Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015...

Tài liệu Quan hệ trung quốc myanmar giai đoạn 2001 2015

.PDF
98
92
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM NGỌC GIANG QUAN HỆ TRUNG QUỐC - MYANMAR GIAI ĐOẠN 2001 - 2015 Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60 31 02 06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Cƣờng Hà Nội - 2017 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 4 1. Lí do lựa chọn đề tài................................................................................ 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 9 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 11 CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ .... 11 TRUNG QUỐC -MYANMAR GIAI ĐOẠN 2001-2015 ........................... 11 1.1. Tình hình thế giới, khu vực ............................................................... 11 1.1.1. Tình hình thế giới .......................................................................... 11 1.1.2. Tình hình khu vực .......................................................................... 13 1.2. Tình hình Trung Quốc, Myanmar ................................................... 14 1.2.1. Tình hình Trung Quốc ................................................................... 14 1.2.2. Tình hình Myanmar ....................................................................... 19 1.3. Quan hệ Trung Quốc - Myanmar trước năm 2001 ........................... 28 1.4. Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn tại Myanmar .................... 33 CHƢƠNG 2.................................................................................................... 40 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TRUNG QUỐC - MYANMAR .................... 40 GIAI ĐOẠN 2001-2015................................................................................. 40 2.1. Chính trị .............................................................................................. 40 2.2. Quốc phòng, an ninh .......................................................................... 48 2.3. Kinh tế ................................................................................................. 56 2.4. Văn hóa, xã hội ................................................................................... 66 CHƢƠNG 3.................................................................................................... 72 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 72 3.1. Triển vọng quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến năm 2020 ......... 72 3.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến khu vực Đông Nam Á ......................................................................................................... 77 3.3. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam ................................................ 82 3.3.1. Trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ........................................ 82 3.3.2. Trong quan hệ Việt Nam - Myanmar ............................................ 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 91 2 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT ADB ASEAN Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Nations EU European Union Liên minh châu Âu GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng IMF International Moneytary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế LHQ NLD SLORC SPDC Liên Hợp Quốc National League for Democracy Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ State Law and Order Restoration Hội đồng khôi phục trật tự và pháp Council luật quốc gia State Peace and Development Hội đồng Hòa bình và Phát triển Council quốc gia USDP Union Solidarity Development Party WB World Bank Đảng Đoàn kết thống nhất và phát triển Ngân hàng thế giới 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế giữ vai trò chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Sau sự kiện 11/9/2001, quan hệ giữa các nước, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn có xu hướng hòa dịu hơn, nhấn mạnh đến lợi ích chung là chống khủng bố, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan lôi cuốn các quốc gia tham gia vào quá trình này, tạo ra những cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho các nước. Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, xu thế liên kết, hợp tác kinh tế song phương và khu vực cũng ngày càng tăng, tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế thế giới. Sau ba thập niên cải cách, mở cửa và phát triển kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trực tiếp cạnh tranh, đe dọa vị trí siêu cường số 1 của Mỹ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tranh giành ảnh hưởng Trung Mỹ diễn ra quyết liệt, tác động mạnh mẽ đến hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới, là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quan hệ quốc tế hiện nay. Để đạt được các mục tiêu chiến lược và phát triển kinh tế - xã hội, Trung Quốc phải đáp ứng những nhu cầu rất cao về nguyên liệu, nhiên liệu, về thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư, về môi trường hòa bình ổn định trong khu vực và thế giới. Chính vì vậy, bên cạnh việc mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trên thế giới, Trung Quốc đã đặc biệt ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng theo phương châm “thân thiện với láng giềng” và “đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại”. Trung Quốc đã triển khai nhiều chính sách, chiến lược lớn như “Hướng Nam”, “Một vành đai một con đường”… trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Đông Nam Á) luôn được đặt vị trí ưu tiên hàng đầu. Đây là một trong những ưu tiên chiến lược quan trọng của Trung Quốc nhằm chiếm không gian, mở rộng ảnh hưởng cho sự trỗi dậy, đồng thời tìm cách thoát khỏi vành đai bao vây chiến lược của Mỹ. Myanmar án ngữ cửa ngõ phía Tây của khu vực Đông Nam Á, trong quá khứ đã từng là một cường quốc của khu vực. Với vị trí địa chiến lược, giàu tài nguyên thiên nhiên và những thay đổi chính trị hiện tại của đất nước, Myanmar đang trở 4 thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, EU... Với vai trò là quốc gia láng giềng, nằm trên con đường thông ra Ấn Độ Dương ngắn nhất của Trung Quốc, Myanmar sẽ đem lại những lợi ích chiến lược cho Trung Quốc nếu nước này hoàn toàn nằm trong khối “đồng thuận Bắc Kinh”. Trong suốt thời gian dài bị bao vây cấm vận, Myanmar luôn được sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của Trung Quốc. Trong quá trình mở cửa, dân chủ hóa, Myanmar cũng không thể xem nhẹ mối quan hệ với Trung Quốc - “gã hàng xóm khổng lồ” có quan hệ lợi ích chặt chẽ với mình trên tất cả các lĩnh vực từ lịch sử đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự... Quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015 không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng, mà còn thể hiện rõ mối quan hệ kiểu nước lớn nước nhỏ, thể hiện ý đồ chiến lược trong tham vọng “vươn ra biển lớn” của Trung Quốc cũng như khát vọng độc lập, tự chủ và quá trình dân chủ hóa của Myanmar. Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Myanmar là một vấn đề lớn, đặc biệt trong bối cảnh thế giới, khu vực và tình hình Myanmar đang thay đổi rất nhanh chóng. Đã có một số công trình nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - Myanmar, tuy nhiên thường lồng ghép trong những vấn đề mang tính cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và các nước lớn khác tại Myanmar, chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập về quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn 2001-2015 dưới góc độ quan hệ quốc tế. Mặt khác, Myanmar là quốc gia cùng trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ Trung Quốc - Myanmar có rất nhiều điểm tương đồng với quan hệ của Trung Quốc - Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài “Quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 20012015” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về khoa học, đề tài đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015 trên cơ sở hệ thống, phân tích, lý giải, chỉ ra lịch sử, thực trạng cũng như triển vọng quan hệ giữa hai nước. Đây là mối quan hệ láng giềng khá điển hình kiểu nước lớn - nước nhỏ trong quan hệ quốc tế. Đề tài đóng góp vào nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu về quan hệ Trung Quốc - Myanmar nói riêng cũng như quan hệ quốc tế nói chung. 5 Về thực tiễn, cũng như Myanmar, Việt Nam là quốc gia láng giềng có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc; quan hệ Trung Quốc Myanmar và Trung Quốc - Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng. Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Myanmar, từ đó rút ra những bài học thực tiễn cho Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt trong quá trình mở cửa hội nhập và yêu cầu giữ vững chủ quyền biển đảo hiện nay của Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trung Quốc và Myanmar là hai quốc gia láng giềng có lịch sử quan hệ từ lâu đời. Tuy nhiên, có rất ít những công trình nghiên cứu về quan hệ giữa hai nước mang tính toàn diện, chuyên sâu, đặc biệt trong giai đoạn gần đây. Các vấn đề trong quan hệ giữa hai nước thường được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự cạnh tranh chiến lược của các nước lớn tại Myanmar hoặc một số báo cáo, bài viết riêng lẻ về tình hình quan hệ giữa hai nước mang tính động thái. Dưới đây là một số công trình có đề cập đến quan hệ giữa hai nước. Tác phẩm “Myanmar - lịch sử và hiện tại” do Chu Công Phùng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2011, có đề cập đến quan hệ giữa Myanmar với các nước lớn trong đó có Trung Quốc, tuy nhiên mới ở mức độ khái quát. Tác phẩm “Myanmar - Cuộc cải cách vẫn đang tiếp diễn” do Nguyễn Duy Dũng chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa phát hành năm 2013, có trình bày quan hệ Trung Quốc - Myanmar trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ ở Myanmar. Tác phẩm “Tìm hiểu lịch sử, văn hóa Myanmar” do Phạm Thanh Tịnh chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành năm 2014, có phần trình bày sơ lược về quan hệ Trung Quốc - Myanmar. Tác phẩm “Biến đổi chính trị, kinh tế ở Myanmar từ 2011 đến nay: Bối cảnh, nội dung và tác động” của Võ Xuân Vinh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2015 trên cơ sở phân tích những biến đổi chính trị và kinh tế ở Myanmar từ cuối tháng 3/2011, cung cấp các luận cứ khoa học quan trọng, đánh giá những tác động của quá trình này qua việc làm rõ được những thuận lợi, khó khăn và dự báo về tình hình phát triển của Myanmar những năm sắp tới. 6 Luận án Tiến sĩ “Chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar từ sau Chiến tranh lạnh đến 2015” của Nguyễn Khánh Nguyên Sơn, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, năm 2016, đề cập đến chính sách của Trung Quốc đối với Myanmar từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm 2015. Luận văn thạc sĩ “Những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Myanmar từ năm 2011 đến nay” của Dương Thị Ngọc Vân, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, năm 2014, đề cập đến quan hệ đối ngoại của Myanmar - Trung Quốc giai đoạn 2011-2014. Luận văn thạc sĩ “Cải cách ở Myanmar và những tác động tới quan hệ quốc tế của Myanmar” của Lê Văn Quỳnh Trang, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, năm 2014, có trình bày quan hệ Myanmar - Trung Quốc trong phần quan hệ Myanmar với các nước lớn. Luận văn thạc sĩ “Cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ - Trung Quốc tại Myanmar thập niên đầu thế kỷ XXI” của Phạm Kim Điền, chuyên ngành Quan hệ quốc tế, năm 2015, có trình bày quan hệ Trung Quốc - Myanmar trong sự cạnh tranh với Mỹ. Quan hệ Trung Quốc - Myanmar cũng được đề cập trong một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành, tiêu biểu như: Tạp chí Kiến thức Quốc phòng hiện đại: Trần Quốc Hùng, Trung Quốc điều chỉnh quan hệ với Myanmar, số 9/2014, Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh can dự vào Myanmar trước thềm bầu cử năm 2015, số 8/2015. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu Tham khảo đặc biệt: Quan hệ Trung Quốc - Myanmar kể từ sự chuyển giao chính trị của Naypyidaw, (tháng 12/2015); Triển vọng hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc-Myanmar và giá trị chiến lược của nó, (số 290-TTX, ngày 07/11/2015); Trung Quốc có can dự vào đàm phán hòa bình ở Myanmar hay không, (số 289-TTX, ngày 06/11/2015); Quan hệ Myanmar - Trung Quốc, (số 064/065-TTX, ngày 16-17/3/2016)… Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh về quan hệ Trung Quốc – Myanmar thường chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực cụ thể tại những thời điểm nhất định. Một số công trình, bài viết được tham khảo như: Toshihiro KUDO (2006), Myanmar’s economic relations with China: Can China support Myanmar economy? Institude of Developing economies, Japan; David Arnott (2012), China– Burma relations. http://www.idea.int/asia_pacific/myanmar/upload/chap3.pdf; 7 Chenyang Li and James Char (2015), China-Myanmar relations since Naypyidaw’s political transition: How Beijing can balance short-term interests and long-term values, RSIS, Singapore; Priscilla A. Clapp (2015), China’s Relations with Burma, https://www.usip.org/publications/2015/05/13/china-s-relations-Burma; Thant Myint-U (2016), Why Burma Must Reset Its Relationship With China, http://foreignpolicy.com/2016/01/12/why-burma-must-reset-its-relationship-withchina; Dai Yonghong, (2015), China and Myanmar: When neighbours become good friends, Sichuan University… Một số tư liệu tiếng Trung về quan hệ Trung Quốc - Myanmar như: Quách Minh Phong (2015), 缅甸政局的新变化与中缅关系的未来(Sự thay đổi về cục diện chính trị Myanmar và tương lai quan hệ Trung Quốc - Myanmar), Đại học Liêu Thành; Vương Phương (2014), 缅 甸 大 选 后 的 政 治 发 展 及 对 中 缅 关 系 的 影 响 (Sự phát triển chính trị sau cuộc đại tuyển cử Myanmar và ảnh hưởng đối với quan hệ Trung Quốc – Myanmar), Đại học Hạ Môn; Chân Hải Sinh (2015), 地 缘 政 治 视 角 下 的 中 缅 关 系 研 究 - 以 2010 年 缅 甸 大 选 后 的 中 缅 关 系 为 例 (Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc – Myanmar dưới góc độ địa chính trị - lấy ví dụ quan hệ hai nước sau Tổng tuyển cử Myanmar 2010), Đại học Sư phạm Hà Bắc; Vương Nam (2012), Cái nhìn mới về quan hệ Trung Quốc – Myanmar dưới góc độ chiến lược địa chính trị, Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại Học Thanh Đảo… Ngoài ra, còn khá nhiều bài viết trên internet về quan hệ Trung Quốc - Myanmar, đặc biệt trong thời gian gần đây. Luận văn “Quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015” là công trình nghiên cứu độc lập, có tính kế thừa, tổng hợp, trình bày hướng theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu, từ đó phân tích xem xét và đưa ra những khuyến nghị phù hợp trong quan hệ với Trung Quốc đối với Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt ra hai mục tiêu nghiên cứu cơ bản gồm: (1). Trình bày một cách khách quan, có hệ thống mối quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015 trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hóa xã hội; chỉ ra các yếu tố cơ bản tác động đến quan hệ hai nước trong giai đoạn này. 8 (2). Dự báo triển vọng quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến năm 2020, tác động với khu vực Đông Nam Á và đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Myanamar. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quan hệ Trung Quốc - Myanmar. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Trung Quốc, Myanmar. - Về thời gian: Giai đoạn 2001-2015, vì đây là giai đoạn quan hệ giữa hai nước diễn ra nhiều biến động, sự kiện nổi bật. Năm 2001, quan hệ giữa hai nước được nâng lên một tầm cao mới với chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, ký kết hàng loạt các văn bản hợp tác. Năm 2001 cũng là năm tình hình thế giới có sự biến động lớn với sự kiện 11/9/2001, tác động trực tiếp đến quan hệ hai nước. Năm 2015 là năm tại Myanmar diễn ra cuộc bầu cử lịch sử với chiến thắng của Đảng NLD, kết thúc giai đoạn cầm quyền của Đảng USDP và chính quyền quân sự tại Myanmar. - Về lĩnh vực: Quan hệ chính trị; quốc phòng, an ninh; kinh tế và văn hóa xã hội. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, trong đó nòng cốt là cách tiếp cận lịch đại để tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu theo các mốc thời gian cụ thể. Phương pháp hệ thống để phân tích sự tác động qua lại lẫn nhau trên từng lĩnh vực nghiên cứu ở cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp so sánh và phân tích, tổng hợp để làm rõ lợi ích chiến lược của mỗi nước và các phương pháp liên ngành, đa ngành trong khoa học xã hội nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn “Quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015” được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Các yếu tố cơ bản tác động đến quan hệ Trung Quốc – Myanmar giai đoạn 2001-2015 gồm 4 phần: 1.1. Tình hình thế giới, khu vực; 1.2. Tình hình Trung Quốc, Myanmar; 1.3. Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Myanmar trước năm 2001; 1.4. Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn tại Myanmar. 9 Nội dung chương 1 trình bày các yếu tố cơ bản tác động đến quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015, cho thấy quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó tình hình nội tại của mỗi nước và quan hệ truyền thống giữa hai nước là những yếu tố cơ bản mang tính quyết định. Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực và sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn - đặc biệt là sự hiện diện của Mỹ tại Myanmar - cũng là những yếu tố có những tác động quan trọng. Chương 2: Thực trạng quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015 gồm 4 phần: 2.1. Chính trị; 2.2. Quốc phòng, an ninh; 2.3. Kinh tế; 2.4. Văn hóa, xã hội. Quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015 có nhiều biến động song xét một cách tổng thể, hai nước vẫn có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, cần có nhau trong đó Trung Quốc giữ vai trò ảnh hưởng, chi phối. Có thể chia quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn này thành hai thời kỳ: Thời kỳ Chính quyền quân sự cầm quyền ở Myanmar (2001-2010), Myanmar bị bao vây cấm vận, phụ thuộc lớn vào Trung Quốc và thời kỳ chính quyền dân sự lên cầm quyền ở Myanmar (20112015), Myanmar tiến hành cải cách, mở cửa, thực hiện chính sách giảm dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Chương 3: Một số nhận xét và khuyến nghị gồm 3 phần: 3.1. Triển vọng quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến năm 2020; 3.2. Tác động của quan hệ Trung Quốc Myanmar đến khu vực Đông Nam Á; 3.3. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Quan hệ Trung Quốc - Myanmar đến năm 2020 tiếp tục bị chi phối bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó chính sách đối với Trung Quốc của Chính quyền mới Myanmar do đảng NLD lãnh đạo đóng vai trò quan trọng. Mặc dù có nhiều sự thay đổi và thách thức, nhưng có thể thấy, quan hệ Trung Quốc - Myanmar chưa thể đảo ngược. Quan hệ Trung Quốc - Myanmar tác động trực tiếp đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực Đông Nam Á cũng như tiến trình xây dựng Cộng đồng chung ASEAN, cả tích cực lẫn tiêu cực. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, Myanmar trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng an ninh, kinh tế. 10 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG QUỐC -MYANMAR GIAI ĐOẠN 2001-2015 Các yếu tố cơ bản tác động đến quan hệ Trung Quốc - Myanmar giai đoạn 2001-2015 gồm: Tình hình thế giới, khu vực; tình hình nội tại của Trung Quốc, Myanmar; lịch sử quan hệ giữa hai nước trước năm 2001 và sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn tại Myanmar. Trong đó tình hình nội tại của mỗi nước, đặc biệt là những biến đổi tại Myanmar đóng vai trò quan trọng hàng đầu. 1.1. Tình hình thế giới, khu vực 1.1.1. Tình hình thế giới Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ thay thế cho cục diện hai cực trước đây. Quan hệ quốc gia, dân tộc và giữa các bộ phận, các nhóm dân cư... có nhiều điểm mới. Hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, bên cạnh đó vẫn tiếp tục diễn ra xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ... Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão đã và đang làm thay đổi tư duy và nhận thức trong đời sống sinh hoạt quốc tế. Thế giới là một thể thống nhất và đa dạng, tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, nhu cầu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trở nên cấp bách. Xu hướng lành mạnh hóa, dân chủ hóa trong sinh hoạt quốc tế ngày càng được rõ nét. Những vấn đề kinh tế, chính trị xã hội mang tính toàn cầu như: nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt, vấn đề dân số và môi trường sinh thái… đang là những vấn đề cấp bách và nóng bỏng đe dọa sự tồn tại của cộng đồng thế giới và nền văn minh nhân loại. Điều đó đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, trên tinh thần thực sự nhân đạo vì sự sống còn của con người. Sự xích lại gần nhau, tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia dân tộc bắt nguồn chính từ nhu cầu khách quan này. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tác động sâu sắc, toàn diện đến đời 11 sống quan hệ quốc tế, đến chính sách quốc tế của các quốc gia dân tộc, chi phối mạnh mẽ đến trật tự mới của từng khu vực và thế giới. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố, coi chống khủng bố là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu. Mỹ tiến hành cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu và bị sa lầy trong các cuộc chiến ở Afghnistan và Iraq, tạo ra một “khoảng trống quyền lực” tại khu vực châu Á, phần nào nơi lỏng, giảm sự quan tâm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này. Các cường quốc như Nhật Bản vẫn tiếp tục suy thoái, EU lâm vào khủng hoảng tài chính toàn cầu ở cuối thập niên đầu thế kỷ XXI. Nước Nga sau một thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng ở thập niên 90 và sau đó phục hồi chậm chạp. Ấn Độ đang bước vào thời kỳ phát triển khá nhanh nhưng quy mô và tốc độ còn thấp, chưa thể trở thành một cường quốc có vai trò lớn trong khu vực và quốc tế. Trong khi đó, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX trở đi, nhất là bước vào thập niên đầu của thế kỷ XXI, sau khi gia nhập WTO năm 2001, công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc thu được những thành tựu to lớn, có tính đột phá mới đã làm thay đổi môi trường địa - chính trị thế giới, trước hết tại châu Á. Năm 2010, Trung Quốc đã chính thức vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tiềm lực quân sự - quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng rất mạnh. Những biến đổi mới trên làm dịch chuyển khá nhanh chóng về cán cân ảnh hưởng và trật tự quyền lực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm cho Trung Quốc trở thành vai diễn chính, chỉ sau Mỹ trong bàn cờ địa chính trị - kinh tế thế giới. Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tham vọng trở thành siêu cường của mình, không ngừng gia tăng ảnh hưởng với các quốc gia trong khu vực, nỗ lực xây dựng cho mình một vành đai an ninh xung quanh ổn định và nằm trong tầm ảnh hưởng của Trung Quốc. Chính điều này đã đe dọa đến vị thế và lợi ích truyền thống của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Nhận thức rõ nguy cơ này, năm 2011, Tổng thống Mỹ B.Obama đã chính thức tuyên bố chiến lược xoay trục, chuyển trọng tâm từ châu Âu sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện sự quay trở lại của Mỹ ở khu vực này và nhằm khẳng định vị trí số một của mình. Châu Á - mà đặc biệt là Đông Nam Á trở 12 thành khu vực cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó Myanmar là một trọng điểm. 1.1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á là khu vực địa chiến lược, từ lâu đã trở thành đối tượng tiếp cận và tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn. Trên thực tế, nhân tố các nước lớn, ít nhất trong lịch sử cận đại và hiện đại đã chi phối hầu hết các xu hướng phát triển của Đông Nam Á. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, khu vực Đông Nam Á bước vào thời kỳ tương đối bất ổn bởi tác động của khủng hoảng kinh tế - tài chính, gia tăng xung đột sắc tộc và chủ nghĩa ly khai, nổi lên vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhất là chủ quyền biển đảo và chạy đua vũ trang. Hơn nữa, các thách thức mới trên diễn ra đồng thời với sự gia tăng sức ép của toàn cầu hóa, khu vực hóa và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc1. Cùng với sự gia tăng của toàn cầu hóa và khu vực hóa, thế giới nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng chứng kiến thêm nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính với quy mô ngày càng lớn và hệ quả của chúng ngày càng trầm trọng. Nếu như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1998 bắt đầu nổ ra tại Thái Lan làm suy yếu nhiều nước ASEAN, làm tăng vai trò của Trung Quốc ở khu vực này thì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra từ nước Mỹ lại giáng đòn mạnh vào uy tín, sức mạnh vượt trội kinh tế của Mỹ, làm suy giảm tương đối vị thế của nước này trong cán cân quyền lực thế giới, tạo thêm ảnh hưởng của Trung Quốc ra toàn thế giới, nhất là ở Đông Nam Á. Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh đang lên nhanh của mình để tiến hành điều chỉnh và giám sát mạnh mẽ hơn các định chế tài chính thế giới như WB, IMF và đưa ra các luật chơi mới của mình, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á, nơi mà Trung Quốc đã thiết lập được các cơ chế hợp tác kinh tế song phương và đa phương với ASEAN và các nước thành viên. Điều này một mặt tạo cho Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn, quyền lực hơn trong các cơ chế 1 Trần Khánh, Chủ biên (2014), “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh”, NXB Thế giới, Tr67. 13 hợp tác đa phương do ASEAN khởi xướng, làm cho nhiều nước trong khu vực ngày càng gắn bó với Trung Quốc, mặt khác cũng tạo ra những mối lo ngại về an ninh kinh tế, nhất là nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp và cung cấp nguyên liệu thô cho Trung Quốc. Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến ASEAN tăng cường liên kết nội khối, quyết tâm hiện thực hóa cộng đồng ASEAN vào năm 2015 nhằm để tạo ra một thị trường thống nhất, có sức đề kháng và cạnh tranh hơn trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. 1.2. Tình hình Trung Quốc, Myanmar 1.2.1. Tình hình Trung Quốc Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị - đối ngoại, kinh tế, quân sự và văn hóa xã hội. Thành công này đã tạo sức mạnh tổng hợp đưa Trung Quốc trở thành cường quốc toàn cầu, cạnh tranh vị trí siêu cường “số 1” với Mỹ trong tương lai gần. Từ sau Đại hội XVI của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2002, Trung Quốc từng bước sử dụng tổng thể các biện pháp ngoại giao linh hoạt, thực dụng để nâng cao uy tín và sức mạnh đối với khu vực và thế giới, chuyển dần từ “giấu mình chờ thời” sang “chủ động tích cực”, hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”, “vươn ra biển lớn”2. Về chính trị Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, Trung Quốc ngày càng có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Nhiều sáng kiến đề xuất của Trung Quốc được các nước chấp nhận và ủng hộ rộng rãi. Đặc biệt, Trung Quốc có quan niệm tương đồng với nhiều quốc gia trong vấn đề “dân chủ nhân quyền”, “tự do tôn giáo” và luôn nhấn mạnh nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”, nhận được sự ủng hộ của nhiều nước và trở thành chỗ dựa cho nhiều quốc gia (trong đó có Myanmar) trong việc chống lại áp đặt từ bên ngoài. Tuy nhiên, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng gắn liền với cuộc tranh giành 2 Xem thêm: Sở Thụ Long, Kim Uy (2008), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, NXB Thời sự, Trung Quốc. 14 ảnh hưởng với các cường quốc khác, trước hết tại khu vực Đông Nam Á trong việc gia tăng sức ép, hướng lái các nước này đi theo quỹ đạo của mình. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra sự bất ổn đối với nền chính trị và an ninh của khu vực3. Về đối ngoại Trung Quốc trở thành nhân tố cân bằng cán cân quyền lực khu vực, nhưng cũng tạo ra nhiều áp lực đối với bên ngoài. Việc Trung Quốc ngày càng phát triển, coi trọng vị thế, vai trò của các nước trong khu vực, nhất là các nước láng giềng trong chiến lược đối ngoại của mình đã góp phần nâng cao vị thế khu vực Đông Nam Á trên trường quốc tế. Tuy nhiên, gắn liền với quá trình đó, Đông Nam Á (mà đặc biệt là Myanmar) cũng trở thành tâm điểm tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc với các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ…, đặt các nước trong khu vực trước những nguy cơ thách thức lớn. Trong giai đoạn này, Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, thực thi chính sách ngoại giao thân thiện với láng giềng, chính sách ngoại giao láng giềng mới. Trung Quốc và ASEAN đã ký kết nhiều văn bản hợp tác quan trọng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC (2002), Hiệp định về thương mại hàng hóa, thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN (ACFTA), Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc (2013)... Nhiều chiến lược, chương trình phát triển lớn của Trung Quốc liên quan trực tiếp đến các nước láng giềng như chiến lược "Một trục hai cánh" hay "Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng - GMS" với sự tham gia trực tiếp của Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. Đây không chỉ là cách thức hữu hiệu hơn để cân bằng các mục tiêu có phần mâu thuẫn nhau của Trung Quốc - cụ thể là phát triển hợp tác và bảo vệ chủ quyền mà còn là cách để thách thức trật tự an ninh hiện hành do Mỹ lãnh đạo tại Châu Á Thái Bình Dương. Đây cũng chính là một trong những nhân tố có tác động lớn đến quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, trong đó có Myanmar. 3 Bùi Xuân Mai, Sự trỗi dậy của Trung Quốc tác động đối với hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng số 28, Quý IV/2014, Tr26. 15 Về kinh tế Năm 2002, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc đạt 1.230 tỷ USD, đến năm 2013 tăng lên tới 9.240 tỷ USD, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2, chỉ sau Mỹ. Trung Quốc trở thành thành viên chủ yếu của “Nhóm các nền kinh tế lớn” (G20) và “Nhóm các nền kinh tế mới nổi” (BRICS), phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong các cơ chế hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương4. Trung Quốc trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế khu vực Đông Nam Á phát triển, nhưng cũng là đối thủ của hầu hết các nước trong cạnh tranh thị trường và đầu tư quốc tế. Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, lại đang phát triển nhanh chóng, Trung Quốc trở thành một trong những “đầu tàu” thúc đẩy kinh tế các nước trong khu vực phát triển. Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại lớn nhất, mà còn là đối tác đầu tư quan trọng của các nước ASEAN. Bên cạnh đó, với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ (trên 2.400 tỷ USD), Trung Quốc ngày càng có điều kiện hơn trong việc hỗ trợ các nước, nhất là các nước ASEAN (trong đó có Myanmar) phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đồng thời phối hợp với các nước ASEAN nhằm chống lại nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở khu vực. Để phát triển kinh tế, Trung Quốc có nhu cầu rất lớn về năng lượng, nguyên liệu, thương mại… Đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến quan hệ hai nước. Về quốc phòng - an ninh Sức mạnh quân sự Trung Quốc ngày càng được tăng cường, có khả năng trở thành cường quốc quân sự thế giới. Với tiềm lực kinh tế ngày càng tăng, Trung Quốc luôn coi trọng đầu tư cho quốc phòng - an ninh nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia và hỗ trợ chiến lược trở thành “cường quốc toàn cầu”. Theo báo cáo nội bộ của Trung Quốc, ngân sách quốc phòng năm 2010 của Trung Quốc là 116,4 tỷ USD, dự kiến đến năm 2020 là 210 tỷ USD, năm 2030 là 340 tỷ USD và năm 2050 là 350 tỷ USD, trở thành nước có chi phí quân sự cao nhất thế giới5. 4 Bùi Xuân Mai, Sự trỗi dậy của Trung Quốc tác động đối với hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng số 28, Quý IV/2014, Tr23. 5 Bùi Xuân Mai, Sự trỗi dậy của Trung Quốc tác động đối với hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới, Tạp chí Quan hệ Quốc phòng số 28, Quý IV/2014, Tr22. 16 Trung Quốc trở thành một nhân tố quan trọng trong các định chế an ninh khu vực, nhưng cũng tạo ra nhiều áp lực đối với các nước. Trung Quốc tích cực tham gia và có nhiều đóng góp trong các thể chế an ninh khu vực, nhất là trong Diễn đàn khu vực ASEAN, đồng thời cam kết thực hiện chính sách “phát triển hòa bình”, ủng hộ giải quyết tranh chấp và xung đột thông qua đàm phán. Bên cạnh đó, với tốc độ hiện đại hóa vũ khí trang bị quân sự, Trung Quốc đang ngày càng trở thành đối tác thương mại quân sự của nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ tiềm lực quân sự của Trung Quốc cũng nảy sinh những nhân tố tiêu cực đối với nền quốc phòng an ninh của khu vực Đông Nam Á. Với thực lực quân sự mạnh, Trung Quốc tạo áp lực ngày càng lớn đối với các nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với mình. Hành động này gây ra hệ lụy các cường quốc khác sẽ gia tăng hiện diện về quân sự ở khu vực để thực hiện chiến lược kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc làm ảnh hưởng tới môi trường an ninh khu vực. Về văn hóa Trung Quốc tăng cường truyền bá để văn hóa Trung Quốc trở thành yếu tố quan trọng trong gia tăng “sức mạnh mềm” hỗ trợ cho sự trỗi dậy. Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, mở các Học viện Khổng Tử ở các nước, Trung Quốc coi trọng sử dụng đội ngũ người Hoa trên thế giới làm lực lượng tiên phong trong truyền bá văn hóa Trung Quốc ra bên ngoài. Hiện Trung Quốc đã xây dựng được khoảng 300 Học viện Khổng Tử ở 84 quốc gia và có kế hoạch xây thêm hàng trăm Học viện Khổng Tử nữa nhằm truyền bá văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc tăng cường tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc ra toàn thế giới. Tóm lại, trong quá trình “trỗi dậy”, để trở thành cường quốc thế giới, Trung Quốc phải giải quyết được các nhu cầu về thương mại, năng lượng và địa chiến lược, phải tiến ra biển. Tuy nhiên, Trung Quốc cho rằng, họ đang bị các nước lớn khác, nhất là Mỹ bao vây về mặt chiến lược, cản trở họ trên con đường mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới, trước hết là các nước xung quanh. Phía Nam Trung Quốc là Biển Đông (nối với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương) với hơn 1/2 lượng vận chuyển container và 1/3 lưu lượng giao thông hàng hải của thế giới, 80% nhập khẩu 17 dầu thô của Trung Quốc đi qua tuyến hàng hải này. Nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương chính là eo biển Malacca – nút thắt mấu chốt của thương mại thế giới. Trung Quốc từ lâu cảm thấy bị mắc kẹt bởi điều mà những nhà chiến lược Trung Quốc gọi là “bế tắc Malacca” - cho rằng sự tiếp cận của Trung Quốc đến Ấn Độ - Thái Bình Dương bị giới hạn bởi điểm thông quan mấu chốt đó và để đến được đó, tàu của họ phải đi qua Biển Đông. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực tìm cách đảm bảo khả năng tiếp cận các tuyến đường biển quan trọng trên, kể cả bằng cách tạo ra các đảo nhân tạo cùng với các sân bay ở Biển Đông. Tuy nhiên, những hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông đang bị phản ứng gay gắt, mạnh mẽ của các nước trong khu vực có liên quan, và Mỹ, báo hiệu về một cuộc chơi lớn hơn, đầy thách thức đang diễn ra. Phía Đông Trung Quốc đang hiện diện “vành đai sắt” của khối quân sự Mỹ - Nhật - Hàn. Khối liên minh này đang tồn tại khá vững chắc và không ngừng được củng cố, nhất là sau sự kiện tàu Cheonan (tháng 3/2010) và những tranh chấp cụm đảo Senkaku/Điếu Ngư bùng nổ từ năm 2012. Đài Loan vẫn còn là hòn đảo được Mỹ, Nhật bảo trợ về mặt an ninh - quốc phòng. Những vật cản này làm cho Trung Quốc gặp khó khăn lớn khi thông qua phía Đông để vươn ra vùng nước sâu của Thái Bình Dương. Phía Tây Nam của Trung Quốc giáp với Ấn Độ, quốc gia đang trỗi dậy, cố gắng vươn lên thành cường quốc biển; có quan hệ ngày càng thắt chặt với Mỹ và các nước ASEAN, là trung tâm của các nỗ lực hợp tác và liên kết ở khu vực Nam Á và đang mở rộng ảnh hưởng sang châu Phi. Với việc đẩy mạnh chính sách từ “Hướng Đông” đến “Hành động phía Đông”, Ấn Độ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Trung Quốc tại khu vực. Trong bối cảnh đó, để “vươn ra biển lớn”, thì con đường tiếp cận với Ấn Độ Dương qua Myanmar thay cho qua eo biển Malacca, rồi từ đó thông thương với thế giới Ả-rập và châu Phi, nơi cung cấp nguồn dầu mỏ lớn nhất cho Trung Quốc là hiệu quả nhất. Myanmar đóng vai trò quan trọng cho mục tiêu mang tầm chiến lược trong thế kỷ XXI của Trung Quốc, nằm trong chiến lược Đại khai phá miền Tây (thể hiện trong chiến lược Ngoại giao láng giềng của Trung Quốc) và chiến lược Chuỗi ngọc trai (kết nối hai đại dương lớn, thể hiện trong chiến lược Cường quốc biển của Trung Quốc). Chính vì vậy, việc mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại 18 Myanmar gần giống như ở Pakistan có khả năng cạnh tranh tốt hơn với Ấn Độ, hạn chế sự can thiệp của Mỹ và phương Tây từ biên giới phía Tây Nam, đồng thời góp phần quan trọng củng cố quan hệ ASEAN - Trung Quốc, làm cho các nước Đông Nam Á lục địa trở nên gần gũi hơn với Trung Quốc. Đây chính là lợi ích địa chính trị, địa kinh tế chiến lược của Trung Quốc6. 1.2.2. Tình hình Myanmar Trong thế giới toàn cầu hóa, việc Myanmar bị cô lập và tự cô lập bằng lập trường chính trị, những chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế đã khiến Myanmar trở thành một “ốc đảo” kém phát triển trong suốt một thời gian dài. Bước sang thế kỷ XXI, Myanmar đã có sự “chuyển mình”, tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện lộ trình “dân chủ hóa” và từng bước chuyển giao từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự, đạt được nhiều kết quả đáng kể. Về chính trị Trong giai đoạn 2001-2015, nền chính trị Myanmar có nhiều thay đổi. Myanmar thực hiện tiến trình chuyển đổi từ một nhà nước quân sự sang một nhà nước dân sự, kiên định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội để đem lại hòa bình, dân chủ, công bằng và thịnh vượng cho người dân; thúc đẩy xây dựng một xã hội dân chủ; thực thi hiệu quả các nghĩa vụ, chức trách vì lợi ích đất nước, đảm bảo quyền con người, tự do theo Hiến pháp quy định. Tháng 8/2003, Chính quyền Myanmar tuyên bố “Lộ trình dân chủ 7 điểm” (Lộ trình dân chủ 7 bước), gồm: (1) Tái triệu tập Đại hội quốc dân; (2) Nghiên cứu và từng bước xây dựng chế độ dân chủ; (3) Soạn thảo hiến pháp; (4) Trưng cầu dân ý thông qua hiến pháp trên phạm vi toàn quốc; (5) Tổ chức bầu cử một cách công bằng; (6) Triệu tập Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới; (7) Lập Chính phủ và các cơ quan trung ương mới7. Theo “Lộ trình dân chủ 7 điểm” trên, từ ngày 17/5 đến ngày 09/7/2004, tại Trung tâm Hội nghị ở Nyaunghnapin, cách Yangon 45km về phía Bắc, Đại hội 6 Trần Khánh, Chủ biên (2014), “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh”, NXB Thế giới, tr142. 7 Dấu mốc lịch sử trên chính trường Myanmar, www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=36118&print=true 19 Quốc dân lần thứ nhất đã được tổ chức với 1.088 đại biểu đại diện cho các đảng phái, tuy nhiên đảng đối lập lớn nhất là Liên minh Dân tộc vì dân chủ không tham dự. Đại hội Quốc dân lần thứ hai được tổ chức từ ngày 17/02 đến ngày 31/3/2005 với 1.075 đại biểu tham dự nhằm thảo luận việc chia sẻ quyền lập pháp. Đại hội Quốc dân lần thứ ba tổ chức tại Trung tâm Hội nghị ở Nyaunghnapin từ ngày 05/12/2005 đến ngày 31/01/2006, với sự tham dự của 1.074 đại biểu trên tổng số 1.080 đại biểu được mời. Đại hội đã thảo luận những nguyên tắc cơ bản trong quá trình dự thảo việc chia sẻ quyền lập pháp và hành pháp; những nguyên tắc cơ bản chi tiết về vai trò của lực lượng vũ trang. Đại hội Quốc dân lần thứ tư được triệu tập từ ngày 10/10 đến ngày 29/12/2006, với sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu, gồm các chính trị gia, thủ lĩnh các dân tộc thiểu số, đại diện của công nhân, nông dân, doanh nhân, viên chức nhà nước và giới học giả do Chính quyền quân sự lựa chọn nhằm thảo luận vai trò của quân đội; quyền hạn của Hội đồng Nhân dân (Hạ viện) và Hội đồng Quốc gia (Thượng viện); quyền hạn và nghĩa vụ của công dân và quan trọng nhất là xây dựng các nguyên tắc cơ bản cho bản Hiến pháp mới. Ngày 18/7/2007, Đại hội Quốc dân lần thứ năm, cũng là lần cuối cùng được triệu tập, xác định những chi tiết cuối cùng của bản hiến pháp mới và tổ chức trưng cầu dân ý trên toàn quốc vào ngày 10 và ngày 24/5/2008. Ngày 26/5/2008, Ủy ban Trưng cầu dân ý tuyên bố Hiến pháp 2008 đã được thông qua với 27.288.100 người tham gia bỏ phiếu, đạt 98%, trong đó có 93% phiếu thuận. Ngày 08/3/2010, Chính phủ Myanmar thành lập Ủy ban Bầu cử Liên bang; ngày 21/10/2010, quyết định đổi tên nước thành “Cộng hòa Liên bang Myanmar” và thay đổi quốc kỳ. Ngày 07/11/2010, Myanmar đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong vòng 20 năm qua trên phạm vi cả nước để bầu ra 1.154 ghế Hạ viện, Thượng viện và cơ quan lập pháp cấp bang và khu. Kết quả, đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang (USDP) của Thủ tướng Thein Sein đã giành được tổng cộng 883 ghế (chiếm 76,5%). Ngày 04/02/2011, Quốc hội Myanmar trong phiên họp đầu tiên đã bầu ông Thein Sein làm Tổng thống theo quy định của Hiến pháp 2008. Ngày 30/3/2011, ông Thein Sein nhậm chức Tổng thống và thành lập nội các mới, Hội đồng Hòa bình và Phát triển quốc gia tuyên bố giải thể sau gần 15 năm lãnh đạo đất 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan