Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu ôn thi đại học bài rù­ng xà nu

.PDF
111
419
99

Mô tả:

I. Thế nào là anh hùng và chủ nghĩa anh hùng Không thể nghiên cứu một sự vật, một hiện tượng từ khái niệm của nó. Không thể nghiên cứu những hiện tượng anh hùng trong đời sống của nhân dân ta hiện nay từ khái niệm chủ nghĩa anh hùng. Đền thờ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo (Lộc Vương, Nam Định). Ảnh: tư liệu Khái niệm chỉ là một bậc thang của nhận thức, dù nó vốn nghèo hơn hiện tượng. Nó tránh cho người ta những bước quanh co, rút ngắn con đường đi vào bản chất của sự vật. Vì thế, chúng ta vẫn cần thống nhất một số quan niệm thường thức xung quanh khái niệm về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta nếu chúng ta xuất phát từ cuộc sống. Đối tượng chủ yếu của nghiên cứu vẫn là cuộc sống, chứ không phải là từ khái niệm. Đạo đức học là một môn Triết học – là một khoa học nghiên cứu về một quy luật hình thành và phát triển của những hành vi đạo đức trong xã hội, nghiên cứu những quy tắc chi phối và đánh giá những hành vi đó. Hành vi anh hùng là hành vi đạo đức được đánh giá theo một quan điểm đạo đức nhất định. Chủ nghĩa anh hùng là một lí tưởng đạo đức cổ vũ và hướng dẫn hành động của con người. Chúng ta chỉ có thể hiểu những hành vi anh hùng và chủ nghĩa anh hùng dưới ánh sáng của Đạo đức học. Hiện nay, nhiều bộ môn khoa học như: tâm lí học, mĩ học, xã hội học… cũng đều nghiên cứu chủ nghĩa anh hùng. Một hiện tượng xã hội có thể là đối tượng nghiên cứu và phản ánh của nhiều hình thái ý thức khác nhau, nhiều bộ môn khoa học khác nhau. Mỗi ngành khoa học đều có phạm trù riêng của nó, khái quát nội dung phong phú về hiện tượng mà nó có trách nhiệm nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, mỗi bộ môn khoa học đều sử dụng những thành tựu của các bộ môn khoa học và vận dụng cả các phạm trù của bộ môn khác. Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa quốc tế, chủ nghĩa vị tha, chủ nghĩa lạc quan cách mạng… đều là những phạm trù đạo đức học. Điều đó không ngăn cản sử học nghiên cứu sự diễn biến của những hiện tượng đạo đức ấy qua các thời kì lịch sử. Điều đó cũng không ngăn cản tâm lí học nghiên cứu những động cơ tâm lí của những phẩm chất đạo đức. Chúng ta không thể vì thế mà kết luận rằng chủ nghĩa yêu nước là một phạm trù của khoa học lịch sử và chủ nghĩa quốc tế là một phạm trù của tâm lí học. Chủ nghĩa anh hùng là một phạm trù đạo đức học. Cũng như mọi hành vi đạo đức khác, hành vi anh hùng được đánh giá bằng dư luận xã hội. Nó gắn liền với vinh dự và lương tâm của con người. Dư luận xã hội khinh bỉ những hành động hèn nhát. Vinh dự thuộc về những người anh hùng và lương tâm cắn rứt con người trong những trường hợp khiếp nhược quân thù hoặc lơ là trước nhiệm vụ. Cũng như mọi hiện tượng đạo đức khác, chủ nghĩa anh hùng là một sản phẩm lịch sử. Nó thay đổi qua các thời đại. Nó mang những đặc điểm của dân tộc. Nó được nhận thức khác nhau ở các tập đoàn xã hội khác nhau về lợi ích. Vậy anh hùng là gì? Anh hùng là một khái niệm chỉ những hành động dũng cảm xuất sắc đấu tranh cho lợi ích của đông đảo nhân dân và được mọi người kính phục. Tính chất anh hùng bao giờ cũng phải được thể hiện qua hành động của con người. Tính chất anh hùng không phải chỉ nằm trong tư tưởng dù là những tư tưởng lớn. Những nhà tư tưởng vĩ đại của phương Đông và phương Tây, những Khổng Phu Tử và Sôcrát chưa từng bao giờ được ai gọi là anh hùng, mặc dầu tư tưởng của những người ấy đã có một tiếng vang rộng lớn suốt bao nhiêu thế kỉ. Không thể đánh giá anh hùng qua lời nói. Khi Sở Khanh khoác lác với cô Kiều: Nàng đã biết đến ta chăng? Bể trầm luân, lấp cho bằng mới thôi. Thì Sở Khanh cũng chẳng giống anh hùng một chút nào. Nó chỉ bộc lộ thêm bộ mặt trơ trẽn của một tên bịp bợm. Nhân dân ta gạt bỏ mọi kiểu anh hùng khoác lác đó. Đó chỉ là những anh hùng rơm, chỉ đáng một mớ lửa. Nhân dân ta chỉ thừa nhận là anh hùng với những người dũng cảm không sợ chết, không sợ khổ, những người vượt qua khó khăn như vàng thử lửa, những người can thiệp vào mọi sự bất bằng trong xã hội để cứu nước, cứu dân. Cho nên nói đến anh hùng, trước hết phải nói đến hành động dũng cảm. Hành động anh hùng không phải chỉ là những hành động ở mức bình thường, mà phải là những hành động xuất sắc. Không ai đi ca tụng những hành động nhạt nhẽo hàng ngày, những việc phẳng lặng như mặt nước ao tù không gợn sóng. Chỉ đáng gọi là anh hùng những hành động dũng cảm vượt lên mức bình thường, những hành động xuất sắc. Ở đây có mối quan hệ biện chứng giữa cái phi thường và cái bình thường trong hành động. Chúng ta không chờ trông những cái phi thường cắt đứt với cái bình thường, cái phi thường mang tính chất kì lạ, thần bí, cái phi thường của những con người từ trên trời rơi xuống, chứ không phải từ xã hội loài người mà ra. Tách cái phi thường ra khỏi cái bình thường và thần bí hóa nó là quan điểm của chủ nghĩa anh hùng cũ, quan điểm của phong kiến và tư sản. Ta chỉ là người của gió sương Mải ham theo đuổi việc phi thường Câu thơ đó của Thế Lữ, một nhà thơ lớn khoảng năm 1938, đã phản ánh tâm trạng của người trí thức chưa tìm thấy con đường đi từ trong sương gió của cuộc đời, muốn làm những việc phi thường. Nhưng nếu những việc phi thường không xuất phát từ đời sống có thực, không gắn với lợi ích cao cả của Tổ quốc, của nhân dân thì cái phi thường ấy không thể trở thành anh hùng được. Nếu Từ Hải đã không có những hành động giữa đường thấy sự bất bằng mà tha mà chỉ đóng khung ý chí của mình vào mục đích làm cho rõ mặt phi thường thì quan điểm của Từ Hải cũng chẳng khác gì quan điểm siêu nhân của một nhà triết học Đức là Nitxe. Con người anh hùng của Nitxe đã rất phản động ở chỗ nó không hề thừa nhận trách nhiệm phục vụ quần chúng. Nó khinh rẻ quần chúng, coi quần chúng như một đàn cừu ngu ngốc, như những phương tiện vô tri của anh hùng. Chúng ta cũng không từ chỗ phê phán quan điểm tuyệt đối hóa tính phi thường của anh hùng, sa vào một quan điểm cực đoan, quan điểm đóng khung chủ nghĩa anh hùng trong cuộc sống bình thường, trong những hành động bình thường của những con người bình thường. Nếu lịch sử của loài người quả cứ kéo dài trong tình trạng bình thường ấy thì có lẽ chúng ta ngày nay vẫn chưa thoát khỏi cuộc sống man rợ ban đầu. Quá trình tiến hóa của loài người, cũng như sự phát triển của mỗi dân tộc, mỗi cá nhân đều là một quá trình luôn luôn phá vỡ cái bình thường để vươn tới cái phi thường. Cái bình thường của dân tộc ta ngày hôm nay đã khác hẳn cái bình thường của dân tộc ta ngày trước và ngày mai mỗi chúng ta nhất định sẽ vượt lên cái bình thường và cả cái phi thường của chúng ta hôm nay. Cái bình thường của ngày hôm nay đã từng là cái phi thường của hôm qua và cái bình thường của ngày mai. Trong một xã hội, cũng như thế. Từ trong quần chúng nhân dân, nảy sinh ra con người lỗi lạc. Trong quá trình phát triển của phong trào, những hành động của cá nhân xuất sắc sẽ lôi cuốn những hành động của quần chúng và việc làm có tính chất đột phá, phi thưởng ở cá nhân xuất sắc sẽ trở thành những hành động phổ biến và bình thường ở quần chúng. Dân tộc ta hết sức khâm phục những hành động Đền Kiếp Bạc nơi thờ Hưng Đạo Vương - Trần Quốc anh hùng của tổ tiên, luôn Tuấn. Ảnh: vnn.vn luôn học tập và phát huy tinh thần đó. Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng trước sự thôi thúc của lịch sử những hành động có tính chất đột xuất và phi thường thuở xưa đang trở nên phổ biến và bình thường. Nhân dân ta không những đang lặp lại những ý chí và hành động của Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng… mà còn đang nâng cao chủ nghĩa anh hùng lên mức độ cao nhất, đang tạo ra những phẩm chất mới của anh hùng. Phi thường và bình thường là sự thống nhất biện chứng trong hành động của người anh hùng. Chỉ có nắm vững mối quan hệ qua lại đó của cái phi thường và cái bình thường mới có thể phân tích được đúng đắn, phản ánh được sâu sắc những hiện tượng anh hùng trong đời sống của dân tộc ta hiện nay. Sống như anh sở dĩ thành công chính vì tác giả đã nắm được mối quan hệ biện chứng giữacái bình thường và cái phi thường ở anh Trỗi, cũng như ở chị Quyên. Quá trình tiến bộ của chị Quyên là một quá trình diễn biến từ thấp lên cao, là một quá trình luôn luôn vượt lên mức bình thường của chị. Tinh thần anh dũng tuyệt vời của Nguyễn Văn Trỗi đã nổi lên rực rỡ và xúc động lòng người, chính vì nó gắn liền với cuộc sống bình thường hàng ngày của anh. Ở anh, tình yêu thương vô hạn đối với gia đình, với đồng bào, đồng Anh Nguyễn Văn Trỗi. Ảnh: vnn.vn chí. Lòng yêu vợ thiết tha của anh khiến người ta xúc động hơn khi anh hi sinh cả hạnh phúc và tuổi trẻ cho dân tộc. Chúng ta có thể nhìn lại 30 năm kháng chiến chống xâm lược Pháp và Mỹ để thấy một thời kì vẻ vang của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam và sự nảy sinh cái phi thường từ trong cuộc sống bình thường. Nghệ thuật mô tả anh hùng không thể ngừng lại trước cái tầm thường và nhạt nhẽo của cuộc sống, nhưng cũng không nhìn cái phi thường cắt đứt với cái bình thường. Nếu người anh hùng sinh ra đã sẵn có những phẩm chất và tài năng tốt đẹp nhất của người anh hùng thì con người ấy cũng không có gì đáng ca tụng, bởi vì vinh quang không thuộc về anh ta, mà thuộc về Thượng đế đã ban cho anh ta những phẩm chất của người anh hùng. Một người anh hùng bao giờ cũng là sản phẩm của thời đại, từ phong trào của quần chúng mà nảy sinh. Họ sống trong cuộc sống bình thường của nhân dân, nhưng luôn luôn vươn cao hơn cuộc sống và nhất là luôn luôn vươn cao hơn bản thân mình. Nói tới anh hùng chính là nói tới những hành động như thế, những hành động xuất sắc luôn luôn vượt lên trên cái bình thường. Nhưng hành động xuất sắc vẫn chưa đủ để nói hết nội dung của khái niệm anh hùng. Cũng như mọi hoạt động đạo đức khác, hành động anh hùng phải nhằm phục vụ nhân dân và được nhân dân mến phục. Trong lịch sử xã hội loài người, đã có biết bao chuyện những người không sợ khó, không sợ khổ, không sợ chết. Nhưng không phải tất cả những người đó đều là anh hùng. Tô Tần đã bao năm lấy dùi đâm vài đùi để thức mà học. Sự khổ tâm của anh ta, cuối cùng đã khiến anh ta leo lên tới bậc thang cao nhất của danh vọng. Người đó có phải là anh hùng không? Nguyễn Du đã phê phán: “Có công học hành để về vẻ vang với hàng xóm, ôi! Khí cục sao mà tầm thường, lời nói sao mà bỉ ổi!”. Nhiều nhân vật phong kiến thuở xưa đã bao lần tiến hành cuộc tranh bá, đồ vương, liều mình trong nước lửa, nhưng chúng cũng không phải là anh hùng. Nhà tư bản có thể liều chết để kiếm lợi nhuận và nếu lợi nhuận được 200% thì chúng sẽ không từ một tội ác nào. Chúng cũng không phải là anh hùng. Do sự tuyên truyền của giai cấp thống trị phong kiến và tư sản, nhân dân nhiều lúc không khỏi bị ảnh hưởng bởi những quan điểm phản động về chủ nghĩa anh hùng. Nhưng, tự thâm tâm, quần chúng nhân dân hướng về những người anh hùng thực sự của mình, những người không sợ chết, không sợ khó, không sợ khổ, phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Nhân dân ta đã từng dựng lên những đền, miếu để thờ Bà Trưng, Bà Triệu, thờ Trần Hưng Đạo, Lê Lợi và những người cứu nước, cứu dân khác. Nhân dân ta, từ đời này qua đời khác, nhắc đến những người ấy với một tấm lòng yêu mến và quý trọng. Nhân dân ta coi hành động anh hùng như một giá trị đạo đức. Vì vậy, hành động dũng cảm hi sinh chỉ là anh hùng khi nó phục vụ lợi ích của nhân dân, được nhân dân đánh giá và tán thưởng. Khái niệm anh hùng, vì thế chứa đựng một sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ. Nó gắn liền với vinh dự và lương tâm của mỗi thời đại. Chủ nghĩa anh hùng là một lí tưởng đạo đức. Không thể hiểu danh từ chủ nghĩa ở đây như một học thuyết triết học: chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa sinh tồn, chủ nghĩa thực chứng… Chủ nghĩa anh hùng cũng không thể coi như một trào lưu tư tưởng, giống như một trào lưu nghệ thuật: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực… Cũng như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa vị tha, chủ nghĩa khổ hạnh…, phạm trù của chủ nghĩa anh hùng chỉ ra một lối sống, nó gắn liền với ý chí và hành động. Có thể định nghĩa chủ nghĩa anh hùng như sau: chủ nghĩa anh hùng là một lối sống đạo đức tôn trọng anh hùng và hành động theo anh hùng. Chúng ta không muốn dùng khái niệm chủ nghĩa anh hùng nói chung để chỉ những hiện tượng anh hùng trong cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc hiện nay. Chúng ta dùng khái niệm chủ nghĩa chủ nghĩa anh hùng mới hoặc khái niệm chủ nghĩa anh hùng cách mạng để nhấn mạnh sự khác biệt căn bản của chủ nghĩa anh hùng của chúng ta với những chủ nghĩa anh hùng đã tồn tại trong lịch sử. Tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong lịch sử loài người, những quan điểm về chủ nghĩa anh hùng của giai cấp chủ nô, giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản đã thống trị nhiều thế kỉ đã có tác dụng sâu sắc trong việc mê hoặc quần chúng nhân dân, bảo vệ lợi ích của chúng. Cuộc đấu tranh giai cấp rộng lớn giữa áp bức và bị áp bức, bóc lột và bị bóc lột trên lĩnh vực kinh tế và chính trị cũng được phản ánh trong quan niệm khác nhau về chủ nghĩa anh hùng. Nhân dân ta tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của những anh hùng dân tộc về quan điểm và hành động anh hùng, nhưng không tiếp thu những cái cũ một cách đơn giản. Những truyền thống ấy đã được đặt trên một cơ sở mới, được nâng cao và biến đổi về chất. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng ta chính là chủ nghĩa anh hùng của thời đại ngày nay, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân cách mạng. Đồng chí Phạm Văn Đồng tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước năm 1967 đã phân tích kĩ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng: “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là sản phẩm là cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam. Nó không ngừng phá triển qua các giai đoạn đấu tranh ngày càng rộng lớn và quyết liệt từ khi Đảng ta ra đời, qua Cách mạng tháng Tám, qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, qua 10 năm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đến sự nghiệp chống Mỹ ngày nay. Nó phát huy truyền thống của dân tộc, phát huy phẩm chất cao thượng của người Việt Nam ta”1. “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ thể hiện ở một số người ưu tú nhất mà đang trở thành nếp sống chiến đấu và lao động của hàng triệu quần chúng thuộc mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp nhân dân; chủ nghĩa anh Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh: tư liệu hùng cách mạng không chỉ nảy nở ở những mặt trận đấu tranh quyết liệt với quân thù mà đang mở rộng toàn diện khắp mọi nơi, ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, ở nông thôn và thành thị, ở đồng bằng và ở miền núi, trên mặt trận chiến đấu và mặt trận sản xuất, trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và kĩ thuật; chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ bùng lên đột xuất trong những giây phút thử thách gay go nhất mà diễn ra thường xuyên hàng ngày, hàng giờ trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài và bền bỉ”2. Về nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chúng ta thấy cần suy nghĩ nhiều chung quanh lời nói khái quát nhất, sâu sắc nhất và cô đọng nhất của Hồ Chủ tịch. Đó là: trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Chúng tôi nghĩ rằng đây chính là nội dung toàn vẹn nhất về chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở Việt Nam. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng không phải là một mớ lý thuyết rút ra từ sách vở, không phải là những lời thuyết giáo đạo đức kiểu Khổng Phu Tử hay Giêsu. Chủ nghĩa anh hùng, với tư cách là một giá trị đạo đức đúng đắn nhất, phải là một sự phản ánh trung thực của tính tất yếu khách quan của lịch sử. Lời của Hồ Chủ tịch chính là sự phản ánh tất yếu đó. Trong hai cuộc kháng chiến, lời của Người là tiếng nói của dân tộc, của thời đại, không những nêu lên mục đích chiến đấu cao cả của nhân dân ta, mà còn đề ra biện pháp và phương tiện, không những thôi thúc về tình cảm, mà còn đòi hỏi về trách nhiệm, không những yêu cầu những hành động của ngày nay, mà còn rèn luyện phẩm chất cho những con người sắp tới. Nói tới chủ nghĩa anh hùng là nói tới tinh thần dũng cảm hi sinh. Những lời Hồ Chủ tịch chính là bước ngoặt trong tinh thần dũng cảm hi sinh đó. Lịch sử loài người còn ghi lại không biết bao nhiêu chuyện của những người đã hi sinh cho trời phật, cho vua chúa, cho những dư luận sai lầm, cho những điều mê tín dị đoan và cho những thứ đạo đức lừa bịp. Người ta vì mù quáng đã không hi sinh cho dân tộc, cho nhân dân, cho những người yêu quý nhất của mình mà lại hi sinh cho những cái xa lạ với mình, cho những cái đối lập với bản thân mình và cộng đồng của mình. Lời nói của Hồ Chủ tịch đã thực hiện cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng, hướng tinh thần dũng cảm hi sinh vào việc phục vụ độc lập tự do của dân tộc và giai cấp. Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mặt trận Biên Giới - Thu Đông (năm 1950). Ảnh: tư liệu Không có gì quý hơn độc lập tự do, Hồ Chủ tịch đã nêu lên câu nói đó để một lần nữa nói lên cái nòng cốt của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Từ khi xã hội loài người chia thành giai cấp giữa những kẻ đi áp bức bóc lột và những người bị áp bức bóc lột thì quần chúng nhân dân ta đã dần dần mất đi điều đáng yêu quý nhất của mình. Từ bao đời, độc lập, tự do đã trở thành mục tiêu đấu tranh liên tục của nhân dân, trở thành một giấc mơ thầm kín của mỗi con người. Lịch sử chưa có điều kiện để dẫn những cuộc đấu tranh ấy đến thành công và biến những ước mơ trên trở thành hiện thực. Không sợ khổ, không sợ khó, không sợ địch: điều đó, trong lịch sử, đã có nhiều, nhưng đối với chúng ta thì không đủ nữa. Ngày xưa, đã có những gương dũng cảm, hi sinh đến hiến dâng cả thân mình. Nhưng dũng cảm, hi sinh của dân tộc ngày nay còn cao hơn cả cái chết. Dũng cảm hi sinh ngày nay chứa đựng một tinh thần thời đại của dân tộc và của giai cấp công nhân Việt nam: tinh thần quyết thắng, cái khí thế đứng trên đầu thù. Ý chí sắt đá ấy không phải chỉ là nguyện vọng chủ quan mà chính là một niềm tin dựa trên cơ sở khoa học, dựa vào bước phát triển tất yếu của lịch sử. Lời nói của Hồ Chủ tịch vừa phản ánh tình cảm sâu sắc và dũng khí mãnh liệt trong truyền thống anh hùng từ xa xưa của dân tộc Việt Nam, vừa là cơ sở vững chắc đang hàng ngày hàng giờ phát huy những phẩm chất tốt đẹp và phong phú của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. II. Văn hiến và anh hùng theo quan điểm của Nguyễn Trãi 1. Xây dựng một nước vừa văn hiến, vừa anh hùng đó là đặc điểm lịch sử của dân tộc ta, là hướng phấn đấu và niềm tự hào của dân tộc ta, là sự khẳng định tuyệt đối về sự trường tồn của đất nước ta. Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn. Ảnh: vnn.vn Trước Nguyễn Trãi gần năm trăm năm, Lý Thường Kiệt đã khẳng định về nền văn hiến của dân tộc ta qua bài thơ hùng tráng: Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Sau Nguyễn Trãi gần năm trăm năm, Ngô Thì Nhậm lại một lần nữa đầy niềm tự hào, nói về nền văn hiến của Việt Nam. Thế nào là một nước có văn hiến? Xưa nay, những quân xâm lược bao giờ cũng nhân danh một nền văn hiến nhất định để kéo quân đi xâm chiếm đất đai, tàn phá làng mạc và nô dịch nhân dân nước khác. Đối với chúng ta, văn hiến là trạng thái phát triển nhất định của một dân tộc, nói lên xu hướng luôn luôn khắc phục tình trạng nguyên sơ để vươn tới cuộc sống ngày một cao đẹp. Văn hiến đánh dấu trình độ con người đã đạt được trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Nhưng không chỉ có thế, văn hiến còn thể hiện ở mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người, ở trình độ nhận thức và cư xử của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Khi nói về nền văn hiến của nước ta, Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh ở điểm: Cõi bờ sông núi đã riêng Phong tục Bắc Nam cũng khác Cõi bờ chúng ta! Bao máu xương đã đổ xuống đây để cha ông ta suốt trên ba ngàn năm, đấu tranh giữ lấy cõi bờ. Cõi bờ chúng ta! Đó là núi sông diễm lệ, đồng ruộng phì nhiêu, là rừng vàng, biển bạc, là mỗi tấc đất tấc vàng thấm đượm mồ hôi và nước mắt. Ta không xâm chiếm đất đai của ai, nhưng quyết không cho phép kẻ nào động đến cõi bờ chúng ta. Cõi bờ của chúng ta là thiêng liêng, là tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Cách đây gần một nghìn năm, Lý Thường Kiệt đã nhấn mạnh cõi bờ ấy và cảnh báo cho quân xâm lược rằng chúng sẽ bị đánh cho tan tác mà thôi. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Bốn nghìn năm lịch sử là bốn nghìn năm liên tục gìn giữ cõi bờ, vừa chống thiên tai, vừa chống địch họa. Bão lụt thì nghiêng đồng đổ nước ra sông. Hạn hán thì vắt đất ra nước, thay trời làm mưa. Là một nước nhỏ phải luôn luôn đương đầu với nước lớn, nhưng khi Tổ quốc lâm nguy thì cậu bé lên ba cũng lập tức biến thành Phù Đổng để đạp nát quân thù. Truyền thống ấy từ ngàn xưa cho đến hôm nay cứ một nâng cao và mở rộng. Vì cõi bờ gắn liền với máu thịt của chúng ta cho nên nó luôn luôn thôi thúc hành động, phát triển tài năng và đòi hỏi sáng tạo. Trong cõi bờ này, từ bốn ngàn năm trước đây, ông cha ta đã dựng xây một nền văn hiến huy hoàng mà ngày nay chúng ta còn nhìn thấy ở những mũi tên đồng thành Cổ Loa, ở những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Nền văn hiến của chúng ta không những được đánh dấu ở cõi bờ sông núi đã riêng mà còn ở phong tục Bắc Nam cũng khác. Phong tục của một dân tộc nói lên lối sống của dân tộc ấy. Sức mạnh của một dân tộc luôn luôn được thể hiện ở sự bền vững của những phong tục tốt đẹp nhất. Lối sống lâu đời của dân tộc ta là tình yêu thương chân thành giữa nhân dân lao động, là sự gắn bó chặt chẽ với nhau, là tấm lòng thương người như thể thương thân, là giúp đỡ lẫn nhau, lúc hoạn nạn thì chị ngã em nâng, lúc khó khăn thì nhường cơm sẻ áo. Chính nhấn mạnh điều này mà Nguyễn Trãi đã mở đầu Đại cáo bình Ngô với hai câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Trong xã hội phương Đông, nhân nghĩa là phạm trù cơ bản của đạo đức học. Nhưng nhân nghĩa lại mang một nội dung rất khác nhau giữa các giai cấp và giữa các dân tộc. Nhân là mối quan hệ giữa người với người và nghĩa là trách nhiệm trong mối quan hệ ấy. Nhân theo Khổng Tử bao gồm mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè, trong đó quan hệ vua tôi là quan hệ trung tâm và quyết định nhất. Nghĩa theo Khổng Tử là trách nhiệm đạo đức trong năm mối quan hệ đó. Khổng Tử đòi hỏi mọi người có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối trong quan hệ vua tôi, phải tôn thờ một cách mù quáng vị Hoàng đế của Trung Quốc, người thay trời mà thống trị nhân dân tất cả các nước trong thiên hạ. Dân tộc ta không thừa nhận nhân nghĩa theo kiểu ấy và Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh yêu cầu đầu tiên của nhân nghĩa là yêu dân, thương dân, giúp dân trừ bạo. Nhân dân ta quý trọng nhân dân các nước láng giềng và cũng từ đó tôn trọng những người cầm đầu các nước đó. Nhưng khi những kẻ cầm đầu ấy đưa quân vào xâm chiếm nước ta thì lập tức nhân dân ta coi bọn chúng là quân cường bạo. Trong quan hệ bình thường, Nguyễn Trãi sẵn sàng gọi họ là đại nhân, là tiên sinh, nhưng khi chúng ngoan cố thì trỏ vào mặt bảo cho mày giặc dữ Phương Chính. Nhân nghĩa của chúng ta cũng là chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhân dân ta. Suốt bốn nghìn năm, sáu mươi dân tộc anh em trên dải đất này, với tinh thần cộng khổ đồng cam, bầu thương lấy bí đã luôn luôn sát bên nhau để xây dựng đất nước, giữ gìn cõi bờ. Tấm lòng thương yêu đó không dừng lại ở cõi bờ Việt Nam mà còn mở rộng đối với nhân dân lao động các nước. Suốt đời này qua đời khác đánh đuổi quân xâm lược, nhân dân ta luôn phân biệt bọn phong kiến Trung Quốc, kẻ thù chung của hai dân tộc với nhân dân lao động Trung Quốc, người anh em đau khổ của mình. Tấm lòng bốn bể ấy của người nhân dân Việt Nam đã được lịch sử luôn luôn chứng minh qua các giai đoạn đánh Tống, chống Nguyên, diệt Minh, phá Thanh. Nhân dân ta không những bảo vệ đất nước mình mà còn đem xương máu mình chặn đứng cuộc xâm lược của chúng đối với các nước anh em vùng Đông Nam châu Á. Nếu xưa kia Tần Thủy Hoàng đã xây Vạn lý trường thành và cũng không ngăn nổi sự xâm lược của quân Hung nô thì nhân dân Việt Nam đã có một trường thành khác, bền vững hơn, đó là phí khách anh hùng và lòng dũng cảm hi sinh để bảo vệ Tổ quốc mình. Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã nghĩa là: việc nghĩa không làm không phải là người anh dũng. Nhưng nghĩa ở đây không phải là trung thành mù quáng đối với bọn vua chúa tàn bạo mà là trách nhiệm cao cả đối với vận mệnh của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Phong tục Bắc Nam cũng còn khác ở chỗ nhân dân ta luôn luôn vươn tới những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người là đói cho sạch, rách cho thơm, là thác trong còn hơn sống đục, là trung thành trong tình bạn, chung thủy trong tình yêu, đậm đà trong tình hàng xóm. Lịch sử ta đã mở đầu mối quan hệ quốc tế bằng tấn bi kịch đau xót của nàng Mỵ Châu. Bao nhiêu lần xâm chiếm nước ta, Triệu Đà đều thất bại trước sức mạnh kiên cường và tất thắng của nhân dân ta. Nhưng đến khi Triệu Đà chuyển sang thủ đoạn xảo trá để đánh vào tấm lòng cao thượng của ta thì cô gái ngây thơ trong trắng của Việt Nam đã mắc lừa. Quân xâm lược đã chà đạp lên phẩm chất tốt đẹp của con người trong tình yêu, tình bạn, tình hàng xóm. Ngay từ buổi đầu ấy, bộ mặt gian ác và xảo trá của kẻ xâm lược đã lộ ra và luôn được lặp lại suốt mấy nghìn năm lịch sử. Nguyễn Trãi đã vạch mặt bọn chúng và nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu kẻ địch và luôn luôn cảnh giác với bọn dối trời, lừa người, kế gian đủ muôn nghìn khóe ấy. Suốt bốn nghìn năm đương đầu với một kẻ địch luôn luôn ỷ lại vào nước lớn, người đông, nhân dân ta vẫn: Rốt cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn Lấy chí nhân mà thay cường bạo Sức mạnh vô tận của nhân dân ta bắt nguồn từ nền văn hiến lâu đời ấy của nước Đại Việt ta xưa. Nền văn hiến đó đã giúp cho ông cha ta nối đời xây dựng đất nước, khiến cho các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần sánh cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đằng làm đế một phương. Chính nền văn hiến đó đã khiến cho đất nước ta: Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Mà hào kiệt không bao giờ thiếu! 2. Dân tộc ta suốt bốn nghìn năm luôn luôn cầm gươm chiến đấu. Trong chiến tranh thì vừa cày ruộng, vừa giết giặc. Lúc thái bình cũng ngụ binh ư nông, thường xuyên cảnh giác và luyên tập. Tuy nhiên chiến tranh chỉ là bất đắc dĩ còn hòa bình bao giờ cũng là nguyện vọng sâu sắc từ tấm lòng bốn biển của người Việt Nam yêu nước, thương dân. Khi có giặc thì rùa vàng cũng hiện lên để dâng kiếm cho anh hùng, nhưng đến khi hết giặc thì giữa tiếng âu ca, kiếm lại trả cho hồ. Nguyễn Trãi trong những lúc hoạn nạn gian nguy cũng như trong những ngày chiến tranh quyết liệt, đã ghi lại trong thơ mình biết bao niềm mong mỏi về cuộc sống thanh bình của nhân dân hai nước. Đối với Nguyễn Trãi, vinh hoa phú quý chỉ như phù vân. Ông xây dựng cho ông một cuộc sống thanh bạch giữa trăng trong, gió mát, suối chảy, non cao, có chim ca và hoa nở. Ông mong muốn cho nhân dân cuộc sống yên vui của làm ruộng và dệt vải, trong đó mọi người biết tin nhau và thương nhau. Trong thư gửi cho kẻ địch, Nguyễn Trãi nhiều lần hết lời khuyên răn chúng bãi binh, để nhân dân hai nước đỡ đổ máu xương, rút ra khỏi cuộc chiến đấu và trở lại cuộc sống thanh bình. Nguyện vọng của Nguyễn Trãi cũng chính là khát vọng lâu đời của nhân dân Việt Nam và chí hướng anh hùng của Lê Lợi. Chúng ta chiến đấu để rửa mối nghìn thu sỉ nhục, nhưng cũng để mở nền muôn thuở thái bình. Chúng ta muốn hòa bình, nhưng điều đó lại không hoàn toàn tùy thuộc ở ta. Khi đất nước bị xâm lược, thì triệu người như một vùng dậy chiến đấu quyết đánh bại quân thù, quét sạch bọn chúng ra khỏi bờ cõi. Chính vì thế mà kẻ địch luôn luôn bại vong. Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi Lưu Cung tham công mà thất bại Triệu Tiết thích lớn chóng tiêu vong. Toa Đô bị bắt ở cửa Hàm Tử Ô Mã bị giết ở sông Bạch Đằng. Nguyễn Trãi đã phân tích sâu sắc nguyên nhân thất bại của quân thù và nêu tính tất thắng của nhân dân ta. Suốt hai mươi năm ròng, giặc Minh xâm chiếm nước ta, đã gây muôn vàn tội ác: Thui dân đen trên lò bạo ngược Hãm con đỏ dưới hố tai ương Với những lời cô đọng nhất, Nguyễn Trãi đã phác lên bức tranh khổ cực của nhân dân phải lên núi đào vàng, ra khơi mò ngọc, hằng ngày đuổi bắn hươu đen, đi tìm trả biếc. Bao người đã vùi thân dưới đáy biển, bao người đã chết vì lam chướng ở rừng sâu. Bao cảnh nheo nhóc của những con bỏ cha, vợ mất chồng! Sống trên xương máu của nhân dân, ở trong những nhà cửa nguy nga, ăn đủ thứ ngon vật lạ, quân xâm lược đặt ra bao tầng sưu dịch, thuế má, dồn nhân dân ta vào cảnh chết mòn khắp nơi hang cùng ngõ hẻm. Trong hoàn cảnh ấy, những người anh hùng của thời đại Lê Lợi, Nguyễn Trãi cùng toàn thể nhân dân đều phải đau đầu nhức óc, nếm mật nằm gai, ngày quên ăn đêm quên ngủ để tìm ra kế sách giết giặc. Kẻ địch là ai, xưa thế nào, nay thế nào và làm thế nào để đánh được nó? Nguyễn Trãi nhấn mạnh phải: Lấy xưa nghiệm nay, xét suy kĩ mọi cơ hưng phế Bọn phong kiến nhà Minh, cũng như phong kiến của bao triều đại khác suốt mấy nghìn năm thống trị đất nước Trung Hoa với một chế độ quan liêu quân phiệt vô cùng hà khắc. Chúng luôn luôn đẩy nhân dân Trung Quốc vào vòng chém giết để chúng tiêu diệt lẫn nhau và tranh bá đồ vương. Mưu nghiệp bá nắm lấy bá quyền trong thiên hạ đó là danh từ quen thuộc và mục tiêu thường xuyên từ nghìn năm của phong kiến Trung Quốc. Đối với các nước nhỏ, chúng luôn tìm mọi cớ để xâm lược. Kéo quân vào ăn cướp nước người thì chúng nói rằng đó là để trừng phạt, để vỗ về, để dạy bảo. Để trừng phạt, Tần Thủy Hoàng đã đốt bao nhiêu sách, chôn sống bao nhiêu nhà Nho. Để trừng phạt, Ngô Khởi rồi đến Hạng Vũ, mỗi người đều chôn sống bảy mươi vạn hàng binh và mỗi khi vào thành đều đốt sạch, giết sạch. Để vỗ về và dạy bảo, các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên đã luôn luôn bành trướng đất đai, nô dịch và đồng hóa nhân dân các nước. Dưới sự tàn bạo của bọn chúng, bao nhiêu quốc gia và dân tộc ngày nay đã biến mất trên bản đồ. Ngày xưa, giặc Minh cường bạo kéo quân vào đất nước ta viện cớ là trừng phạt nhà Hồ, khôi phục nhà Trần. Nhưng khi đánh bại Hồ Quý Ly, thì chúng đã ở lại thống trị nước ta, biến nước ta thành quận, thành huyện của nhà Minh. Ngoài những tội ác tày trời đã nêu, chúng đã tịch thu hết sách vở và mọi tài sản văn hóa của nhân dân ta. Chúng bắt hàng nghìn trí thức, hàng nghìn thợ giỏi đem về nước. Chúng cưỡng bức nhân dân ta bỏ hết phong tục cổ truyền, bắt cắt tóc, mặc quần áo theo phong tục Trung Quốc. Tóm lại, chúng ra sức đồng hóa nhân dân ta nhằm tiêu diệt giống nòi và xóa mọi dấu vết của dân tộc trên mảnh đất này. Trước nguy cơ diệt vong rất ghê gớm ấy, dân tộc ta chỉ còn một đường là kiên quyết chiến đấu. Nhân dân ta suốt một nghìn năm sống trong đêm đen khủng khiếp, đầy rẫy sắt lửa, máu xương và nước mắt, đã người này ngã xuống, người kia đứng lên, cuối cùng bảo vệ được giống nòi, nêu cao được văn hiến và giành lại được bờ cõi giang sơn. Sức mạnh nào đã khiến dân tộc ta như một chất kim cương không thể hủy diệt? Đó là truyền thống lâu đời của một dân tộc anh hùng và văn hiến. Đó là niềm tự hào chính đáng về Tổ quốc Việt Nam, về sức mạnh tinh thần và trách nhiệm của mỗi người với tư cách là người Việt Nam. Suốt một nghìn năm kẻ địch ép buộc nhân dân ta học tiếng của chúng, nhưng tiếng Việt Nam là một ngôn ngữ không thể hủy diệt và những áng văn tuyệt diệu đời này qua đời khác không khi nào thiếu, là một sức mạnh đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta. Suốt một nghìn năm, giặc bắt dân ta theo phong tục của chúng, nhưng quần áo Việt Nam, mái tóc Việt Nam, cách cư xử hàng ngày của người Việt Nam, nói tóm lại là nếp sống của người Việt Nam, không sức mạnh nào xóa bỏ nổi. Không phải nhân dân ta khư khư giữ gìn cái cũ với đầu óc bảo thủ mà chỉ vì nhân dân ta không muốn sống như kẻ thù. Trước mặt quân thù, nhân dân ta ngoan cường giữ lấy những gì vốn là Việt Nam, có bản sắc Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà một số nhà trí thức, bị quân thù ép buộc phải cắt tóc đã dõng dạc nói rằng đầu này có thể chặt được, nhưng tóc này không thể cắt. Nhà Minh không thấy được sức mạnh kiên cường đó đã uổng công dùng những biện pháp tàn bạo nhất hòng xóa bỏ phong tục và lối sống Việt Nam. Sự chống đối của nhân dân ta vì thế ngày càng mạnh mẽ và rộng khắp. Những cuộc khởi nghĩa chống giặc đã nổi lên khắp mọi nơi gắn liền với tên tuổi của Trần Giản Định, Trần Quý Khoáng với tinh thần bất khuất của Nguyễn Biểu, với những bài thơ hừng hực nghĩa khí của Đặng Dung, Lê Cảnh Tuân… Hàng vạn người đã máu chảy đầu rơi nhưng hàng triệu nhân dân vẫn tiếp tục đứng dậy. Sự nghiệp lớn lao của dân tộc chưa thành công chính vì phong trào đang thiếu những kế sách đúng đắn và chưa có những lãnh tụ tài năng. Nhu cầu xã hội đã tất yếu tạo ra Lê Lợi, Nguyễn Trãi và đã đặt trên vai hai ông sứ mệnh quang vinh của lịch sử. 3. Trong Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã nói lên những khó khăn vô cùng to lớn Khi cờ nghĩa dấy lên Lúc quân thù đương mạnh! Đất nước ta thiếu gì nhân tài tuấn kiệt, nhưng trong buổi đầu của nghĩa quân, những người có tài năng còn như lá mùa thu, sao buổi sớm. Lê Lợi trong một thời gian dài đã trải qua bao phen gian nan vất vả, ngược xuôi, thiếu người đỡ đần và bàn bạc. Nghĩa quân nhiều lúc sa vào hoàn cảnh rất hiểm nghèo khiến vận mệnh của chủ soái cũng như của phong trào có lúc như treo trên sợi tóc. Khi Linh sơn lương cạn mấy tuần Lúc Khôi huyện quân không một lữ. Những hoàn cảnh đó đối với Lê Lợi và Nguyễn Trãi là dịp để lửa thử vàng, gian nan thử sức. Đó là dịp thức ngủ chẳng quên tìm ra kế sạch diệt thù. Yếu tố quan trọng nhất của kế sách là dựa vào dân. Nguyễn Trãi đã khái quát lại trong mấy câu ngắn gọn con đường đi của nghĩa quân từ hai bàn tay không đến thắng lợi cuối cùng. Bài học đầu tiên là dựa vào sức mạnh của nhân dân. Ở Nguyễn Trãi, lòng nhân ái không chỉ ở chỗ thương yêu nhân dân, mà còn cao hơn nữa là thấy sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân và tin dân. Nguyễn Trãi coi nhân dân như nước chảy, vừa có sức mạnh đẩy thuyền, vừa có sức mạnh lật thuyền. Đặt toàn bộ sự tin cậy vào nhân dân, đó là quan điểm sáng suốt, tiến bộ của Nguyễn Trãi ở thời đại của ông. Sức mạnh của nghĩa quân ngày một tăng lên chính là vì Lê Lợi khéo tập hợp nhân dân và sống với quân lính của mình với mối tình ruột thịt như cha con anh em: Nêu hiệu gậy làm cờ, tụ tập khắp bốn phương manh lệ Thết quân rượu hòa nước, dưới trên đều một bụng cha con Yếu tố thứ hai để thành công là phải có mưu trí và sáng tạo. Làm thế nào để có cách đánh thích hợp nhất đối với một nước nhỏ chống lại một nước lớn, với ít quân mà đánh được nhiều quân. Làm thế nào vừa chiến đấu vừa xây dựng để quân sĩ từ yếu trở nên mạnh. Nguyễn Trãi đã nêu rõ phương châm tác chiến của chúng ta lúc bấy giờ: Lấy yếu chống mạnh, thường đánh bất ngờ,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan