Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chiến lược marketing mix của hãng hàng không vietjet...

Tài liệu Phân tích chiến lược marketing mix của hãng hàng không vietjet

.PDF
66
1
71

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING ------------------ TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ ĐẦU, NĂM 2021 MARKETING DỊCH VỤ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG VIETJET LỚP HỌC PHẦN: 2021101073504 SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. Phạm Thị Diệu - MSSV: 1921000974 2. Nguyễn Thị Kim Anh - MSSV: 1921001100 3. Trần Thị Thanh Tuyền - MSSV: 1921000745 4. Lê Thị Mỹ Duyên - MSSV: 1921003871 5. Đoàn Thị Mỹ Duyên - MSSV: 1721001372 6. Nguyễn Thành Đạt - MSSV: 1921001146 TP HỒ CHÍ MINH - 2021 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM KHI THỰC HIỆN TIỂU LUẬN ST T Tên thành viên Nội dung thực hiên Mức độ hoàn thành - Sản phẩm dịch vụ VietJet 1 Nguyễn Thị Kim Anh - Đề xuất giải pháp 100% - Chỉnh sửa nội dung cả bài + Word - Phân tích chiến lược STP của VietJet 2 Phạm Thị Diệu - Xác định giá dịch vụ. 100% - Yếu tố con người trong dịch vụ 3 Trần Thị Thanh Tuyền - Quy trình dịch vụ - Hoạt động xúc tiến dịch vụ 95% - Hệ thống phân phối dịch vụ 4 Lê Thị Mỹ Duyên 5 Đoàn Thị Mỹ Duyên 6 Nguyễn Thành Đạt - Yếu tố vật chất trong marketing dịch vụ - Tổng quan về hãng hàng không VietJet - Phân tích các môi trường marketing của VietJet - Phụ lục - Tổng hợp Word  90% 90% 98% MỤC LỤC Trang MỤC LỤC ......................................................................................i DANH MỤC HÌNH........................................................................iii DANH MỤC BẢNG.......................................................................iv CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG VIETJET .....................................................................................1 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN....................................1 1.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH.......................................................................4 1.3. CÁC THÀNH TỰU...............................................................................4 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA VIETJET AIR.......................................................................5 2.1. PHÂN TÍCH CÁC MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA VIETJET AIR................................................................................................................5 2.1.1.Môi trường vĩ mô............................................................................5 2.1.2.Môi trường vi mô..........................................................................10 2.2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC STP CỦA VIETJET AIR.................12 2.2.1.Phân khúc khách hàng.................................................................12 2.2.2.Thị trường mục tiêu......................................................................13 2.2.3.Định vị dịch vụ...............................................................................13 2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA VIETJET AIR..............................................................................................................13 2.3.1.Sản phẩm dịch vụ..........................................................................13 2.3.2.Xác định giá dịch vụ......................................................................19 2.3.3.Hệ thống phân phối dịch vụ.........................................................20 2.3.4.Hoạt động xúc tiến dịch vụ...........................................................21 2.3.5.Yếu tố con người trong dịch vụ....................................................25 2.3.6.Quy trình dịch vụ..........................................................................26 2.3.7.Yếu tố vật chất trong marketing dịch vụ....................................28 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA VIETJET ................................................................................................30 3.1. ĐÁNH GIÁ..........................................................................................30 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP.......................................................................32 3.2.1.Đối với quá tải và hay bị trì hoãn chuyến bay............................32 3.2.2.Suất ăn trên máy bay bị cắt bỏ....................................................32 3.2.3.Takecare khách hàng chưa thật sự chuyên nghiệp....................32 3.2.4.Chiến dịch PR phản cảm, dẫn đến phản ứng gây gắt của một số người tiêu dùng.......................................................................................33 3.2.5.Quầy check – in vào các giờ cao điểm chật kín khách nên dẫn đến việc rất nhiều khách hàng phải chờ đợi, mất thời gian ......................33 3.2.6.Dựa dẫm nhiều vào thuê bán máy bay........................................33 3.2.7.Các buổi hội thảo vẫn còn ít, ít sự kết nối giữa khách hàng và VietJet......................................................................................................34 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................35 PHỤ LỤC 1 .....................................................................................a PHỤ LỤC 2 .....................................................................................g KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN................................................b DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Số lượng hành khách vận tại 2011-201....................................................86 Hình 2.2 Thị phần hàng không ...............................................................................6 Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2011-2020 ................................................7 Hình 2.4: Dòng máy bay Sharklet A320 .................................................................13 Hình 2.5: Menu suất ăn nóng của VietJet Air .......................................................14 Hình 2.5: Món bún gạo xào Singapore của VietJet Air .......................................15 Hình 2.6: Dịch vụ check in online tại sân bay của VietJet.....................................15 Hình 2.7: Một số xe dịch vụ mặt đất VietJet ..........................................................16 Hình 2.8: VietJet bán đồ lưu niệm, tặng quà cho phụ nữ ngày 8/3 ......................16 Hình 2.9: Thẻ Power Pass SkyBoss ........................................................................17 Hình 2.10: Giá các hạng vé VietJet từ HCM đi Vinh ............................................18 Hình 2.11: Tổng đài liên hệ đặt vé và giải đáp thắc mắc tại các nước..................19 Hình 2.12: Các hoạt động quảng cáo của VietJet ..................................................22 Hình 2.13: MV có hẹn với bầu trời .........................................................................22 Hình 2.14: Đồng phục tiếp viên...............................................................................27 PL1: Tiếp viên VietJet tại Thái Lan .......................................................................a PL2: Bảng thị phần ngành hàng không Thái Lan năm 2020 ...............................b PL3: Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó Tổng Giám đốc kiêm CFO, VietJet kiến nghị tại buổi gặp mặt Thủ tướng Chính phủ .................................................................b DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Ưu, nhược điểm của VietJet Air..............................................................29 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG VIETJET 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty được thành lập ngày 23 tháng 07 năm 2007 với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác vận chuyển hàng không mô hình hàng không thế hệ mới chi phí thấp cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của hành khách. Những mốc sự kiện quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty được trình bày dưới đây: Năm 2007  VietJet được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hàng không số 01/0103018458 và là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động trên các đường bay trong nước và quốc tế  Năm 2011 Ngày 24/12/2011, VietJet thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tp.Hồ Chí Minh đi Hà Nội  Năm 2012 Cuối năm 2012, VietJet hoạt động đội bay gồm 5 máy bay và khai thác 10 đường bay nội địa  Năm 2013   Ngày 10/2/2013, VietJet thực hiện chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Tp.Hồ Chí Minh đến Bangkok, Thái Lan  Ngày 19/8/2013, VietJet ký thỏa thuận hợp tác với Lufthansa Technik AG. Lufthansa Technik sẽ cung cấp cho VietJet các giải pháp hàng đầu về công nghệ, dịch vụ bảo trì, tư vấn trong các dự án kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho nhân viên và các dịch vụ tư vấn khác    Mở rộng hoạt động tại căn cứ khai thác thứ hai là sân bay Nội Bài, Hà Nội   Cuối năm 2013, VietJet đạt 20,2% thị phần hàng không nội địa  Năm 2014   Mở rộng hoạt động tại căn cứ khai thác thứ ba tại Đà Nẵng  Ngày 11/02/2014, VietJet ký kết hợp đồng mua 100 máy bay Airbus tại triển lãm hàng không diễn ra tại Singapore  Ngày 25/11/2014, tại Toulouse, VietJet tiếp nhận chiếc máy bay A320 đầu tiên trong lô hàng đặt mua 100 máy bay từ Airbus  Cuối năm 2014, đội bay của VietJet gồm 19 máy bay và đạt 29,6% thị phần hàng không nội địa  Năm 2015   Ngày 25/1/2015, VietJet khánh thành Trung tâm Đào tạo. Trung tâm Đào tạo này giúp VietJet thực hiện hoạt động huấn luyện nhân sự hiệu quả hơn, kịp thời cung cấp đội ngũ nhân lực cho nhu cầu tăng trưởng của Công ty   Tháng 04/2015, VietJet được cấp chứng nhận IOSA bởi Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. IOSA là tiêu chuẩn đánh giá được công nhận tầm quốc tế, nhằm đánh giá hệ thống quản lý và kiểm soát khai thác của một hãng hàng không. VietJet Air là một trong số 390 hãng hàng không đạt chứng nhận IOSA trên thế giới. Điều đặc biệt hơn nữa khi không có nhiều hãng hàng không LCC đạt chuẩn IOSA. Chứng chỉ IOSA được ví như “giấy thông hành” cho sự hội nhập của VietJet vào vùng trời hàng không quốc tế cũng như đủ điều kiện để gia nhập IATA  Cuối năm 2015, đội bay của VietJet gồm 30 máy bay và đạt 37,1% thị phần hàng không Việt Nam. Năm 2016  Ngày 17/02/2016, VietJet và Airbus đã ký kết thỏa thuận thành lập trung tâm huấn luyện Airbus tại Việt Nam.Đồng thời ký hợp đồng đối tác chiến lược với tập đoàn SR Technics (Thuỵ Sĩ) cung cấp các dịch vụ về phụ tùng máy bay và sửa chữa bảo dưỡng cho dòng máy bay A320/A321  Ngày 23/05/2016, VietJet và Boeing ký kết hợp đồng đặt mua 100 máy bay B737 MAX 200. Trong cùng ngày, VietJet và Pratt & Whitney thuộc Tập đoàn United Technologies Corp. (Mỹ) cũng ký kết hợp đồng cung cấp động cơ PurePower Geared Turbofan và các dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng đội tàu để trang bị cho đội máy bay thế hệ mới A320 NEO và A321 NEO  Ngày 01/06/2016, VietJet khai trương đường bay Tp.Hồ Chí Minh – Kuala Lumpur tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia)   Ngày 02/06/2016, VietJet và Ngân hàng TMCP Quân đội ký hợp đồng tín dụng dài hạn tài trợ mua mới máy bay Airbus A320. Ngân hàng Quân đội là ngân hàng nội địa đầu tiên cung cấp tín dụng dài hạn cho việc sở hữu máy bay của VietJet   Ngày 04/06/2016, tại Hội nghị “Hà Nội 2016: Hợp tác đầu tư và phát triển”, VietJet đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  Tháng 6/2016: Vượt qua nhiều thương hiệu mạnh trong nước, VietJet vào Top 500 thương hiệu hàng đầu Châu Á 2016  Ngày 10/6/2016, VietJet khai trương đường bay Hà Nội – Tuy Hòa  Ngày 22/6/2016, VietJet khai trương đường bay quốc tế từ Tp.Hồ Chí Minh – Đài Nam  Ngày 30/6/2016, VietJet ký kết hợp tác với Tổng cục Du lịch Incheon – ITO (Hàn Quốc). Hợp tác nhằm mang đến các sản phẩm, dịch vụ, cơ hội đi lại, du lịch thuận tiện cho người dân Việt Nam đến đất nước Hàn Quốc  Ngày 01/07/2016, VietJet khai trương đường bay từ Thanh Hóa – Nha Trang  Tháng 8/2016, VietJet được vinh danh là Thương hiệu Tuyển dụng tốt nhất Châu Á năm 2016 do tổ chức Employer Branding Institute (EBI), World HRD Congress & Stars of the Industry Group bình chọn  Tháng 8/2016, VietJet chính thức trở thành thành viên của IATA   Đầu tháng 9/2016, tại Hồng Kông, VietJet đã tổ chức Lễ công bố chính thức mở đường bay Tp.Hồ Chí Minh - Hồng Kông, đáp ứng nhu cầu di chuyển, du lịch của người dân và du khách, góp phần thúc đẩy giao thương và hội nhập trong khu vực  Ngày 06/09/2016, VietJet và Airbus đã ký kết đặt hàng mua thêm 20 máy bay thế hệ mới A321 CEO và NEO trị giá 2,39 tỷ đô la Mỹ. 20 máy bay mới này dự kiến sẽ được giao hàng từ năm 2017 đến năm 2020  1.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thế giới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng Sứ mệnh: Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và quốc tế. Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam và quốc tế.Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng và những nụ cười thân thiện. 1.3. CÁC THÀNH TỰU  Năm 2012 VietJet Air vinh dự được thời báo Việt Nam trao giải thưởng hang hàng không tốt nhất  Năm 2013 VietJet Air vinh dự nhận giải ngôi sao quốc tế về chất lượng do BID (Business initiative directions) trao thưởng  Được trao thưởng là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2014 do Aphabe và Neilsen bình chọn  Năm 2014, lọt top 10 thương hiệu nổi tiếng do IPI (international intellectual property institute) Việt Nam bình chọn  Năm 2015, Vietjek Air vinh dự được trao giải thưởng vàng PATA 2015 cho chiến dịch tiếp thị được trao bởi Pacific Asia Travel Association  Năm 2015, Vietjek Air vinh dự được trao giải “Hãng hàng không chi phí thấp tốt nhất năm 2015” được trao bởi TTG Travel Award 2015  Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2015 do Alphabe và Neilsen bình chọn  Năm 2015, Vietjek Air vinh dự nhận được cờ thi đua của thủ tướng chính phủ CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA VIETJET AIR 2.1. PHÂN TÍCH CÁC MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA VIETJET AIR 2.1.1. Môi trường vĩ mô a. Kinh tế Tốc độ tăng tưởng kinh tế Hiện nay, Việt Nam là có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ sở hạ tầng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và tăng lên. Đến cuối năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO, nhờ vào sự kiện này nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ, đây cũng lời thời điểm doanh nghiệp Vietjet Air thành lập. Sau khi VietJet gia nhập ngành, tốc độ tăng trưởng vận tải hành khách nội địa đạt mức tăng trưởng kép CAGR 19,6%/năm, toàn thị trường bao gồm nội địa và quốc tế đạt mức 18.4%/năm. Đây có thể gọi là sự bùng nổ mà VietJet đem lại cho ngành hàng không Việt Nam. Với hoạt động tăng trưởng tốt với mục tiêu trở thành hãng hàng không nội địa hàng đầu Việt Nam, VietJet Air tăng cường mở rộng mạng đường bay, phục vụ hơn 25 triệu lượt khách với gần 140 nghìn lượt bay trong nước và quốc tế. Doanh thu hoạt động kinh doanh chính đạt 41.252 tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận trước thuế đạt 3.869 tỷ đồng, tăng 27% so với năm trước. Hình 2.1 Số lượng hành khách vận tại 2011-2018 Nhìn chung năm 2020 là một năm có nhiều khó khăn và thách thức với kinh tế thế giới nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, nhờ khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt và hội nhập tốt, Việt Nam đã nắm trong số ít các quốc gia giữ vững mức tăng trưởng kinh tế trong năm vừa qua, ước tính đạt 2,91%, theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF). Kết quả đạt được cụ thể như sau: - Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 đạt 2,91% so với năm 2019 (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%) [ CITATION TỔN21 \l 1033 ].  Trong năm 2020, VietJet khai thác bình quân hơn 44 tàu bay/ tháng, khai thác 78 nghìn chuyến bay, thực hiện 140 nghìn giờ khai thác, vận chuyển an toàn hơn 15 triệu lượt khách, với việc triệt để áp dụng các quy định về an toàn phòng chống dịch của WHO và các Hình 2.2 Thị phần hàng không nhà chức trách. Trong năm 2020, toàn bộ nhân viên và hành khách của VietJet được an toàn, chứng tỏ được sức mạnh nội tại của doanh nghiệp trong thời buổi biến động. Là hãng máy bay mới thành lập năm 2007, đến năm 2020 VietJet đã vươn lên ngang bằng thị phần với VietNam Airline hãng máy bay hàng đầu Việt Nam. Cho thấy tốc độ tăng trưởng của hãng này rất mạnh. Hình 2.2 Thị phần hàng không Lạm phát - Lạm phát là yếu tố vĩ mô có thể tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và Công ty nói riêng. CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với bình quân năm 2019, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%. Cụ thể: - Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 0,44% so với bình quân cùng kỳ năm trước (TỔNG CỤC THỐNG KÊ 2020) Trong trường lạm phát tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VietJet do chi phí đầu vào tăng cao làm giảm lợi nhuận. Thêm vào đó người tiêu dùng đồng thời cũng cắt giảm chi phí, giảm chi tiêu cho du lịch hay đi lại bằng đường hàng không… Từ đó doanh thu giảm sút, ảnh hưởng tổng lợi nhuận của công ty bị suy giảm. Tuy nhiên, may mắn là nhìn chung, nhà nước đã kiểm soát thành công lạm phát, đạt chỉ tiêu dưới 4% mà Quốc hội đã đề ra trong năm 2020. Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam 2011-2020 Lãi suất Vì hầu hết các  doanh nghiệp không có lượng vốn đủ lớn để tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh, vì vậy phần đông đều huy động thêm từ các nguồn bên ngoài, trong đó phổ biến là thông qua vay vốn và chịu lãi suất sử dụng vốn vay, vì vậy lãi suất là chỉ số đáng quan tâm của doanh nghiệp. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định điều chỉnh các mức lãi suất có hiệu lực từ ngày 13/5/2020 với mức giảm từ 0,3-0,5%/năm ở các loại lãi suất khác nhau. Với sự hỗ trợ này, VietJet đã tận dụng các khoản vay từ các ngân hàng trong và ngoài nước để thực hiện việc thuê, mua thêm các máy bay mới. Để đảm bảo chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu luôn ở mức an toàn theo chuẩn mực của các hãng hàng không hàng đầu trên thế giới, VietJet cần thận trọng và kiểm soát tốt chỉ số tài chính trước khi cho ra quyết định sử dụng các khoản vay từ Ngân hàng. Giá nhiên liệu Là công ty thuộc ngành giao thông vận tải, vì vậy chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty (khoảng 35%). Giá nhiên liệu đã có xu hướng tăng trong giai đoạn 2016-2018 theo biến động của giá dầu, cũng đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các hãng hàng không. Tại thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid – 19, giá xăng Jet-A1 ở mức 80 USD/thùng, tuy nhiên tại phiên 09/03/2020, giá dầu Brent đã giảm, ở mức 31 USD/thùng và dự kiến sẽ ở mức 30 USD/thùng nếu tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang giữa Ả Rập và Nga. Chi phí xăng dầu năm 2020 của ngành hàng không dự kiến sẽ tiết kiệm được gần 100 tỷ USD (-47% so với dự báo tại tháng 12 của IATA, khi chưa có dịch Covid-19). Việc giá xăng giảm đã giảm một phần gánh nặng cho VietJet. Tận dụng thời điểm này, VietJet đã triển khai giải pháp mua trữ xăng dầu và hợp tác với các nhà cung cấp nhiên liệu để tăng cường hợp tác trữ xăng, giảm thiểu trên 50% chi phí tạo nguồn và tra nạp dự phòng nguy cơ giá nhiên liệu tăng trở lại. Bên cạnh đó sử dụng đội tàu bay có mức tuổi bình quân thấp để tối ưu hóa nhiên liệu tiêu hao; triển khai chương trình tiết kiệm nhiên liệu cùng nhà sản xuất động cơ CFM International; sử dụng đội tàu bay thế hệ mới Airbus A321 NEO, giúp tiết kiệm tới 16% tiêu hao nhiên liệu,... Cơ sở hạ tầng và kỹ thuật Do đặc thù của ngành hàng không trong việc cần sử dụng mặt bằng lớn để làm các khu vực sân bay, đặc biệt là khu các khu để thực hiện bảo dưỡng máy bay, khu vực kho vật tư phụ tùng, khu vực trữ nhiên liệu, khu vực kiểm soát vé... Nói chung, ngành hàng không cần một khu diện tích đất rất lớn và rất khó để một hãng hàng không nào kiểm soát được một khu sân bay độc quyền. Vì vậy hầu hết các hãng hàng không đều phụ thuộc vào các sân bay do nhà nước mở ra. Hiện tại, Việt Nam có 22 cảng hàng không đang được khai thác. Tuy nhiên, mức độ đầu tư hạ tầng sân bay chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng khai thác hàng không, tạo nên vấn đề không chỉ với công ty cảng hàng không Việt Nam, mà còn gây áp lực cho các hãng và ngành hàng không. Nhu cầu sử dụng phương tiện hàng không ngày càng cao khiến các sân bay chính đối mặt với tình trạng quá tải làm ảnh hưởng đến an toàn bay của các hãng nói riêng, và của Việt Nam nói chung. Đối mặt với vấn đề này, Chính phủ cũng đã triển khai mở rộng đầu tư tư nhân và tăng cường thêm chất lượng và các sân bay mới. Để khắc phục, VietJet đã thực hiện trực tiếp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các sân bay, mở rộng các cảng hàng không mới. Đồng thời cũng tiến hành nâng cấp các công tác quản lý và sắp xếp giờ bay, chuyến bay, số vé,... một cách hợp lý nhằm cắt giảm tình quá tải của các sân bay. b. Chính trị - pháp luật Ngành hàng không Việt Nam luôn được kiểm soát chặt chẽ từ Chính phủ, thông qua nhiều bộ luật như: luật Doanh nghiệp, luật Hàng không, luật Hàng không dân dụng và các văn bản pháp luật khác liên quan… Cũng như thông qua Công ty Cảng Hãng hàng không độc quyền về các sân bay Việt Nam. Vì thế các công ty hàng không, cũng như VietJet, luôn tuân theo quy định về pháp luật và chế tài này. Ngoài ra để mở rộng cơ hội phát triển. VietJet. luôn đóng góp ý kiến cho các dự thảo chính sách, c. Văn hóa – xã hội Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa, hòa nhập với sự phát triển toàn cầu, Việt Nam mở rộng với giao thương với các nước trên thế giới, và mở rộng thêm một số ngành dịch vụ khác như du lịch, truyền thông điện tử… Nguồn tài nguyên Việt Nam vô cùng đặc sắc về danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc, làng nghề văn hóa... riêng biệt mà đa dạng, trải dài trên khắp đất nước. Đây chính là điểm đặc biệt thu hút khách du lịch trong nước và bạn bè quốc tế. Và để mở rộng và phát triển ngành du lịch, thì ngành hàng không là ngành không thể thiếu. Đó là cơ hội lớn cho VietJet Air. Nắm bắt cơ hội đó VietJet ngoài thực hiện các hãng bay nội địa, thì đã có các chuyến bay đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Campuchia,... để khai thác du lịch quốc tế. d. Tự nhiên Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm giữa các con đường hàng không quốc tế nội địa, đồng thời với 3 thành phố lớn, có kinh tế phát triển và dân cư đông đúc nhất hiện nay là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội được phân bố đề ở 3 khu vực Bắc - Trung - Nam, là một điều kiện vô cùng thuận lợi. Mỏ khoáng Việt Nam cũng vô cùng dồi dào nhưng nhiên liệu máy bay Jet-A1 thì vẫn chưa được phát triển rãi ở Việt Nam, do điều kiện khoa học kĩ thuật còn hạn chế. Phần lớn nhiên liệu hiện này được nhập về từ Singapore là chủ yếu, tuy nhiên hiện nay đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đã có thể sản xuất loại nhiên liệu này, và có tiềm năng cung cấp cho ngành hàng không Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, với vùng khí hậu thường xuyên có những cơn bão, mưa, gió lớn làm cản trở đường bay. Trong năm 2019, VietJet đã phát triển hệ thống dự báo và chủ động và phản ứng nhanh bằng cách tạm dừng các chuyến bay tới khu vực không đảm bảo an toàn khai thác, đồng thời nhanh chóng đưa ra phương án tăng cường khai thác sau các cơn bão. 2.1.2. Môi trường vi mô a. Đối thủ cạnh tranh Với đặc thù của ngành hàng không, như về nguồn vốn, cấp phép, diện tích các khu sân bay do Công ty Cảng Hàng Không kiểm soát...vì vậy có hạn chế các doanh nghiệp xuất hiện trở thành đối thủ cạnh tranh trong ngành hàng không. Hiện có 4 hãng hàng không nội địa lớn được biết tới tại Việt Nam là: Vietnam Airlines; VietJet Air; Jetstar Pacific và Bamboo Airways. Mặc dù VietJet Air chỉ là một doanh nghiệp non trẻ, với bề dày kinh nghiệm tầm 15 năm, nhưng đã nhanh chóng vượt mặt các đối thủ khác và trực tiếp cạnh tranh với Vietnam Airlines, một hãng hàng không quốc gia với bề dày lịch sử lâu đời. VietJet Air đã vượt mặt về giá trị vốn hóa thị trường lên tới 41.220 tỷ đồng, tương đương gần 1,8 tỷ USD và đuổi theo sát nút về thị phần trong nước (VietJet Air là 41%, so với Vietnam Airlines là 42%) trong khoảng thời gian ngắn (đến cuối năm 2017). VietJet Air trở thành kẻ thách thức trên thị trường hàng không, bám sát lấy vị trí dẫn đầu. Thế nên, trở thành hàng hãng không nội địa hàng đầu Việt Nam đã trở thành mục tiêu của VietJet Air để làm điểm tượng bắt đầu cạnh tranh. b. Sản phẩm thay thế Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam còn thấp, VietJet khai thác mảng giá vé rẻ có xu hướng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Tuy nhiên, do thói quen sử dụng các phương tiện đường bộ, xe khách (xe đò)... với việc đưa rước tận chỗ, tiện lợi... khiến người dân có xu hướng vẫn chọn xe khách nhiều hơn với các khu vực tương đối gần, so với việc lựa chọn vé bay. Vì vậy đây là một trong những khó khăn mà VietJet phải đối mặt. c. Khách hàng Đối tượng khách hàng mục tiêu của VietJet là khách hàng trẻ trung, năng động, muốn du lịch khắp mọi nơi để khám phá... đặc biệt là những đối tượng muốn đi máy bay lần đầu, với mức thu nhập tầm trung khoảng từ 5-15 triệu/tháng. Trước đó với sự có mặt của hãng Vietnam Airlines gắn liền với nhóm đối tượng người thành đạt, mức thu nhập cao. Thì việc VietJet Air ra đời và xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, đã đem tới thành công lớn cho VietJet. Bằng việc tách các gói chi phí như hành lý, suất ăn... VietJet đã thành công đem đến cho những khách hàng với mức thu nhập hạn hẹp có thể trải nghiệm cảm giác bay. VietJet Air cũng hướng tới cho mình những nhóm khách hàng khác như các hộ gia đình có nhu cầu đi lại, du lịch bằng máy bay, các tổ chức từ thiện, công ty giải trí, công ty truyền thông, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp phi lợi nhuận, tổ chức mua vé máy bay để làm phần thưởng cho nhân viên hay khách hàng của tổ chức đó… Và một số khách hàng quốc tế: khách du lịch tự túc, du lịch văn hóa nội địa Việt Nam... d. Nhà cung cấp Đối với các nhà cung cấp của VietJet Air, trong đó, cần quan tâm tới việc “ VietJet đã xây dựng được mối quan hệ đối tác chiến lược với hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu trên thế giới là Airbus và Boeing. Đây là những nhà cung cấp hàng đâu trong lĩnh vực phương tiện hàng không với các máy bay hiện đại, và ngày càng được cập nhật theo hướng hiện đại, thoải mái cho hành khách, và tiết kiệm về mặt nhiên liệu. Đây cũng là 2 nhà cũng cấp hàng đầu mà VietJet chú ý.” “ Ngoài ra vào năm 2014, VietJet ký kết hợp tác toàn diện với Amadeus - đối tác công nghệ trong lĩnh vực hàng không và du lịch, nhằm mở rộng mạng lưới bay và kênh phân phối ra toàn cầu, đồng thời kết nối với 446 hãng hàng không khác trong cùng hệ thống của Amadeus. Hệ thống này cung cấp và mở rộng cho VietJet gói dịch vụ cho hệ thống quản lý dịch vụ của VietJet ở các khu vực trong nước và ngoài nước.” 2.2. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC STP CỦA VIETJET AIR 2.2.1. Phân khúc khách hàng a. Phân khúc theo hành vi - Người tiêu dùng có nhu cầu di chuyển công việc hoặc đi du lịch. - Doanh nghiệp là những công ty có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. b. Phân khúc theo yếu tố xã hội học VietJet chủ yếu hướng đến đối tượng là những người có độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, những người có mức thu nhập tầm trung khoảng từ 5-15 triệu/tháng. Đặc biệt là VietJet đang quan tâm đến khách hàng trẻ trung, năng động, muốn du lịch khắp mọi nơi để khám phá... nhất là những đối tượng muốn đi máy bay lần đầu. 2.2.2. Thị trường mục tiêu VietJet Airlines nhắm đến những người chưa có điều kiện đi máy bay, những khách hàng đi máy bay thường xuyên và quan tâm đến sự gọn lẹ, tiện lợi, tiết kiệm chi phí, những người trẻ tuổi. Đồng thời, còn hướng đến khách hàng là giới doanh nghiệp muốn vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. VietJet Airlines hướng tới mục tiêu mở rộng thị trường hàng không Việt Nam, tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam đều có thể đi máy bay và cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm và dịch vụ với mức chi phí thấp, hiệu quả, chất lượng, an toàn. 2.2.3. Định vị dịch vụ Định vị: “Hãng hàng không giá rẻ” VietJet Arlines là hãng hàng không giá rẻ phục vụ cho mọi đối tượng trong xã hội và làm cho xã hội xích lại gần nhau khi ngồi cạnh nhau Đồng phục không phải là váy, áo dài,… mà là một trang phục quần ngắn, áo đỏ thể hiện sự linh hoạt, thoải mái khi phục vụ và tạo sự năng động trong mắt khách hàng. 2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA VIETJET AIR 2.3.1. Sản phẩm dịch vụ a. Sản phẩm cốt lõi - Sản phẩm cốt lõi của VietJet Air là vận chuyển hàng không chuyên dụng. Hãng hàng không VietJet đã khai thác ba hạng vé. Trong đó Skyboss là hạng cao nhất sau đó là hạng Eco (phổ thông) và cuối cùng là hạng Promo (khuyến mãi). Những khách hàng như doanh nghiệp có thể sử dụng hạng vé cao cấp và chất lượng dịch vụ cũng như phòng chờ không hề thua kém gì đối với các hãng hàng không giá cao như VietNam Airline. VietJet sở hữu phi đội bay hiện đại, tiên tiến bậc nhất, tàu bay mới hiện đại, bảo vệ môi trường Hãng sở hữu đội tàu bay mới hiện đại, thân thiện với môi trường. VietJet Air sở hữu đội tàu bay với hơn 100 chiếc. Đa phần là tàu bay mới 100% và có tuổi trung bình dưới 3 tuổi. VietJet là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam và một số ít trong khu vực sở hữu dòng máy bay Sharklet A320 hiện đại, mới nhất của Airbus. Loại máy bay này có thể chuyên chở 180 hành khách. Airbus A321 có khoang hành khách rộng nhất trong các loại máy bay có sức chứa tới 230 hành khách. Hình 2.4: Dòng máy bay Sharklet A320 Nguồn: https://www.VietJetair.com/ Đây cũng là các loại máy bay có độ tin cậy cao với chi phí khai thác thấp, với nhiều ưu điểm về tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và thiết kế cánh cong mới mẻ, độc đáo. Không chỉ vậy VietJet Air còn được báo chí quốc tế gọi là “Đội bay sinh động bậc nhất thế giới”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan