Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phân tích nhân vật a phủ

.DOCX
4
413
70

Mô tả:

Sharing the value Nhân vật A Phủ - truyện “Vợ chồng A Phủ” Luận điểm chính - Lai lịch - Phẩm chất, tính cách tốt đẹp - Số phận bất hạnh - Sức sống mãnh liệt - Giác ngộ và đi theo lý tưởng cách mạng - Mở rộng: Đối chiếu với nhân vật Mị trong cùng tác phẩm - Nghệ thuật xây dựng nhân vật Triển khai Luận điểm 1: Lai lịch - A Phủ là người làng Háng Bla - Là chàng trai mồ côi, tự kiếm sống từ nhỏ - Không chịu ở dưới cánh đồng thấp mà lưu lạc đến Hồng Ngài - Nghèo khổ + “Không có ruộng, không có bạc”, “chẳng có quần áo mới”, “chỉ có độc một chiếc vòng vía”  “không thể lấy nổi vợ” + Không có tiền trả nợ nên phải làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra  A Phủ là chàng trai đáng thương. Lai lịch của anh là cụ thể, nhưng mang dáng dấp của nhiều đồng bào dân tộc: chịu nhiều khó khăn do đói rét, bệnh tật, nghèo khổ. Luận điểm 2: Phẩm chất, tính cách tốt đẹp - Khao khát tự do, mạo hiểm: + “Không chịu ở dưới cánh đồng thấp” + “Trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài” - Khỏe mạnh: “chạy nhanh như ngựa” - Yêu lao động, có trách nhiệm và giỏi trong lao động: + “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi va đi săn bò tót rất bạo” + “công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng” Hoàng Phương Anh Nhân vật A Phủ (“Vợ chồng A Phủ”) 1 Sharing the value + “đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng” + vô ý để mất một con bò –> xin đi giết hổ - Khao khát hạnh phúc lứa đôi: + “không có ruộng, không có bạc, không thể lấy nổi vợ” nhưng trong những đêm tình mùa xuân anh cũng “đem sáo, khèn, đem con quay và cả quả pao, quả yến đi tìm người yêu” - Dũng cảm, gan góc: + “săn bò tót” + “bẫy hổ” - Nhân ái, tinh tế: + hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Mị + đưa Mị cùng chạy trốn khỏi nhà thống lí  A Phủ mang nhiều phẩm chất đáng quý của con người lao động, giàu lòng nhân ái và luôn hướng về tương lai tốt đẹp.  Hiện thân cho những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động, nhất là những con người lao động nghèo khổ  Niềm tin vào vẻ đẹp của họ. Luận điểm 3: Số phận bất hạnh - Trở thành người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra: + Nguyên nhân: vì dám đánh A Sử khi bất bình trước hành động ngang ngược của hắn (hành động xuất phát từ mục đích công lí) + Là nạn nhân của một cuộc xử kiện vô lí.  “cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn phải chịu một trăm bạc trắng”  quan làng tham lam, nhũng nhiễu, hách dịch, xử kiện bất công, chèn ép dân lành  Bị đánh đập dã man  Không có tiền trả, A Phủ phải đi ở trừ nợ.  Cảnh xử kiện là bức tranh đời sống đặc trưng của miền núi trước Cách mạng, thể hiện tội ác của giai cấp thống trị + Là nạn nhân của cường quyền. + Là nạn nhân của thần quyền: tục cúng ma  những hủ tục được bọn thống trị lợi dụng để điều khiển và áp bức tinh thần của người dân vô tội - Sống và làm việc như trâu như ngựa: + công việc nguy hiểm, nặng nhọc + bị đánh trói nhiều ngày vì vô ý làm mất một con bò  Trở thành người ở gạt nợ cho nhà thống lí, A Phủ chịu số phận nô lệ bất hạnh, mất quyền con người. Hoàng Phương Anh Nhân vật A Phủ (“Vợ chồng A Phủ”) 2 Sharing the value  A Phủ là nhân vật điển hình cho số phận chung của những người lao động dưới ách áp bức, thống trị của bọn thực dân, phong kiến và sự ràng buộc của những hủ tục của người dân tộc Mèo.\ Luận điểm 4: Sức sống mãnh liệt - Bị cha con thống lí đánh trói chờ chết, đến đêm anh đã “nhay đứt hai vòng mây, nhích dãn dây trói một bên tay”  không khuất phục cường quyền, dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã - vẫn thể hiện sức phản kháng mãnh liệt Khi được Mị cởi trói, vì quá mệt mỏi và đói khát, A Phủ “khuỵu xuống, không bước nổi” nhưng nghĩ đến cái chết lại “quật sức vùng lên, chạy”  A Phủ đã trốn thoát bằng sức mạnh tinh thần và ý chí phản kháng mạnh mẽ chứ không bằng sức mạnh về thể xác.  Trong bất hạnh, A Phủ đại diện cho những conn người lao động chịu áp bức luôn tiềm tàng sức sống bền bỉ, khát vọng tự do tìm hạnh phúc. Khi gặp cơ hội, sức sống mãnh liệt ấy lại trỗi dậu mạnh mẽ  tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ chiến thắng các thế lực đen tối, vươn đến tự do.  Sức sống mãnh liệt ấy của họ không thể bị dập tắt dù trong hoàn cảnh nào hay bởi bất cứ thế lực xấu xa đen tối nào. Luận điểm 5: Giác ngộ và đi theo lý tưởng cách mạng - Trốn khỏi Hồng Ngài, đến với Phiềng Sa, A Phủ đã giác ngộ cách mạng, tham gia đội du - kịch giải phóng quê hương Quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ đi từ tự phát đến tự giác  Qua đó, ta nhận ra khả năng cách mạng tiềm tàng to lớn của đồng bào dân tộc Mèo ở Tây Bắc nói riêng và của nhân dân lao động nói chung Mở rộng: So sánh với nhân vật Mị -  Giống Họ đều là nhân vật đại diện số phận bất hạnh, là nạn nhân của cường quyền và thần - quyền. Đại diện cho vẻ đẹp của con người lao động  ngợi ca vẻ đẹp của người lao động Có sức sống mãnh liệt, tràn đầy khao khát và cụ thể hóa bằng hành động để trốn khỏi - xiềng xích nô lệ, vươn đến tự do, cho hạnh phúc Ẩn chứa khả năng cách mạng to lớn  Khác Mị là cô gái miền núi nhạy cảm chịu nhiều đọa đày nên khi đến với cách mạng còn dè dặt, dễ dao động Hoàng Phương Anh Nhân vật A Phủ (“Vợ chồng A Phủ”) 3 Sharing the value - A Phủ là chàng trai gan góc, mạnh mẽ và tự lập từ nhỏ nên nhanh chóng giác ngộ, đi theo cách mạng  đóng vai trò người đi trước mở đường và kêu gọi những con người có cùng số phận tham gia cách mạng. Nghệ thuật xây dựng nhân vật A Phủ - Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật: + khắc họa nhân vật sinh động, cá tính + thể hiện tâm lí nhân vật thông qua những lời đối thoại ngắn và hành động. - Đặt nhân vật trong phông nền văn hóa của đồng bào dân tộc Mèo ở miền núi phía Bắc. - Cách giới thiệu nhân vật thu hút, cách kể ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo - MR: tuy nhiên còn hạn chế khi chưa khai thác hết chiều sâu nội tâm nhân vật A Phủ. Hoàng Phương Anh Nhân vật A Phủ (“Vợ chồng A Phủ”) 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan