Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tiêu thụ sữa vinamilk trong giai đoạn 2015 – 2019 ( www.site...

Tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ sữa vinamilk trong giai đoạn 2015 – 2019 ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
37
12591
64

Mô tả:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời kì hội nhập như hiện nay, tuy đất nước có bước phát triển mới nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn thử thách, đặc biệt là các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Đối với các doanh nghiệp phải nhanh chóng hòa nhập bằng không sẽ bị đào thải. Khi hội nhập, các doanh nghiêp có thể tận dụng trình độ công nghệ, thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị phần, và sữa là một ngành công nghiệp không ngoại lệ. Kinh tế xã hội phát triển đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm không chỉ ngon bổ dưỡng mà phải đảm bảo sức khỏe an toàn vệ sinh. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội công ty sữa Vinamilk – Việt Nam đã cho ra đời những sản phẩm, đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới như chiếm khoảng 30-80% thị phần trong nước. Trên 90% kim ngạch xuất khẩu của VNM là thị trường Trung Đông, Iraq, Úc, Mỹ, Canada, Thái Lan. Với xu hướng thị hiếu khách hàng tìm mua các sản phẩm sữa, và mức tiêu thụ ngày càng tăng, đang tạo cơ hội cho ngành công nghiệp sữa có cơ hội phát triển. Hơn thế nữa Vinamilk vượt xa yêu cầu đó, với chủng loại đa dạng phong phú, bổ dưỡng, công ty đã cho ra đời nhiều chủng loại sản phẩm, duy trì được vai trò chủ đạo trên thị trường trong nước và cạnh tranh hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Công ty phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ mạng lưới phân phối rộng khắp của công ty. Thiết lập tìm kiếm kênh phân phối cho các sản phẩm mới cũng như thiết lập quan hệ đối tác với các đơn vị khác kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa. Bên cạnh đó, khi gia nhập các tổ chức thương mại, mở cửa giao thương với các nước trên thế giới, ngành sữa nói chung gặp phải những đối thủ cạnh tranh với nguồn lực dồi dào, giàu kinh nghiệm, trình độ công nghệ tiên tiến, là lực cản mạnh mẽ cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới, do đó cần có biện pháp hợp lý, thu hút vốn đầu tư, tận dụng trình độ khoa học công nghệ, tổ chức tiếp thị,...nhằm tạo uy tín thương hiệu, tạo dấu ấn sản phẩm mới mong dành được thị phần. Đặc biệt là trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sữa, nhu cầu tiêu thụ giảm đáng kể, đây là điều đáng quan tâm đối với ngành sữa 1 nói chung và công ty sữa Vinamilk nói riêng. Với yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn 2015 – 2019” nhằm khái quát tình hình tiêu thụ sữa trong thời gian qua, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của công ty, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong thời kì khủng hoảng, phát triển và ổn định ngành trong tương lai. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn 2006 – 2009 vừa qua đồng thời đưa ra giải pháp giúp cải thiện và nâng cao doanh số tiêu thụ của công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Khái quát thực trạng tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn vừa qua.  Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk từ năm 2006 đến nay.  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sữa.  Đưa ra giải pháp khắc phục và phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tiêu thụ sữa của công ty Vinamilk Việt Nam. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, doanh thu,… 1.3.2 Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trên toàn quốc 1.3.3 Phạm vi về thời gian Để đạt được mục tiêu phân tích tình hình tiêu thụ tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk của công ty Vinamilk Việt Nam đề tài nghiên cứu từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010. Để tài thực hiện thu thập dữ liệu từ năm 2006 đến nay. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập số liệu thứ cấp: Để phân tích một cách chính xác, kịp thời về tình hình tiêu thụ sữa dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như: báo, tạp chí,..niên giám thống kê kinh tế, thời báo kinh tế Sài Gòn,… cùng các trang web của cục thống kê, trang web của công ty Vinamilk, và nhiều trang web khác có liên quan. 2 1.4.2 Phương pháp phân tích  Dùng phương pháp mô tả để mô tả thực trạng khái quát tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk.  Dùng phương pháp so sánh để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch biến động lượng tiêu thụ, quy mô, khối lượng, tốc độ tăng trưởng,…qua các năm.  Từ các phương pháp trên kết hợp với phương pháp luận nhằm đưa ra các kiến nghị giải pháp giúp nâng cao doanh số của công ty trong thời gian tới. CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SỮA CỦA CÔNG TY VINAMILK VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu chung về công ty Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam, là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007 Vinamilk được hình thành từ năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…VINAMILK luôn mang đến những sản phẩm chất lượng, bổ dưỡng và ngon miệng nhất cho sức khoẻ. Vinamilk thương hiệu được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007 Trang thiết bị hàng đầu, phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất, Vinamilk tự hào cùng các chuyên gia danh tiếng trong và ngoài nước đã tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị góp phần xây dựng thương hiệu Vinamilk. Sau 30 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa.: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, Kem, sữa chua, Phô – mai. Và các sản phẩm 3 khác như: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà Cà phê hòa tan, nước uống đóngchai, trà, chocolate hòa tan… Các sản phẩm của Vinamilk không chỉ được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm mà còn có uy tín đối với cả thị trường ngoài nước. Đến nay, sản phẩm sữa Vinamilk đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Balan, Trung Quốc, khu vực Trung Đông, khu vực Châu Á, Lào, Campuchia … Trong thời gian qua, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý 4 Vinamilk có đội ngũ quản lý hùng mạnh và đầy tham vọng đã gắn bó với công ty từ khi Vinamilk còn là doanh nghiệp 100% vố n nhà nước. Nhờ sự dẫn dắt của đội ngũ quản lý này, Vinamilk đã đạt được nhiều thành công như lọt vào danh sách một trong 10 công ty đạ t giải hàng Việt Nam chất lượng cao liên tục từ năm 1995 đến 2007, đạt giải thưởng Công nghệ Sáng tạo của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới nă m 2000 và 2004 cũng như nhiều giải thưởng khác của chính phủ Việt Nam. 2.3 Nguồn cung cấp nguyên phụ liệu Xây dựng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung cấp chiến lược lớn trong và ngoài nước là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô không những ổn định về chất lượng cao cấp mà còn ở giá cả rất cạnh tranh Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk. Hoogwegt International đóng vai trò quan trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Hoogwegt có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sữa và khuynh hướng của thị trường sữa ngày nay. Hoogwegt duy trì các mối quan hệ với các nhà sản xuất hàng đầu và tăng cường mối quan hệ này thông qua các buổi hội thảo phát triển sản phẩm mới hơn là đưa ra các yêu cầu với đối tác. Vinamilk và các công ty nổi tiếng trên toàn thế giới đếu có mối quan hệ chặt chẽ với Hoogwegt. Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, Vinamilk có các mối quan hệ lâu bền với các nhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua. 5 Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk Name of Supplier Product(s) Supplied · Fonterra (SEA) Pte Ltd Milk powder · Hoogwegt International BV Milk powder · Perstima Binh Duong, Tins · Tetra Pak Indochina Carton packaging and packaging machines Ngoài ra, các nông trại sữa là những đối tác chiến lược hết sức quan trọng của Vinamilk trong việc cung cấp tới cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất. Sữa được thu mua từ các nông trại phải luôn đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng đã được ký kết giữa công ty Vinamilk và các nông trại sữa nội địa. 2.4 Mạng lưới và phân phối bán hàng Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Vinamilk là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động, cho phép Vinamilk chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lượng tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, chúng tôi đã bán sản phẩm thông qua 201 nhà phân phối cùng với hơn 141.000 đểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của chúng tôi. Đội ngũ bán hàng còn kiêm nhiệm phục vụ và hỗ trợ các hoạt động phân phối đồng thời phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới. Ngoài ra, Vinamilk còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước. Cùng với mạng lưới phân phối trong nước, Vinamilk hiện tại đang đàm phán các hợp đồng cung cấp với các đối tác tiềm năng tại các nước như Thái Lan, Úc và Mỹ. 6 Vinamilk cũng là một trong số ít các công ty thực phẩm và thức uống có trang bị hệ thống bán hàng bằng tủ mát, tủ đông. Việc đầu tư hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông là một rào cảng lớn đối với các đối thủ cạnh tranh muốn tham gia vào thị trường thực phẩm và thức uống, bởi việc trang bị hệ thống bán hàng tủ mát, tủ đông này đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn. 2.4 Thị trường 2.5.1 Phân vùng địa lý thị trường chính Chúng tôi tập trung hiệu quả kinh doanh chủ yếu tại thị trường Việt nam, nơi chiếm khoảng 80% doanh thu trong vòng 3 năm tài chính vừa qua. Chúng tôi cũng xuất khẩu sản phẩm ra ngoài Việt Nam đến các nước như: Úc, Cambodia, Iraq, Kuwait, The Maldives, The Philippines, Suriname, UAE và Mỹ. Phân loại các thị trường chủ yếu theo vùng như sau: Số lượng thị trường Vùng ASEAN : 3 (Cambodia, Philippines và Việt Nam) Trung Đông : 3 (Iraq, Kuwait, UAE) Phần còn lại : 4 (chú yếu là Úc, Maldives, Suriname và Mỹ) Tổng cộng :10 2.5.2 Khách hàng chính Bảng phân loại sau đây cho thấy các khách hàng (không phải NPP) chiếm hơn 5%/doanh thu hoặc hơn nữa trong vòng 3 năm tài chính trước đây tính đến 31/12/2007: Tên khách hàng %/Doanh thu %/Doanh thu %/Doanh thu năm 2005 State Company for năm 2006 năm 2007 Foodstuff 24.2 18.2 0 Foodstuff - - 5.1 Trading,Baghdad, Abdulkarim Alwan Trading (LLC) 7 2.5 Thị phần Hiện nay, trên thị trường có 7 công ty chính trong ngành sữa: công ty sữa Việt Nam - Vinamilk, công ty Dutch Lady, công ty TNHH Nestlé Việt Nam, công ty Nutifood, công ty cổ phần Hanoi Milk, công ty Đại Tân Việt, công ty F&N, và nhiều công ty có quy mô sản xuất nhỏ khác. Các công này hiện nay đang cạnh tranh khá gay gắt trên phần lớn các phân khúc của thị trường. Trong nước về sữa bột, Vianamilk chỉ chiếm trên 10% ,Dutch Lady Việt Nam ( Với hai nhà máy tại Bình Dương và Hà Nam ) cũng chiếm trên 10% Công ty cổ phần thực phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm (Nutifood) trên 5%,con lại 60% là thuộc về Mead Johnson và Abbott, Hàn Quốc, Nhật Bản, các công ty nước ngoài. Đối với sản phẩm sữa tươi, sữa chua uống, sữa đặc, Vinamilk đang chiếm vị trí dẫn đầu thị trường. Đối với các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng, Vinamilk chiếm khoảng 35% thị phần nội địa. Khoảng 65% thị phần còn lại thuộc sản phẩm của các công ty: Dutch Lady, Nestlé, Abbott (Hoa Kỳ), Anlene (New Zealand), Dumex, Mead Johnson (Hoa Kỳ) Vinamilk – Công ty sữa lớn nhất Việt Nam, hiện chiếm khoảng 38% thị phần. Vinamilk đã duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu trong nước ở mức cao với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 21,2%/năm trong giai đoạn 2004-2008. Với những lợi thế về năng lực cạnh tranh hiện tại, Vinamilk có khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu nội địa cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường sữa trong nước trong thời gian tới. 2.6 Chiến lược phát triển Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau: • Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới; • Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn; • Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khác nhau; Cụ thể:Vinamilk tiếp tục chiến lược đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc xây dựng hệ thống sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Ngoài ra, Công ty xác định đa 8 dạng hoá sản phẩm để tận dụng công nghệ thiết bị sẵn có, tận dụng hệ thống phân phối để phát triển, tiến tới trở thành một tập đoàn thực phẩm mạnh tại Việt Nam. Nhằm đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, Công ty đã mở rộng thêm hai lĩnh vực sản xuất bia và café. Nhà máy bia có công suất ban đầu là 50 triệu lít/năm và sẽ tăng công suất lên đến 100 triệu lít/năm. Nhà máy chế biến café có quy mô khoảng 1500 tấn café hoà tan/năm và 2500 tấn café rang xay/năm. •Xâydựngthươnghiệu. Thương hiệu là yếu tố tiên quyết để Vinamilk tồn tại và phát triển. Do vậy, Vinamilk đã và đang đầu tư xây dựng thương hiệu để giữ được vị trí của mình trên thị trường: - Công ty tập trung cho việc chuyên nghiệp hóa tất cả các bộ phận, từ bộ phận marketing, quản lý thương hiệu đến chiến lược phân phối. - Các bộ phận thiết kế, nghiên cứu và phát triển cũng như bán hàng, sản xuất, tiếp thị… đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu. - Tất cả nhãn hiệu của Vinamilk đều có nhân sự chịu trách nhiệm quản lý để theo dõi. - Công ty tăng cường việc sử dụng các Công ty tư vấn, Công ty PR… - Công ty cũng đầu tư mạnh cho công tác đào tạo kiến thức về quản trị thương hiệu cho những vị trí này (tham gia các khoá đào tạo về quảng cáo, thương hiệu của Vietnam Marcom, thuê chuyên gia Thụy Ðiển, Singapore huấn luyện riêng…). - Khẩu hiệu “Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” đã và đang trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trong nước. • Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp; • Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy. 2.7 Hạn chế và tích cực 2.5.1 Hạn chế 2.5.1.1 Trình độ khoa học kĩ thuật 9 Sữa là thực phẩm dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người; Do đó, vấn đề chất lượng sữa luôn được Công ty đặt lên hàng đầu.Vì vậy, Vinamilk đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sản xuất của thế giới, Vinamilk thường xuyên phải tổ chức các đợt đánh giá công nghệ ở từng thời kỳ mà ở đó, có thể so sánh trình độ công nghệ của Công ty so với trình độ công nghệ của thế giới. Sau mỗi đợt đánh giá trình độ công nghệ, Vinamilk lại điều chỉnh hoạt động đầu tư chuyển đổi công nghệ. Hiện nay, có thể khẳng định được rằng, lĩnh vực chế biến sữa Việt Nam nói chung và của Vinamilk nói riêng đã đạt tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới cả về công nghệ lẫn trang thiết bị qua một vài ví dụ sau đây: - Đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang công nghệ “thổi khí”; - Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết lượng sữa bò, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước; - Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng; - Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh; - Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm, nâng cao thời gian bảo quan và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; - Đầu tư đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất sữa đậu nành; - Đầu tư thiết bị mới hiện đại trong lĩnh vực đa dạng hoá bao bì sản phẩm; - Đầu tư công nghệ thông tin và điều khiển tự động chương trình trong dây chuyền công nghệ, nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để tạo ra sản phẩm luôn đạt các chỉ tiêu chất lượng theo mong muốn và ổn định... - Thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn). Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên của Vinamilk đã áp dụng ISO 9000-2000, HACCP và đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS... Nguồn: "Công nghiệp Việt Nam", 12/1/2008 2.5.1.2 Nguồn nguyên liệu Chi phí nguyên vật liệu (chủ yếu là sữa bột và sữa tươi) dùng cho sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn hàng bán của Vinamilk (khoảng 89% chi 10 phí sản xuất). Hiện tại khoảng 60-70% nguyên liệu của Vinamilk là nhập khẩu (nguyên liệu sữa bột sau quá trình chế biến được hoàn nguyên thành các sản phẩm sữa khác nhau), phần còn lại là sữa tươi được thu mua trong nước. Nguồn sữa bột nhập khẩu của Vinamilk chủ yếu từ Newzealand. Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính cho Công ty: STT NGUYÊN LIỆU NHÀ CUNG CẤP 1 Hoogwegt Newzealand Milk Products Bột sữa các loại Olam International Ltd 2 Sữa tươi 3 4 Đường Thiếc Trung tâm bò giống Tuyên Quang Hộ nông dân Công ty Thực phẩm công nghệ Tp.HCM Công ty Đường Biên Hòa Cty LD Mía đường Nghệ An Cty Mía đường Bourbon – Tây Ninh Olam International Ltd. Itochu Corporation Itochu Corporation Công ty Perstima Bình Dương (Nguồn: BIDV SECURITIES Co., Ltd; Website: www.bsc.com.vn) Các nhà máy chế biến sữa của Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk) đã đóng góp một cách tích cực và quan trọng trong quá trình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam. Tp.HCM trong gần 30 năm qua phát triển được đàn bò sữa đứng đầu cả nước như hiện nay là nhờ vào sự phát triển cùng với sự phát triển của hệ thống thu mua sữa của Vinamilk. Ban đầu chỉ là hình thức thu mua sữa cô đặc dần đến thu mua sữa tươi với các trạm làm lạnh giá trị đầu tư hàng tỷ đồng. Hiện nay, lượng sữa thu mua hằng ngày của Vinamilk là khoảng 270 tấn sữa ngày, với giá trị khoảng 1,2 tỷ đồng. 11 Tuy nhiên, các vấn đề khó khăn mà công ty Vinamilk cũng như các công ty thu mua sữa khác phải đối mặt hiện nay chính là chất lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước không ổn định và giá thành sản xuất cao. Công ty đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm kiểm sóat hiệu quả chất lượng sữa tươi như: + Tăng cường việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc đàn bò sữa (thông qua việc tài trợ cho các lớp tập huấn khuyến nông), + Tăng cường kiểm tra chất lượng sữa tươi tại các hộ chăn nuôi và đại lý trung chuyển sữa, áp dụng các chính sách thưởng cho các hộ giao sữa chất lượng tốt, trang bị các thiết bị đánh giá chất lượng sữa (như máy đo tế bào thể -somatic cell counter)… + Chất lượng sữa tươi đang từng bước được cải thiện, nhưng đòi hỏi phải có những biện pháp hiệu quả, nhanh chóng hơn từ sự phối hợp giữa các ban ngành để kiểm soát chất lượng sữa tươi, để đáp ứng cho việc cung cấp sản phẩm sữa an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Hiện nay Vinamilk đang triển khai các bước để cải thiện tình hình cung cấp sữa tươi nguyên liệu từ các hộ nông dân như: + Ký lại hợp đồng mới với những điều khoản bắt buộc như bò phải được tiêm phòng, đeo bảng số tai, có sổ cá thể, sổ theo dõi đàn (do cơ quan thú y địa phương xác nhận vào hợp đồng); + Kết hợp yêu cầu thực hiện cải tiến kỹ thuật và giao sữa trực tiếp không qua người vắt sữa thuê với chế độ thưởng và tham gia các chương trình tín dụng của Vinamilk; + Kết hợp với các ngành chức năng để xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết hợp với Công ty Liên doanh Campina để thực hiện xây dựng Trung tâm Huấn luyện Kỹ thuật CNBS tại Lâm Đồng… - Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình này nhất là chương trình ký lại hợp đồng với nông dân hiện đang gặp khó khăn vì sự phối hợp với các cơ quan thú y các địa phương. Ngoại trừ TP.HCM đã và đang thực hiện các chương trình tiêm phòng, đeo bảng số tai, cấp sổ theo dõi còn các địa phương khác hâu như không thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng hiện nay không tiếp tục. Điều này đã cản trở quá trình triển khai các chương trình mới của Vinamilk nên tiến độ thực hiện rất chậm. - Giá sữa bột nguyên liệu thế giới đang duy trì ở mức thấp kể từ quý III/2008.Mức giá hiện tại của nguyên liệu sữa bột thế giới đã xuống thấp hơn mức giá đầu năm 2007 và giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008. Giá 12 nguyên liệu sữa đang ở mức trung bình dài hạn của giai đoạn 1996-2006. Đây là một thuận lợi cho Vinamilk trong việc duy trì biên lợi nhuận ở mức cao; - Giá sữa nguyên liệu trong nước vẫn đang duy trì ở mức cao, trong khi giá sữa bột thế giới giảm mạnh. Diễn biến này có lợi cho các công ty có tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa bột nhập khẩu cao. Nguyên liệu sữa tươi khó chế biến hơn, tuy nhiên lại rất quan trọng đối với các sản phẩm sữa tươi nguyên chất cao cấp. - Tuy nhiên,nguồn nguyên liệu sữa trong nước còn thiếu. + Theo số liệu của Cục chăn nuôi,Bộ NN&PTNT, năm 2007 cả nước có 98.659 con bò sữa với tổng sản lượng trên 234 ngàn tấn sữa. + Tuy vậy, do tốc độ nhu cầu phát triển sữa nhanh, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước năm 2007 chỉ đáp ứng được khoảng 27,2 % tổng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến sữa. + Nguyên liệu sữa tươi trong nước chủ yếu do các công ty đầu ngành như Vinamilk và Dutch Lady thu mua.Năm 2006, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 770 ngàn tấn sữa, bao gồm sữa bột nguyên liệu và sữa bột cao cấp. + Lượng sữa bột nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ Châu Âu, NewZeland, Đông Nam Á, Mỹ, Úc và Trung Quốc.Chính phủ đã có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo đó số lượng đàn bò sữa tăng bình quân 11%/năm, nâng sản lượng sữa bò tươi trong nước lên mức 380 ngàn tấn vào năm 2010 và 700 ngàn tấn vào năm 2015. Tuy nhiên trong dài hạn nguồn sữa trong nước cũng sẽ chưa đáp ứng được nhu cầu. 2.5.2 Tích cực 2.5.2.1 Góp phần phát triển kinh tế Theo các cuộc điều tra gần đây thì mức tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Từ mức 3.7 kg/người vào năm 1995 lên 6 kg/người vào năm 2000 và năm 2007 đạt khoảng 12.3 kg/người. Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu nhập bình quân). Trong giai đoạn 2005-2008, doanh thu nội địa của Vinamilk tăng với tốc độ bình quân 21,2%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu biến động không ổn định do tác động của doanh thu xuất khẩu. Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đang tăng trưởng khá nhanh, do biên lợi nhuận tại thị trường trong nước được duy trì ở mức cao. Biên lợi nhuận biên của Vinamilk đang được duy trì ở mức cao, tăng từ 24,3% năm 2006 lên mức 27,4 % năm 2007 và đạt tới mức 31,7% năm 2008. Mặc 13 dù giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng rất mạnh trong năm 2007 và ở mức cao trong năm 2008, tuy nhiên Vinamilk vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận biên. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí cũng như điều tiết giá bán của Vinamilk là rất tốt.Trong năm 2009 nhiều khả năng Vinamilk vẫn có thể duy trì được biên lợi nhuậnở mức khá cao do giá nguyên liệu đầu vào thấp. Mức giá sữa bột nguyên liệu hiện nay đã giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008 và quay về mức giá bình quân của giai đoạn 1996 – 2006. Điều này góp phần tăng trưởng ngành và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế. 2.5.2.2 Giải quyết việc làm Vinamilk là Công ty sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Hiện tại tổng công suất 9 nhà máy của Vinamilk đạt khoảng 570.406 tấn sữa hàng năm, với khoảng trên 200 dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, cà phê và một số loại nước giải khát. Vinamilk đang trong quá trình tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất thông qua việc xây dựng thêm 3 nhà máy sữa tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Tuyên Quang. Cộng thêm hệ thống phân phối trong nước của Vinamilk trải rộng, bao gồm 1.187 nhân viên bán hàng và 220 nhà phân phối cùng với 141.000 điểm bán hàng. Vì vậy Vinamilk đã góp phần giải quyết một phần nào công việc làm của người dân. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SỮA VINAMILK CỦA CÔNGTY VINAMILK VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY 3.1 Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ 3.1.1 Khái niệm tiêu thụ: - Tiêu thụ sản phẩm(TTSP) là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa hai bên là sản xuất và phân phối bán hàng. Là việc đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản. - Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng. - Ở các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu 14 nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. - Về phương diện xã hội, tiêu thụ san phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu vì nền kinh tế Quốc Dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường, trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. 3.1.2 Các chỉ số tiêu thụ Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian và không gian thì có 2 loại chỉ số phát triển và chỉ số không gian. Cụ thể ta có các loại chỉ số sau: -Chỉ số cá thể ( chỉ số đơn ). Chỉ số cá thể hay còn gọi là chỉ số đơn là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng đơn vị, từng phần tử của hiện tượng phức tạp Vd: chỉ số giá của một loại sản phẩm nào đó. -Chỉ số tổng hợp. Chỉ số tổng hợp là chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của nhiều đơn vị, nhiều phần tử của hiện tượng phức tạp. Vd: nghiên cứu giá cả của tất cả các mặt hàng trên cùng một thị trường hay ở các thị trường khác nhau qua một thời gian. -Chỉ số không gian. Chỉ số không gian là chỉ số so sánh hiện tượng cùng loại nhưng qua các điều kiện không gian khác nhau. Vd: nghiên cứu sự biến động về lượng bán ra và giá cả các mặt hàng ở 2 thi trường A và B. 3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk từ năm 2006 đến nay 3.2.1. Phân tích sản lượng tiêu thụ 3.2.1.1 Theo từng mặt hang 15 Bảng 3.1: Tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng Tên hàng ĐVT 2006 KH TH 2007 KH TH 2008 KH TH Ông Thọ (nhãn đỏ 900g) Sữa đậu nành Vfresh (200ml) Sữa chua uống Vinamilk dâu (180ml) Nước uống đóng bình ICY (19 lít) Sữa Dielac alpha 123 (900g) Triệu hộp 75 80 85 83 85 87 Triệu lít 26 29.5 30 30.93 32 33.5 Triệu lít 42 43.7 44 46.5 47 49.2 Triệu lít 18 19.6 20 22.8 23 22.5 Triệu hộp 6 6.3 6.5 7.1 7.5 7.2 Bảng 3.2: Chênh lệch giữa thực hiện so với số lượng tiêu thụ Tên hàng Ông Thọ (nhãn đỏ 900g) Sữa đậu nành Vfresh (200ml) Sữa chua uống Vinamilk dâu (180ml) Nước uống đóng bình ICY (19 lít) Sữa Dielac alpha 123 (900g) 2006 Chênh lệch % 2007 Chên % h lệch 2008 Chênh lệch % 5 6.67 -2 -3.35 2 2.35 3.5 13.46 0.93 3.1 1.5 4.69 1.7 4.05 2.5 5.68 2.2 4.68 1.6 8.89 2.8 14 -0.5 -2.2 0.3 5 0.6 9.23 -0.3 -4 Nhận xét chung: Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm tăng, có những nguyên nhân khác nhau làm tăng khối lượng tiêu thụ, đó có thể là nguyên nhân chủ quan như: chất lượng, giá cả, phương thức bán hàng… hoặc là nguyên nhân khách quan như: xu hướng tiêu dùng, thu nhập, chính sách của nhà nước… 16 Nhận xét riêng: - Đối với sữa đặt có đường Ông Thọ nhãn đỏ nhìn chung tăng, trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 5 triệu hộp (tức tăng 6.67%), năm 2007 thực hiện so vơi kế hoạch giảm 2 triệu hộp (tức giảm 3.35%), năm 2008 tăng 2 triệu hộp (tức tăng 2.35%). - Đối với sữa đậu nành Vfresh, nhìn chung đều tăng qua các năm. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 3.5 triệu lít (tức 13.46%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 0.93 triệu lít (tức 3.1%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch tăng 1.5 triệu lít (tức 4.69%). - Đối với sữa chua uống Vinamilk, nhìn chung tăng. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 1.7 triệu lít (tức 4.05%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 2.5 triệu lít (tức 5.68%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch tăng 2.2 triệu lít (tức 4.68%) - Đối với nước uống đóng bình ICY, nhìn chung tăng. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 1.6 triệu lít (tức 8.89%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 2.8 triệu lít (tức 14%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch giảm 0.5 triệu lít (tức giảm 2.2%). - Đối với sữa Dielac alpha 123, nhìn chung tăng. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 0.3 triệu hộp (tức 5%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 0.6 triệu hộp (tức 9.23%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch giảm 0.3 triệu hộp (tức giảm 4%) 3.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng a. Yếu tố khách quan : - Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao cùng với thói quen tiêu dùng sữa của người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sữa cũng tăng. Ngoài ra chính sách xuất nhập khẩu sữa của nhà nước cũng tác động lớn đến tình hình tiêu thụ sữa hiện nay. - Các nhân tố chính trị, pháp luật: Nhân tố này thể hiện tác động của nhà nước đến môi trường kinh doanh, hoạt động của công ty có thể bị ảnh hưởng và ràng buộc bởi pháp luật… - Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ: Các nhân tố này có vai trò ngày càng quan trọng, quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến 2 yếu tố tạo nên khả năng tiêu thụ sản phẩm của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Nó giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch và có thể nhanh chóng đưa ra những sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 17 - Các nhân tố văn hoá xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Chẳng hạn như ngày nay người ta có thói quen uống sữa vì họ luôn biết rằng uống sữa rất có lợi cho sức khỏe, sữa chứa nhiều canxi, vitamin D và rất nhiều thành phần dinh dưỡng này sẽ củng cố xương, răng cũng như các chức năng của hệ cơ và hệ thống mạch máu trong cơ thể. b. Yếu tố chủ quan: - Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh : Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng.Vinamilk có các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình. Bên cạnh đó, vinamlk còn cung cấp sản phẩm đa dạng đến người tiêu với các kích cỡ bao bì khác nhau. Vinamlik mang đến cho khách hàng tại thị trường việt nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dể dàng. Chính vì vậy mà sản lượng tiêu thụ của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamlik đều tăng qua các năm và dẫn đầu thị trường sữa ở Việt Nam. - Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp:Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Công ty là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, cho phép Công ty chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, Công ty đã bán sản phẩm tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. - Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của Công ty. Đội ngũ bán hàng có nhiều kinh nghiệm phục vụ và hỗ trợ các hoạt động phân phối đồng thời phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước. 18 3.2.2. Về giá trị tiêu thụ Bảng 3.3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm (đvt: triệu đồng) Tên hàng Giá 2006 KH Ông Thọ (nhãn đỏ 900g) 11,990đ/hộp Sữa đậu nành Vfresh (200ml) Sữa chua uống Vinamilk dâu (180ml) Nước uống đóng bình ICY (19 lít) Sữa Dielac alpha 123 (900g) TH 2007 KH TH 2008 KH TH 892.5 952 1011.5 987.7 1011.5 1035.3 16,500đ/lít 429 486.75 495 510.345 528 552.75 23,000đ/lít 966 1005.1 1012 1069.5 1081 1131.6 1,700đ/lít 30.6 33.32 34 38.76 39.1 38.25 950.67 980.85 1071.39 1131.75 1086.48 150,900đ/hộp 905.4 Tổng 3,223.5 3,427.84 3,533.35 3,677.695 3,791.35 3,844.38 % hoàn thành 106.3% 104.09% 101.4% Nhận xét : Doanh thu tiêu thụ qua các năm đều tăng. Trong đó doanh thu tiêu thụ năm 2006 tăng 6.3% so với kế hoạch, năm 2007 doanh thu tăng 4.09% so với kế hoạch, năm 2008 doanh thu tiêu thụ tăng 1.04% so với kế hoạch đề ra. Tuy các mặt hàng qua các năm doanh thu tiêu thụ đều tăng lên nhưng tăng với tốc độ giảm so với các năm trước : Sữa chua Vinamilk : năm 2006 tăng 4.05%, năm 2007 tăng 5.68%, năm 2008 tăng 4.68%. Sữa đậu nành Vfresh: năm 2006 tăng 13.46%, năm 2007 tăng 3.1%, năm 2008 tăng 4.69%. Còn các mặt hàng như sữa ông thọ, nước uống đóng bình, sữa dielac alpha 123 tăng giảm không đồng đều. 3.2.3 T.hình T.thụ theo nhóm hàng (mặt hàng) chủ yếu Công ty cổ phần sữa Vinamilk sản xuất trên 200 mặt hàng phân thành 5 nhóm hàng chủ yếu bao gồm: sữa đặc, sữa nước, sữa chua, sữa bột và sản phẩm khác. Sản phẩm sữa đặc luôn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu từ thị trường nội địa của Vinamilk. Đây cũng là sản phẩm có mức tăng trưởng doanh thu cao, với mức tăng bình quân giai đoạn 2004-2007 là 22,7%. Hiện tại thị trường sữa đặc của Việt Nam chủ yếu thuộc về Vinamilk và Dutch 19 Lady. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2000 đến năm 2007 lượng sữa đặc do các công ty trong nước sản xuất đã tăng rất nhanh, và lớn hơn 3 lần lượng sữa đặc do các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm sữa nước là sản phẩm chiếm tỷ trọng trên doanh thu đứng thứ hai của Vinamilk, chủ yếu được tiêu thụ nội địa, và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 31% trong giai đoạn 2004-2007. Theo thống kê của AC Nielsen, Vinamilk chiếm khoảng 35% thị phần thị trường sữa nước nội địa năm 2007. Sữa nước là phân khúc thị trường có mức độ cạnh tranh rất cao, do đa số các công ty sữa trong nước như Vinamilk, Dutch Lady, Nestle, Nutifood, Hanoimilk... đều sản xuất sữa nước. Đối thủ lớn nhất của Vinamilk trên thị trường này vẫn là Dutch Lady với thị phần tương đương. Sữa nước có thể sẽ là sản phẩm trọng tâm phát triển của Vinamilk trong thời gian tới. Thói quen tiêu thụ các sản phẩm sữa tự nhiên đang được hình thành đối với khu vực dân cư có thu nhập cao và sẽ trở thành xu thế chung của thị trường trong tương lai giống như tại các quốc gia phát triển. Do vậy thị trường sữa nước là thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với thị trường các loại sản phẩm sữa khác. Sản phẩm sữa bột của Vinamilk hiện được tiêu thụ tại cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong các năm 2005 và 2006, doanh thu từ sữa bột chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu sữa bột duy trì ở mức cao. Doanh thu 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan