Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích ngành bán lẻ tại việt nam, môi trường cạnh tranh và xây dựng chiến lượ...

Tài liệu Phân tích ngành bán lẻ tại việt nam, môi trường cạnh tranh và xây dựng chiến lược marketing – mix cho chuỗi cửa hàng tiện lợi circle k việt nam

.PDF
96
1
80

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ------------------ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ ĐẦU, NĂM 2021 MARKETING CHIẾN LƯỢC Đề Tài: Phân Tích Ngành Bán Lẻ Tại Việt Nam, Môi Trường Cạnh Tranh Và Xây Dựng Chiến Lược Marketing – Mix Cho Chuỗi Cửa Hàng Tiện Lợi Circle K Việt Nam LỚP HỌC PHẦN: 2031101073302 SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. Nguyễn Trọng Khang - MSSV: 1921000845 2. Nguyễn Thị Ngọc Nga - MSSV: 1921001135 3. Phạm Thị Yến Nhi - MSSV: 1921000758 4. Hoàng Thị Thanh Nga - MSSV: 1921001073 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2021 BẢNG MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC Mức độ hoành STT Họ và Tên Công việc được giao MSSV thành công việc (%) - Lịch sử hình thành và phát triển của Circle K. - Tổng quan thị trường bán lẻ tại Việt Nam. - Yếu tố chính trị. - Phân tích khách hàng kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại. 1 Nguyễn Trọng Khang 1921000845 - Chân dung đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Ministop. 100% - So sánh Circle K và Ministop. - Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh. - Phân tích STP của Circle K. - Mô hình BCG. - Xây dựng chiến lược phân phối. - Kết luận - Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của công ty. - Yếu tố xã hội. - Phân tích bản chất của môi trường: Yếu tố xã hội 2 Nguyễn Thị Ngọc Nga 1921001135 - Phân tích khách hàng kênh bán lẻ hiện đại: Cạnh tranh thương hiệu siêu thị mini, cạnh tranh thương hiệu cửa hàng tiện lợi. - Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh. i 100% - Xây dựng chiến lược giá. - Xây dựng chiến lược quy trình. - Kết luận - Cơ cấu tổ chức của Circle K. - Yếu tố kinh tế - Phân tích bản chất của môi trường: Yếu tố kinh tế - Phân tích khách hàng kênh bán lẻ truyền thống. 3 Phạm Thị Yến Nhi 1921000758 - Phân tích khách hàng kênh bán lẻ hiện đại. 100% - Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh. - Vị thế cạnh tranh và thị phần. - Xây dựng chiến lược sản phẩm. - Xây dựng chiến lược vật chất. - Kết luận - Kết quả hoạt động kinh doanh. - Yếu tố công nghệ. - Phân tích bản chất của môi trường: Yếu tố công nghệ - Phân tích khách hàng kênh bán lẻ hiện đại: Cạnh tranh thương hiệu 4 Hoàng Thị Thanh Nga 1921001073 TMĐT, cạnh tranh thương hiệu siêu thị. - Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh. - Chân dung khách hàng mục tiêu. - Xây dựng chiến lược chiêu thị - Xây dựng chiến lược con người. - Kết luận ii 100% MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI CIRCLE K .. 1 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ..................................................... 1 1.2 NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ............................................................................................................................... 2 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CIRCLE K ................................................................ 3 1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ......................................................... 3 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGÀNH BÁN LẺ VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH ......................................................................................................... 5 2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM ........................... 5 2.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PEST ............................................................................ 7 2.2.1 Yếu tố chính trị ............................................................................................ 7 2.2.2 Yếu tố kinh tế ............................................................................................. 13 2.2.3 Yếu tố xã hội .............................................................................................. 14 2.2.4 Yếu tố công nghệ ....................................................................................... 18 2.2.5 Phân tích bản chất của môi trường ........................................................... 22 2.3 PHÂN TÍCH KHÁCH HÀNG ........................................................................... 30 2.3.1 Phân tích khách hàng kênh bán lẻ truyền thống ....................................... 31 2.3.2 Phân tích khách hàng kênh bán lẻ hiện đại .............................................. 32 2.4 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH .......................................................... 45 2.4.1 Bảng phân tích đối thủ cạnh tranh ............................................................ 45 2.4.2 Chân dung đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Ministop ................................... 45 2.4.3 So sánh giữa Circle K và Ministop ........................................................... 50 2.5 VỊ THẾ CẠNH TRANH VÀ THỊ PHẦN.......................................................... 53 iii 2.6 CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU .................................................... 54 2.7 PHÂN TÍCH STP CỦA CIRCLE K .................................................................. 55 CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX ................................................................. 58 3.1 MÔ HÌNH BCG ................................................................................................. 58 3.2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX ......................................... 61 3.2.1 Xây dựng chiến lược sản phẩm ................................................................. 61 3.2.2 Xây dựng chiến lược giá............................................................................ 64 3.2.3 Xây dựng chiến lược phân phối................................................................. 66 3.2.4 Xây dựng chiến lược chiêu thị ................................................................... 71 3.2.5 Xây dựng chiến lược con người ................................................................ 77 3.2.6 Xây chiến lược quy trình ........................................................................... 81 3.2.7 Xây dựng chiến lược vật chất .................................................................... 84 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN ....................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 87 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. CTKM : Chương trình khuyến mãi 2. TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh 3. PR : Public Relations – Quan hệ công chúng v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các combo cố định của Circle K ............................................................. 65 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Circle K ............................................................ 3 Hình 1.2 : Sơ đồ doanh thu các chuỗi cửa hàng tiện lợi ............................................. 4 Hình 2.1: Sơ đồ vị thế cạnh tranh của Circle K........................................................ 53 Hình 2.2: Sơ đồ phân khúc thị trường theo địa lý .................................................... 56 Hình 3.1: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2010-2019 ................... 58 Hình 3.2: Thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi trong 3 tháng đầu năm 2020 .......... 59 Hình 3.3: Trà sữa đá xay của Circle K ..................................................................... 63 Hình 3.4: Sản phẩm gà rán của Circle K .................................................................. 64 Hình 3.5: Mô hình cửa hàng tiện lợi tại cây xăng .................................................... 68 Hình 3.6: Poster chương trình khuyến mãi tháng 9 .................................................. 72 Hình 3.7: Một số mẫu thẻ dành cho khách hàng của Circle K ................................. 76 Hình 3.8: Quy trình mua hàng của khách hàng tại Circle K .................................... 82 Hình 3.9: Quy trình mua hàng “Scan and Pay” của khách hàng tại Circle K .......... 83 Hình 3.10: Poster trang trí của Circle K vào lễ giáng sinh ....................................... 85 vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN LỢI CIRCLE K 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Bắt đầu từ năm 1951 tại bang Texas, Mỹ. Fed Harvey thành lập chuỗi cửa hàng bán lẻ đặt tên là KAY’s có 1000 cửa hàng tại US, kinh doanh các mặt hàng như các loại lương thực, thực phẩm, thiết bj viễn thông, đồ điện gia dụng, hàng may mặc, mỹ phẩm, sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn..., Qua thời gian phát triển đã đổi tên thành Circle K và đã trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi uy tín rộng khắp, nổi tiếng trên toàn thế giới vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời với hơn 16.000 cửa hàng, bao gồm: • Hơn 14.800 cửa hàng do công ty điều hành hoạt động tại Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy & Đông Âu • Hơn 2.380 cửa hàng Circle K nhượng quyền hoạt động tại nhiều nước khác nhau trên thế giới, gồm: Campuchia, Trung Quốc, Hy Lạp, đảo Guam, Hồng Kông, Honduras, Indonesia, Jamaica, Mexico, Mông Cổ, New Zealand, Ả Rập Saudi, Macau, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, và Việt Nam. Chuỗi cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24 – Circle K – đã chính thức đến Việt Nam với cửa hàng đầu tiên được khai trương vào ngày 20 tháng 12 năm 2008 tại Quận 1, Tp.HCM. Đại diện Công ty TNHH Vòng Tròn Đỏ, đơn vị mua nhượng quyền thương hiệu Circle K tại Việt Nam và đi vào hoạt động. Sáu tháng cuối năm 2008, Circle K tiếp tục khai trương 5 cửa hàng khác tại TP.HCM và sẽ tiến vào thị trường bán lẻ Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Vũng Tàu…. Sau gần 8 năm có mặt tại thị trường bán lẻ của Việt Nam, Circle K đã phát triển lên tới 200 cửa hàng (tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội Và Thành phố biển Vũng Tàu). Kế hoạch đến năm 2018 sẽ có 550 cửa hàng ở 20 tỉnh thành trong cả nước. 1 Hiện tại Cirle K đã và đang chiếm trọn sự tin tưởng của khách hàng vì các sản phẩm đa dạng, phong phú và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời. Cho đến nay hệ thống cửa hàng Circle K tại Việt Nam đã lên tới con số gần 400 cửa hàng trên khắp cả nước. Tất cả những cửa hàng này đều nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía người dân. Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của hệ thống Circle K tại Việt Nam thì chắc chắn trong vài năm nữa bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của các cửa hàng Circle K nhiều hơn và chất lượng dịch vụ cũng sẽ tốt hơn. Đây là điều đáng mừng để giúp người dân Việt Nam tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như hòa nhập vào cuộc sống hiện đại hơn. 1.2 NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Nhiệm Vụ: Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắp thú vị, an toàn tiện lợi với nhiều lựa chọn về sản phẩm, thức ăn nhanh chất lượng cùng phong cách phục vụ nhanh và thân thiện. Với tiêu chí gói gọn trong 4 chữ F (4Fs) (Fresh – Sản phẩm phải tươi ngon, Friendly – Nhân viên phải thân thiện với khách hàng, Fast – Phục vụ nhanh chóng và Full – Hàng hóa đa dạng). Tầm Nhìn: Trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Sứ Mệnh: Mang đến một không gian mua sắm thú vị, thân thiện và đáng tin cậy cho khách hàng với những mặt hàng, dịch vụ, món ăn phong phú, đa dạng được phục vụ nhanh chóng và niềm nở. Chiến Lược: Không ngừng phát triển với các hình mẫu cửa hàng tiện lợi, nâng tầm trải nghiệm mua sắp của khách hàng với sự đa dạng của sản phẩm, thức ăn chất lượng cùng phong cách phục vụ nhanh nhẹn gọn gàng, an toàn và thân thiện. Đồng thời xây dựng văn hóa quan tâm tới con người và môi trường. 2 1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CIRCLE K Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Tổng giám đốc Bộ phận phát triển mặt bằng Bộ phận bán hàng Cửa hàng 1 Bộ phận tiếp thị và quản lý ngành hàng Phòng đào tạo Bộ phận nhân sự Bộ phận Kế toán & Kiểm toán Cửa hàng 2 Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Circle K Tại Circle K từng phòng ban, từng bộ phận, từng vị trí đều có những nhiệm vụ cũng như chức năng khác nhau, được phân bổ một cách rõ ràng, chi tiết. Mục đích là để hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu, cũng như là các định hướng được triển khai và thực hiện một cách chỉn chu. Hệ thống bao gồm: • Tổng giám đốc • Bộ phận bán hàng • Bộ phận phát triển mặt bằng • Bộ phận tiếp thị và quản lý ngành hàng • Bộ phận nhân sự • Bộ phận Kế toán & Kiểm toán • Phòng đào tạo 1.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Với sức mạnh về tiềm lực kinh tế cũng như kinh nghiệm quốc tế của doanh nghiệp ngoại. Tính từ giữa năm 2013 đến cuối năm 2018, số lượng chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K trên toàn quốc tăng gấp 6 lần, đồng thời lượng mở mới ngày càng tăng nhanh. 3 Hình 1.2 : Sơ đồ doanh thu các chuỗi cửa hàng tiện lợi Nguồn: Lỗ triền miên, đâu là điểm thu hút của hệ thống siêu thị mini? – Vietdata.vn Circle K là chuỗi cửa hàng hiện đang dẫn đầu, có doanh thu tăng trưởng qua các năm. Với tổng mức doanh thu năm 2019 là 2,827 tỷ đồng, tăng 22.05% so với năm 2018, đạt mức tăng trưởng tương đối tốt trong ngành bán lẻ. Circle K có biên lợi nhuận cao hơn so với các chuỗi cửa hàng khác, năm 2019 biên lợi nhuận Circle K là 35.01% (năm 2018 là 31.08%). Giá các mặt hàng bày bán trong Circle K tương đối đắt đỏ so với các chuỗi cửa hàng thông thường. Vòng quay hàng tồn kho ở mức 12, thấp hơn so với mức trung bình. Tuy nhiên, Circle K vẫn chịu mức lỗ 152 tỷ đồng năm 2019 và mức lỗ lũy kế là 800 tỷ đồng. 4 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGÀNH BÁN LẺ VÀ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH 2.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM Thị trường bán lẻ Việt Nam đã trở thành thị trường bán lẻ đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Với dự báo là thị trường sôi động nhất thế giới khiến làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục “đổ” vào thị trường bán lẻ Việt Nam và tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nội địa. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh chiến lược mở rộng thị phần, khẳng định vị thế sân nhà, các doanh nghiệp bán lẻ cần có những đối sách phù hợp với sự chuyển mình của xu hướng bán lẻ cũng như thay đổi của người tiêu dùng. Theo báo cáo “Retail in Vietnam - An accelerated shift towards omnichannel retailing” của Deloitte hồi tháng 7 – 2020, ngành bán lẻ Việt Nam đã không ngừng phát triển trong nhiều năm qua. Riêng năm 2019 doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đã tăng 12.4% so với cùng kỳ. Số lượng và quy mô các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, siêu thị và đại siêu thị tăng qua từng năm. Trong đó, hệ thống các siêu thị hoạt động sôi nổi nhất, với tốc độ tăng trưởng doanh thu đáng kể cùng với các thương vụ sát nhập quy mô lớn trong năm 2019. Cùng với sự tăng trưởng của ngành bán lẻ và gia tăng tiêu dùng của người dân, thương mại điện tử tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua sắm thông qua các kênh thương mại điện tử (như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Thegioididong, …) nhiều hơn trước đây. Nhưng vào những tháng đầu năm 2020, việc xuất hiện đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Dịch bệnh bùng phát dẫn tới việc cắt giảm chi tiêu số đông người lao động phải nghỉ việc làm. Cộng với đó là những khó khăn nội tại của từng doanh nghiệp như thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, đứt gãy nguồn hàng, nguồn nguyên nhiên liệu để phục vụ vì 5 đa phần nguồn nguyên nhiên liệu đều xuất phát từ Trung Quốc...Khiến cho không ít doanh nghiệp bán lẻ rơi vào tình huống khó khăn. Hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến. Nhờ sự chuyển đổi kịp thời, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã tăng trưởng dược doanh số bán hàng qua kênh online từ 100%-200%, nhất là ở thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Các kênh thương mại hiện đại chiếm ưu thế trong đại dịch COVID-19. Đặc biệt là trong thời gian giãn cách xã hội nên vẫn đáp ứng được nhu cầu của người dân; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 234,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng mức và giảm 17 18,1%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng mức và giảm 53,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 240,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và giảm 7,4%. Tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng, đặc biệt là dịch vụ lữ hành. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn lạc quan, nhưng lo ngại về đại dịch đã thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng. Xu hướng thị trường bán lẻ hiện nay. Xu hướng đẩy mạnh bán hàng đa kênh, tích hợp chặt chẽ từ trực tuyến đến trực tiếp. Trong bối cảnh dịch COVID-19, mọi người phải hạn chế đi lại, tụ tập đến những nơi đông người để phòng chống dịch bệnh, người tiêu dùng dã chuyển đổi kênh mua sắm đối với nhóm các sản phẩm nhu cầu thiết yếu và không thiết yếu. Với các nhu yếu phẩm, nếu trước khi có đại dịch, người dân sẽ lựa chọn đi chợ theo các thứ tự ưu tiên lần lượt là chợ truyền thống, trung tâm thương mại và siêu thị rồi mới tới các cửa hàng tiện lợi; thì nay họ sẽ chọn trước tiên là các cửa hàng online, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại và siêu thị. Trong khi đó, nhóm mặt hàng không phải thiết yếu lại được ghi nhận sự tăng trưởng đột biến qua các kênh bán hàng online thông qua một số nền tảng thương mại điện tử như shopee, tiki, chotot... hay thậm chí là đặt hàng trên điện thoại, qua hotline. Công nghệ không chạm và thanh toán linh hoạt (không dùng tiền mặt) đã và đang trở thành xu hướng và một phần quan trọng của ngành bán lẻ hiện đại. Kết quả khảo sát hành vi tiêu dùng của Vietnam Report đã chỉ ra, hơn 60% người được hỏi 6 cho biết đã giảm dần việc lựa chọn sử dụng tiền mặt trong thanh toán; đồng thời tăng các hình thức thanh toán qua Internet Banking hay sử dụng ví điện tử. Phát triển các mô hình siêu thị mini cũng là một xu hướng của ngành bán lẻ hiện đại. Theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, mô hình siêu thị mini đang thể hiện ưu thế là giúp người tiêu dùng hạn chế tập trung đông người như các siêu thị lớn hay trung tâm thương mại. Chính nhờ vào việc di chuyển thuận lợi, khả năng đáp ứng tốt sự đa dạng về sản phẩm hàng hóa đối với các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nên đa số người tiêu dùng đang giảm dần thói quen mua sắm ở chợ truyền thống; đồng thời, lựa chọn tới các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini. Đây chính là xu hướng mà các nhà bán lẻ đang nghiên cứu, nắm bắt để tập trung đầu tư; cũng như, tiếp tục đổi mới để tạo trải nghiệm phù hợp hơn cho khách hàng trong tương lai gần. 2.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH PEST 2.2.1 Yếu tố chính trị Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thành và phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ. Các phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ như: phân phối kế hoạch hoá; tự do buôn bán hay hoạt động theo cơ chế thị trường có quản lý… Các chính sách của Nhà nước thông qua các văn bản pháp luật sẽ quyết định phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ. Hiện nay, chính sách của Nhà nước Việt Nam là thị trường bán lẻ phát triển theo kiểu kinh tế thị trường có quản lý. Chính sách của Nhà nước cũng thể hiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ theo từng nhóm hàng; nhóm đối tượng,… tham gia vào thị trường. Các chính sách của Nhà nước còn có vai trò trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ. ❖ Cấu trúc hệ thống chính trị Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam được cấu thành từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau như: Đảng, Nhà nước, Các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp). 7 Các thành tố trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị nói chung và hệ thống chính trị nói riêng là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể (hệ thống) các thiết chế mang tính hiến định (Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội…) và không hiến định (phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ bầu cử, thể chế tôn giáo…); cùng với những quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đó nhằm tham gia vào các quá trình hình thành các quyết sách nhà nước, thực thi quyền lực chính trị bảo đảm quyền thống trị của giai cấp cầm quyền; đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội. ❖ Chính sách thuế, lao động, bảo vệ môi trường, ứng phó với đại dịch Covid-19 Chính sách thuế của nhà nước Theo Điều 11 thông tư 78/2014/TT-BTC, mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp năm 2020 là 20%. Cụ thể như sau: • Các Doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật chịu mức thuế 20%. Các Doanh nghiệp hoạt động trong ngành bán lẻ do vậy cũng chịu mức thuế 20%. • Các Doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam chịu mức thuế từ 32-50% . • Các doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) chịu mức thuế 50%. Chính sách lao động của nhà nước Dựa theo Bộ Luật Lao Động năm 2019 mà nhà nước đã đưa ra những chính sách về lao động áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành bán lẻ nói riêng, cụ thể như sau: 8 • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội. • Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động. • Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. • Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động. • Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. • Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên. Chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 cụ thể như sau: • Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường. 9 • Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. • Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. • Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư. • Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường. • Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. • Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. • Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. • Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế, và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. • Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư. 10 • Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế – xã hội.” Chính sách của nhà nước về ứng phó với đại dịch Covid-19 Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ quyết nghị thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Chính sách hỗ trợ người lao động • Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. • Hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động. • Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. • Hơn 900 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, lao động mất việc do Covid-19. • Hỗ trợ 1 triệu đồng cho người lao động ngừng việc vì đi cách ly, phong tỏa. • Hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỉ đồng từ 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kéo dài trong 3 tháng. • Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19 (F0), từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày. • Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng iv. • Hỗ trợ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế và phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021, được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ. • Hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của Covid-19. 11 Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp • Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp tại Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19. • Hồ sơ, thủ tục để doanh nghiệp được vay vốn trả lương ngừng việc. • Thủ tục tái cấp vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc do Covid-19. • Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn cho doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 đến 31/12/2021. • Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. • Gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021. ❖ Về nhóm các văn bản quy định về điều kiện đối với bán lẻ một số loại hàng hóa áp dụng chung cho tất cả các chủ thể kinh doanh bán lẻ Hiện không có văn bản hệ thống hóa tất cả các quy định pháp luật về điều kiện bán lẻ đối với một số loại hàng hóa đặc thù ngoại trừ Nghị định 59/2006/NĐCP (được sửa đổi bởi Nghị định 43/2009/NĐ-CP). Tuy nhiên, Nghị định này chỉ liệt kê (không đầy đủ, không cập nhật) tên các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc các nhóm “cấm”, “hạn chế” hoặc “kinh doanh có điều kiện” mà không có các nội dung cụ thể về điều kiện kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này, cũng không có các quy định riêng cho việc bán lẻ. Theo Phụ lục của Luật Đầu tư 2014 về Danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì hoạt động bán lẻ một số loại sản phẩm có tính nhạy cảm cao về an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội hoặc hạn chế tiêu dùng phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh cụ thể. Nhà bán lẻ không được bán lẻ các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh (các chất kích thích, ma túy, hóa chất, thuốc súng...) 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan