Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử momo của người dân tại thành...

Tài liệu Những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử momo của người dân tại thành phố hồ chí minh

.PDF
77
1
54

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÀI NGHIÊN CỨU THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NGHIÊN CỨU MARKETING 2 ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING TP. Hồ Chí Minh, 2021 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÀI NGHIÊN CỨU THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NGHIÊN CỨU MARKETING 2 ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Bùi Nhất Vương Lớp học phần: 2121702049607 Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thị Phương An MSSV: 2021008400 2. Mai Thùy Dương MSSV: 2021008424 3. Đào Trang Diễm Hương MSSV: 2021008450 4. Tăng Thị Kiều Linh MSSV: 2021008469 5. Tạ Thị Phương Thanh MSSV: 2021008545 Ngành: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING TP. Hồ Chí Minh, 2021 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP TRỰC TUYẾN 1. Thời gian: 18/04/2022 2. Hình thức: Online 3. Sự hiện diện của các thành viên: đầy đủ 4. Thànhviên vắng: Không có thành viên vắng 5. Nhóm trưởng: Tăng Thị Kiều Linh 7. Kết quả đóng góp của các thành viên được thống nhất và tóm tắt bên dưới: STT Họ và tên Mã số sinh viên Mức độ hoàn thành công việc 1 Nguyễn Thị Phương An 2021008400 100% 2 Mai Thùy Dương 2021008424 100% 3 Đào Trang Diễm Hương 2021008450 100% 4 Tăng Thị Kiều Linh 2021008469 100% 5 Tạ Thị Phương Thanh 2021008545 100% Cuộc họp kết thúc vào lúc 23 giờ cùng ngày. Nhóm trưởng Tăng Thị Kiều Linh i NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Điểm bằng số Chữ ký giảng viên (Điểm bằng chữ) (Họ tên giảng viên) ii LỜI CAM ĐOAN Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh” hoàn toàn do nhóm tự thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu đều được đảm bảo tính trung thực, không phải là đạo văn hay số ảo. Các dữ liệu có trích dẫn nguồn đầy đủ và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của nhóm. TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2022 iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, xin cho phép chúng em gửi lời cảm ơn đến giảng viên Bùi Nhất Vương vì những kiến thức và lời chỉ dạy của giảng viên dành cho chúng em trong suốt quá trình học tập. Giảng viên đã giúp em cũng cố lại những kiến thức được học ở trường, đồng thời tạo cho em cơ hội nắm bắt thêm những kiến thức chuyên ngành thực tế. Nhờ vào những hướng dẫn, định hướng cụ thể đó em mới hoàn thành đề tài của mình một cách trọn vẹn nhất. Với sự hạn chế về kiến thức và khả năng nên đề tài không tránh khỏi việc có nhiều sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ phía giảng viên để có thể nâng cao kiến thức của mình, cũng như hoàn thành tốt hơn bài nghiên cứu trong năm tới. Cuối lời, chúng em xin chúc giảng viên thật nhiều sức khỏe, cũng như luôn luôn tràn đầy nhiệt huyết trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn! iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Nhận thức hữu ích PU Useful Perception UTAUT Unified Theory Of Acceptance And Lý thuyết thống nhất về chấp nhận Use Of Technology và sử dụng công nghệ TRU Trust Niềm tin SI Social Influence Ảnh hưởng xã hội TAM Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ ĐK Điều kiện TPB Theory Of Planned Behavior Thuyết hành vi dự định BI Intention To Use Ý định sử dụng EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích khám phá nhân tố YDSD Ý định sử dụng R2 R hiệu chỉnh SPSS IBM SPSS Statistics - một gói phần mềm thống kê v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng thống kê mô tả đặc điểm người khảo sát ..............................................8 Bảng 2.2: Cronbach’s Alpha của biến nhận thức hữu ích (PU) ...................................12 Bảng 2.3: Cronbach’s Alpha của biến nhận thức dễ sử dụng (PEU) ...........................13 Bảng 2.4: Cronbach’s Alpha của biến niềm tin (TRU) ................................................13 Bảng 2.5: Cronbach’s Alpha của biến ảnh hưởng xã hội (SI) ......................................14 Bảng 2.6: Cronbach’s Alpha của biến ý định sủ dụng (BI) .........................................15 Bảng 2.7: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 ..........................................18 Bảng 2.8: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 ..........................................19 Bảng 2.9: Bảng phân tích Pearson ................................................................................23 Bảng 2.10: Coefficients ................................................................................................25 Bảng 2.11: Thống kê mô tả của nhận thức hữu ích (PU) .............................................27 Bảng 2.12: Thống kê mô tả của ảnh hưởng xã hội (SI)................................................29 Bảng 2.13: Bảng so sánh giá trị trung bình giữa giới tính và ý định sử dụng ..............31 Bảng 2.14: Bảng so sánh giá trị trung bình giữa độ tuổi và ý định sử dụng ................35 Bảng 2.15: Bảng so sánh giá trị trung bình giữa trình độ học vấn và ý định sử dụng .38 Bảng 2.16: Bảng so sánh giá trị trung bình giữa thu nhập và ý định sử dụng .............41 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả đề xuất...............................................5 Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu ..........................................................................7 Hình 2.2:Hình phân tích tần số .......................................................................................8 Hình 2.3: Thống kê mô tả tần số ..................................................................................11 Hình 2.4: Phân tích EFA...............................................................................................17 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định thang đo .........................................21 Hình 2.6: Tính giá trị trung bình ..................................................................................22 Hình 2.7: Phân tích tương quan ....................................................................................23 Hình 2.8: Phân tích hồi quy ..........................................................................................25 Hình 2.9: Thống kê mô tả từng biến .............................................................................27 Hình 2.10: So sánh giới tính và ý định sử dụng ...........................................................31 Hình 2.11: So sánh với ANOVA ..................................................................................34 vii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ......................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2 1.5. Các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................3 1.5.1. Nhận thức hữu ích (PU) ........................................................................3 1.5.2. Nhận thức dễ sử dụng (PEU) ................................................................3 1.5.3. Niềm tin (TRU).......................................................................................4 1.5.4. Ảnh hưởng xã hội (SI) ...........................................................................4 1.6. Lý thuyết và mô hình nghiên cứu ...................................................................5 1.7. Kết cấu đề tài ....................................................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................6 CHƯƠNG 2: XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................7 2.1. Vẽ mô hình nghiên cứu từ dữ liệu ..................................................................7 2.2. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................7 2.3. 2.2.1. Phân tích giới tính: ................................................................................9 2.2.2. Phân tích độ tuổi: ...................................................................................9 2.2.3. Phân tích trình độ học vấn:.................................................................10 2.2.4. Phân tích thu nhập: .............................................................................10 Kiểm định độ tin cậy và tính giá trị của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha 10 2.3.1. Nhận thức hữu ích (PU) ......................................................................12 viii 2.3.2. Nhận thức dễ sử dụng (PEU) ..............................................................12 2.3.3. Niềm tin (TRU).....................................................................................13 2.3.4. Ảnh hưởng xã hội (SI) .........................................................................14 2.3.5. Ý định sử dụng (BI) .............................................................................15 2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................16 2.5. Vẽ mô hình nghiên cứu sau khi kiểm định thang đo ..................................21 2.6. Phân tích tương quan ....................................................................................21 2.7. Phân tích hồi quy tuyến tính .........................................................................24 2.8. 2.7.1. Thống kê mô tả của Nhận thức hữu ích (PU) ...................................27 2.7.2. Thống kê mô tả của Ảnh hưởng xã hội (SI) ......................................29 So sánh giá trị trung bình ..............................................................................30 2.8.1. Giữa giới tính và ý định sử dụng ........................................................30 2.8.2. Giữa độ tuổi và ý định sử dụng ..........................................................33 2.8.3. Giữa trình độ học vấn và ý định sử dụng ..........................................38 2.8.4. Giữa thu nhập và ý định sử dụng .......................................................41 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................45 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................46 3.1. Kết luận ...........................................................................................................46 3.2. Hạn chế của đề tài ..........................................................................................47 3.3. Hàm ý quản trị ...............................................................................................47 3.3.1. Nhận thức hữu ích (PU) ......................................................................47 3.3.2. Ảnh hưởng xã hội (SI) .........................................................................48 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................a ix PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI GỐC TRONG TIẾNG ANH ..................................g PHỤ LỤC 2: BẢNG DỊCH CÂU HỎI TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT VÀ NGƯỢC LẠI ................................................................................................................. h PHỤ LỤC 3: BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU .................................................... k x CHƯƠNG 1: 1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU Lý do chọn đề tài Nhu cầu giao dịch không tiền mặt đang gia tăng nhanh chóng, nhất là sau đại dịch Covid-19 bùng nổ, thanh toán qua internet phát triển với tốc độ chóng mặt. Ví điện tử đã dần thay thế tiền mặt và thẻ truyền thống (Leong và cộng sự, 2013). Bằng cách cài đặt ứng dụng ví điện tử trong điện thoại thông minh, người dùng có thể thực hiện giao dịch tiền trong ví của mình thông qua liên kết trực tiếp tài khoản hoặc thẻ ngân hàng. Khách hàng có thể thanh toán cho người bán qua số điện thoại hoặc mã QR (Singh và cộng sự, 2017). Năm 2021, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu về ví điện tử và tiềm năng ngoài sức tưởng tượng của nó tại Việt Nam cho thấy Momo được sử dụng nhiều nhất, tiếp đó là Zalo Pay, VT Pay, Grab Pay (Moca) và AirPay (Cimigo, 2021). Trong đó Momo là ví điện tử có mặt sớm nhất tại Việt Nam và đạt tỷ lệ lên đến 75% tổng số người dùng ví điện tử (Cimigo, 2021). Đến nay, Momo đã có hơn 20 triệu người dùng sau hơn 10 năm ra mắt (Momo, 2020). Tuy nhiên hiện nay các công ty công nghệ kinh doanh Ví điện tử vẫn đang trong quá trình “đốt tiền” đẩy mạnh khuyến mãi để thu hút người dùng. Momo hiện đang dẫn đầu thị trường ví điện tử tại Việt Nam nhưng sự cạnh tranh kịch liệt của đối thủ trong ngành và những công ty nước ngoài sẽ là thách thức lớn cho Momo trong việc chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam. Vì thế nghiên cứu “Nghiên cứu về những yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của khách hàng tại khu vực TP.HCM” được thực hiện để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của người dùng, đặc biệt là giới trẻ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán Momo của người dân thành phố Hồ Chí Minh. 1 - Tìm ra nguyên nhân, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán Momo của người dân thành phố Hồ Chí Minh. 1.3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của người dân tại khu vực TP.HCM.  Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Người dân đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/4/2022 đến ngày 25/4/2022. 1.4.  Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: - Thông qua việc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm đánh giá sơ bộ các thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy để làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến giả thuyết nghiên cứu. - Biến độc lập là những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của khách hàng. - Biến phụ thuộc là ý định sử dụng ví điện tử Momo của khách hàng.  Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.  Phương pháp phân tích: - Thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát được gửi từ 10:00 ngày 18/04/2022 đến 23:59 ngày 18/04/2022. - Dùng phần mềm thống kê SPSS để xử lý dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu. - Kiểm tra độ tin cậy của thang đo các biến nghiên cứu bằng kiểm định Cronbach’s Alpha. - Phân tích hồi quy tuyến tính giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm tìm ra sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. 2 1.5. 1.5.1. Các giả thuyết nghiên cứu Nhận thức hữu ích (PU) Nhận thức hữu ích (PU) là một trong những tiền lệ cơ bản trong mô hình TAM, được định nghĩa là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất và hiệu quả của họ (Davis, 1993; Redzuan và cộng sự, 2016. Tương tự, Khayati và Zouaoui (2013) cũng xác định rằng mức độ hữu ích được cảm nhận cũng giống như tuổi thọ hoạt động của mô hình UTAUT và thể hiện mức tăng hiệu suất mà một người có thể đạt được khi sử dụng công nghệ mới. Francisco và cộng sự (2015) nhận thấy rằng tính hữu ích được cảm nhận ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của người dùng đối với công cụ thanh toán. Cheng và Huang (2013) cũng đồng ý rằng tính hữu ích được nhận thấy liên quan đến dịch vụ đặt vé qua điện thoại di động có ảnh hưởng tích cực và trực tiếp đến hành vi sử dụng thiết bị di động. Tương tự, Wang et al. (2006) cho thấy mức độ hữu ích được cảm nhận cao hơn sẽ dẫn đến hành vi có ý định sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử cao hơn. H1: Yếu tố “Nhận thức hữu ích” được cảm nhận ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của khách hàng. 1.5.2. Nhận thức dễ sử dụng (PEU) Nhận thức dễ sử dụng là cảm giác của một cá nhân về mức độ nỗ lực thể chất và tinh thần để sử dụng một hệ thống cụ thể (Davis, 1993). Nói cách khác, một người sẽ sử dụng ứng dụng ví điện tử Momo nhiều hơn nếu họ thấy nó dễ dàng hoặc không tốn quá nhiều công sức để sử dụng. Một số hạn chế của ví điện tử Momo, chẳng hạn như phức tạp và thao tác khó khăn, có thể gây ra sự không hài lòng và không chấp nhận sử dụng ví Momo, đặc biệt là đối với người tiêu dùng già và thiếu kinh nghiệm. Do đó, tính dễ học và dễ sử dụng là rất quan trọng đối với các dịch vụ của M-wallet, bất kể người tiêu dùng có thành thạo về kỹ thuật hay không (Dai & Palvi, 2009). Các công trình trước đây đã chỉ ra rằng cảm nhận dễ sử dụng có liên quan tích cực đến hành vi có ý định sử dụng (Pousttchi & Wiedemann, 2007; Rigopoulos & Askounis, 2007; Jayasingh & Eze, 2015). 3 H2: Yếu tố “Nhận thức dễ sử dụng” được cảm nhận ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của khách hàng. 1.5.3. Niềm tin (TRU) Niềm tin vào nhà cung cấp dịch vụ được định nghĩa là khách hàng tin tưởng rằng các nhà cung cấp dịch vụ có tính chính trực và đáng tin cậy (Shin, 2013). Để phát triển một ứng dụng thanh toán di động thành công, các nhà cung cấp cũng cần quan tâm nhiều đến việc xây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng vì các ứng dụng này thường yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính. Do đó, khách hàng thường lo lắng về mức độ bảo mật và quyền riêng tư khi chuẩn bị giao dịch qua internet (Kim và cộng sự, 2009; Toufaily và cộng sự, 2013) hoặc thực hiện thanh toán di động (Zhou, 2011). Người tiêu dùng muốn đảm bảo rằng giao dịch sẽ được hoàn thành như mong đợi và thông tin của họ sẽ không bị chia sẻ ra bên ngoài hoặc sẽ không bị tấn công (Chellappa và cộng sự, 2002). Jarvenpaa và cộng sự (1999) đồng ý rằng lòng tin có ảnh hưởng quan trọng đến ý định mua của người tiêu dùng, đặc biệt là trong những môi trường không chắc chắn như thanh toán điện tử. Theo T. Lee (2005), nó rất có thể là một yếu tố quan trọng trong việc sử dụng ví di động. Những nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng lòng tin có liên quan tích cực đến ý định hành vi (Gao và Waechter, 2017; Khalilzadeh và cộng sự, 2017; Shin, 2009; Luo và cộng sự, 2010; Zhang và cộng sự, 2010). H3: Yếu tố “Niềm tin” ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo. 1.5.4. Ảnh hưởng xã hội (SI) Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà người dùng nhận thấy rằng những người quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với họ đưa ra những lời khuyên và tạo niềm tin rằng họ nên sử dụng hệ thống thông tin mới (Venkatesh và cộng sự, 2003). Cụ thể hơn, những người quan trọng là chị em, cha mẹ trong gia đình hoặc những người có quan hệ gần gũi như bạn bè, người thân trong gia đình, hoặc những người có ảnh hưởng cho rằng cá nhân nên áp dụng hệ thống công nghệ (Venkatesh và cộng sự, 2003; Junadi & Sfenrianto, 2015). Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và truyền thông kỹ thuật số cũng như mạng xã hội, các cá nhân cũng chịu ảnh hưởng lớn 4 từ các nhóm và cộng đồng (Nguyen et al., 2014; Han, 2020). Venkatesh và cộng sự (2003) cho thấy ảnh hưởng xã hội là một trong bốn yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định của khách hàng. Các cá nhân có xu hướng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên hoặc phản hồi từ mọi người trong giai đoạn đầu sử dụng công nghệ mà không có đủ kinh nghiệm và niềm tin. Từ đó, giả thuyết được đặt ra như sau: H4: Yếu tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng ví điện tử Momo. 1.6. Lý thuyết và mô hình nghiên cứu Dựa trên lý thuyết của mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), được trình bày bởi Davis (1989), lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT), được đề xuất bởi Venkatesh et al.(2003), thuyết hành vi dự định (TPB- Theory of Planned Behavior ) và các mô hình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng ví điện tử, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm năm yếu tố: (1) Nhận thức hữu ích, (2) Nhận thức dễ sử dụng, (3) Niềm tin vào ví điện tử Momo, (4) Ảnh hưởng xã hội. Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả đề xuất 1.7. Kết cấu đề tài Đề tài được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Xử lý dữ liệu và kết quả nghiên cứu Chương 3: Kết luận và đề xuất hàm ý quản trị. 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, nhóm trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu thông qua lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các giả thuyết, lý thuyết và mô hình nghiên cứu, kết cấu đề tài. Những nội dung này sẽ cho thấy cái nhìn tổng quát về nội dung đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu hơn về cơ sở lý thuyết liên quan trong chương tiếp theo. 6 CHƯƠNG 2: 2.1. XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Vẽ mô hình nghiên cứu từ dữ liệu Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ban đầu 2.2.  Phân tích thống kê mô tả Ý nghĩa/Mục đích: Thống kê mô tả là một thống kê tóm tắt số lượng mô tả hoặc tóm tắt các tính năng từ một tập hợp các thông tin thu thập được. Thống kê mô tả là quá trình sử dụng và phân tích những thống kê. Mục đích của việc thống kê mô tả là tóm tắt một mẫu không được phát triển trên cơ sở lý thuyết xác suất.  Các bước thực hiện: 1. Chọn Analyze =>Descriptive Statistics => Frequencies 7 2. Chọn lần lượt từng nhóm nhân khẩu học cần xử lý vào khung Variable (giới tính, độ tuổi, thu nhập, ...) 3. Chọn OK Hình 2.2:Hình phân tích tần số  Đọc kết quả: Bảng 2.1: Bảng thống kê mô tả đặc điểm người khảo sát Tần số Giới tính Độ tuổi Trình độ học vấn Nữ Phần trăm 125 62,5 Nam 75 37,5 Từ 18-21 tuổi 67 33,5 Từ 22-30 tuổi 82 41,0 Từ 31-45 tuổi 37 18,5 Trên 45 tuổi 14 7,0 Từ trung học phổ thông trở xuống 30 15,0 Trung cấp, cao đẳng 33 16,5 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan