Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn ...

Tài liệu Sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học)

.PDF
114
135
56

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ TRONG DÕNG PHIM ĐỘC LẬP VIỆT NAM (TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Cẩm Giang Hà Nội-2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP SỰ THỂ HIỆN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ TRONG DÕNG PHIM ĐỘC LẬP VIỆT NAM (TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình Mã số: 60 21 02 31 Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Cẩm Giang Hà Nội-2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Cẩm Giang, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng trong luận văn có xuất xứ cụ thể, rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học luận văn của mình. Hà Nội ngày 15 tháng 6 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Diệp LỜI CẢM ƠN ♥♥♥ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Khoa Văn học, những người đã kiến tạo nên Chuyên ngành Lý luận Lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình cho trường ĐHKHXH&NV. Mặc dù chuyên ngành còn rất non trẻ, nhưng các thầy cô đã rất nỗ lực thiết kế nhiều môn học hay, mời được các chuyên gia điện ảnh đầu ngành trong và ngoài nước về giảng dạy cho học viên. Sau khi hoàn thành chương trình học tôi không chỉ thu nhận được nhiều kiến thức giúp ích cho công việc mà còn được khai mở về nhận thức. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới người thầy của tôi, Tiến sĩ Hoàng Cẩm Giang. Cảm ơn cô vì những giờ dạy chất lượng trên lớp và vì một đề tài luận văn rất hay cô đã dành riêng cho tôi. Tôi cảm thấy rất may mắn khi được cô Giang nhận lời hướng dẫn. Đối với tôi, toàn bộ quá trình làm luận văn dưới sự hướng dẫn của cô Giang là một quá trình đầy thử thách, nhưng cũng vô cùng thú vị, mà cho đến tận phút cuối tôi vẫn giữ được sự hào hứng. Đó là một quá trình tuyệt vời đã làm thay đổi con người tôi. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới những người bạn đồng môn Trịnh Đan Phượng, Nguyễn Hằng Nga, Đặng Hà Phương... Họ là những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Tôi sẽ không bao giờ quên 3 năm học điện ảnh tại trường ĐHKHXH&NV. Hà Nội ngày 15 tháng 6 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Diệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 2 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 2 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 5 2.1. Điểm qua những nghiên cứu về không gian đô thị trong điện ảnh thế giới ............................................................................................................................. 5 2.2. Lịch sử nghiên cứu không gian đô thị trong điện ảnh Việt Nam........................ 8 3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................11 4. Phạm vi nghiên cứu..……………………………………………………...11 5. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................11 6. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................11 7. Cấu trúc của luận văn ...........................................................................................12 CHƢƠNG 1. ĐÔ THỊ, LỊCH SỬ ĐÔ THỊ VÀ .... Error! Bookmark not defined. DÕNG PHIM ĐỘC LẬP VIỆT NAM ..................................................................13 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................13 1.1.1. Khái niệm đô thị, đô thị hóa và lược sử phát triển của đô thị ở Việt Nam...13 1.1.2. Khái niệm phim độc lập ....................................................................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................20 1.2.1. Lược sự phát triển của phim độc lập Việt Nam ..............................................20 1.2.2. Bi, đừng sợ!, Đập cánh giữa không trung, Homostratus - 3 phim độc lập tiêu biểu của Việt Nam.................................................................................................23 1.2.2.1. Bi, đừng sợ! .....................................................................................................23 1.2.2.2. Đập cánh giữa không trung...........................................................................24 1.2.2.3. Homostratus ....................................................................................................25 1.2.3. Phim độc lập hướng về đô thị...........................................................................26 Tiểu kết.........................................................................................................................29 1 CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ NHƢ LÀ HỆ THỐNG VĂN HÓA ...................................................................................................................30 2.1. Không gian đô thị từ cấp độ hình tƣợng thẩm mĩ và biểu tƣợng văn hóa .........................................................................................................................30 2.1.1. Không gian đô thị trong mối quan hệ với thời gian .......................................30 2.1.2. Hệ thống nhân vật trong không gian đô thị ....................................................33 2.1.3. Những biểu tượng về đô thị ..............................................................................36 2.2. Không gian đô thị trong sự tƣơng tác giữa các hệ thống giá trị ................40 2.2.1. Đô thị và nông thôn trên đường biên tưởng tượng của không gian địa lý……. ....................................................................................................................40 2.2.2. Không gian đô thị và những quan niệm văn hóa, tập quán, sinh hoạt.........43 2.2.3. Đô thị hóa và sự hình thành căn tính, giới tính ..............................................47 Tiểu kết.........................................................................................................................52 CHƢƠNG 3. KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ NHƢ LÀ HỆ THỐNG NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH ..................................................................................................................53 3.1. Dàn cảnh - thành phố qua cấu trúc khuôn hình ..........................................53 3.1.1. Bối cảnh, đạo cụ ................................................................................................53 3.1.2. Ánh sáng .............................................................................................................57 3.1.3. Phục trang, hóa trang .......................................................................................63 3.1.4. Diễn xuất của diễn viên .....................................................................................65 3.2. Quay phim, dựng phim - Đô thị nhƣ mỹ học của máy quay .....................70 3.2.1. Quay phim ..........................................................................................................70 3.2.2. Dựng phim – nhịp điệu của đô thị....................................................................76 3.3. Âm thanh và những vận động vô hướng của không gian đô thị.......................83 Tiểu kết..……………………………………………………………………...90 KẾT LUẬN .................................................................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................93 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH……………………………… ……………………100 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Năm 2000 là thời điểm 14 năm sau Đổi Mới (1986), đất nước đã đạt được sự phát triển ổn định, kinh tế tăng trưởng có tích lũy, đảm bảo an ninh lương thực, bước đầu xóa đói giảm nghèo… Tuy nhiên, những mặt trái của kinh tế thị trường đã bắt đầu lộ diện, xã hội Việt Nam đương đại bị phân hóa sâu sắc, với rất nhiều bất ổn. Vào thời điểm này, phim nhà nước đã mất vai trò dẫn đầu do không thích ứng được với kinh tế thị trường, phim thương mại hồi sinh nhưng vẫn còn rất yếu ớt. Phim độc lập ra đời đúng giai đoạn này phản ánh nỗ lực của những nhà làm phim trẻ muốn thoát khỏi “vũng lầy” điện ảnh trong nước. Họ muốn tìm ngôn ngữ điện ảnh mới hơn, tiệm cận với ngôn ngữ điện ảnh toàn cầu. Phim độc lập đã bước ra khỏi cấu trúc quen thuộc của điện ảnh Việt Nam truyền thống, khước từ xây dựng nhân vật theo hướng điển hình hóa… mà tập trung vào phản ánh cuộc sống của những con người nhỏ bé, vô danh nơi đô thị, trong giai đoạn đất nước chuyển mình từ xã hội nông thôn lên xã hội đô thị, không ngừng tiếp nhận những ảnh hưởng toàn cầu. Việc các nhà làm phim độc lập tự tìm lối đi riêng đã mở ra lối thoát cho nền điện ảnh bế tắc. Những bộ phim truyện độc lập như Bi, đừng sợ, Cha, con và… (Phan Đăng Di); Đập cánh giữa không trung (Nguyễn Hoàng Điệp); Đó, hay đây?, Homostratus (Síu Phạm), Một thành phố khác (Phạm Ngọc Lân); phim tài liệu Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng (Nguyễn Thị Thắm)… đã đem vinh quang về cho đất nước sau một thời gian quá dài điện ảnh Việt Nam vắng bóng ở các LHP quốc tế. Dù ban đầu bị coi là “kẻ bên lề”, nhưng sau hơn một thập niên phát triển, phim độc lập Việt Nam đã trở thành tiếng nói mới có trọng lượng. Đáng tiếc hiện nay có rất ít nghiên cứu về phim độc lập. Trong cuốn Lịch sử Điện ảnh Việt Nam do Cục Điện ảnh xuất bản năm 2006 mới chỉ cập nhật đến thời điểm năm 2003, không hề nhắc đến phim độc lập. Nghiên cứu 3 về phim độc lập tại các trường đại học đào tạo về điện ảnh cũng rất hiếm. Thậm chí, vài năm trước có trường còn không đồng ý cho sinh viên làm đề tài nghiên cứu về phim độc lập với lý do phim độc lập chưa đủ mạnh để hình thành một dòng phim. Sau hơn một thập niên phim độc lập xuất hiện, thiết nghĩ đã đến lúc cần có thêm nghiên cứu, để nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của phim độc lập trong tiến trình phát triển của điện ảnh Việt Nam. 1.2. Phim độc lập ra đời ở đô thị và gắn bó rất chặt chẽ với đô thị. Phim độc lập đã phản ánh quá trình đô thị hóa tại Việt Nam và những ảnh hưởng của quá trình đó tới cấu trúc xã hội. Trong khi phim nhà nước vẫn hướng về quá khứ với các đề tài chiến tranh, cách mạng, dòng phim thương mại chỉ sản xuất phim giải trí, phản ánh xã hội một cách hời hợt, thì dòng phim độc lập đã khám phá những góc khuất tối tăm nhất của đô thị, tìm hiểu cuộc sống của những con người dưới đáy xã hội. Trong quá trình nghiên cứu phim độc lập, chúng tôi nhận thấy không gian đô thị (KGĐT) là một yếu tố thực sự đáng chú ý, vì KGĐT không đơn thuần là bối cảnh, mà còn là một nhân vật có diễn ngôn riêng trong phim độc lập. KGĐT Hà Nội với tất cả vẻ đẹp cổ kính và hiện đại, tĩnh lặng và xô bồ, nông thôn xen lẫn thành thị đã trở thành nhân vật trong nhiều bộ phim độc lập như Chơi vơi (Bùi Thạc Chuyên), Tâm hồn mẹ, Lạc lối (Nhuệ Giang), Bi, đừng sợ! (Phan Đăng Di), Đập cánh (Nguyễn Hoàng Điệp). Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành nhân vật đặc biệt trong phim Homostratus (Síu Phạm), Cha, con và… (Phan Đăng Di). Nếu phim nhà nước chỉ trung thành với không gian nông thôn, phim thương mại chỉ coi đô thị là một bối cảnh thông thường, thì phim độc lập đi sâu vào tìm hiểu KGĐT như một thực thể sống phức tạp. Nếu phim nhà nước vạch ranh giới giữa không gian nông thôn và KGĐT rất rõ ràng, thì phim độc lập có xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa những không gian đó. Nhân vật trong phim độc lập có xu hướng vượt qua ranh giới giữa các không gian sống, không để bị không gian “đóng hộp”, quy giản tính cách của mình như các 4 nhân vật trong phim nhà nước. Thông qua phân tích diễn ngôn của KGĐT trong dòng phim độc lập, chúng tôi muốn tìm hiểu những thay đổi về đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam trong tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ của xã hội Việt Nam đương đại, gắn liền với thời đại toàn cầu hóa. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Điểm qua những nghiên cứu về không gian đô thị trong điện ảnh thế giới Thế kỉ XIX, cuộc Cách mạng Công nghiệp ở các nước phương Tây đã khai sinh ra điện ảnh và đô thị chính là cái nôi của điện ảnh thế giới. Ngay từ khi điện ảnh ra đời, đô thị đã cung cấp nguồn bối cảnh phong phú, cùng những chủ đề bất tận cho điện ảnh. Những thước phim đầu tiên của điện ảnh thế giới là hình ảnh con tàu vào ga, công nhân tan ca, con người sống trong các tòa nhà đẹp đẽ ở các thành phố của châu Âu, châu Mỹ... Điện ảnh đã trở thành phương tiện ghi lại sự phát triển của mỗi thành phố. Ở Anh người ta đã xây dựng một dự án rất độc đáo mang tên "Bản đồ thành phố trong phim", với cơ sở dữ liệu gồm 1700 bộ phim làm về thành phố Liverpool để cho các nhà làm phim, kiến trúc sư, người dân có thể tìm hiểu về thành phố1. Mối quan hệ giữa điện ảnh và đô thị đã mở ra vô vàn gợi ý cho giới nghiên cứu. Trong suốt nửa đầu của thế kỷ XX, các bộ phim thường được sử dụng như một phương tiện để miêu tả và thúc đẩy cuộc cách mạng đô thị. Từ thập niên 90, đã xuất hiện một đội ngũ nghiên cứu tiên phong thực hiện rất nhiều nghiên cứu liên ngành về mối quan hệ giữa điện ảnh với đô thị, địa lý, kiến trúc, lịch sử, văn học, truyền thông và văn hóa... Google từ khóa "Cinema and urban space" (Điện ảnh và không gian đô thị) trong mục tìm kiếm riêng về sách, chúng tôi thu về 43.100 kết quả giới thiệu các cuốn sách nghiên cứu về KGĐT trong điện ảnh, cho thấy KGĐT trong điện ảnh đã được nghiên cứu sâu rộng và bài bản. Do hạn chế về việc tra cứu tài liệu tiếng Anh, 1 https://www.liverpool.ac.uk/architecture/research/cava/cityfilm/ 5 trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu trên thế giới. Cuốn Cinema and the City: Film and Urban Societies in a Global Context1 (Điện ảnh và thành phố: Phim và xã hội đô thị trong bối cảnh Toàn cầu) là tập hợp tài liệu về xã hội học đô thị và nghiên cứu điện ảnh, chỉ ra các phương pháp tiếp cận mới với mối quan hệ giữa điện ảnh và thành phố. Một trong những ví dụ cuốn sách đưa ra là việc Hollywood trở thành trung tâm điện ảnh toàn cầu đã xóa đi bản sắc của vùng đất nó ngự trị, khiến cư dân sinh sống ở đây buộc phải thích nghi, chấp nhận “điện ảnh hóa” cuộc sống để mưu sinh. Điện ảnh đã tạo nên rất nhiều phiên bản khác nhau của một thành phố, ví dụ New York được hình dung rất khác qua cách kể chuyện của các đạo diễn, các hãng phim khác nhau. Điện ảnh cũng khiến khán giả khát khao được tới thăm các địa điểm trong phim. Nhiều người tới New York đã ngay lập tức tới thăm quan những địa điểm được đề cập trong phim của đạo diễn Woody Allen… Cuốn Cinema at the City's Edge: Film and Urban Networks in East Asia2 (Điện ảnh bên rìa thành phố: Phim và hệ thống đô thị ở Đông Á) là một tập hợp các bài viết nghiên cứu văn hóa, đô thị, xã hội học, nhằm cung cấp một cái nhìn liên ngành về các thành phố ở Đông Á. Cuốn sách cho biết, điện ảnh có thể cung cấp những tưởng tượng “ngây thơ”, cũng như gieo rắc hoang mang cho người xem về một thành phố. Tuy nhiên điện ảnh cũng phản ánh rất sát thực tế quá trình đô thị hóa tại Đông Á, vốn dĩ đã được thúc đẩy phát triển quá nhanh, kéo theo những hậu quả khôn lường. Vào những năm 1970, cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội tại Hoa Kỳ và khắp các nước Tây Âu đã thách thức những nguyên lý quy hoạch, kinh tế học và lý thuyết đô thị. Ngành công nghiệp điện ảnh cũng phải trải qua quá trình chuyển đổi song song. Điện ảnh đã khám phá đường đi mới thông qua di 1 2 http://as.wiley.com/WileyCDA/WileyTitle/productCd-144439973X.html https://www.jstor.org/stable/j.ctt1xwdbg 6 sản của những năm 1970, bằng cách vẽ lại những thay đổi của đô thị và văn hóa, giúp con người nhìn lại cuộc khủng hoảng thập niên 70 và nền kinh tế hậu công nghiệp. Đó là nội dung cuốn The Cinema of Urban Crisis: Seventies Film and the Reinvention of the City1 (Điện ảnh thời khủng hoảng đô thị: Phim thập kỉ 70 và sự tái tạo thành phố). Đến thế kỉ XXI, điện ảnh vẫn gắn với đô thị không thể tách rời. Điện ảnh không chỉ là bộ nhớ lưu trữ cảnh quan thành phố, phản ánh những thay đổi của thành phố mà còn gây dựng “thương hiệu” cho các thành phố lớn. Những địa danh như New York, London và Tokyo đã trở thành biểu tượng của sự giàu có, quyền lực, địa vị, phong cách và văn hóa. Mặt khác điện ảnh đã sản sinh ra những thành phố (theo nghĩa đen). Vì nhu cầu phát triển của điện ảnh, mà rất nhiều thành phố điện ảnh đã ra đời như Los Angeles (Mỹ), Mumbai (Ấn Độ), Rome (Ý), Hong Kong (Trung Quốc)... Điện ảnh cũng tạo ra những đô thị tưởng tượng, đưa ra những ý tưởng về các thành phố lý tưởng. Điện ảnh đã đưa những nhà nghiên cứu phim tới gặp gỡ các nhà hoạch định chính sách, các kiến trúc sư. Cuốn Cinematic Urban Geographies2 (Địa lý đô thị điện ảnh) cho thấy chúng ta có thể đọc lại quá khứ từ điện ảnh để xây dựng đô thị hiện tại và dự đoán tương lai của đô thị. Cuốn Cine-scapes: Cinematic Spaces in Architecture and Cities3 (Cine-scapes: Không gian điện ảnh trong kiến trúc và thành phố) cung cấp cái nhìn sâu sắc về kiến trúc và các cuộc tranh luận đô thị, là công cụ cho những kiến trúc sư thiết kế đô thị tham khảo. Sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh trong thế kỉ XXI cho thấy điện ảnh đã trở thành một công cụ để con người phản ánh, cũng như nhận thức thế giới. Điện ảnh đã cung cấp cho nhân loại vô vàn hình ảnh về các đô thị trên thế giới. Phân tích KGĐT trong các bộ phim điện ảnh thế giới, giúp chúng ta hình dung ra bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của từng quốc gia mà bộ 1 http://www.jstor.org/stable/j.ctt128784d http://www.palgrave.com/la/book/9781137468307 3 https://books.google.com.vn/books/about/Cine_scapes.html?id=QMvpybzKNAMC&redir_esc=y 2 7 phim phản ánh. KGĐT trong điện ảnh là một đối tượng không ngừng thay đổi, mở ra vô vàn chiều kích nghiên cứu cho ngành khoa học xã hội và nhân văn. 2.2. Lịch sử nghiên cứu không gian đô thị trong điện ảnh Việt Nam Kể từ khi thành lập (15/3/1953) cho đến nay, nền điện ảnh Cách mạng Việt Nam chủ yếu phản ánh đời sống tại nông thôn. Sau giải phóng (1975), điện ảnh nhà nước mới bắt đầu làm phim về đô thị, tuy nhiên rất dè dặt. Từ trong ý thức hệ của những người làm điện ảnh nhà nước thời kì đầu, đô thị, mà đại diện lớn nhất ở đây là Sài Gòn, là nơi rất “nguy hiểm” vì “bị ảnh hưởng lối sống lai căng, đồi trụy của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ” và cư dân thành phố đều cần được “cải tạo” cho thích ứng với lao động xã hội chủ nghĩa. Do đó, nền tảng nghiên cứu về KGĐT trong điện ảnh gần như không có. Trong các cuốn sách “chính thống” nghiên cứu về lịch sử điện ảnh Việt Nam, chúng tôi chỉ thấy nhắc rất hạn chế đến đô thị. Cuốn Lịch sử Điện ảnh Cách mạng Việt Nam sơ thảo do Cục Điện ảnh xuất bản năm 1983 thể hiện rất rõ quan điểm đó. Cuốn sách phê phán những đạo diễn “bị cuốn hút bởi những cảnh, những đoạn ly kỳ, hấp dẫn như những cuộc săn đuổi hon-da, xe hơi trên đường phố, tạo nên những màn bí ẩn trong hang ổ của bọn địch và những mánh lới của bọn chúng” [36, tr.340, tr.341]. Cuốn sách có ý ngợi khen những đạo diễn biết “tiết chế, không lạm dụng những cảnh ăn chơi đàng điếm của cuộc sống sa đọa cũ mà nhân vật đã trải qua” [36, tr.343]. Cuốn Lịch sử Điện ảnh Việt Nam do Cục Điện ảnh xuất bản năm 2006 đã lý giải vì sao mảng đề tài đương đại, trong đó có chủ đề đô thị rất ít được làm phim. “Có thể nói đề tài đương đại là mảng đề tài được nhiều người mong đợi, công luận “thúc giục” và thường được đánh giá là thiếu trong “bố cục” của điện ảnh phim truyện suốt nhiều năm. Tuy vậy, nhìn cho công bằng thì đất nước có nhiều sự kiện, nhiều bước ngoặt lịch sử như Việt Nam, cuộc sống đương đại luôn gắn liền với quá khứ, vì vậy trong những phim đề tài 8 chiến tranh hoặc hậu chiến thường có mối liên quan đến hiện tại và phim đề tài đương đại lại nằm trong sự gắn kết với quá khứ” [37, tr.303]. Cuốn sách này có nhắc đến thời kì điện ảnh “mì ăn liền” (1989 – 1995) chủ yếu làm phim về đề tài thành thị, nhưng thành thị chỉ là bối cảnh hào nhoáng “làm nền cho những cuộc tình trắc trở hoặc số phận éo le của những “cô chiêu cậu ấm”, những “chàng nàng” nhàn rỗi và sung mãn, những cô gái quê bị lường gạt. Nói cách khác, thành thị đương đại chỉ là “lớp váng” nổi lên trên những câu chuyện xa rời thực tế xã hội và gần với thủ thuật câu khách” [37, tr.303]. Cuốn sách đánh giá những bộ phim do các hãng phim nhà nước sản xuất “bám sát cuộc sống đương đại ở thành thị, bám sát sự chuyển hóa xã hội từ cơ chế kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường” [37, tr.303]. Phải kể tới các tác phẩm tiêu biểu: Vị đắng tình yêu (1991), Lương tâm bé bỏng (1992), Hãy tha thứ cho em (1992), Trở về (1994), Nước mắt thời mở cửa (1996), Mùa ổi (2000), Tết này ai đến xông nhà (2002), Vua bãi rác (2002), Lưới trời (2003), Gái nhảy (2003)… Cuốn sách mới chỉ cập nhật tới năm 2003, có điểm qua rất ít về dòng phim thương mại (phát triển đầu năm 2000) và tất nhiên không nhắc tới phim độc lập vì thời gian này phim độc lập đang trong giai đoạn hình thành. Qua khảo sát chúng tôi thấy trên thị trường chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu riêng về phim độc lập. Cuốn sách mới xuất bản năm 2017, Cánh chim trong gió [26] là một trong những cuốn sách hiếm hoi có bài viết về phim độc lập, nhưng không đề cập đến KGĐT trong phim độc lập. Chúng tôi đã tìm thấy một số luận văn chọn phim độc lập làm đối tượng nghiên cứu như: Vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ) [47]; Bộ phim Bi, đừng sợ! (Phan Đăng Di), Bến không chồng (Lưu Trọng Ninh) và Trăng nơi đáy giếng (Nguyễn Vinh Sơn) dưới góc nhìn nữ quyền luận [21]; Âm hưởng phái tính và nữ quyền trong điện ảnh đương đại qua 3 bộ phim Đập cánh giữa không trung, 4 days 3 weeks 2 hours và Thelma and Louise [34]. Nhưng chưa có 9 luận văn nào nghiên cứu về KGĐT trong dòng phim độc lập. Duy chỉ có 2 bài viết của tác giả Hoàng Cẩm Giang, ĐHKHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đề cập đến KGĐT trong phim độc lập, đó là: Ranh giới nông thôn thành thị trong điện ảnh Việt Nam đương đại: trường hợp phim của Phan Đăng Di, viết cho Hội thảo Đô thị Thái Lan năm 2016 [55]; Mắc kẹt và giải thoát: Đô thị hóa và những đối thoại không gian trong phim của Phan Đăng Di in trong tập Kỷ yếu hội thảo "Tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu văn học nghệ thuật tại Việt Nam: Thành tựu và triển vọng", năm 2017. Hai tham luận này là những gợi ý đầu tiên, là cảm hứng cho chúng tôi thực hiện luận văn này. Chúng tôi đã khảo sát trên mạng internet và thấy có nhiều bài báo viết về phim độc lập, nhưng không có bài viết nào đề cập đến KGĐT trong phim độc lập. Như đã trình bày trong phần Điểm qua những nghiên cứu về không gian đô thị trong điện ảnh thế giới, các quốc gia phát triển đã có nền tảng nghiên cứu rất phong phú về KGĐT trong điện ảnh. KGĐT trong điện ảnh không chỉ thu hút những nhà nghiên cứu phim mà còn thu hút học giả của các ngành xã hội học đô thị, nhân học văn hóa, kiến trúc, dân tộc học… Riêng ngành nhân học văn hóa còn có một nhánh riêng là nhân học hình ảnh nghiên cứu phương pháp ghi chép, sưu tầm bằng phim ảnh các loại hình tập quán, sinh hoạt của các dân tộc. Việc nghiên cứu KGĐT trong dòng phim độc lập không chỉ giúp nhận diện được đô thị Việt Nam đương đại, mà còn cho thấy những biến đổi về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập quán, cuộc sống của con người Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XXI. KGĐT trong phim độc lập là một nguồn tư liệu vô cùng giàu có, là một đối tượng thú vị để nghiên cứu. Nhận thấy còn quá ít nghiên cứu về KGĐT trong dòng phim độc lập Việt Nam nên chúng tôi đã bắt tay vào thực hiện luận văn này. 10 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là KGĐT trong dòng phim độc lập Việt Nam. KGĐT trong phim độc lập như là một hệ thống văn hóa, chứa đầy những mã văn hóa về đời sống vật chất cũng như tinh thần của người Việt Nam đương đại. KGĐT trong phim độc lập còn là một hệ thống ngôn ngữ điện ảnh giàu có, cho thấy sự phát triển về diễn ngôn của dòng phim độc lập so với các dòng phim chính tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu KGĐT thể hiện trong 3 bộ phim độc lập Bi, đừng sợ! của đạo diễn Phan Đăng Di, Homostratus của đạo diễn Síu Phạm, Đập cánh giữa không trung của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, vì nhận thấy đây là 3 tác phẩm nổi bật nhất của dòng phim độc lập Việt Nam. 5. Mục đích nghiên cứu Đầu thế kỉ XIX, cuối thế kỉ XX xã hội Việt Nam có những đổi thay rất lớn. Toàn cầu hóa đã khiến Việt Nam phải mở cửa đón những “luồng gió mới”. Trong nước, chính trị, kinh tế, xã hội đều có những thay đổi lớn làm ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc xã hội, đến từng gia đình, từng cá nhân. Những đổi thay này đã được các nhà làm phim độc lập nhanh nhạy nắm bắt. Thông qua việc nghiên cứu KGĐT trong phim độc lập chúng tôi muốn dựng chân dung tinh thần của xã hội Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi từ nông thôn lên thành thị, chịu nhiều ảnh hưởng từ toàn cầu hóa. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu KGĐT trong phim độc lập là một hệ thống bao gồm tất cả những gì thuộc về đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa... Chúng tôi sẽ chọn hướng tiếp cận chủ yếu là văn hóa học để có một cái nhìn đa diện. Chúng tôi nghiên cứu KGĐT từ cấp độ hình tượng thẩm mĩ và biểu tượng văn hóa. Trong đó, chúng tôi xem xét KGĐT trong mối quan hệ với thời gian, xem xét cả căn tính, giới tính, đời sống sinh hoạt, tập 11 quán của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phân tích KGĐT trong sự tương tác với các hệ thống giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam, để thấy KGĐT góp phần hình thành nên căn tính con người Việt Nam trong thời đại mới. Chúng tôi đồng thời kết hợp thêm hướng tiếp cận của xã hội học đô thị, nhân học văn hóa, sinh thái học đô thị để có thể hiểu sâu hơn về đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi chọn phương pháp thi pháp học để nghiên cứu hệ thống không thời gian trong phim độc lập, nhằm tìm hiểu đặc trưng không gian nghệ thuật của phim độc lập; phương pháp mỹ học để nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ điện ảnh của các bộ phim độc lập. Thao tác phân tích – tổng hợp, so sánh, đối chiếu sẽ được dùng để phân tích, tổng hợp, so sánh các tác phẩm điện ảnh trong nước với nhau, giữa các bộ phim trong và ngoài nước. 7. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Đô thị, lịch sử đô thị và dòng phim độc lập Việt Nam Chương 2: Không gian đô thị như là hệ thống văn hóa Chương 3: Không gian đô thị như là hệ thống ngôn ngữ điện ảnh Một số ký hiệu viết tắt trong luận văn Không gian đô thị KGĐT Liên hoan phim LHP Nhà xuất bản Nxb Đập cánh giữa không trung Đập cánh Trang tr. Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn ĐHKHXH&NV Tên các bài báo, tác phẩm sẽ được in nghiêng Ký hiệu cho phụ lục hình ảnh Bi, đừng sợ! B Đập cánh giữa không trung D Homostratus H 12 CHƢƠNG 1. ĐÔ THỊ, LỊCH SỬ ĐÔ THỊ VÀ DÕNG PHIM ĐỘC LẬP VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận Phim độc lập châu Á ra đời từ đô thị và gắn bó chặt chẽ với đô thị. Trong các bộ phim độc lập ở châu Á, KGĐT không chỉ là không gian sống của nhân vật, mà còn là không gian nghệ thuật của nhà làm phim. Các nhà làm phim độc lập Giả Chương Kha, Lâu Diệp, Vương Tiểu Soái (Trung Quốc); Thái Minh Lượng (Đài Loan); Vương Gia Vệ (Hong Kong), Apichatpong Weerasethakul (Thái Lan) và nhiều nhà làm phim độc lập ở Philippines… đều lấy đô thị là đối tượng phản ánh. Các nhà làm phim độc lập của Việt Nam như Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp, Síu Phạm… cũng không ngoại lệ. Nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa phim độc lập và đô thị, trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi sẽ làm rõ khái niệm đô thị và đô thị hóa, tìm hiểu lịch sử phát triển của đô thị Việt Nam. Bởi đô thị Việt Nam với tất cả những đặc điểm của nó đã ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc, tư duy nghệ thuật của các nhà làm phim độc lập, cũng như ảnh hưởng đến bộ phim họ làm ra. 1.1.1. Khái niệm đô thị, đô thị hóa và lược sử phát triển của đô thị ở Việt Nam Đô thị chính là thước đo trình độ văn minh của nhân loại. Nhà nhân học nổi tiếng Gordon Childe đã xác định có một cuộc “cách mạng đô thị” (urban revolution) tiếp sau cách mạng Đá mới. Đây là cột mốc đánh dấu việc con người thoát khỏi lệ thuộc tự nhiên về mặt cư trú, biết tập hợp lại thành những cộng đồng tụ cư đa quan hệ [10]. Theo từ điển Oxford, từ urban (đô thị) xuất hiện từ đầu thế kỉ XVII, có gốc Latin là "urbanus" nghĩa là "thành phố". Từ đô thị được từ điển Oxford 13 xếp loại tính từ, thể hiện đặc tính của thành phố, thành thị1. Từ urbanization (đô thị hóa) được từ điển Oxford định nghĩa: là một quá trình khiến một khu vực trở nên thành thị hơn2. Theo Lowry, đô thị được định nghĩa như là một nơi cư trú thường xuyên của ít nhất 2.000 người và họ không tham gia sản xuất nông nghiệp. Họ sống trong một phạm vi mà người này có thể đi bộ đến chỗ người kia sống. Thành phố là nơi cư trú có mật độ đông đúc với quy mô dân số ít nhất là 100.000 người. Chan định nghĩa đô thị hóa là một quá trình đa diện và phức hợp nhưng về cơ bản nó là biểu hiện về mặt không gian của sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các hoạt động dựa trên nông nghiệp sang các hoạt động dựa trên công nghiệp trong cấu trúc sản xuất [40, tr.41]. Các ngành khoa học cũng phát triển định nghĩa riêng về đô thị, đô thị hóa sát với nhu cầu nghiên cứu của họ. Ngành Dân số định nghĩa đô thị hóa dựa trên các tiêu chí: Quy mô dân số; Mật độ dân số; Tỷ lệ dân số tham gia hoạt động sản xuất phi nông nghiệp; Chức năng hành chính của địa phương [27, tr.139, tr.140]. Ngành Xã hội học đô thị định nghĩa đô thị hóa là sự di dân từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những vùng lãnh thổ địa lý hạn chế được gọi là các đô thị [29, tr.45]. Như vậy có thể thấy đô thị hóa được xem là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của nhân loại. Nhân loại từ chỗ chủ yếu ở nông thôn, khi thay đổi phương thức sản xuất họ đã phát minh ra đô thị và ngày càng có xu hướng sống tập trung tại đô thị. Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu đô thị hóa như là một quá trình kinh tế - xã hội - lịch sử mang tính quy luật, trên quy mô toàn cầu. 1 2 https://en.oxforddictionaries.com/definition/urban https://en.oxforddictionaries.com/definition/urbanization 14 Lịch sử thế giới ghi nhận, dù đô thị của phương Tây ra đời sau đô thị ở phương Đông, nhưng do kinh tế công thương nghiệp phương Tây phát triển hơn, nên sau này đô thị của phương Tây đã phát triển vượt trội. Cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX ở phương Tây đã làm bùng phát đô thị ở châu Âu và thế giới. Đô thị hóa đã chuyển dịch toàn bộ cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Năm 1890, có 6,5% dân số thế giới sống ở đô thị, tới năm 2014 tỉ lệ dân cư đô thị là 50% [40, tr.42]. Theo Báo cáo về triển vọng đô thị hóa thế giới 2014 của Liên hợp quốc công bố ngày 10/7/2014, tới năm 2050 sẽ có 66% dân số thế giới sống ở đô thị1. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển, Việt Nam luôn được định danh là một đất nước nông nghiệp với hằng số văn hóa truyền thống nông nghiệp nông thôn - nông dân. Kinh tế, xã hội Việt Nam không có những phát triển đột phá để tạo bước ngoặt cho đô thị. Các hình thái kinh tế - xã hội và hình thái đô thị ở Việt Nam chuyển biến theo dạng thức kế thừa, tiệm tiến, cái sau gối chồng lên cái trước và cái trước bảo lưu tồn đọng lại trong cái sau [10, tr.276]. Đô thị ở Việt Nam ngay từ thời cổ đại đã rất khiêm tốn về quy mô, số lượng và mật độ. Trải qua cả ngàn năm, đô thị vẫn không bứt phá bởi sự khống chế hai đầu: sự kiểm soát của nhà nước quan liêu toàn trị và sự níu kéo bao vây của cộng đồng các làng xã. Ngoài ra ý thức hệ “trọng nông ức thương” đã kìm hãm sự phát triển hoạt động kinh doanh tự do, tiền đề của phát triển đô thị. Nông thôn và thành thị có một mối quan hệ hòa đồng và tương xâm. “Thị dân chưa bao giờ chịu cắt đứt mình với cái cuống nhau nông thôn từng nuôi dưỡng họ, chưa bao giờ chịu để mình mất gốc. Đó là những 1 http://baotintuc.vn/nhin-ra-the-gioi/ngay-dan-so-the-gioi-117-hon-mot-nua-dan-so-song-o-do-thi20140711081133157.htm 15 giai tầng thị dân không thuần nhất và chưa chín muồi” [10, tr.290]. Sự hòa đồng dẫn đến sự bao vây, níu kéo của làng xã nông thôn với đô thị cả về vật chất lẫn tinh thần. “… nó bảo lưu một nếp sống tùy tiện, một tâm lý manh mún của tầng lớp nông dân trong một xã hội nông nghiệp lạc hậu. Nó không tạo được một ý thức làm chủ tự do, tiến tới một xã hội công dân đô thị, như trong quá trình của các thành thị Tây Âu” [10, tr.292]. Xã hội truyền thống của Việt Nam có đặc trưng nổi bật là sự tồn tại của thế lưỡng nguyên đối trọng trên tất cả mọi mặt của đời sống: những yếu tố đối lập nhau cùng tồn tại và đan xen, xung đột, đấu tranh với nhau nhưng cũng lại nương tựa, bổ sung cho nhau, tạo nên một hiện tượng dung hợp mang tính thỏa hiệp, góp phần thiết lập sự ổn định nhưng cũng hạn chế phát triển, dẫn đến ngưng đọng và trì trệ. Thế lưỡng nguyên về kinh tế - chính trị - xã hội đã tác động đến văn hóa tư tưởng. Trong những thế kỉ XVII – XVIII – XIX, nội tâm người dân đô thị luôn bị giằng xé, đầy những nghịch lý lưỡng nan giữa một hệ tư tưởng Nho giáo chính thống quy phạm với một thực trạng văn hóa thoáng mở, vượt qua những lề thói cũ và mang tính nhân văn, giải phóng con người [10, tr.292, tr.293, tr.294]. Đến thời kì hiện đại, đô thị hóa tại Việt Nam luôn gặp khó khăn bởi ách đô hộ của thực dân, và hai cuộc chiến tranh chống Pháp (1946 - 1954) và Mỹ (1955 – 1975). Năm 1955, Việt Nam có 11% dân số là dân đô thị. Sau năm 1985, dân số đô thị mới bắt đầu tăng. Năm 2009 tỉ lệ thị dân là 29,6%. Năm 2016, tỉ lệ thị dân chiếm 34,6% [29, tr.48, tr.49]. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra chậm chạp, ở trình độ thấp, phân hóa không đồng đều giữa các vùng miền, do chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh và cơ chế chính sách. Sự phát triển không đồng đều giữa đô thị và nông thôn kéo theo làn sóng di cư rất lớn của người nông thôn ra đô thị kiếm việc làm, tạo nên “những tập đoàn thôn dân trong lòng đô thị” (urban 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan