họ ngây thơ tin rằng những tin đồn mà mình đang trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra là đúng, khi đó họ cho rằng mình đang giúp đỡ những người xung quanh nhưng thực ra họ đang gây tác động xấu đến xã hội. Những người này có thể dễ dàng cảnh tỉnh, chỉ cần để họ nhận ra sự thật hoặc tác hại của việc họ đang làm, họ có thể sẽ thay đổi hành vi của mình. - Do muốn xả stress, muốn được người khác tôn trọng mình, hoặc muốn cho người khác biết, nên ko muốn thay đổi hành vi tung tin, nói xấu và muốn theo các trào lưu nên lập ra các fanpage tung tin đồn, nói xấu ( vd: lập ra các fanpage các ca sỹ, những người nổi tiếng vì hành động không đúng của họ,….). - PHẦN II: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PHẦN I: NỘI DUNG I. Giới thiệu chung về cuộc nghiên cứu Facebook đang là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam. Công nghệ ngày càng phát triển, xã hội đang dần thay đổi, internet cũng đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Facebook trở thành “một thế giới khác” ngoài cuộc sống đời thực của hầu hết các bạn trẻ. Tuy chỉ là một công cụ giải trí, giao lưu kết bạn, lưu giữ kỉ niệm, giải toả tâm trạng,.. nhưng đôi lúc “Thế giới facebook” bị làm dụng trở thành nơi cho các bạn trẻ tung tin đồn, nói xấu người khác. Càng kết nối dễ dàng thì các tin đồn các dễ lan nhanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống ảo trên mạng mà đôi khi nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời thực của những nạn nhân. Nó cũng không chỉ ảnh hưởng đến mỗi mình người bị tung tin đồn, nói xấu mà còn ảnh hưởng đến cả gia đình, bạn bè của họ; ảnh hưởng đến những người xung quanh, ảnh hưởng đến cộng đồng facebook và ảnh hưởng đến cả người đi tung tin đồn, nói xấu người khác. Vì thế, chúng tôi tiến hành cuộc nghiên cứu này, để tìm hiểu rõ hơn về hành vi tung tin đồn, nói xấu người khác và hậu quả mà hành vi này gây ra đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp mà chúng tôi cho là tốt nhất để có thể góp phần thay đổi phần nào hành vi tung tin đồn, nói xấu người khác. 1. Bối cảnh nghiên cứu Càng ngày, càng xuất hiện những vụ việc liên quan đến hành vi tung tin đồn, nói xấu người khác trên facebook ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bị tung tin đồn, nói xấu. Có thể những tin đồn đó là đúng sự thật, cũng có thể những tin đồn đó đã được phóng đại lên, tuy nhiên hành vi này vẫn có những ảnh hưởng xấu đến những người bị nói xấu. Ví dụ như vụ việc của Bà Tưng, của Kun hay Dương Sokiu,… Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu hành vi tung tin đồn, nói xấu của giới trẻ trên facebook hiện nay. 2. Vấn đề và các câu hỏi nghiên cứu  Vấn đề nghiên cứu: Hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook của giới trẻ hiện nay.  Câu hỏi nghiên cứu:  Hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook của giới trẻ hiện nay đang diễn ra như thế nào?  Hành vi tung tin đồn nói xấu đó ảnh hưởng tới người bị nói xấu, người đi nói xấu và những người xung quanh với mức độ như thế nào?  Thái độ cũng như hành vi của người khác khi bị nói xấu hoặc bắt gặp những hành vi đó là gì?  Phương án và cách giải quyết của các bạn trẻ khi gặp phải những hành vi đó? 3. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu về hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook đang diễn ra trong thời gian qua.  Hiểu biết về mức độ ảnh hưởng và những thay đổi về hành vi của các bạn trẻ khi bị nói xấu hoặc gặp phải hành vi nói xấu của người khác  Tìm hiểu các phương án giải quyết của đối tượng công chúng mục tiêu. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Loại thông tin và nguồn thông tin cần thu thập  Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu từ các trang web thống kê, các trang báo điện tử, sách báo… 2.   3. 4. 5. III.   Dữ liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng thông qua bảng hỏi mà nhóm thiết kế. Phương pháp thu thập  Thu thập dữ liệu thứ cấp Điều tra thực trạng tung tin đồn, nói xấu thông qua các thông tin trực tuyến trên internet, báo, tạp chí; thông tin về những vụ việc nói xấu, tung tin đồn không hay đã xảy ra, gây hậu quả xấu đến đời sống những người bị nói xấu. Theo dõi các trang web mạng, đánh giá những phản hồi của người dung facebook đối với những vụ việc đã xảy ra.  Thu thập dữ liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi. Thiết kế mẫu nghiên cứu  Tổng thể mục tiêu: Người dùng facebook từ độ tuổi 14 đến 25 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Phương pháp chọn mẫu: Các phần tử trong mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.  Kích thước mẫu: 100 phần tử. Thiết kế bảng hỏi  Kết hợp câu hỏi đóng và câu hỏi mở trong bảng hỏi phỏng vấn.  Số lượng câu hỏi: 16 câu  Thứ tự câu hỏi: đi từ câu hỏi tổng quát trước sau đó mới đến các câu hỏi cụ thể.  Cấu trúc bảng hỏi: 4 phần  Phần mở đầu: Tiêu đề cuộc nghiên cứu, lời giới thiệu, mục đích nghiên cứu, cam kết giữ bí mật, lời cảm ơn.  Phần nội dung: Các câu hỏi nghiên cứu, đi từ câu hỏi mở đầu thăm dò đến câu hỏi chi tiết.  Phần quản lý: Thời gian, địa điểm tiến hành, thông tin người trả lời phỏng vấn.  Lời cảm ơn. Phân tích dữ liệu  Đối với dữ liệu thứ cấp: Đánh giá, lựa chọn thông tin hữu ích.  Đối với dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phân tích định lượng và phần mềm phân tích dữ liệu SPSS. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 1. Thiết kế mẫu nghiên cứu Tổng thể mục tiêu: người tiêu dùng ở độ tuổi từ 14 đến 25 tuổi đang sinh sống, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Phương pháp chọn mẫu: các phần tử trong mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Những người được phỏng vấn chủ yếu đều là phỏng vấn online trên facebook, họ đang sử dụng facebook hoặc những người nằm trong độ tuổi thích hợp. Các phần tử được lựa chọn theo những yếu tố đặc điểm có thể đánh giá được mức thu nhập, điều kiện sống của họ: phương tiện đi lại, dáng vẻ,phong cách ăn mặc, cách nói chuyện,….  Kích thước mẫu: 100 phần tử  Kiểm tra quá trình chọn mẫu: thường kiểm tra trên các mặt sau: Kiểm tra đơn vị trong mẫu có đúng đối tượng nghiên cứu không? (vì thường mắc sai lầm ở khâu chọn đối tượng: do thu thập thông tin ở nơi không thích hợp, ở những người không thích hợp, hoặc bỏ qua thông tin của những người lẽ ra phải được phỏng vấn…). Kiểm tra sự cộng tác của người trả lời (hỏi càng dài thì sự từ chối trả lời càng lớn). Kiểm tra tỷ lệ hoàn tất (xem đã thu thập đủ số đơn vị cần thiết trên mẫu chưa) : trong phỏng vấn bằng thư có khi thư bị trả lại do không có người nhận, trong phỏng vấn bằng điện thoại có thể không tiếp xúc được với người cần hỏi vì họ không có mặt hay họ không có điện thoại.        2. Thiết kế bảng hỏi Kết hợp giữa các loại câu hỏi: Câu hỏi đóng :Là dạng câu hỏi mà ta đã cấu trúc sẵn phương án trả lời. Câu hỏi mở :Là dạng câu hỏi không cấu trúc sẵn phương án trả lời, do đó người trả lời có thể trả lời hoàn toàn theo ý họ, và nhân viên điều tra có nhiệm vụ phải ghi chép lại đầy đủ các câu trả lời. Câu hỏi phản đối: Là dạng câu hỏi mà câu trả lời có dạng: “ có hoặc không”. Câu hỏi xếp hạng thứ tự: Là dạng câu hỏi đưa ra sẵn các phương án trả lời, và để cho người trả lời lựa chọn, so sánh và xếp hạng chúng theo thứ tự. Câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách: Là dạng câu hỏi đưa ra sẵn danh sách các phương án trả lời, và người trả lời sẽ đánh dấu vào những đề mục phù hợp với họ. Câu hỏi dạng bậc thang: Là dạng câu hỏi dùng thang đo thứ tự hoặc thang đo khoảng để hỏi về mức độ đồng ý hay phản đối, mức độ thích hay ghét…của người trả lời về một vấn đề nào đó .  Do chủ yếu phỏng vấn cá nhân trực tiếp nên bảng hỏi có thêm những câu hỏi hơi dài hoặc câu hỏi nêu ý kiến riêng của người được hỏi.  Số lượng câu hỏi: 16 câu.  Thứ tự câu hỏi: đi từ câu hỏi tổng quát trước sau đó mới đến các câu hỏi cụ thể.  Câu hỏi mở đầu: Có tác dụng tạo thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn, gợi ra đối tượng tìm hiểu của cuộc phỏng vấn.  Câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định rõ đối tượng được phỏng vấn  Câu hỏi hâm nóng: Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới.  Câu hỏi đặc thù: Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu  Câu hỏi phụ: Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..)  Cấu trúc bảng hỏi: 4 phần.  Phần mở đầu: tiêu đề cuộc nghiên cứu, lời giới thiệu, mục đích nghiên cứu, cam kết giữ bí mật, lời cảm ơn.  Phần nội dung: các câu hỏi nghiên cứu, đi từ câu hỏi mở đầu thăm dò đến câu hỏi chi tiết.  Phần quản lý: thời gian, địa điểm tiến hành, thông tin người trả lời phỏng vấn.  Lời cảm ơn.  Các loại thang đo đã được sử dụng tạo câu hỏi phỏng vấn: thang đo định danh , thang đo sắp xếp thứ bậc, thang đo lường khoảng cách.     3. Phỏng vấn Thời gian tiến hành phỏng vấn: thứ 7, chủ nhật, thứ 2 ngày 21, 22, 23 tháng 9. Địa điểm phỏng vấn: vì yêu cầu cần tiếp cận nhiều độ tuổi khác nhau nên lựa chọn nhiều địa điểm phỏng vấn: công viên về chiều khi có nhiều người đi dạo và tập thể dục; đến tận nhà do được giới thiệu, thông báo trước; cổng các trường học, trên facebook, … Quy mô mẫu đã lựa chọn là 100 mẫu, mỗi thành viên 20 mẫu nhưng mỗi thành viên đảm nhận ít nhất 30 phiếu điều tra để sau khi kết thúc điều tra sẽ lọc ra những phiếu không hợp lệ. Tất cả các thành viên đã hoàn thành đầy đủ số phiếu được yêu cầu là 30 phiếu mỗi người. Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi Việc điều tra được tiến hành trên một mẫu nhỏ được chọn ra từ tổng thể mẫu cần nghiên cứu, để xem người trả lời có hiểu và trả lời đúng không, thao tác người phỏng vấn đã hợp lý chưa, làm tốt nhiệm vụ không, đánh giá thông tin được thu thập như thế nào, và xác định thời gian cho thực hiện phỏng vấn một người. Sau khi điều tra thử sẽ xử lý và phân tích dữ liệu để qua đó chỉnh sửa, loại bỏ, bổ sung, thay đổi câu hỏi.  Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình điều tra phỏng vấn  Thuận lợi • Hầu hết các bạn trẻ đều sử dụng facebook và biết đến những vấn đề tung tin đồn, nói xấu trên facebook. • Khi giới thiệu là sinh viên trường Đh KTQD đi điều tra phỏng vấn lấy số liệu phục vụ cho môn học thì người được phỏng vấn có thái độ tích cực hơn trong quá trình trả lời phỏng vấn. • Khi được hỏi những người có nhận thức tốt về việc văn hóa sử dụng facebook thì mọi người rất nhiệt tình trả lời  Khó khăn • Đối tượng điều tra từ chối không trả lời phỏng vấn vì nhiều lý do: Họ ngại mất thời gian, họ ngại trả lời, họ sợ bị lừa đảo, … • Vì vấn đề tung tin đồn, nói xấu trên facebook là vấn đề nhạy cảm và động chạm đến nhiều người nên những người được hỏi còn ngại trả lời hoặc trả lời không đúng sự thật. • Nhiều người ko hiểu được bản chất của cuộc phỏng vấn là lấy số liệu tham khảo mà họ còn cho rằng cuộc phỏng vấn có những mục đích ko tốt khác dẫn đến việc họ từ chối tham gia phỏng vấn. • Một số người đồng ý tham gia phỏng vấn nhưng khi đi vào câu hỏi, họ không đọc kĩ câu hỏi mà trả lời qua loa cho xong chuyện hoặc đánh dấu không đúng vào câu hỏi trắc nghiệm dẫn đến kết quả có phần sai lệch so với kết quả đáng có. • Một số người ko những ko tham gia cuộc phỏng vấn mà còn tỏ thái độ bất lịch sự hoặc xua đuổi     4. Biên tập, mã hóa dữ liệu Nhập dữ liệu vào Excel sau đó mới copy vào SPSS. Các phiếu điều tra được đánh dấu theo thứ tự ở mục “Phiếu số” nhằm hạn chế nhầm lẫn trong quá trình nhập dữ liệu và dễ dàng kiểm tra lại khi thấy dữ liệu có vấn đề. Quá trình nhập dữ liệu mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì cũng như cẩn thận của người nhập. Trong quá trình nhập, mã hóa DL vẫn còn một số sai sót, sau khi chạy kết quả mới phát hiện ra sai sót và tìm cách sửa lại số liệu cho đúng.  Sau khi xuất các bảng biểu mong muốn thì thực hiện biên tập lại bằng tiếng Việt và dùng số liệu để tạo các loại biểu đồ bằng Power Point. 5. Phân tích dữ liệu  Đối với dữ liệu thứ cấp: Đánh giá, lựa chọn thông tin hữu ích.  Đối với dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phân tích định lượng và phần mềm phân tích dữ liệu SPSS tiến hành bảng hóa các dữ liệu đã thu thập được, xây dựng các phân bố tần suất, giá trị trung bình và độ phân tán của các biến số chính. Chạy phân tích dữ liệu và thu được bảng và các số liệu phản ánh về độ tuổi, giới tính, thu nhập, các thông số liên quan đến người tiêu dùng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến thói quen tiêu dùng của họ.  Sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu từ bảng hỏi phỏng vấn  Sử dụng phần mềm Power Point để thiết kế Slide thuyết trình IV. Kết quả nghiên cứu 1. Sơ lược về công chúng mục tiêu Công chúng mục tiêu mà nhóm muốn hướng đến là những người trẻ có độ tuổi từ 14 đến 25, còn đang là học sinh, sinh viên hoặc mới bắt đầu ra trường. Đối tượng công chúng này thường xuyên sử dụng facebook (một nơi có tính tương tác cao) như một công cụ giải trí, công cụ thiết lập mối quan hệ với bạn bè. Đây cũng là đối tượng chưa được tiếp xúc nhiều với xã hội, suy nghĩ còn khá non trẻ và ngây thơ, chưa lường trước được hết những hậu quả có thể xảy ra với những việc mình làm, còn hành động theo cảm tính và chưa thực sự để ý đến suy nghĩ của những người xung quanh. Bảng 1: Cơ cấu giới tính đối tượng điều tra Nam Nữ 52,9% 47,1% Nhóm đã cố gắng cân bằng nhất có thể giữa tỉ lệ nam và nữ trong số những người được hỏi nhằm mang đến kết quả trung thực nhất cho cuộc nghiên cứu. Trong đó, có 52,9% đối tượng được hỏi là nam và 47,1% đối tượng được hỏi là nữ. Tỉ lệ này khá là cân bằng. Bảng 2: Lượng người sử dụng facebook trong những đối tượng được điều tra Tiêu chí Có Không Tần suất 99,0 % 1,0 % Tổng 100% Từ kết quả trên cho thấy rằng có phần lớn người được phỏng vấn ngẫu nhiên sử dụng FB chiếm 99% và chỉ có 1% là không dùng FB. Điều này cho thấy mạng xã hội nói chung và FB nói riêng có tầm ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống con người, nó như cái một công cụ thiết yếu của con người trong đời sống. Và facebook đã trở thành thế giới thứ hai sau thế giới thực đối với một số người. Bảng 3: Tần suất sử dụng fb Tiêu chí Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Đôi khi Tổng Tần suất 63,5% 24 % 6,7% 5,8% 100% Theo kết quả cho thấy, mức độ sử dụng FB rất thường xuyên là khá lớn chiếm 63,5%. Ta thấy rằng người dùng đang bị sa đà và tiêu tốn thời gian rất lớn vào FB, có nghĩa là thời gian làm các công việc khác cũng như vui chơi, giải trí bị hạn chế. Người dùng nên xem xét lại hành vi sử dụng Fb không có quy củ và hợp lý của mình để điều chỉnh hành vi sử dụng FB. Đây có thể xem như là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook. Càng nhiều “con nghiện” facebook thì sẽ càng có nhiều hành vi xấu như thế này diễn ra. Bảng 4: Việc phân bổ thời gian sử dụng facebook theo từng mục đích Tiêu chí Thời gian nói chuyện với bạn bè Thời gian giải toả tâm trạng Thời gian giải trí chơi game Thời gian lưu trữ kỉ niệm Tổng Tần suất 34,8% 16,7% 19,7% 28,8% 100% Từ bảng 3 và bảng 4 cho thấy sự liên hệ chặt chẽ trong việc mục đích sử dụng Fb với thời gian dành cho nó. Ví dụ như mục đích nói chuyện với bạn bè là lớn nhất và tương đồng với nó thì người dùng Fb dành nhiều thời gian cho việc này nhất chiếm 34,8%. Và hầu như người dùng đều sử dụng facebook với các mục đích còn lại. 2. Thực trạng về việc sử dụng fb của giới trẻ hiện nay và những vấn đề liên quan đến hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook Đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỉ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013. Những con số ấn tượng trong kết quả nghiên cứu của Socialbakers & SocialTimes.Me -2013 vừa được công bố tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 18 - VIO 2013 diễn ra ở TP.HCM. Có thể nói Facebook vẫn đang phát triển mạnh tại Việt Nam: chỉ sau gần 1 năm, tổng lượng người dùng Facebook đã tăng gấp hơn 2 lần. Quay lại thời điểm cách đây gần 1 năm, thống kê nghiên cứu từ WeAreSocial về thị trường Internet Việt Nam cho biết, tính đến tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã vượt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam. Tính trên toàn thế giới, Việt Nam là quốc gia mà Facebook có thị phần tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ 146% trong 6 tháng (từ tháng 5 - 10/2012), trung bình cứ 3 giây thì Facebook có 1 người dùng Việt Nam mới. Link nguồn: http://www.thongtincongnghe.com/article/51868 Cùng với sự phát triển của facebook, càng ngày càng xuất hiện nhiều những hành vi được cho là không “đẹp” trên facebook, điển hình là hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook. Đến mức, một số trường học đã có những quy định rõ ràng và cụ thể về những hoạt động của học sinh trong thế giới facebook, thế giới được xem là không gian tự do của học sinh. Trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội) vừa đưa ra văn bản “Những điều cấm kỵ khi lên Facebook” dành cho học sinh trong trường. Văn bản nêu rõ 4 điều: Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt… Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai; Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó. Nếu like những Status có nội dung xấu, chủ nhân Facebook sẽ bị quy trách nhiệm. Bởi vậy, cần phải biết đấu tranh, bày tỏ quan điểm trước Status có nội dung xấu hoặc không lành mạnh; Tuyệt đối, không được để bạn bè hiểu lầm khi đọc Status. Bởi vậy, viết Status phải rõ ràng. Nhà trường cũng lưu ý học sinh: Facebook là mạng chia sẻ, vui buồn đều có thể sẻ chia. Tuy nhiên, việc chia sẻ này làm như thế nào là đúng tùy thuộc vào sự thông minh, hiểu biết của mỗi người. Bởi thế, người sử dụng Facebook luôn phải cân nhắc để thể hiện sự thông minh và hiểu biết của mình. Facebook cũng là nơi thể hiện sự văn hóa của mỗi cá nhân, bởi vậy nên cân nhắc kỹ trước khi lên like vào một comment nào đó, hoặc viết status thể hiện tâm trạng của bản thân. Facebook không phải là nhật ký, bởi thế mọi riêng tư không nên đưa nên Facebook…. Link nguồn: http://kenh14.vn/doi-song/truong-luong-the-vinh-gay-sot-voi-nhungdieu-cam-ky-khi-len-facebook-20130116113228967.chn 3. Hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook và suy nghĩ của những người đi nói xấu Bảng 5: Ảnh hưởng của việc sử dụng facebook thường xuyên đến hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook Làm ảnh hưởng tới Hình ảnh người Mức độ khác Sử dụng FB Rất thường xuyên Thường Thỉnh thoảng Đôi khi Đã từng Chưa từng 20 0 0 0 46 25 7 6 Dựa vào bảng cho thấy, tất cả những người đã từng tung tin đồn nói xấu người khác đều là những người sử dụng FB rất thường xuyên. Liệu có phải do mức độ sử dụng FB mà làm cho người dùng có hành vi tung tin đồn nói xấu? Phần lớn người đã dung FB thì đề ở múc độ rất thường xuyên hoặc thường xuyên, kể cả người tung tin đồn hay người mình được nghe. Có lẽ do FB sử dụng khá dễ dàng và nhiều lợi ích nên người dung có thể bỏ ra một thời gian lớn để sử dụng nó. Bảng 6: Lượng người đã từng thực hiện hành vi tung tin đồn, nói xấu trong số những đối tượng được điều tra Tiêu chí Đã từng Chưa từng Tổng Tần suất 18,3% 81,7% 100% Nhờ bảng kết quả trên cho thấy lượng người đã từng có hành vi nói xấu làm ảnh hưởng tới người khác trên FB chỉ chiếm một phần nhỏ 18,3%. Đây là những con người làm mất đi những mục đích tốt mà FB đề ra. Chúng ta muốn có một môi trường FB lành mạnh và trong sạch thì chủ yếu tập trung thay đổi hành vi và thái độ của những người trong số đã từng làm ảnh hưởng tới người khác này. Bảng 7: Những đối tượng có thể bị ảnh hưởng bởi hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook Tiêu chí Bạn bè Người thân Người có ngoại hình xấu Tổng Tuần suất 57,1% 25,7% 17,1% 100% Phần lớn hành vi tung tin đồn nói xấu đề nhắm tới bạn bè với 57,1% và tiếp là người thân với 25,7%, thật bất ngờ khi những hành vi tung tin đồn nói xấu lại lại chủ yếu nhắm vào người quen, người thân mà ít nhắm tới người có ngoại hình xấu gần như không quen biết. Nếu hành vi tung tin đồn nói xấu ngày càng tăng thì khả năng rạn nứt tình cảm giữa bạn bè và người thân là rất lớn. Điều nay cũng là một dấu hiệu đáng báo động về mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với con người. Thế giới càng phát triển, con người càng bị cuốn theo sự phát triển đó thì tình cảm giữa người với người càng dễ dàng thay đổi theo chiều hướng xấu đi, họ không còn tin tưởng, quan tâm, yêu thương nhau nhiều như trước nữa. Bảng 8: Lí do thực hiện hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook Tiêu chí Vì quá bức xúc Vì lí do khác Tổng Tần suất 47,6% 52,4% 100% Từ kết quả trên có thể thấy mọi người thường có những hành động gây ảnh hưởng đến hình ảnh người khác do quá bức xúc với các việc làm, lời nói của người bị nói xấu, chiếm tới 47,6%. Đây là hành động kết quả của một trạng thái tâm lý ở mức không thể kiểm soát được. Các lí do khác chiếm khoảng 52,4%, các lí do này cũng chi phối khá nhiều tới việc nói xấu người khác. Hầu hết là do ghen ghét, đố kị hoặc không ưu người đó. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cảm thấy hối hận về những hành vi nói xấu của mình trước đây. Điều này cho thấy hành vi nói xấu hay tung tin đồn của họ trên facebook chỉ là hành động bộc phát, không có chủ đích từ trước. Nếu như họ biết kiểm soát bản thân thì sẽ không diễn ra những việc làm ảnh hưởng xấu đến đời sống của người khác như vậy. Bảng 9: Ảnh hưởng của hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook đến những hành vi khác. Làm ảnh hưởng tới Hình ảnh người Phản khác ứng Like Share Bỏ qua không quan tâm Unlike fanpage Đã từng Chưa từng 0 0 20 0 9 9 52 9 Cho dù người đã từng hay chưa từng làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người khác thì khi họ thấy một bài tung tin đồn nói xấu họ đều chọn cách bỏ qua để tấy chay những thông tin này. Đây là một dấu hiệu rất tốt làm cho hành vi xấu này không được phát triển được. Tuy nhiên, có thể những người được hỏi không dám trả lời thực về hành động của mình. Có thể họ đã từng có hành vi xấu này nhưng họ không muốn hoặc không dám thừa nhận vì không muốn tự nói xấu bản thân, vì không muốn người khác nghĩ xấu về mình hoặc vì hối hận về hành động cua bản thân. Bảng 10: Mức độ hối lỗi đối với hành vi trên Tiêu chí Đã từng Chưa từng Tổng Tần suất 14,4% 85,6% 100% Có thể thấy chỉ có khoảng 14,4% số người được hỏi nói rằng mình đã từng bị nói xấu, tung tin đồn. Tuy nhiên, kết quả này có thể bị sai lệch do những người thường bị nói xấu, tung tin đồn là những người nổi tiếng hay có những đặc điểm đặc biệt nào đó. Hơn nữa, người bị nói xấu, tung tin đồn hiếm khi biết được việc mình bị nói xấu. Nhưng cũng có thể cho rằng là mọi người thường tập trung nói xấu, tung tin đồn một nhóm người nhất định, không phải tất cả. 4. Tác động của hành vi tung tin đồn, nói xấu trên fb tới người bị nói xấu, người nói xấu và những người khác Bảng 11: Mức độ ảnh hưởng của hành vi tung tin đồn, nói xấu trên facebook đến từng đối tượng liên quan Tiêu chí Người bị nói xấu và gia đình họ Chính bản thân người đi nói xấu Cộng đồng những người sử dụng facebook Những người xung quanh Ảnh hưởng rất lớn (1) Ảnh hưởng tương đối lớn (2) Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng tương đối nhỏ (4) Ảnh hưởng rất nhỏ (5) 2,9 0 21,0 27,6 (3) 47,6 6,7 24,8 53,3 14,3 0 13,3 50,5 20,0 15,2 0 8,6 18,1 17,1 40,0 15,2 Kết quả tính điểm: Người bị nói xấu và gia đình họ = (21x1) + (27,6x2) + (47,6x3) + (2,9x4) + (0x5) = 230,6 Chính bản thân người đi nói xấu = (6,7x1) + (24,8x2) + (53,3x3) + (14,3x4) + (0x5) = 273,4 Cộng đồng những người sử dụng facebook = (13,3x1) + (50,5x2) + (20x3) + (15,2x4) + (0x5) = 235,1 Những người xung quanh = (8,6x1) + (18,1x2) + (17,1x3) + (40x4) + (15,2x5) = 332,1 Kết quả thu được cho thấy mức độ ảnh hưởng giảm dần đối với những nhóm người sau: người bị nói xấu và gia đình họ, cộng đồng những người sử dụng facebook, chính bản thân người đi nói xấu, những người xung quanh. Có thể thấy người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những người bị nói xấu và gia đình họ. Họ phải lắng nghe những bình luận không hay về mình và thậm chí là không đúng sự thật mà không thể thanh minh được. Nếu có thanh minh cũng bị nói xấu tiếp. Những điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và đời sống hàng ngày của người bị nói xấu. Hơn nữa, gia đình của người bị nói xấu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều . Đối tượng thứ 2 bị ảnh hưởng trong việc nói xấu, tung tin đồn là cộng đồng những người sử dụng facebook. Họ bị kéo vào những “trận chiến”, những cuộc nói xấu người khác và bị dụ dỗ có những suy nghĩ và hành động lệch lạc, không đứng đắn. Đồng thời, facebook cũng bị mất đi sự trong sạch khi liên tục có những hình ảnh, lời nói nói xấu, tung tin đồn về người khác. Đối tượng thứ 3 bị ảnh hưởng là chính bản thân người nói xấu, họ sẽ không thể kiểm soát được các hành động của mình. Nhân phẩm và đạo đức của họ sẽ bị hạ thấp và không được mọi người yêu quý nếu tiếp tục ngày càng có nhiều hành vi nói xấu, tung tin đồn người khác. Đối tượng cuối cùng bị ảnh hưởng là những người xung quanh. Những người này không bị tác động quá nhiều trong cuộc chiến nói xấu, tung tin đồn nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định. Ngoài ra, hành vi nói xấu, tung tin đồn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chính người đi nói xấu, đặc biệt là gây đến xích mích với người khác và bị trả đũa nói xấu lại. Ảnh hưởng này chiếm tới 75,2%, một con số khá lớn. Ngoài ra, hành vi này còn khiến cho người khác không tin tưởng vào người đi nói xấu, chiếm tới 66,3%. Có khoảng 37,6% người đi nói xấu sẽ cảm thấy tinh thần họ không vui khi đi nói xấu người khác. 5. Thái độ và hành vi của công chúng mục tiêu khi bị tung tin đồn, nói xấu hay bắt gặp hành vi tung tin đồn, nói xấu trên fb Bảng 12: Lượng người đã từng bị nói xấu trong số những đối tượng được điều tra Tiêu chí Đã từng Chưa từng Tổng Tần suất 14,4% 85,6% 100% Có thể thấy chỉ có khoảng 14,4% số người được hỏi nói rằng mình đã từng bị nói xấu, tung tin đồn. Tuy nhiên, kết quả này có thể bị sai lệch do những người thường bị nói xấu, tung tin đồn là những người nổi tiếng hay có những đặc điểm đặc biệt nào đó. Hơn nữa, người bị nói xấu, tung tin đồn hiếm khi biết được việc mình bị nói xấu. Nhưng cũng có thể cho rằng là mọi người thường tập trung nói xấu, tung tin đồn một nhóm người nhất định, không phải tất cả. Bảng 13: Thực chất sự thật của những lời đồn Tiêu chí Hoàn toàn không đúng sự thật Chỉ đúng một phần sự thật Hoàn toàn sai sự thật Không trả lời Tổng Tần suất 0% 14,3% 0% 85,7% 100% Dựa vào bảng kết quả trên có thể thấy mọi người thường nói xấu người khác mà chỉ cần có một phần sự thật là đúng, là do khi nói xấu tung tin đồn người ta thường hay có xu hướng “thêm mắm dặm muối” vào câu chuyện. Có tới 85,7% số người được hỏi không trả lời câu hỏi này nên chúng ta cũng chưa đánh giá rõ ràng được về kết quả. Bảng 14: Thái độ và hành vi của những người bị nói xấu khi rơi vào trường hợp đó Tiêu chí Đứng ra lên tiếng giải thích Mặc kệ, không quan tâm Thu mình lại, tránh xa người thân, bạn bè và toàn xã hội Hành động khác Không trả lời Tổng Tần suất 0% 14,3% 0% 0% 85,3% 100% Khi rơi vào hoàn cảnh bị nói xấu, mọi người thường có xu hướng mặc kệ, không quan tâm. Đây là một cách thức khá tốt khi bị nói xấu. Tuy nhiên, có tới 85,3% người được hỏi không trả lời câu hỏi này, cho thấy mọi người không muốn đề cập hay bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Bảng 15: Hành vi của người dùng facebook khi bắt gặp hành vi tung tin đồn, nói xấu Tiêu chí Like Share Bỏ qua không quan tâm Unlike những page anti này Tổng Tần suất 9,1% 9,1% 72,7% 9,1% 100%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan