Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phim của đạo diễn hayao miyazaki từ góc nhìn sinh thái học (qua ba trường hợp my...

Tài liệu Phim của đạo diễn hayao miyazaki từ góc nhìn sinh thái học (qua ba trường hợp my neighbor totoro, princess mononoke và spirited away)

.PDF
108
70
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HẰNG NGA PHIM CỦA ĐẠO DIỄN HAYAO MIYAZAKI TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI HỌC (QUA BA TRƢỜNG HỢP MY NEIGHBOR TOTORO, PRINCESS MONONOKE VÀ SPIRITED AWAY) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN HẰNG NGA PHIM CỦA ĐẠO DIỄN HAYAO MIYAZAKI TỪ GÓC NHÌN SINH THÁI HỌC (QUA BA TRƢỜNG HỢP MY NEIGHBOR TOTORO, PRINCESS MONONOKE VÀ SPIRITED AWAY) Chuyên ngành: Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình Mã số: 60 21 02 31 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cẩm Giang Hà Nội – 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp Phim của đạo diễn Hayao Miyazaki từ góc nhìn sinh thái học (qua ba trường hợp My neighbor Totoro, Princess Mononokevà Spirited away) là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Cẩm Giang. Nội dung luận văn là kết quả nghiên cứu khách quan, trung thực của bản thân thân tôi và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Những nhận xét, đánh giá của các tác giả mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Hằng Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, gia đình và bạn bè đã dạy dỗ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi theo học chương trình cao học, chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh – truyền hình. Luận văn Phim của đạo diễn Hayao Miyazaki từ góc nhìn sinh thái học (qua ba trường hợp My neighbor Totoro, Princess Mononoke và Spirited away) của tôi được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn tận tình của TS. Hoàng Cẩm Giang. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất. Hà Nội, tháng 11năm 2016. Học viên Nguyễn Hằng Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................................3 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................................................5 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................................................11 5. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................................................11 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠO DIỄN HAYAO MIYAZAKI .......................................................................................................12 1.1. Khái quát về lý thuyết phê bình sinh thái ...........................................................................12 1.1.1. Định nghĩa phê bình sinh thái .......................................................................................12 1.1.2. Đặc trưng của phê bình sinh thái ..................................................................................13 1.2. Khái quát về đạo diễn Hayao Miyazaki và các bộ phim đƣợc khảo sát ...........................20 1.2.1. Khái quát về đạo diễn Hayao Miyazaki .........................................................................20 1.2.2. Khái quát về Anime ........................................................................................................25 1.2.3. Giới thiệu về các bộ phim được khảo sát ......................................................................26 1.3. Tiểu kết.......................................................................................................................................32 CHƢƠNG 2. DẤU ẤN SINH THÁI HỌC QUA HÌNH TƢỢNG THẨM MĨ VÀ DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT ......................................................................................................................................33 2.1. Dấu ấn sinh thái học qua hình tƣợng thẩm mĩ ...................................................................33 2.1.1. Không gian, thời gian sinh thái .....................................................................................33 2.1.2. Hình tượng nhân vật mang tính sinh thái ....................................................................41 2.1.3. Hệ thống các biểu tượng thiên nhiên ............................................................................50 2.2. Dấu ấn sinh thái học qua diễn ngôn trần thuật ..................................................................55 2.2.1. Kết cấu trần thuật...........................................................................................................55 2.2.2. Điểm nhìn .......................................................................................................................58 2.2.3. Nhịp điệu trần thuật .......................................................................................................60 2.2.4. Diễn ngôn sinh thái học trong phim của Hayao Miyazaki ...........................................61 2.3. Tiểu kết...................................................................................................................................70 CHƢƠNG 3. DẤU ẤN SINH THÁI HỌC QUA NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH ....................................72 1 3.1. Dàn cảnh ................................................................................................................................72 3.1.1. Bối cảnh ..........................................................................................................................72 3.1.2. Ánh sáng .........................................................................................................................75 3.1.3. Tạo hình và biểu cảm của nhân vật ..............................................................................78 3.2. Quay phim và dựng phim .....................................................................................................84 3.3. Âm thanh ...............................................................................................................................89 3.3.1. Âm nhạc ..........................................................................................................................89 3.3.2. Tiếng động và lồng tiếng nhân vật ................................................................................93 3.4. Tiểu kết...................................................................................................................................95 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................100 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XX, nhân loại phải đối mặt với hàng loạt những thảm họa toàn cầu như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, rò rỉ chất phóng xạ, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng,… Trong tiểu luận Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường(Literary Studies in an Age of Environmental Crisis), Cheryll Glotfelty đã chỉ ra rằng: “Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng chủng tộc, giai cấp, và giới tính trở thành những vấn đề nóng bỏng vào những năm cuối thế kỉ XX. Thế nhưng, bạn cũng sẽ không bao giờ biết được rằng sự sống của Trái đất - cái nền tảng đang làm nhiệm vụ chống đỡ tất cả những hệ thống ấy, chỉ có một mà thôi” [9]. Cheryll Glotfelty cho rằng Trái đất đang thật sự lâm nguy với những vấn đề mang tính toàn cầu. Trong những năm 2000, hàng loạt những bộ phim cảnh tỉnh con người về thảm họa môi trường đã ra đời, trong số đó có những phim gây được tiếng vang trong giới phê bình lẫn công chúng. Một số phim tiêu biểu có thể kể đến như: The Day After Tomorrow (2004), WALL-E (2008), Avatar (2009), The Road (2009), Promised Land (2012), The Revenant (2015),....Vấn đề môi trường, sinh thái liên tục được đặt ra trong điện ảnh, đòi hỏi phải có một phương pháp tiếp cận phù hợp để nghiên cứu. Tuy nhiên phương pháp sinh thái học lại chưa được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu điện ảnh. Đạo diễn Hayao Miyazaki là một đạo diễn phim hoạt hình Nhật Bản, ông được mệnh danh là “Vua phim hoạt hình châu Á”. Với tài năng và tầm ảnh hưởng của mình, Hayao Miyazaki đã được công nhận trên toàn thế giới như là một nhân vật hàng đầu trong lịch sử phim hoạt hình, cùng với Walt Disney, Milt Kahl, Tex Avery, Chuck Jones, Yuri Norstein và John Lasseter. Miyazaki luôn giữ những vai trò then chốt trong những bộ phim của mình như đạo diễn, biên kịch, họa sĩ. Ông là một trong những đạo diễn Nhật Bản giành được nhiều giải thưởng nhất, từ những giải thưởng nội địa như giải Mainichi, giải của Viện hàn lâm điện ảnh Nhật Bản, đến những giải thưởng tại các Liên hoan phim quốc tế như giải Gấu vàng tại Liên hoan phim Berlin (2002), giải 3 Thành tựu trọn đời tại Liên hoan phim Venice (2005). Năm 2006, tạp chí Time đã bầu chọn Miyazaki là một trong những người Châu Á có ảnh hưởng nhất trong 60 năm qua. Năm 2014, ông được Viện hàn lâm điện ảnh Hoa Kỳ trao tặng giải Thành tựu trọn đời (giải Oscar danh dự) cho những đóng góp của ông đối với điện ảnh thế giới [44]. Năm 2002, bộ phim Spirited away (2001) của Miyazaki giành giải Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất và vinh dự trở thành phim hoạt hình châu Á đầu tiên giành được giải thưởng danh giá này. Hai bộ phim khác của ông là How‟s moving castle (2004) và The wind rises (2013) cũng được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình xuất sắc nhất. Những thành tựu của Miyazaki đạt được là minh chứng cho tài năng và tầm ảnh hưởng của ông trong lĩnh vực điện ảnh. Ông là đạo diễn bậc thầy, là hình mẫu lý tưởng cho các thế hệ đạo diễn trẻ sau này. Phim của Miyazaki thường thể hiện ý thức sinh thái và mối quan tâm đến các vấn đề môi trường. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên cũng được đạo diễn nhấn mạnh, ông thường thể hiện niềm trăn trở về cuộc sống của con người và các sinh vật khác khi môi trường thiên nhiên bị hủy hoại do ảnh hưởng của nền văn minh công nghiệp. Phim của ông vừa mang đậm tính dân tộc và phản ánh những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu, khơi gợi nhiều vấn đề mà người nghiên cứu có thể quan tâm. Trên thế giới đã có những nghiên cứu về Miyazaki và phim của ông từ các góc độ tác giả, phong cách, mỹ học, thể loại,... Nghiên cứu phim của đạo diễn Hayao Miyazaki từ góc nhìn sinh thái học là hướng nghiên cứu mới mẻ và phù hợp. Thông qua phương pháp tiếp cận này, chúng ta vừa có thể thấy được phong cách đặc trưng của Miyazaki, vừa thấy được những vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu như ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn sinh thái được phản ánh thế nào trong điện ảnh. Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường toàn cầu như ngày nay, điện ảnh cũng không thể thờ ơ trong việc phản ánh thực trạng và những nguy cơ mà nhân loại phải đối mặt. Bên cạnh đó, nghiên cứu phim về đề tài sinh thái học với một phương pháp tiếp cận phù hợp cũng là việc làm cần thiết. Những kết quả nghiên cứu khách quan, trung thực trong luận văn này 4 cũng có thể trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các nhà làm phim hoạt hình Việt Nam tìm hiểu và học hỏi. Những bộ phim của Miyazaki là những tác phẩm nghệ thuật thật sự, chúng không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Chủ đề sinh thái xuyên suốt các bộ phim của Miyazaki, có rất nhiều vấn đề mà người viết có thể nghiên cứu.Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chọn nghiên cứu ba tác phẩm tiêu biểu của ông là My neighbor Totoro (Hàng xóm của em là Totoro, 1988), Princess Mononoke (Công chúa Mononoke,1997) và Spirited away (Vùng đất linh hồn, 2001). Đây là những bộ phim thể hiện rõ nét tính sinh thái và những đặc trưng trong phong cách sáng tác của Miyazaki. Những bộ phim này được giới phê bình đánh giá cao và được khán giả yêu mến rộng rãi trên toàn thế giới. 2. Lịch sử vấn đề Lịch sử hình thành và phát triển của phê bình sinh thái Năm 1935, sinh thái học được hình thành ở các nước Anh, Mĩ, nằm trong khoa Sinh học. Năm 1970, Chủ nghĩa sinh thái (Ecologism) ra đời trước sự khủng hoảng sinh thái diễn ra trên toàn cầu. Đến năm 1973, khi Arne Jonas đưa ra khái niệm “sinh thái học chiều sâu” (deep ecology) cùng vấn đề hệ thống sinh thái, trong nghiên cứu nhân văn đã có những chuyển biến về phía sinh thái tinh thần. Từ chỗ là bộ môn gắn liền với Sinh học, sinh thái học dần mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến các ngành khoa học khác, trong đó có cả khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều nhánh nghiên cứu mới đã ra đời như triết học sinh thái (ecophilosophy), nghệ thuật sinh thái (ecological art), chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (ecofeminism), chủ nghĩa nhân văn sinh thái (ecological humanism) ,… Sinh thái trở thành một thế giới quan mới, một quan niệm xuyên suốt để người ta nhìn nhận tự nhiên, xã hội, vật chất, văn hóa. Phê bình sinh thái ra đời là hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của thời đại [20]. Năm 1978, William Rueckert lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái” (Ecocriticism) trong công trình Literature and Ecology: An Experiment in 5 Ecocriticism (Văn học và sinh thái học: Một phác thảo thử nghiệm phê bình sinh thái), đề xướng việc kết hợp sinh thái học và văn học, nhà phê bình “phải có cái nhìn sinh thái học” và lý luận văn nghệ nên xây dựng một hệ thống thi pháp học sinh thái [12].Vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Cheryll Glotfelty công bố tiểu luận Literary Studies in an Age of Environmental Crisis (Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường) – một dẫn nhập đóng vai trò khai sinh ra lý thuyết phê bình sinh thái. Trong tiểu luận của mình, bà phê phán sự chậm chạp của giới nghiên cứu lúc bấy giờ trong việc phản ứng lại “những áp lực đương đại”. Theo Glotfelty, có vẻ như giới học thuật lúc bấy giờ vẫn mải kiến giải các tác phẩm nghệ thuật thông qua những xung đột xã hội mà vô tình bỏ qua một vấn đề đương đại có tính cấp thiết hơn tất cả: cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu. Những thực trạng mà Glotfelty chỉ ra, cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị phản tỉnh, đó là vấn đề mang tính toàn cầu mà toàn thể nhân loại phải đối mặt. Phê bình sinh thái (Ecocriticism) hay phê bình môi trường (Environmentalism) chính thức ra đời trong khoảng thập niên 80 của thế kỷ XX. Năm 1996, tuyển tập Văn bản phê bình sinh thái do Cheryll Glotfelty và Harold Fromm chủ biên được xuất bản. Cuốn sách này được công nhận là tài liệu nhập môn của phê bình sinh thái. Như vậy, đến những năm 1990 phê bình sinh thái mới trở thành một trào lưu tri thức được xác định rõ ràng và có thể nhận diện được. Bước sang thế kỷ XXI, phê bình sinh thái phát triển mạnh mẽ thành một lĩnh vực đa dạng, liên ngành, một hướng nghiên cứu mới và trở thành một hiện tượng toàn cầu. Năm 2002, cuốn giáo trìnhBeginning theory - An introduction to literary and cultural theory(Lí luận khởi điểm: dẫn luận lí luận văn học và lí luận văn hóa) do Peter Barry soạn được xuất bản lần thứ 2 ở Nhà xuất bản đại học Manchester. Cuốn giáo trình này có thêm một chương mới là “Phê bình sinh thái”, giới thiệu một cách toàn diện sự ra đời, thuật ngữ, hàm nghĩa, thành tựu chủ yếu, nhiệm vụ của phê bình sinh thái, còn thêm một bài liệt kê thực tiễn phê bình sinh thái. Như vậy, sự giới thiệu của các giáo trình tài liệu cho thấy phê bình sinh thái đã nhập vào dòng chính của học thuật.Sau khoảng mấy thập kỷ hình 6 thành và phát triển, phê bình sinh thái vẫn đang trong tiến trình vận động không ngừng, nó không bị giới hạn, đóng khung trong phạm vi hay phương pháp nào cả. Lý thuyết phê bình sinh thái đã được ứng dụng trong nghiên cứu điện ảnh thời gian gần đây, với những công trình nổi bật của các tác giả Robin L. Murray và Joseph K. Heumann. Murray là giáo sư tiếng Anh, còn Heumann là giáo sư ngành nghiên cứu truyền thông, cả hai công tác ở Đại học Eastern Illinois.Năm 2009 hai tác giả Robin L. Murray, Joseph K. Heumann xuất bản cuốn sách Ecology and Popular Film: Cinema on the Edge. Cuốn sách khảo sát những đại diện của thiên nhiên trong những bộ phim tiêu biểu, trong khi cũng nhìn nhận chính bộ phim như một tác phẩm về tự nhiên. Tác giả lựa chọn những phim chính thống thể hiện các chủ đề về môi trường, từ Lumières‟ Oil Wells of Baku (1896) đến Al Gore‟s An Inconvenient Truth (2006). Murray và Heumann khám phá các chủ đề như chính trị môi tường (environmental politics), khủng bố sinh thái (eco-terrorism), sinh thái và gia đình. Năm 2014, Robin L. Murray và Joseph K. Heumann cho ra mắt cuốn sách Film and Everyday Eco-Disasters. Cuốn sách phân tích những thảm họa sinh thái được phản ánh trong các bộ phim của kỷ nguyên phim câm trở về tước, đồng thời nhấn mạnh những bộ phim gần đây như Dead Ahead, Total Recall, The Devil Wears Prada, Food, Inc,… Các tác giả cuốn sách tập trung vào những khía cạnh phê bình văn hóa, kinh tế với những tác động đến hệ sinh thái. Quan điểm của người viết là hướng đến sự phát triển bền vững thay vì khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên và đối mặt với thảm họa sinh thái. Cũng trong năm 2014, Alexa Weik chủ biên và xuất bản cuốn Moving Environments: Affect, Emotion, Ecology, and Film (Environmental Humanities). Trong cuốn sách này, các học giả quốc tế đã phân tích cách thức các bộ phim miêu tả mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và khơi gợi cảm xúc của người xem. Cảm xúc là cơ chế kết nối con người với môi trường, định hình hiểu biết của con người và 7 thúc đẩy hành động. Tuyển tập này mở ra một không gian diễn ngôn mới trong việc nghiên cứu phim. Mới đây, năm 2016 bộ đôi tác giả Robin L. Murray, Joseph K. Heumann tiếp tục cho ra mắt cuốn Monstrous Nature: Environment and Horror on the Big Screen. Các tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa nỗi sợ hãi và thế giới tự nhiên, mở ra một hướng tiếp cận mới trong phê bình sinh thái. Công trình nghiên cứu này hướng đến việc lý giải tại sao và khi nào thiên nhiên lại trở nên quái dị. Ở Việt Nam, phê bình sinh thái bước đầu đã được giới phê bình chú ý đến. Một số công trình nghiên cứu về sinh thái học đã ra đời, song chủ yếu gắn với khoa học tự nhiên và nhân học văn hóa. Một số công trình của các học giả nước ngoài đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam như Sinh thái học nhân văn của Georges Oliver (Huy Yên, Võ Bình, Đỗ Ngọc Hải dịch, NXB Thế giới, xuất bản năm 1997, tái bản năm 2002); Văn học sinh thái và lý luận phê bình sinh thái của Vương Nhạc Xuyên (Đỗ Văn Hiểu dịch); Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường của Cheryll Glotfelty (Trần Thị Ánh Nguyệt dịch); Karen Thornber – Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học (Hải Ngọc dịch). Bài viết Phê bình sinh thái - cội nguồn và phát triển của Đỗ Văn Hiểu là bài tổng thuật công phu và đầy đủ nhất về phê bình sinh thái từ trước tới nay. Lịch sử nghiên cứu về Miyazaki và các bộ phim của ông Năm 2006, Dani Cavallaro xuất bản cuốn The Animé Art of Hayao Miyazaki. Cuốn sách này nghiên cứu về những tác phẩm của Miyazaki từ manga (truyện tranh) đến anime (phim hoạt hình). Phần đầu cuốn sách khái quát về hoạt hình Nhật Bản và bước đột phá của Miyazaki trong lĩnh vực truyện tranh và phim hoạt hình trước khi thành lập studio Ghibli. Phần thứ hai tập trung vào kỷ nguyên của studio Ghibli, phác thảo về sự phát triển của xưởng phim và phân tích một số tác phẩm của Miyazaki từ năm 1984 đến năm 2004. Năm 2012, Jeff Lenburg xuất bản cuốn Hayao Miyazaki, Japan‟s Premier 8 Anime Storyteller (Legends of Animation). Cuốn sách này là một phần của bộ sách Legends of Animation viết về tiểu sử và sự nghiệp của tám biểu tượng trong lĩnh vực phim hoạt hình. Mỗi một cuốn sách trong bộ sách nghiên cứu về một đạo diễn cụ thể với thông tin về tiểu sử, công việc, phong cách, những thành tựu họ đạt được và ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực phim hoạt hình. Trong cuốn sách này, tác giả nhận định rằng Hayao Miyazaki là một trong những nhà làm phim hoạt hình Nhật Bản có uy tín nhất trên thế giới. Miyazaki thường tạo ra những nhân vật độc đáo, câu chuyện hấp dẫn và hình ảnh tuyệt đẹp, những điều đó đã mang lại thành công cho ông. Năm 2013, Bobby Recinos và Hiroshi Kudo biên tập cuốn sách Hayao Miyazaki world‟s „Best of booklet‟ của giáo sư Tamah Nakamura được phát hành bởi Đại học Kyushu. Cuốn sách này gồm những bài tiểu luận ngắn phân tích một số bộ phim tiêu biểu của Miyazaki từ quan điểm đa ngành như Xã hội học, Tâm lý học, Khoa học chính trị, Phân tâm học, chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism), chủ nghĩa Mác (Marxism). Những bộ phim được chọn phân tích có Nausicaä of the Valley of the Wind, My neighbor Totoro, Princess Mononoke, Spirited away. Cuối cuốn sách còn có một chương cung cấp những thông tin liên quan đến đạo diễn Miyazaki. Ngoài những cuốn sách được xuất bản, giới học thuật trên thế giới cũng thể hiện sự quan tâm đến Miyazaki qua các công trình nghiên cứu. Năm 2007, Viktor Eikman, nghiên cứu viên ở Đại học Göteborg, Thụy Điển đã công bố công trình Meadow and Apocalypse: Constructions of Nature in the Early Works of Miyazaki Hayao. Trong công trình này, người nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu những bộ phim của Miyazaki từ thời kỳ đầu như TV series Conan, The Boy in Future (1978), Lupin III: Castle of Cagliostro (1979) và Nausicaä of the Valley of the Wind (1984). Các khía cạnh được phân tích bao gồm sự ô nhiễm môi trường, sự tận thế, thiên nhiên hoang dã, động vật, Trái đất những chủ đề này cũng xuyên suốt các tác phẩm sau này của Miyazaki. Năm 2011, Andrew Shaner tại Đại học bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, đã công bố 9 khóa luận Defining steampunk through the films of Hayao Miyazaki. Tác giả định nghĩa Steampunk là một dòng nhỏ của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và được lấy cảm hứng từ giai đoạn cách mạng công nghiệp tại Anh vào thời nữ hoàng Victoria. Từ một thể loại tiểu thuyết, Steampunk đã phát triển thành một nền văn hóa nhỏ và thu hút nhiều người tham gia. Trong khóa luận của mình, tác giả phân tích các biểu hiện của Steampunk trong các bộ phim của Miyazaki. Tác giả đã chứng minh Miyazaki là người khởi nguồn cho việc sử dụng Steampunk như một hình thức thẩm mỹ thị giác. Tác giả cũng chỉ ra sự nhất quán trong phong cách của Miyazaki và điều khiến đạo diễn trở nên nổi tiếng. Năm 2015, Tsai-Di Hung tại Đại học Chung Hsing University, Đài Loan đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: Visions of Animism: Anime, Environment, Cyborgs. Luận văn này sử dụng quan điểm của Thuyết vạn vật hữu linh (Animism) để xem xét các tác phẩm anime Nhật Bản. Trong luận văn, tác giả chọn phân tích một số tác phẩm anime có liên quan đến Thuyết vạn vật hữu linh của các đạo diễn Hayao Miyazaki và Mamoru Oshii. Những tác phẩm được lựa chọn nghiên cứu bao gồm My neighbor Totoro (1988), Spirited away (2001), Princess Mononoke (1997) và Ghost in the Shell (1995). Theo tác giả, những bộ phim này có liên quan mật thiết đến Thần đạo (Shinto), Sinh thái học, chủ nghĩa Hậu nhân văn (Post-humanism). Ở Việt Nam, trong cuốn Điện ảnh châu Á đương đại – Những vấn đề về lịch sử, mĩ học và phong cách xuất bản năm 2015 có hai bài tham luận về phim của Miyazaki. Bài viết Tái sinh trong điện ảnh: Spirited away nhìn từ góc độ cải biên của tác giả Lộ Đức Anh phân tích phim Spirted Away từ lý thuyết cải biên, đặt giả thiết bộ phim là một phiên bản cải biên của tiểu thuyết Alice in wonderland (Lewis Carroll). Bài viết Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong phim của Hayao Miyazaki của tác giả Nguyễn Hằng Nga. Thông qua một số phim tiêu biểu như Nausicaä of the Valley of the Wind, Castle in the sky, Princess Mononoke và My neighbor Totoro, tác giả đã phân tích cách ứng xử khác nhau của con người với thiên nhiên qua các thời kỳ và tác động 10 của thiên nhiên đến cuộc sống của con người. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề về sinh thái học trong phim của Hayao Miyazaki, thể hiện qua hệ thống các hình tượng thẩm mĩ, diễn ngôn và ngôn ngữ điện ảnh.Trong luận văn này chúng tôi chọn khảo sát các tác phẩm: My neighbor Totoro (Hàng xóm của em là Totoro, 1988), Princess Mononoke (Công chúa Mononoke, 1997), Spirited away (Vùng đất linh hồn, 2001). Đây là những tác phẩm nổi tiếng khắp thế giới, được cả người hâm mộ và giới phê bình đánh giá cao. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được kết quả tốt nhất, chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong luận văn của mình. Hướng tiếp cận chung: phê bình sinh thái (Ecocriticism), tiếp cận ý thức hệ và tiếp cận liên ngành. Phương pháp luận: sử dụng những lý thuyết nghiên cứu hình thức từ thi pháp học (poetics) đến tự sự học (narratology) kết hợp nhân học văn hóa, xã hội học. Về các phương pháp cu ̣ thể : phương pháp hệ thống, phương pháp ký hiệu học, phương pháp liên văn bản, phương pháp tiếp cận văn hóa học, phương pháp so sánh,… Về các thao tác khoa học, chúng tôi vận dụng các thao tác thông thường: so sánh, đối chiếu; thống kê, phân loại; mô hình hóa, khảo sát văn bản… 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương. Chương 1. Khái quát về lý thuyết phê bình sinh thái và sự nghiệp của đạo diễn Hayao Miyazaki. Chương 2. Dấu ấn sinh thái học qua hình tượng thẩm mĩ và diễn ngôn trần thuật Chương 3. Dấu ấn sinh thái học qua ngôn ngữ điện ảnh. 11 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠO DIỄN HAYAO MIYAZAKI 1.1. Khái quát về lý thuyết phê bình sinh thái 1.1.1. Định nghĩa phê bình sinh thái Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latin nghĩa là nhà ở, nơi cư trú. Sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, gồm oikos (chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết). Thuật ngữ sinh thái học ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel đưa ra. Sinh thái học là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa sinh vật và môi trường xung quanh [20]. Ngày nay, sinh thái học không chỉ là một bộ môn thuộc khoa sinh học mà nó còn được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, trong đó có cả khoa học xã hội và nhân văn. Thuật ngữ Ecocriticism (phê bình sinh thái) được đề xướng đầu tiên bởi William Rueckert trong khảo luận Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticism (1987). Theo Rueckert, phê bình sinh thái có nghĩa là “việc ứng dụng sinh thái học và các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học”. Nhiều thuật ngữ khác cũng được sử dụng như ecopoetics (thi pháp sinh thái), green cultural studies (phê bình văn hóa xanh), tất cả đều mang ý nghĩa chỉ khuynh hướng phê bình sinh thái.Một số học giả ưa chuộng thuật ngữ Ecocritism hơn vì nó ngắn gọn và dễ dàng tạo thành những dạng thức khác như ecocritical (tính chất phê bình sinh thái) và ecocritic (nhà phê bình sinh thái). Bên cạnh đó, họ thích tiền tố eco- (sinh thái) hơn tiền tố enviro- (môi trường) vì phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa với thế giới tự nhiên. Tiền tố enviro có tính nhị nguyên, lấy con người làm trung tâm, còn tất cả mọi thứ xung quanh đều là môi trường. Ngược lại, tiền tố eco ngụ ý rằng các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, những hệ thống hòa hợp và sự kết nối mạnh mẽ giữa các bộ phận cấu thành [9]. Có nhiều định nghĩa về phê bình sinh thái, song định nghĩa của Glotfelty được xem là ngắn gọn và dễ hiểu hơn cả. “Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền 12 xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxism mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm để nghiên cứu văn học.” [9] Phê bình sinh thái ra đời như phản ứng của giới nghiên cứu trước các vấn đề môi trường nóng bỏng. Nhiệm vụ trọng tâm của phê bình sinh thái là thông qua nghệ thuật để thể hiện quan điểm của mình về văn hóa ứng xử của con người đối với tự nhiên. Các nhà sinh thái đi tìm câu trả lời và giải pháp về mặt tư tưởng: văn hóa xã hội quyết định thái độ, hành vi của của con người đối với tự nhiên. 1.1.2. Đặc trưng của phê bình sinh thái Mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa Để hiểu rõ định nghĩa về phê bình sinh thái, trước hết phải hiểu quan niệm của phê bình sinh thái về tự nhiên và văn hóa, những vấn đề làm nên tư tưởng đặc thù của phê bình sinh thái. Tự nhiên (nature), từ gốc Latin là natura có nghĩa là thuộc về tự nhiên hay natus có nghĩa là được sinh ra để phân biệt với thế giới được tạo ra bởi con người. Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Tự nhiên là cái đương nhiên tồn tại, không phải do ý muốn, hiểu biết, sáng tạo của con người”. Con người là sản phẩm của tự nhiên, cần có tự nhiên để tồn tại. Con người cũng là tự nhiên, trong con người cũng có mặt tự nhiên như bản năng và con người cũng không thể sống tách rời tự nhiên. Như vậy, tự nhiên là một khái niệm rộng, bao hàm tự nhiên bên ngoài con người – môi trường và tự nhiên bên trong con người – bản năng [19; 26]. Ngày nay, tự nhiên đã trở thành một diễn ngôn mơ hồ, luôn luôn biến đổi, nó là cái tồn tại đương nhiên từ buổi hoang sơ nhưng đã bị con người dần chiếm hữu theo nhiều cách. Do đó, tự nhiên không còn là nó một cách nguyên thủy mà các yếu tố cấu thành nó ít nhiều đã bị quy định bởi con người. Theo sự biến thiên này, cặp từ tự nhiên (nature) và văn hóa (culture) không còn là sự đối lập mà có sự xuyên thấu lẫn nhau, thật khó để có thể phân loại rõ ràng, rành mạch. Trong cuốn Beginning theory - An introduction to literary and cultural theory, Peter Barry đã chứng minh bằng cách 13 lấy ví dụ. Chúng ta gọi môi trường bên ngoài là một chuỗi các khu vực xâm nhập, dịch chuyển dần từ khu vực tự nhiên sang khu vực văn hóa theo trật tự sau. Khu vực 1: cái hoang dã (the wilderness), gồm sa mạc, đại dương, những nơi không có người sinh sống. Khu vực 2: cảnh quan hiểm trở (the scenic sublime) như rừng núi, hồ, thác nước. Khu vực 3: vùng nông thôn (the countryside) như đồi, cánh đồng, rừng cây. Khu vực 4: cảnh quan nhân tạo (the domestic picturesque) như công viên, vườn, đường. Khi chúng ta dịch chuyển trong suy nghĩ giữa các khu vực này tức là ta đã dịch chuyển từ khu vực thuần túy tự nhiên (khu vực 1) sang khu vực phần lớn là văn hóa (khu vực 4). Cái hoang dã bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính – do văn hóa tạo ra và các khu vườn lại tồn tại phụ thuộc vào ánh nắng – vốn thuộc về tự nhiên [21; 252]. Các nhà phê bình sinh thái thường sử dụng cặp thuật ngữ human/ nonhuman khi nói về mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên. Human (nhân loại) dùng để chỉ con người và tất cả những thứ do con người tạo ra, bao gồm cả vật chất, trí tuệ và công nghệ. Nonhuman (phi nhân loại) dùng để chỉ các sinh vật không phải là con người và các yếu tố vật chất không có sự sống như không khí, đất, nước. Phê bình sinh thái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa yếu tố nhân loại (human) và phi nhân loại (nonhuman) trong các diễn ngôn văn hóa. Phê bình sinh thái khôi phục ý nghĩa và tầm quan trọng của tự nhiên với con người cũng như khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việc định hình và thay đổi các quan niệm về tự nhiên. Glotfelty khẳng định: “Toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa con người kết nối với tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng của nó. Phê bình sinh thái đặt vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học. Như một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất, như là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con người (human) 14 và (thế giới) phi nhân loại (nonhuman)”. [9] Tư tưởng triết học và quan niệm thẩm mĩ của phê bình sinh thái Triết học phương Tây đã manh nha các tư tưởng sau này trở thành tiền đề của phê bình sinh thái như: tư tưởng sinh thái của Rousseau, Darwin, Heidegger... Thuyết tiến hóa của Darwin đã chứng minh rằng con người và các sinh vật khác có cùng nguồn gốc trên ý nghĩa sinh vật học, bác bỏ quan niệm “con người là kiểu mẫu của muôn loài”, con người đứng cao hơn tất thảy. Rousseau, một nhà triết học Ánh Sáng cũng đề cao việc tôn trọng tự nhiên khi cho rằng bản chất của con người là lương thiện nhưng bị xã hội làm cho hư hỏng, vì vậy cần giáo dục con người trở về với thiên nhiên. Phê bình sinh thái chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tư tưởng triết học của các trường phái luân lý học môi trường phương Tây hiện đại như: Đại địa luân lý học (Land Ethics), Tự nhiên giá trị luận (Theory of nature value), Động vật giải phóng (Animal liberation), Sinh thái học chiều sâu (Deep ecology)… Triết lý sinh thái hiện đại tôn trọng sự bình đẳng của các sinh vật, thay đổi thế giới quan nhân loại trung tâm luận (human-centred) trong văn minh Kito giáo phương Tây. Như vậy, phê bình sinh thái không chỉ đơn thuần là đem sinh thái học và nghệ thuật kết hợp lại mà thực chất phê bình sinh thái kế thừa tư tưởng cơ bản của sinh thái học, hay nói cách khác là tư tưởng triết học sinh thái. Triết học sinh thái chính là khởi điểm lý luận và là căn cứ của phê bình sinh thái. Tư tưởng hạt nhân của phê bình sinh thái là Chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái (ecological holism), có nguồn gốc từ quan niệm hài hòa, tương hỗ, hệ thống của sinh thái học từ tư tưởng sinh thái của Engels, Darwin, triết học sinh thái của Heiderger đến triết học sinh thái chỉnh thể luận đương đại. Tư tưởng hạt nhân của chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái coi lợi ích chỉnh thể của hệ thống sinh thái có giá trị cao nhất, lấy sự có ích hay không có ích đối với việc bảo vệ, duy trì hoàn chỉnh, hài hòa, ổn định, cân bằng hệ thống sinh thái làm thước đo, tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá sự phát triển của xã hội, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cũng như phương thức sống của nhân loại. Tuy nhiên các nhà phê bình sinh thái 15 không phản đối vấn đề lợi ích con người. Họ vẫn tán thành, ủng hộ chủ nghĩa nhân văn trong việc xử lý các vấn đề xã hội. Họ chỉ phản đối tư tưởng cao ngạo, mù quáng khi nhìn nhận mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, coi việc chiếm đoạt, phá hoại tự nhiên làm phương thức khuếch trương bản thân [36].Trên lập trường chính trị, các nhà phê bình sinh thái đương đại phương Tây đề xuất ra bốn phương diện: sinh thái học độ sâu (deep ecology) cho rằng nguồn gốc của nguy cơ sinh thái là do con người và tự nhiên bị phân làm hai, chủ nghĩa sinh thái nữ quyền (eco-feminism) cho rằng thảm họa sinh thái xuất phát từ chủ nghĩa “chủ nghĩa nam giới trung tâm”, sinh thái học xã hội (social ecology) và sinh thái chủ nghĩa Marx (eco-marxism) cho rằng nguồn gốc của sự đổ vỡ trong tự nhiên là do các vấn đề chính trị có liên quan đến chủ nghĩa tư bản [16]. Không chỉ lấy chủ nghĩa chỉnh thể sinh thái làm tư tưởng triết học nền tảng, phê bình sinh thái lấy thẩm mỹ sinh thái làm nguyên tắc chỉ đạo. Nhà nghiên cứu Lý Khánh Bản cho rằng chủ trương của mỹ học sinh thái là thống nhất, hài hòa giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, cá nhân và xã hội chứ không phải là chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên, không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp. Thẩm mỹ sinh thái là thẩm mỹ mang tính tự nhiên, trong thẩm mỹ sinh thái không tồn tại chủ thể - khách thể, con người cảm nhận tự nhiên, thiết lập quan hệ chủ thể tương giao với đối tượng thẩm mỹ. Chủ nghĩa nhân loại trung tâm coi đối tượng thẩm mỹ tự nhiên là phương tiện, biện pháp, ký hiệu, công cụ biểu hiện, tượng trưng cho thế giới nội tâm hoặc nhân cách con người. Các nhà phê bình sinh thái lại chủ trương không thể dùng con mắt công cụ để đối đãi đối tượng thẩm mỹ tự nhiên. Thẩm mỹ sinh thái cũng đề cao tính chỉnh thể, không chỉ quan tâm đến đối tượng mà còn đặt nó trong hệ thống tự nhiên, từ đó khảo sát ảnh hưởng của nó đối với chỉnh thể sinh thái. Tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp của thẩm mỹ sinh thái cũng khác so với truyền thống. Trong thẩm mỹ sinh thái, cái gì có lợi cho sự ổn định, hài hòa của hệ thống sinh thái mới được coi là đẹp. Trong mỹ học truyền thống, con người là chủ thể, là thước đo của cái đẹp, còn trong phê bình sinh thái, thước đo lại là chỉnh thể sinh thái. Bên cạnh đó, thẩm mỹ sinh thái 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan