Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích thực trạng và hoạt động marketing của snack vifon...

Tài liệu Phân tích thực trạng và hoạt động marketing của snack vifon

.DOCX
59
1
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SNACK VIFON Lĩnh vực: Kinh tế Chuyên ngành: Marketing Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA THƯƠNG HIỆU VIFON Giảng viên hướng dẫn: Cô Ngô Thị Dung Nhóm sinh viên thực hiện: ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Kinh tế - Luật vì đã tạo điều kiện cho nhóm chúng em có cơ hội để được học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Ngô Thị Dung – Giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tận tình giúp đỡ chúng em tiếp cận những kiến thức về Marketing, dành cho chúng em những lời khuyên và góp ý trong suốt quá trình thực hiện để chúng em có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các sinh viên đã đóng góp những thông tin khảo sát quan trọng giúp nhóm tác giả hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện song trong quá trình thực hiện chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến quan tâm, đóng góp từ cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Lời sau cùng, tập thể nhóm kính chúc Quý Thầy Cô và tất cả các bạn sinh viên Kinh tế - Luật sức khỏe và hạnh phúc để chinh phục những chặng đường tiếp theo. Tập thể nhóm xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TP. HCM, ngày…….tháng.......năm……. Giảng viên hướng dẫẫn (ký và ghi rõ họ tên) iii Ngô Thị Dung MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ III NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN................................................... IV MỤC LỤC................................................................................................................... V DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................... VI DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................... VII CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.................................................................. 1 1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI............................................................................................................1 1.2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI....................................................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................................................................2 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................................................2 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................................2 1.6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI..............................................................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING................................. 4 2.1. KHÁI NIỆM MARKETING VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.........................................................................................................................................4 2.1.1. Khái niệm Marketing.................................................................................... 4 2.1.2. Vai trò của Marketing................................................................................... 4 2.2. KHÁI NIÊM CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING 5 2.2.1. Khái niệm chiến lược Marketing................................................................... 5 2.2.2. Vai trò chiến lược Marketing........................................................................ 5 CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP............................. 6 3.1. TỔNG QUAN......................................................................................................................................6 3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.............................................................................7 3.2.1. Những ngày đầu thành lập............................................................................ 7 3.2.2. Giai đoạn tăng tốc và phát triển................................................................... 8 3.2.3. Thành tựu đạt được....................................................................................... 8 3.3. SỨ MỆNH...........................................................................................................................................9 3.4. ĐỊNH HƯỚNG....................................................................................................................................9 CHƯƠNG 4: CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CHUNG CỦA THƯƠNG HIỆU VIFON............................................................................................................. 10 4.1. PHÂN TÍCH PESTEL.......................................................................................... 10 4.1.1. Political (Chính trị)..................................................................................... 10 iii 4.1.2. Economic (Kinh tế)..................................................................................... 10 4.1.3. Sociocultural (Văn hóa - xã hội)................................................................. 11 4.1.4. Technological (Công nghệ)........................................................................ 12 4.1.5. Environmental (Môi trường)...................................................................... 12 4.1.6. Đối thủ cạnh tranh...................................................................................... 13 4.2. PHÂN TÍCH SWOT............................................................................................. 14 4.2.1. Mô hình SWOT........................................................................................... 14 4.2.2. Ma trận SWOT kết hợp............................................................................... 15 CHƯƠNG 5: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM SNACK VIFON............................. 18 5.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM......................................................................................................18 5.1.1. Tổng quan thị trường snacks ở Việt Nam................................................... 18 5.1.2. Sự ra mắt của snack mì Vifon..................................................................... 19 5.2. PHÂN TÍCH SWOT............................................................................................. 20 5.2. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU.............................................................................................................21 5.3. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG.........................................................................................................21 5.4. HÀNH VI KHÁCH HÀNG.............................................................................................................22 5.4.1. Yếu tố xã hội............................................................................................... 22 5.4.2. Yếu tố cá nhân............................................................................................ 22 5.4.3. Yếu tố tâm lý............................................................................................... 22 5.6. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH...............................................................................................................23 5.6.1. Đối thủ ngành............................................................................................. 23 5.6.2. Đối thủ trực tiếp......................................................................................... 24 CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM SNACK VIFON 26 6.1. ÁP DỤNG TIÊU CHÍ S.M.A.R.T VÀO XÂY DỰNG MỤC ĐÍCH CHO KẾ HOẠCH MARKETING CỦA SẢN PHẨM SNACK VIFON..............................................................................26 6.1.1. S – Specific (Cụ thể).................................................................................. 26 6.1.2 M- Measurable (Có thể đo lường được)................................................... 27 6.1.3. A- Attainable (Tính khả thi)....................................................................... 27 6.1.4. R- Realistic (Tính thực tế)......................................................................... 28 6.1.5. T- Time Bound (Thời gian dự kiến)............................................................ 28 6.2. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG....................................................28 6.2.1. Tóm tắt quá trình khảo sát.......................................................................... 28 6.2.2. Tóm tắt và phân tích khảo sát..................................................................... 29 CHƯƠNG 7: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM SNACK VIFON ..................................................................................................................................... 40 7.1. MÔ HÌNH MARKETING MIX 4P.......................................................................... 40 7.1.1 Product (Sản phẩm)..................................................................................... 40 7.1.2. Price (Giá cả)............................................................................................. 41 7.1.3. Place (Phân phối)....................................................................................... 41 iii 7.1.4 Promotion (Chiêu thị).................................................................................. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 43 PHỤ LỤC A: BIỂU MẪU KHẢO SÁT................................................................... 45 PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ SNACK VIFON................................... 48 iii DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4. 1 Mô hình phân tích SWOT thương hiệu Vifon vi CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do thực hiện đề tài Trong xu thế xã hội đang phát triển như hiện nay, nền kinh tế trong nước và trên thế giới đang có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp là bộ phận trực tiếp phải chạy đua với sự thay đổi đó. Có những lý do liên quan đến sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp chẳng hạn như sự giảm sút về thị phần, giảm sút về lợi nhuận...khiến doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để giữ vững vị thế trên thị trường Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả doanh nghiệp trên toàn cầu. Hoạt động Marketing nhằm kích thích các nhu cầu mua bán hay sử dụng dịch vụ của khách hàng, giúp hệ thống bán hàng phát triển và là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong thế giới tiêu dùng nhanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các nhãn hàng so kè với nhau từng chút một. Vifon được biết đến là thương hiệu uy tín và lâu đời, tuy nhiên quá trình phát triển gặp không gặp ít những khó khăn. Đỉnh điểm có những lúc sản phẩm làm ra hầu như không bán được, doanh nghiệp rơi vào bế tắc. Nhờ có những đổi cải cách mang tính lịch sử ở các bộ phận marketing, kinh doanh, xuất khẩu, cùng với đó là sự đầu tư nghiêm túc vào cải tiến công nghệ, đưa thiết bị hiện đại vào trong sản xuất, Vifon phát triển thành công nhiều sản phẩm mới cho thị trường trong nước lẫn xuất khẩu. Từ năm 2014 trở về sau, công ty phát triển vượt bậc. Đến nay, Vifon đã sở hữu hơn 100 mã hàng ở cả 3 dòng thấp, trung và cao cấp; doanh thu trung bình hằng tháng đạt 200-220 tỷ đồng, trong đó thị phần nội địa/xuất khẩu dao động ở tỉ lệ 50%/50% hoặc 60%/40%. Nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của việc phân tích marketing đối với doanh nghiệp, nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và hoạt động marketing của snack Vifon”. Từ đó, sẽ có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phân tích marketing đối với sản phẩm snack Vifon, phân tích số liệu khảo sát về nhu cầu sử dụng snack mì Vifon để từ đó có được 1 những kết luận, cái nhìn rõ ràng đồng thời có những đề xuất dành cho doanh nghiệp Vifon trong quá trình hội nhập và cạnh tranh. 1.2. Mục tiêu thực hiện đề tài - Vận dụng được kiến thức môn Marketing căn bản vào thực tiễn để nghiên cứu, đánh giá thực trạng cùng các hoạt động Marketing của snack Vifon. - Nghiên cứu về tổng thể doanh nghiệp, những mặt đạt được và chưa đạt được ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp. - Phân tích tiềm năng thị trường, mức độ cạnh tranh của đối thủ. - Đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của công ty. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược Marketing Mix (Product – Sản phẩm, Price – Giá cả, Place – Phân phối, Promotion – Chiêu thị). - Khách thể nghiên cứu: Các sản phẩm của Vifon đặc biệt là snack Vifon. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Tập trung chủ yếu vào phân tích thực trạng và các hoạt động Marketing của sản phẩm snack Vifon. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn thông tin sơ cấp, được thu thập từ bảng khảo sát thị trường nhằm mục đích thu thập các thông tin liên quan đến nhu cầu, mong muốn, độ hài lòng, nhận diện thương hiệu của khách hàng đối với một sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Ngoài ra nhóm còn sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp đã có sẵn về giá cả, dịch vụ của công ty, nhóm thông tin về đánh giá SWOT từ các đối thủ cạnh tranh...để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình từ thị trường từ đó đề ra chiến lược Marketing phù hợp cho sản phẩm. 1.6. Kết cấu đề tài Đề tài được chia làm 7 chương: Chương 1: Tổng quan đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận chung về marketing Chương 3: Tìm hiểu tổng quan về doanh nghiệp Chương 4: Các hoạt động marketing chung của Doanh nghiệp Chương 5: Tổng quan về sản phẩm snack Vifon Chương 6: Kế hoạch marketing cho sản phẩm snack Vifon Chương 7: Chiến lược marketing cho sản phẩm snack Vifon CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING 2.1. Khái niệm Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm Marketing Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng”. Theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Thực chất Marketing là những phân tích về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về công ty, kết hợp những hiểu biết này vào toàn bộ những hiểu biết về phân đoạn hiện tại là gì, quyết định mục tiêu vào những phân đoạn có lợi nhất, định vị sản phẩm, và sau đó làm những gì cần thiết để thực hiện được định vị đó. 2.1.2. Vai trò của Marketing Ta có thể thấy việc tiêu thụ và kích thích tiêu thụ là một trong những bộ phận của hoạt động marketing. Do vậy việc thực hiện tốt các khâu khác của hoạt động marketing sẽ hỗ trợ phối hợp và thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm và kích thích tiêu thụ. Một trong những mục tiêu của của hoạt động marketing là tiêu thụ được nhiều sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ duy trì được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp càng ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng do vậy sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưu tiên lựa chọn, kết quả là số lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp tiêu thụ ngày càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng lớn. Tóm lại, marketing đã tác động đến đời sống của mỗi con người trong xã hội, nó được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực ngoài kinh tế. Nó không chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạt động kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực phi thương mại. Nó trở thành chìa khóa dẫn đến thành công của nhiều doanh nghiệp trong việc tăng khả năng tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 2.2. Khái niêm chiến lược Marketing và vai trò của chiến lược Marketing 2.2.1. Khái niệm chiến lược Marketing Theo Philip Kotler “Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với Marketing-mix, và chi phí cho Marketing”. Chiến lược marketing được xem là một chiến lược chức năng, nó được phát triển ở cấp đơn vị kinh doanh. Chiến lược marketing là sự lý luận (logic) marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu của mình. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing – mix và ngân sách marketing. 2.2.2. Vai trò chiến lược Marketing Vai trò của chiến lược Marketing chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch Marketing hợp lý, tức là có sự gắn kết chặt chẽ của chiến lược Marketing mix, của mọi bộ phận cá nhân hướng về thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Xây dựng một chiến lược Marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt nhiệm vụ. Hoạch định chiến lược marketing là một tiến trình quản trị, nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp, và bên kia là các cơ hội marketing đầy biến động. Nó dựa vào triển khai một ý định kinh doanh vững chắc, mục tiêu marketing phù hợp, trên cơ sở phân tích môi trường marketing (sản phẩm, thị trường và cạnh tranh), thiết lập những chiến lược hoạt động có tính chất liên kết. CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 3.1. Tổng quan - Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ THỰC PHẨM VIỆT NAM - Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM FOOD INDUSTRIES JOINT STOCK COMPANY. - Thương hiệu: Vifon - Logo: Hình bộ lư và chữ Vifon màu đỏ. Hình 3. 1 Logo thương hiệu Vifon - Địa chỉ: 913 Trường Chinh, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM. - Điện thoại: (843) 38153947 – 38153933 - Fax: (08) 38153059 - E-mail: [email protected] - Website: http://www.Vifon.com.vn - Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 4103002055. Cấp ngày 24/10/1998 do Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM cấp. - Mã số thuế: 0300627384 - Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: + Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ các loại nông sản, thịt, hải sản. + Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. + Kinh doanh bất động sản, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. - Sản phẩm chính: + Mì ăn liền các loại. + Các sản phẩm chế biến từ gạo: phở, bún, miến, cháo, hủ tiếu, bánh đa… + Bột canh, viên canh, thịt hầm, tương ớt các loại. - Thương hiệu + Mục tiêu VIFON là phát triển tại 100 nước trên thế giới, tạo ra thương hiệu thực phẩm mạnh phạm vi toàn cầu + Là một trong những đơn vị đặt nền móng xây dựng nên ngành thực phẩ m ăn liền Việt Nam, VIFON đã trở thành thương hiệu quen thuộc và gắn bó với người tiêu dùng thông qua nhiều sản phẩm sợi ăn liền và gia vị. + Với Slogan “Vị ngon đậm đà – Vươn xa thế giới”, thương hiệu VIFON luôn đồng hành với người tiêu dùng, xứng đáng với uy tín lâu đời và niềm tin yêu của khách hàng dành cho VIFON, đồng thời đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới. 3.2. Quá trình hình thành và phát triển 3.2.1. Những ngày đầu thành lập Ngày 23/07/1963, 14 nhà tư sản người Việt gốc Hoa đã góp vốn ban đầu gồm 35.1 cổ phần, để thành lập Công Ty, cuối năm 1964 số vốn tăng 70.000 cổ phần, đến năm 1967 xây dựng hoàn thành 03 nhà máy có tên gọi: VIFOINCO, VILIHICO, VIKAINCO, trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung là VIFON. Nhà máy đi vào hoạt động sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận khá tốt, bao gồm:  Mì ăn liền: với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 gói/ ca.  Bột ngọt: với 3 dây chuyền sản xuất công suất 2.000 tấn/năm.  Cùng với các sản phẩm như: Bột hồ, bột mứt, bánh kẹo, tàu vị yểu, cá hộp, thịt hộp. 3.2.2. Giai đoạn tăng tốc và phát triển - Sau 30/4/1975 – công ty VIFON được nhà nước tiếp quản và trở thành 100% vốn nhà nước. - Năm 1990, công ty VIFON chính thức xuất khẩu sản phẩm ra thế giới. - Ngày 09/05/1992, Bộ Công Nghiệp chính thức đổi tên công ty thành công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam. - Năm 1996, VIFON là công ty đầu tiên sản xuất Phở ăn liền tại Việt Nam. - Năm 2000, VIFON sản xuất sản phẩm Bánh Đa Cua - Năm 2003, dòng sản phẩm Hoàng Gia cao cấp có túi thịt nguyên chất bên trong chính thức xuất hiện trên thị trường. - Năm 2004, công ty đổi tên thành “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam”. - Năm 2005, công ty chính thức trở thành công ty 100% vốn cổ phần. - Năm 2017, khánh thành Nhà máy Hải Dương. Xuất khẩu sản phẩm tới hơn 80 nước trên thế giới. - Năm 2020, Phát triển Hệ thống cửa hàng VIFONMart. 3.2.3. Thành tựu đạt được - Năm 2020, sản phẩm VIFON được Người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” suốt 24 năm liền và chứng nhận HCNCLC - CHN 3 năm liền. - Năm 2018, nhân dịp 55 năm thành lập công ty, VIFON đã xác lập kỷ lục Guinness “Tô Phở Bò Lớn Nhất Thế Giới”. - Năm 2016, VIFON đạt danh hiệu Thương Hiệu Quốc Gia 2016 - Năm 2012, Bánh Đa Cua VIFON đạt giải nhất công nghiệp thực phẩm toàn cầu tại Brazil. - Năm 2010, sản phẩm Phở VIFON đạt top 10 giải thưởng thực phẩm Toàn Cầu. - Năm 2007: + Được uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét công nhận Sản Phẩm Chủ Lực Của Thành Phố. + Nhận chứng chỉ HACCP và chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế IFS dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu. + Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” do Bộ Công Thương trao tặng. - Năm 2005, VIFON đạt chứng chỉ HACCP. - Năm 2004, VIFON đạt thương hiệu Việt được yêu thích nhất. - Năm 2002, là đơn vị đầu tiên trong ngành thực phẩm được cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 về hệ thống quản lý chất lượng và đã chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, 9001:2008 - Năm 2000, triển khai thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2000. - Năm 1997 & 1998, đạt cờ luân lưu của thủ tướng Chính Phủ. 3.3. Sứ mệnh - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm góp phần thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ăn liền. - Sản phẩm cam kết không sử dụng phẩm màu tổng hợp. - Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, chính sách an sinh xã hội cho cán bộ và công nhân viên, chính sách cộng đồng 3.4. Định hướng - Chú trọng phát triển thị trường nội địa để phát triển thị phần và vị thế của nhà sản xuất tiên phong trong lĩnh vực thực phẩm ăn liền - Duy trì lợi thế xuất khẩu để có thể đứng vững trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt của thời kỳ hội nhập toàn cầu. CHƯƠNG 4: CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING CHUNG CỦA THƯƠNG HIỆU VIFON 4.1. Phân tích PESTEL 4.1.1. Political (Chính trị) Ở nước ta, nền kinh tế là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước do vậy vai trò của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Môi trường chính trị - pháp luật bao gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế tới các tổ chức cá nhân khác trong xã hội, mỗi ngành nghề có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng. Sự thay đổi của yếu tố chính trị - pháp luật có ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, chính trị - pháp luật mà ổn định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi.Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Điều đó thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, ngoài ra việc chính sách mở rộng thị trường, kích thích đầu tư giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, việc Quốc hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách thế hệ lãnh đạo mới thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ cộng đồng quốc tế thông qua con đường phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, luật, thông tư, nghị định đã tạo nên một cách cơ bản hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh. Mặc dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế, nhưng nhờ vào các điều khoản pháp luật như: luật bảo vệ bản quyền, luật chống hàng giả, hàng nhái, chính sách bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã tạo được niềm tin, giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng. 4.1.2. Economic (Kinh tế) Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển trong thời gian gần đây. Biểu hiện ở các chỉ số tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ giá hối đoái, lãi suất và tỷ lệ lạm phát ổn định trong tầm kiểm soát. Ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành hàng tiêu dùng nhanh. Vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, tuy có sự bùng phát của dịch bệnh covid-19 nhưng nhờ có sự kiểm soát tốt của chính phủ, nền kinh tế có mức tăng trưởng khá khả quan so với các nước trên thế giới. Hình 4. 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và dự báo năm 2021 bởi ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 4.1.3. Sociocultural (Văn hóa - xã hội) Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp. Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng. Mặt khác, Việt Nam có hơn 97 triệu dân, mật độ dân số ngày càng cao, nhất là ở các thành phố lớn, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Do đó, Việt Nam là một thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy hứa hẹn đối với ngành thực phẩm ăn liền. Điều này đã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan