Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích và lập kế hoạch một hoạt động marketing cho sea links beach hote...

Tài liệu Phân tích và lập kế hoạch một hoạt động marketing cho sea links beach hote

.PDF
27
1
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn BÁO CÁO CUỐI KỲ HỌC PHẦN: MARKETING DU LỊCH PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH MỘT HOẠT ĐỘNG MARKETING CHO SEA LINKS BEACH HOTEL Ngành: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN HUỲNH MAI XUÂN Sinh viên thực hiện : PHẠM ĐỖ PHƯỢNG OANH MSSV : 2011160931 Lớp : 20DKSA2 TP. Hồ Chí Minh, 2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------KHOA QTDL – NH – KS NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Họ và tên sinh viên: ................................................................................................ MSSV: ................................................................................................ Lớp: ................................................................................................ Nhận xét chung: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tp.HCM, ngày ....... tháng ....... năm 20.... Giảng viên hướng dẫn ………………………………….. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................. 1 1.1. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................1 1.1.1. Marketing.............................................................................................1 1.1.2. Marketing du lịch.................................................................................1 1.2. Đặc điểm của Marketing Du lịch...................................................................1 1.3. Các mô hình marketing cơ bản...................................................................... 2 Mô hình phân tích SWOT................................................................................2 Mô hình chiến lược 4P..................................................................................... 2 Mô hình chiến lược 7P..................................................................................... 2 Mô hình chiến lược 9P..................................................................................... 3 Mô hình 3C trong marketing............................................................................3 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt động Marketing của doanh nghiệp..............4 1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng Marketing của doanh nghiệp Du lịch. ............................................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SEA LINKS BEACH HOTEL..................................................................................... 7 2.1 Giới thiệu về Sea Links Beach Hotel..............................................................7 2.1.1. Tổng quan về khách sạn Sea Links Beach..........................................7 2.1.2. Danh mục các sản phẩm của khách sạn Sea Links Beach..................7 2.2. Thực trạng hoạt động Marketing của khách sạn Sea Links Beach............... 8 2.2.1. Khách hàng mục tiêu........................................................................... 8 2.2.2. Đối thủ cạnh tranh.............................................................................. 9 2.2.3. Chiến lược về sản phẩm...................................................................... 9 2.2.4. Chiến lược giá....................................................................................10 2.2.5. Chiến lược con người........................................................................ 11 2.2.6. Chiến lược xúc tiến............................................................................12 2.2.7. Chiến lược phân phối........................................................................ 12 2.2.8. Chiến lược quy trình phục vụ............................................................13 2.2.9. Chiến lược về điều kiện vật chất....................................................... 14 2.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của khách sạn Sea Links Beach 15 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA SEA LINKS BEACH HOTEL......................................................................... 17 3.1. Thời điểm và mục tiêu Marketing............................................................... 17 3.2. Khách hàng mục tiêu....................................................................................17 3.3. Kênh truyền thông........................................................................................17 3.4. Nội dung kế hoạch....................................................................................... 17 3.4.1. Chính sách giá................................................................................... 17 3.4.2. Chính sách sản phẩm......................................................................... 18 3.4.3. Chính sách xúc tiến........................................................................... 19 3.4.4. Chính sách phân phối........................................................................ 21 3.4.5. Chính sách con người........................................................................ 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 23 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Marketing Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Theo Phillip Kotler “Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng có thể hiểu marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người thông qua trao đổi.” Theo Hiệp hội marketing Mỹ (American marketing association - AMA) “Marketing được xem như là một chức năng nhằm tổ chức và là một tiến trình bao gồm thiêt lập (creating), trao đổi (communication), truyền tải (delivering) các giá trị đến khách hàng và quản lý quan hệ đến khách hàng (managing costomer relationship) bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên có liên quan đến nó”. 1.1.2. Marketing du lịch Marketing du lịch là ngành đào tạo chuyên sâu về hoạt động Marketing trong lĩnh vực du lịch : bao gồm nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, đề ra mục tiêu và lập kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình bán hàng, các hoạt động xúc tiến (quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu). 1.2. Đặc điểm của Marketing Du lịch Các đặc điểm của marketing du lịch là : Hoạt động dựa trên mục tiêu xây dựng lòng tin, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng cũng như thành công trong cạnh tranh và lợi nhuận lâu dài nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của nơi đến du lịch. Marketing là sợi dây kết nối giữa mong muốn của người dùng với các nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Do đó, đặc điểm của dịch vụ Marketing du lịch bao gồm 4 yếu tố:  Làm cho sản phẩm luôn thích ứng với thị trường mục tiêu.  Định giá bán, điều chỉnh giá bán sao cho phù hợp với quan hệ cung cầu cũng như theo từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm/dịch vụ.  Mang sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.  Lan truyền, quảng bá thông tin về sản phẩm nhằm thu hút người dùng theo dõi sản phẩm của doanh nghiệp, của nơi ghé tới. 1.3. Các mô hình marketing cơ bản  Mô hình phân tích SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là mô hình được thiết lập để giúp những người làm marketing đánh giá lại sản phẩm và thị trường của mình. Hầu hết những người làm marketing đều phải nghiên cứu và đưa nó vào chiến lược marketing của doanh nghiệp mình.  Mô hình chiến lược 4P Cùng với phân tích SWOT, 4P cũng được xem là một trong những mô hình marketing căn bản nhất và cũng quan trọng nhất mà người marketing phải làm. Mô hình Marketing 4p (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing bao gồm: Product (sản phẩm), Price (Giá), Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), Place (Kênh phân phối).  Mô hình chiến lược 7P Đây là chiến lược marketing mix 4P kết hợp thêm 3 yếu tố. Chiến lược marketing mix 7P bao gồm: Sản phẩm (Product), Giá (Price), phân phối (Place), quy trình (Process), con người (People), triết lý (Philosophy). Marketing mix 7P cần kết hợp tất cả các yếu tố để chúng phối hợp với nhau theo cách nhịp nhàng nhất, tạo ra ảnh hưởng tích cực nhất đến quá trình bán và mua sản phẩm.  Mô hình marketing 4C Khi nói đến Marketing, người ta không thể không nhắc đến Marketing Mix (một số nơi thì để nguyên bản tiếng Anh, một số nơi quen gọi là Marketing Hỗn hợp). Và khi nói đến Marketing Mix, người ta hay nói đến 4P truyền thống. Tuy nhiên theo chuyên gia marketing hiện nay đã đưa ra khái niệm 4C và gắn các C này với các P theo từng cặp để lưu ý những người làm marketing đừng quên xem khách hàng là trọng tâm khi hoạch định các chiến lược tiếp thị. Các cặp P-C được “phối ngẫu” một cách có dụng ý này được thể hiện trong hình vẽ dưới đây: Hình 1: Mô hình 4C Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm) thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng, nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng chứ không phải chỉ là “giải pháp kiếm lời” của doanh nghiệp. Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng. Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.  Mô hình chiến lược 9P 9P là mô hình nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới, với sự ứng biến liên tục của 9P nó sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công và tăng trưởng tốt hơn trong một thế giới kinh doanh phức tạp và cạnh tranh. Những yếu tố tồn tại trong 9P bao gồm: people ( Con người), Process ( Quy trình), Performance ( Hiệu suất), Productivity (Năng suất), Product (Sản phẩm), Promotion (Xúc tiến), Pricing (Giá cả), Profitability (Lợi nhuận), Property (Tài sản sở hữu).  Mô hình 3C trong marketing Người tiêu dùng ngày càng khó tính hơn khi lựa chọn và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Nói cách khác, bạn phải thực sự nổi bật giữa số đông các nhà cung cấp khác. Để làm được điều này, tinh chỉnh các thông điệp truyền thông, tiếp thị là rất quan trọng và bạn có thể tham khảo “nguyên tắc 3C”. Chuỗi 3C là những nguyên tắc giúp bạn tạo ra nội dung, thông điệp phù hợp với khách hàng nhất. 3 chữ C quan trong trong mô hình này đó là Crisp: Ngắn gọn, Customer-Centric: Khách hàng làm trọng tâm, Consistent: Nhất quán. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng lên hoạt động Marketing của doanh nghiệp  Văn hóa xã hội Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống giá trị, quan niệm về niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình. Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ. Điềunày liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu theo khả năng tài chính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo.  Chính trị, pháp luật Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồm các bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động Marketing các yếu tố thuộc môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.  Kinh tế và công nghệ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.  Đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thoả mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp phải vươn lên vượt qua đối thủ của mình. Phân tích môi trường cạnh tranh là hết sức quan trọng, coi thường đối thủ, coi thường các điều kiện, yếu tố trong môi trường cạnh tranh dẫn đến thất bại là điều không thể tranh khỏi.  Môi trường địa lý, sinh thái Các yếu tố địa lý sinh thái từ lâu đã được nghiên cứu xem xét để có kết luận về cách thức và hiệu quả kinh doanh Các yếu tố môi trường sinh thái không chỉ liên quan đến vấn phát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng phát triển bền vững của từng doanh nghiệp. Các yếu tố thường nghiên cứu bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ, các vấn đề cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. 1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng Marketing của doanh nghiệp Du lịch. Chúng ta có thể thấy được rằng là thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có cung cấp được những sản phẩm mà thị trường đang cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng hay không. Và marketing là bộ phận tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn như tìm kiếm thông tin thị trường, truyền thông, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ khách hàng… Vậy nên có thể nói rằng marketing giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường. Marketing được hình thành từ đầu quy trình sản xuất sản phẩm, ở bước nghiên cứu về thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu. Marketing ảnh hưởng trực tiếp đến việc lên ý tưởng cho một sản phẩm, sáng tạo nên sản phẩm, phân phối và xúc tiến bán hàng .Vì vậy ý nghĩa của Marketing đối với doanh nghiệp là rất lớn. Marketing giúp các công ty tồn tại, bởi nó là vũ khí để họ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường và giúp các công ty phát triển, bởi nó là bước quan trọng ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh doanh, mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu và nối doanh nghiệp với thị trường mà họ hoạt động thông qua các giai đoạn như nghiên cứu thị trường, truyền thông, phát triển và tiêu thụ sản phẩm,… Mối liên kết này giúp doanh nghiệp định vị được bản thân trên thị trường mục tiêu. Có thể thấy ý nghĩa của Marketing với doanh nghiệp rất sâu sắc và không thể thay thế, xóa bỏ và cũng chính vì thế, nó chính là cầu nối của 2 thái cực cung và cầu. Nó điều tiết các hoạt động sản xuất của xã hội tạo nên trạng thái cân bằng của khối lượng và giá cả sản phẩm. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SEA LINKS BEACH HOTEL. 2.1 Giới thiệu về Sea Links Beach Hotel 2.1.1. Tổng quan về khách sạn Sea Links Beach Sea Links Beach Hotel là khách sạn đầu tiên tại Mũi Né được chính thức công nhận 5 sao. Đây là khách sạn lớn nhất trong khu vực Mũi Né, Phan Thiết. Với kiến trúc xây dựng giật tầng độc đáo và ấn tượng, có 188 phòng trang nhã, tiện nghi sang trọng, nội thất cao cấp hướng ra vịnh biển Mũi Né xinh đẹp cùng nhiều dịch vụ tiện ích khác như: Hồ bơi, Spa, Nhà hàng, Terrace Coffee, Hội trường và Trung tâm Hội nghị quốc tế gần 1000 khách. Sea Links Beach Hotel là thương hiệu khách sạn duy nhất được quản lý bởi Sea Links City. Sea Links Beach Hotel cùng các quần thể nghỉ dưỡng khác thuộc sở hữu của Sea Links City, bao gồm biệt thự và căn hộ cao cấp 5 sao tiêu chuẩn quốc tế, sân golf 18 lỗ thử thách nhất Châu Á, lâu đài rượu vang RD độc đáo và duy nhất tại Việt Nam, đã được các tổ chức du lịch thế giới xếp hạng vào một trong những resort sang trọng bậc nhất Việt Nam. Sea Links City tọa lạc bên bờ biển quyến rũ nhất miền Nam Trung Bộ - Mũi Né Phan Thiết, Sea Links City là một quần thể kiến trúc sang trọng, một khu nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế và hiện là biểu tượng của Thủ Đô Resort Phan Thiết. Tổng diện tích của Sea Links City 154 ha với mức đầu tư 2000 tỷ đồng và được chính thức đưa vào hoạt động năm 2010. Đến nay đã hoạt động gần 12 năm nhưng chất lượng tại Sea Link không hề giảm đi. Chủ đầu tư là tập đoàn Rạng Đông được thành lập từ trên đầu năm 1991, hoạt động trong các lĩnh vực: thi công lắp những loại cơ sở hạ tầng; công trình BOT; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; đầu tư các khu dân cư; khu du lịch phức hợp… Đặc biệt, Sea Links Beach Hotel là một trong số ít khách sạn thiết kế những thảm cỏ phủ xanh tất cả các ban công riêng hơn 16m2 của mỗi phòng, mang đến cảm giác luôn xanh và tươi mát. 2.1.2. Danh mục các sản phẩm của khách sạn Sea Links Beach Khách sạn Sea Links Beach cung cấp đa dạng các dịch vụ cho du khách trong đó có các dịch vụ cơ bản gồm:  Dịch vụ phòng nghỉ  Phòng hội nghị, hội thảo  Nhà hàng và bar  Dịch vụ chăm sóc sức khỏe  Dịch vụ giải trí (lướt ván, quần (karaoke và massage, bể bơi, spa,…) vợt, sân gôn,….) Các dịch vụ bổ sung khác rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc điều kiện tài chính và nhu cầu của khách hàng, bao gồm:  Đổi ngoại tệ  Giặt ủi và dịch vụ giặt khô  Dịch vụ lễ tân 24h  Photocopy và dịch vụ thư kí  Dịch vụ bán tour  Dịch vụ đưa đón sân bay  Dịch vụ du lịch  Dịch vụ phòng  Dịch vụ tổ chức tiệc, sinh nhật, lễ cưới 2.2. Thực trạng hoạt động Marketing của khách sạn Sea Links Beach 2.2.1. Khách hàng mục tiêu Đối tượng khách hàng mục tiêu của khách sạn Sea Links Beach: khách hàng hạng sang và hạng trung cả trong nước và quốc tế. Lượng khách hàng tiềm năng là khách quốc tế đến với Việt Nam tăng qua các năm và tạo tiền đề tốt cho hoạt động kinh doanh khách sạn của Sea Links Beach. Đặc điểm chính của khách hàng: có thu nhập cao và ổn định, có xu hướng tiêu dùng tích hợp nhiều dịch vụ khi lưu trú tại khách sạn. Họ nắm bắt thông tin nhanh và chính xác, là người trí thức có những hiểu biết về thị trường và chủ động trong tiếp nhận, phân tích thông tin, thường có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ. Hình 2: Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 2.2.2. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh của khách sạn Sea Links Beach là các sản phẩm thay thế cho khách sạn như biệt thự, căn hộ du lịch, nhà nghỉ, bungalow, resort, homestay đang phát triển mạnh mẽ tại Phan Thiết. Có thể kể đến như: The Cliff Resort & Residences, Sailing Club Resort Mui Ne, Anantara Mui Ne Resort,… 2.2.3. Chiến lược về sản phẩm Nói tới kinh doanh khách sạn thì điều đầu tiên phải đề cập đến là kinh doanh lưu trú. Và nó chiếm tỉ trọng vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều so với các loại hình kinh doanh dịch vụ khác. Cũng chính vì vậy mà hoạt động của khách sạn gần như bị chi phối bởi hoạt động này. Sea Links Beach Hotel có tổng cộng 188 phòng với đầy đủ các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn 5 sao gồm các loại phòng sau: Superior, Deluxe, Premium Deluxe, Family Suite và President Suite. Cũng như các khách sạn cùng hoạt động trong lĩnh vực, khách sạn Sea Links Beach luôn mong muốn có thể phục vụ tất cả các đối tượng khách từ du lịch thuần túy, khách công vụ, MICE, cùng nhiều thị trường khách từ nội địa đến quốc tế. Có một yếu tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ lưu trú và đồng thời tạo nên sự khác biệt giữa các khách sạn đó chính là địa điểm và cảnh quan xung quanh khách sạn. Song song với việc đưa ra các loại sản phẩm dịch vụ lưu trú như đã phân tích ở trên, khách sạn Sea Links Beach còn có khả năng cung cấp một số dịch vụ bổ sung khác trong đó phải kể đến các sản phẩm ăn uống cho bộ phận nhà hàng đảm nhiệm. Với danh mục các món ăn rất đa dạng của Việt Nam cũng như quốc tế cùng với trang thiết bị cơ sở vật chất sang trọng, cộng với sự nhiệt tình chu đáo của đội ngũ nhân viên. Nhà hàng khách sạn có thể đem lại cho khách hàng những món ăn ngon miệng hợp khẩu vị. 2.2.4. Chiến lược giá Giá là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược marketing – mix. Nó không chỉ ảnh hưởng tới hiệu quả marketing mà còn liên quan tới kết quả kinh doanh và sự sống còn của doanh nghiệp. Trong kinh doanh khách sạn cũng vậy. Vào thời buổi mà các khách sạn xuất hiện ngày một nhiều và cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp khách sạn đều phải giảm giá sản phẩm dịch vụ của mình theo xu hướng chung của thị trường. Có nhiều khách sạn giảm giá so với mục đích “được ít còn hơn không”, đồng thời để tăng tính cạnh tranh cho nên đã định cho doanh nghiệp một mức giá hấp dẫn. Nhưng bên cạnh đó, có những doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tương đương song lại đưa ra một mức giá cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Như vây, có thể thấy được ở đây là tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh của mình, mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một chiến lược giá tối ưu, đảm bảo phải bù đắp được chi phí lại vừa có lãi, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu. Đứng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các khách sạn, khách sạn Sea Links Beach cũng cần có các điều chỉnh về giá của mình tương ứng với giá thị trường. Với tiêu chí giảm giá nhưng không giảm chất lượng, đồng thời để tạo cho sản phẩm dịch vụ của khách sạn có một vị trí cao trên thị trường, cho nên chiến lược giá mà doanh nghiệp đang áp dụng đó là chiến lược định giá cao hơn giá thị trường. Chiến lược này cũng có cái hay nhưng cũng có cái hạn chế của nó. Đối với nhóm khách hàng mục tiêu là khách du lịch thì mối quan hệ cầu so với giá có sự co giãn nhiều. Nếu như giá của khách sạn cao hơn so với giá của đối thủ canh tranh thì việc thuyết phục khách đến với khách sạn là rất khó. Tuy nhiên, điều này lại không giống với nhóm khách hàng công vụ và khách thương gia. Nhóm khách hàng này chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng, còn giá chỉ là yếu tố thứ hai. Vì vậy việc định giá cao để định vị sản phẩm ở mức chất lượng cao với phân đoạn thị trường là điều nên làm. Giá cả của khách sạn Sea Links Beach có phương hướng cao hơn so với mặt bằng cạnh tranh chung. Song trên thực tế mức giá này không hẳn là cố định mà giao động lên xuống. Sự mềm dẻo của chiến lược giá cả còn được thể hiện ở mức hoa hồng trong giá phòng của khách sạn. Đối với những khách hàng thường xuyên lui tới khách sạn giảm giá từ 10-15%. Đối với các công ty du lịch, các hãng lữ hành quốc tế có ký kết hợp đồng thì mức hoa hồng giành cho họ từ 10-15%, trả cho hướng dẫn viên đưa khách đến 3%. Ngoài ra, trong một số trường hợp có đoàn khách lớn đến khách sạn và họ đòi hỏi cùng một loại phòng nhưng khách sạn không thể đáp ứng đủ. Khi đó, khách sạn phải chấp nhận để khách ở phòng có chất lượng cao hơn với giá cả có thể chênh lệch đôi chút. Với chiến lược giảm giá phân biệt theo vụ năng như trên có thể làm cho hiệu quả sử dụng phòng nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung không bị suy giảm nhiều. 2.2.5. Chiến lược con người Khách sạn Sea Links Beach là khách sạn đã duy trì được nguồn nhân lực khá tốt. Nhân lực chính là lao động con người mà không máy móc nào thay thế được. Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” - bao gồm cả cách quản lý bản thân, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và người cho vay như thế nào. Cung cách quản lý, môi trường làm việc đem lại cho nhân viên của mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá của khách sạn. Tùy theo những điều kiện cụ thể của mình mà khách sạn có được một nguồn nhân lực mang những nét đặc trưng. Ngoài ra, khách sạn hiện nay không ngừng cải thiện, trau dồi, rèn luyện ngoại ngữ và nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên của mình. Khách sạn đã thuê các chuyên gia nước ngoài về đào tạo, cho các nhân có năng lực đi học ở những khách sạn ở nước ngoài hoặc là tạo điều kiện thuân lợi để họ tham gia các khóa học tại các trường đại học chuyên nghiệp. Và có thể nói đây là hướng đi rất đúng đắn của khách sạn Sea Links Beach. 2.2.6. Chiến lược xúc tiến Để xúc tiến và đẩy mạnh tốc độ bán các sản phẩm dịch vụ đồng thời khắc sâu hình ảnh cảu khách sạn vào tâm trí khách hàng, khách sạn có thể sử dụng các chính sách như: quảng cáo, khuyến mại, bán trực tiếp, quan hệ công chúng. Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quảng cáo trong việc chiếm lĩnh thị trường cũng như cạnh tranh, khách sạn Sea Links Beach đang thiết lập cho mình một chiến lược quảng cáo có quy mô khá lớn. Trong đó có các hình thức quảng cáo truyền thống như in tên khách sạn lên xà phòng tắm, khăn mặt, giấy, bút, phong bì hay các tờ hóa đơn hay menu… Thêm vào đó, thời gian gần đây khách sạn đã cho quảng cáo trong các tạp chí trong và ngoài nước trên internet nhằm giới thiệu tên tuổi của khách sạn, cung cấp những thông tin về điều kiện ăn, ở, từ đó khuyến khích việc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Đi đôi với công tác quảng cáo, khách sạn Sea Links Beach còn rất chú ý tới vấn đề quan hệ công chúng. Thông qua việc tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ hàng năm, khách sạn tăng cường mối quan hệ mật thiết với những đối tác kinh doanh, lắng nghe ý kiến, nhận xét và nguyện vọng của họ, từ đó tiếp thu và thiết lập chiến lược marketing – mix trong thời gian tới. 2.2.7. Chiến lược phân phối Song song với việc hoàn thiện, đổi mới về chủng loại sản phẩm dịch vụ, xây dựng chính sách giá tối ưu thì trong chiến lược marketing – mix của mình khách sạn còn phải lựa chọn và quyết định các phương pháp khác sao cho hiệu quả nhất. Do việc xác định thị trường mục tiêu và đối tượng, khách du lịch quốc tế, cho nên việc bán trực tiếp các sản phẩm dịch vụ mà không qua khâu trung gian nào là rất khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy mà việc tạo lập các mối quan hệ với các công ty du lịch, các hãng lữ hành trong và ngoài nước được khách sạn hết sức quan tâm, bởi đây là nguồn cung cấp khách chính cho khách sạn. Qua nghiên cứu và phân tích chọn lựa khách sạn Sea Links Beach đã ký kết các hợp đồng với nhiều đối tác lớn có uy tín như: Agoda, Booking.com, Tripadvisor,… Đây là những kênh phân phối chủ yếu của khách sạn, trên 2/3 lượng khách của khách sạn là do họ điều phối. Những nhân tố trung gian này có nghĩa vụ giới thiệu và cung cấp cho khách hàng những thông tin về điều kiện ăn ở, sự phục vụ của khách sạn, các dịch vụ bổ sung và điều kiện kèm theo… 2.2.8. Chiến lược quy trình phục vụ Khách hàng chọn khách sạn Sea Links Beach có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố ấn tượng tốt đẹp từ lần nghỉ trước như bạn bè giới thiệu, tên tuổi và uy tín của khách sạn, vị trí chất lượng và giá cả của dịch vụ,… Nhưng có yếu tố quan trọng không kém đó là thái độ, năng lực làm việc và cả sự hiểu biết của nhân viên lễ tân. Với đội ngũ nhân viên được đầu tư học tập và rèn luyện, không khó để khách sạn có thể chiếm được cảm tình của khách hàng. Sau khi đón tiếp và làm thủ tục nhận phòng cho khách, nhân viên lễ tân trực tiếp hoặc phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn để phục vụ khách hàng bằng cách chỉ dẫn, đưa khách hàng lên nhận phòng, mang vác đồ và hành lý hộ khách với thái độ vui vẻ và tác phong chuyên nghiệp nhất. Trong khoảng thời gian đưa khách lên phòng, nhân viên lễ tân còn giới thiệu cho khách hàng các dịch vụ khác của khách sạn để kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ. Mục đích của giai đoạn này là tối đa hóa mức độ hài lòng của khách hàng, tạo ấn tường tốt để khách hàng muốn quay trở lại vào lần sau. Ngoài ra, trong suốt thời gian lưu trú của khách, nhân viên lễ tân còn phải tiếp nhận và giải quyết các phàn nàn của khách hàng. Nhân viên lễ tân theo dõi tổng hợp các chi phí của khách hàng phục vụ cho việc thanh toán và tiễn khách. Tiễn khách một cách tận tình chu đáo để khách có thể cảm nhận được sự quan tâm của khách sạn đối với mình, khiến khách muốn quay lại vào lần sau. Hình 3: Quy trình phục vụ khách 2.2.9. Chiến lược về điều kiện vật chất Khách sạn Sea Links Beach được lấy ý tưởng từ hình ảnh ruộng bậc thang truyền thống của Việt Nam nên khách sạn được xây dựng ở vị trí cao nhất trong khu phức hợp. Khách sạn có tổng thể kiến trúc sang trọng. Khuôn viên của khách sạn được chăm chút để du khách có thể hòa mình với thiên nhiên và cây cối xanh tươi nhưng vẫn có thể tận hưởng không khí biển cả với tầm nhìn toàn cảnh vịnh Mũi Né. Khách sạn có 188 phòng, gồm các hạng phòng: Superior, Deluxe, Premium Deluxe, Family Suite và President Suite. Các phòng đều được đầu tư các trang thiết bị hiện đại như điều hòa, ti vi, truy cập internet tốc độ cao, giường đệm cao cấp, két sắt, bàn làm việc… Phòng Superior có diện tích 37 mét vuông với view nhìn ra hồ bơi thoáng mát hoặc thức cảnh vịnh Mũi Né. Với sự chăm chút thiết kế từng những chi tiết nhỏ nhất, phòng được chọn tone vàng là gam màu chủ đạo tạo cảm giác sang trọng, quý phái cho du khách khi nghỉ ngơi tại đây. Phòng President Suite phù hợp với những du khách muốn có một không gian riêng tư tuyệt đối, đầy sang trọng và đẳng cấp. Ngoài những tiện nghi và dịch vụ cao cấp nhất thì hạng phòng này còn có hồ bơi ngoài trời riêng biệt giúp du khách được thư giãn trong không gian kín đáo. Ngoài ra khách sạn còn có 6 phòng họp mang tiêu chuẩn cao, trong đó có 4 phòng họp cá nhân và phòng đại hội nghị với sức chứa lên đến 500 người. Tất cả các phòng họp đều được trang bị đầy đủ máy chiếu hiện đại, dàn âm thanh chuyên nghiệp để phục vụ cho những buổi họp và hội nghị quan trọng. Tiếp theo đó là nhà hàng Sea Green với không gian rộng lớn, vừa trang nhã lại hết sức hiện đại sẽ phục vụ mọi nhu cầu về ẩm thực Á – Âu theo sở thích của du khách. Đặc biệt những món ăn nổi tiếng của Phan Thiết như gỏi cá sú, mực một nướng muối ớt, tôm mũ ni ngọt lịm,…được nhiều du khách yêu thích khi thưởng thức. Ngoài ra nhà hàng còn có không gian gần gũi với thiên nhiên giúp du khách trải nghiệm những bữa ăn ấm áp bên người thân hay những bữa tiệc ngoài trời náo động bên người bạn và đồng nghiệp của mình. Cùng với các nhà hàng là quán bar phục vụ quý khách mocktail, cocktail đặc trưng và cổ điển cùng các loại rượu nổi tiếng thế giới và karaoke với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại sẽ đem đến những phút giây thư giãn cho quý khách. Và đặc biệt với Jojoba Spa, du khách sẽ được thư giãn, được chăm sóc rất chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ thuật viên nhiều năm kinh nghiệm. Bên cạnh khu thư giãn, hồi phục sức khỏe là hệ thống phòng tập thể hình, yoga với các máy móc, thiết bị tập luyện hiện đại và bể bơi sang trọng với các tiêu chuẩn về nước và quy trình an toàn. Ngoài ra còn có hệ thống thang máy riêng (cho khách và cho nhân viên), có hệ thống cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy đầy đủ và hoạt động tốt, có thang máy thoát hiểm khi gặp sự cố, có hệ thống điện và nước sạch cung cấp đủ 24h trong ngày. Hệ thống cơ sở vật chất của khách sạn Sea Links Beach luôn ở tiêu chuẩn sang trọng, đầy đủ tiện nghi và hiện đại, luôn đáp ứng được mọi nhu cầu về ăn, ở, vui chơi giải trí cũng như công việc của khách hàng một cách thuận tiện, dễ dàng và thoải mái nhất. Đây là một điểm nhấn rất thành công của doanh nghiệp. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của khách sạn Sea Links Beach Thách thức:(T) Cơ hội: ( O) 1. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế 1. Tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực đầu tư và 2. Tình hình kinh tế hiện nay không ổn phát triển du lịch. định. 2. Du lịch Bình Thuận gần đây đón nhận nhiều tin vui khi Phan Thiết vào top 10 điểm đến được khách du lịch lựa chọn vào dịp đón năm mới Dương lịch 2022; Mũi Né là đại diện duy nhất của châu Á lọt top 10 trong danh sách 100 bãi biển tốt nhất thế giới của Công ty dịch vụ lưu trữ hành lý Bounce. 3. Tỉnh ủy Bình Thuận ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 4. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng được tăng cường. 5. Môi trường chính trị pháp luật xã hội ổn định, an toàn. 6. Du lịch MICE ngày càng được chú trọng và phát triển ở Việt Nam. Điểm yếu: (W) Điểm mạnh:(S) 1. Hiện nay, một số cơ sở vật chất kĩ thuật 1. Sea Links Beach Hotel là khách sạn 5 của khách sạn không được hiện đại và sao đầu tiên tại Mũi Né. thuận tiện cho khách sử dụng. 2. Vị trí địa lý của khách sạn rất thuận 2. Việc khai thác mở rộng thị trường khách tiện. mới, sản phẩm mới còn chưa tốt, chủ yếu 3. Khách sạn có nhiều tiện nghi và dịch giữ khách quen. vụ tiện nghi đạt chuẩn quốc tế, có thể đáp 3. Cơ chế hoạt động của khách sạn chưa ứng đầy đủ yêu cầu của du khách. được chủ động, còn rườm rà. 4. Đội ngũ nhân viên và quản lý khách 4. Cơ chế tuyển dụng còn nhiều hạn chế. sạn rất được chú trọng. 5. Giá cả dịch vụ còn khá cao so với chất 5. Khách sạn đạt chuẩn quốc tế cung cấp lượng của chúng. những dịch vụ cao cấp. 6. Chưa tham gia nhiều hoạt động trong 6. Hoạt động quảng bá sản phẩm của nước để quảng bá sản phẩm. khách sạn mạnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan