Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư...

Tài liệu Nhân vật trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư

.PDF
114
69
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------NGUYỄN THỊ THÚY NGA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------NGUYỄN THỊ THÚY NGA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu khảo sát và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Thị Thuý Nga LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tạo kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thầy cô khoa Văn học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đoàn Đức Phương – người thầy đầy tinh thần trách nhiệm và lòng thương mến đã dìu dắt, hướng dẫn tôi ngay từ ngày đầu lựa chọn đề tài và theo dõi sát sao trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong thời gian tôi học tập cũng như thực hiện luận văn. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này. Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhưng luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2016 Học viên Nguyễn Thị Thuý Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................2 3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ....................................................7 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................8 5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................8 Chƣơng 1: KHÁI LƢỢC VỀ NHÂN VẬT VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ.............................................................................................................. 9 1.1. Khái lƣợc về nhân vật .................................................................................9 1.1.1. Khái lược về nhân vật trong văn học ....................................................9 1.1.2. Khái lược về nhân vật trong truyện ngắn ...........................................16 1.2. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ .....................................................................21 1.2.1. Hành trình sáng tác .............................................................................23 1.2.2.Quan điểm sáng tác .................................................................................30 Chƣơng 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮNCỦA NGUYỄN NGỌC TƢ .......................................................................................... 38 2.1. Nhân vật kiếm tìm, khát khao hạnh phúc ..............................................39 2.2. Nhân vật bình dị, nhân hậu .....................................................................49 2.3. Nhân vật lãng mạn, cô đơn ......................................................................58 2.4. Nhân vật vị tha, bao dung ........................................................................65 Chƣơng 3:NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ .................................................................... 74 3.1. Nghệ thuật sử dụng chi tiết ..........................................................................74 3.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động ................................................80 3.3. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm ......................................................................86 3.4. Ngôn ngữ nhân vật .......................................................................................92 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 105 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở vài thập kỉ gần đây, nền văn xuôi đương đại Việt Namxuất hiện nhiều cây bút nữ,trẻ cả tuổi nghề lẫn tuổi đời. Họ đã mang đến một làn gió mới với những sáng tạo và phong cách văn học cá tính, độc đáo, dung dị, đời thường nhưng rất đỗi sâu sắc. Tiêu biểu trong số các nhà văn nữ đó, Nguyễn Ngọc Tưđược biết đến như một “hiện tượng” đặc biệt trên văn đàn Việt Nam đương đại.Không chỉ gặt hái được nhiềuthành công ở trong nước mà các tác phẩm của chị còn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả nước ngoài. Dù là một cây bút trẻ nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một phong cách văn chương đặc sắc, mang đậm chất Nam Bộ. Tên tuổi của chị gắn liền với những tác phẩm dường như đã “đóng đinh” trong lòng độc giả và giới phê bình.Các tác phẩm văn chương của chị từng trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trên nhiều tạp chí và các diễn đàn văn học. Đặc biệt hơn, nhân vật trong các sáng tác của chị đã trở thành một dấu ấn đặc trưng trong phong cách cũng như quan điểm sáng tác của chị về cuộc sống và con người Nam Bộ. Thử nghiệm và sáng tác ở nhiều thể loại như tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết, … nhưng dường như truyện ngắn là “sở trường hiện tại”, thể loại đang khẳng định ưu thế của chị. Mỗi truyện ngắn là một nội dung, một nhân vật có trạng thái, cảm xúc, tâm hồn khác nhaunhưng đều có một điểm chung là viết về văn hoá, cuộc sống con người Nam Bộ. Các tác phẩm của chị có ý nghĩa như một thứ “đặc sản miền Nam” vừa quen vừa lạ. Khác với thế hệ của các nhà văn như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức,… Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một phong cách văn chương đặc sắc, chuyên biệt từ những trang viết đầu tay. Đó là việc xây dựng hệ thống nhân vật như con người thật ngoài đời,không chú trọng xây dựng mẫu nhân vật điển hình mà tập trung khai thác vào chiều sâu tâm lý của nhân vật qua đó khái quát về số phận, đưa ra những nét đặc trưng trong tính cách và chất người lao động nghèo ở Nam Bộ. Nhân vật trong các truyện ngắn của chị vừa mang đậm tính truyền thống, đặc trưng 1 vùng miền, mộc mạc, nhân hậu, phóng khoáng, nghĩa tìnhvừa mang hơi thở của cuộc sống hiện đại thức thời, nhạy bén. Theo sự tìm hiểu của người viết, cho đến nay, các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được tiếp cận từ nhiều góc độ nghiên cứu văn học, văn hoá nhưng đa số là đi sâu vào những phương diện cụ thể chứ chưa có nhiều đề tài nghiên cứu một cách kĩ lưỡng, có hệ thống. Một số luận văn, khoá luận đã khai thác và tiếp cận tác phẩm từ góc độ trần thuật học về cốt truyện, nhân vật, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ, người kể chuyện, đặc điểm sáng tác,… so sánh các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư với các cây bút nữ cùng thời, khía cạnh nhân vật cũng có một vài công trình đề cập đến nhưng chưa đi sâu và khái quát toàn diện. Vì vậy, đây chính là lý do khi người viết chọn đề tài cho luận văn của mình là: Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 2. Lịch sử vấn đề Hiện tại, Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ có được biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây.Ngay từ những trang viết đầu tay, chị đã thu hút được công chúng với một phong cách văn chương mới lạ mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà các trang viết của chị còn có sức lay động tới trái tim của độc giả nước ngoài. Vì vậy, những bài viết về chị: phong cách văn chương, quan niệm sáng tác, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn,… được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông. Giới chuyên môn và các nhà phê bình văn học cũng có những ấn tượng, nhận định và đánh giá cao về phong cách văn chương, các tác phẩm của chị. Đó là một “tài năng hiếm có”, một tâm hồn“tinh tế, cảm nhận mới mẻ”, một giọng văn bình dị, mộc mạc, giàu cảm xúc. Có thể nói, ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “những đứa con tinh thần” của chị đã nhận được rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được nghiên cứu và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã có những ấn tượng sâu sắc về chị trong Lời giới thiệu của tập truyện Ngọn đèn không tắt: “Ngọn đèn không tắt đã tạo nên một không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc – 2 mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của sông nước, của biển cả mà cha ông ta đã dày công khai phá… Qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những con người lam lũ, giản dị, bộc trực ấy chứa đựng bên trong cả tâm hồn vừa nhân hậu, vừa tinh tế qua cách đối nhân xử thế”. Trong cuộc trao đổi với các nhà văn Trung Trung Đỉnh và Chu Lai về tác phẩm Cánh đồng bất tận trong bài viếtChia sẻ cùng Nguyễn Ngọc Tư và “Cánh đồng bất tận”trên trang http://giaitri.vnexpress.net/, nhà thơ Hữu Thỉnh (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) đưa ra những nhận xét: “Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị cho giới nhà văn.”; “Nguyễn Ngọc Tư khiến cho người đọc phải xót xa vì sự tan vỡ của một gia đình bé nhỏ trên cánh đồng bất tận là cuộc đời rộng mênh mông.”; “Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra vấn đề về cách cứu vớt, về hậu quả của việc lấy cái ác để trả ác. Tác phẩm đưa ra thông điệp, trước lỗi lầm, người ta chỉ có thể cứu vớt được bằng sự khoan dung, tha thứ, lấy ân trả oán… Từ câu chuyện về gia đình và cách ứng xử của con người, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả sự đau đớn, vật vã của kiếp người bằng tất cả tình yêu thương con người. Dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn này đã có sức cuốn hút sâu sắc đến bạn đọc mọi tầng lớp. Tác phẩm phải có được những giá trị nhất định thì mới được bạn đọc yêu mến đến như thế chứ.” [61] Cùng chia sẻ về Cánh đồng bất tận, nhà văn Chu Lai đưa ra ý kiến đồng tình: “Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ cô trong nhiều giải thưởng. Sáng tác của cô đề cập đến những vấn đề chính thống với cái nhìn sâu sắc và đậm chất nhân văn chứ không câu khách, rẻ tiền. Cánh đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính cách đặc thù: chân thực, hồn nhiên, chất phác và bản năng. Cốt truyện mang tính chất cổ điển, không có gì mới nhưng tác giả viết bằng thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, tạo được sức rung chuyển thẩm mỹ. Cái hồn khí của truyện chứng tỏ nhà văn là người rất yêu vùng đất và con người miền Tây chứ không hề có gì là xúc phạm, bóp méo sự thật. Người miền Trung, miền Bắc đọc tác phẩm này sẽ cảm thấy yêu mến mảnh đất Cà Mau hơn.” [61] 3 Tác giả Bùi Việt Thắng trongBài học văn chương từ Cánh đồng bất tậnđăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2006 nhận xét:“Nguyễn Ngọc Tư tỏ ra “bối rối, thiếu bình tĩnh….non nớt,chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật… thiếu một sự tự chuẩn bị toàn diện về mặt kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nghề nghiệp, và quan trọng nhất là một nền văn hoá cần thiết”. Về phương diện ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng nhận xét: “văn viết Nguyễn Ngọc Tư rất gần với văn nói”. Từ những phân tích và nhận xét chủ quan của mình, ông đi đến kết luận:“Nguyễn Ngọc Tư đang đi từ trong kênh rạch ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao động nghệ thuật nhiều hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành tài sản quốc gia”. Ngược lại với những ý kiến trên, đa số các bài viết tập trung làm nổi bật vẻ đẹp, sự cuốn hút của tác phẩm từ cốt truyện, câu chữ, cho tới nội dung đầy tính nhân văn”. [28] Tác giả Trần Thiện Khanh trong Bàn lại với tác giả Bùi Việt Thắng đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8/2006 đã đưa ra những ý kiến không đồng tình với tác giả Bùi Việt Thắngkhi đã“thiếu khách quan khi qui kết Nguyễn Ngọc Tư “thấy cây mà không thấy rừng”. Nhân vật người cha đâu chỉ có lòng hận thù,xét riêng những tình tiết cuối truyện, phẩm chất tốt đẹp của nhân vật đó bộc lộ khá rõ. Bùi Việt Thắng cắt đứt mối liên hệ giữa tư tưởng nhà văn với thế giới quan, giữa sáng tác văn học và thực tế , khi ông nhấn mạnh Nguyễn Ngọc Tư thiếu “kinh nghiệm”, “chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật”.[19] Trần Thiện Khanh cho rằng:“Từ Ngọn đèn không tắt, Ông ngoại đến Biển người mênh mông, Giao thừa, Nước chảy mây trôi… và Cánh đồng bất tận, nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chín, đặc biệt khi chị tập trung tả “khuôn mặt khác của cuộc sống”. Nếu không có một vốn sống dày dặn, dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, nỗi đau se thắt, u uất của thân phân con người đâu hiện ra tự nhiên và cảm động nhường ấy.”[19] Nếu như trong Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận,tác giả Bùi Việt Thắng yêu cầu ngôn ngữ của một cây bút có chất giọng Nam Bộ phải được “quốc gia hoá”,chứ không được sử dụng “từ ngữ quá đặc thù vùng miền”thì tác giả Trần Thiện Khanh phản biện lại: “Cánh đồng bất tận” có ngôn ngữ, giọng điệu, sắc 4 thái, cấu trúc riêng của mình, không thể cô lập “Cánh đồng bất tận” khỏi ảnh hưởng của phương ngữ Nam Bộ”. [19] Trong bài viết Lời đề từ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Phạm Phú Phong đã có những phát hiện: “Nguyễn Ngọc Tư rất hay sử dụng lời đề từ trong các tác phẩm của mình: "Cánh đồng bất tận gồm 14 truyện, thì có 11 truyện được tác giả sử dụng lời đề từ" [23]. Lời đề từ như là một ẩn dụ của câu chuyện. Nó góp phần thâu tóm tư tưởng chủ đạo của tác phẩm hay đơn giản nó là tâm trạng, quan điểm của tác giả trước cuộc sống, con người. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một dấu ấn riêng, thể hiện ở lời đề từ trong mỗi câu truyện đúng như Phạm Phú Phong nhận xét: "chị có sự đậm đặc của một giọng điệu văn chương Nam Bộ, trong đó có những kế thừa thế hệ trước, nhưng lại là giọng điệu của đời sống hiện đại, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Đó là điều đáng quí, cần được khẳng định ở Nguyễn Ngọc Tư". [23] Trong bài viết Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,tác giả Trần Phỏng Diều đưa ra những nhận xét: “Cũng nói về vùng đất và con người Nam Bộ nhưng Nguyễn Ngọc Tư có cách tiếp cận khác: không có gì lớn lao mà rất đỗi đời thường, như dòng sông chẳng hạn. Nhưng từ cái nhỏ bé, đời thường tưởng chừng như ai cũng biết mà khái quát nó lên, chuyển tải lòng mình vào đó mới chính là giá trị của nghệ thuật. Thành công của Nguyễn Ngọc Tư cũng là ở đó. Giọng văn của chị có duyên, đôi khi dí dỏm nhưng ngọt ngào và sâu sắc. Câu văn giản dị, mộc mạc, chân tình, đọc truyện chị tưởng như đang trò chuyện với chị vậy. Phong cách Nguyễn Ngọc Tư là như thế.”[10] Xung quanh vấn đề "thế giới nhân vật" trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có nhiều bài viết có giá trị khoa học bởi sự tâm huyết và đồng điệu của nhà phê bình.Trong bài "Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ" của Huỳnh Công Tín, tác giả thừa nhận "Vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ" [27],Huỳnh Công Tín cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lí người và vật hết sức sắc sảo của Nguyễn Ngọc Tư. 5 Trong bài viết của Đỗ Hồng Ngọc đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 30/1/2005có nhận định: “Người đọc bất ngờ trước những kiếp người, phận người hôm nay, tại đây như một truyện kể, và bất ngờ trước một văn bút khá lạ của người viết truyện. Nguyễn Ngọc Tư đã bắt đầu chạm vào những vỉa tầng cuộc sống của những vùng đất cô sống và viết văn. Dữ dội và nhân tình, văn Tư bắt đầu là thế”. Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư – điềm đạm mà thấu đáo trên trang http://tuoitre.vn/ ngày 22/4/2004, nhà văn Dạ Ngân đã đánh giá cao tài năng của Nguyễn Ngọc Tư: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu. Đọc cái nào cũng phải nhoẻn miệng cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc hôm nay” Ngưỡng mộ và yêu quý tài năng được đánh giá “quý hiếm” này, Giáo sư Trần Hữu Dũng – một Việt kiều tại Mỹ đã lập một website có tên là http://www.vietstudies.net/NNTu/ để “thu thập vào một nơi những bài của (về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên web, và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi.”Điều đó đã cho thấy sức hút của Nguyễn Ngọc Tư rất mạnh mẽ. Bản thân vị Giáo sư này cũng có những bài viết chuyên luận, khảo cứu về các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam, ông cho rằng: “Đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư, họ sẽ khám phá rằng nếu dùng đúng chỗ, trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác. Mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là một bữa ăn văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống.”;“Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc. Nhiều câu trong trẻo và buồn (nhưng không nghẹn ngào) như một bản vọng cổ hoài lang. Giọng buồn của Nguyễn Ngọc Tư không là tiếng than vãn thì thầm của một người lớn tuổi, nhưng là một lời thốt, lửng lơ, đứt ngang, nhưng rất đủ, của một người trẻ bỗng nhiên phát giác những bất hạnh của cuộc đời, mà vẫn hi vọng. Văn Nguyễn Ngọc Tư là văn của lời nói. Cách ngắt câu của cô là cách 6 ngắt của âm điệu. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư là đem những cảnh tượng rất bình thường, khoanh lại, biến nó thành châu báu.” Qua khảo sát, người viết thấy có khá nhiều luận văn, khoá luận tốt nghiệp của học viên, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội tìm hiểu về phong cách văn chương, các tác phẩm của chịtừ góc độ trần thuật học, thẩm mĩ, đặc điểm sáng tác,… Xung quanh vấn đề “thế giới nhân vật” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đã có nhiều bài viết có giá trị khoa học. Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư cũng đã có một số công trình đã đề cập đến, nhưng thường đặt nó trong tổng thể thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư mà ít có những khảo sát kĩ lưỡng. Cụ thể là Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam của Nguyễn Thị Phương với đề tài: Đặc điểm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư (2012). Luận văn đưa ra những quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư về văn chương, con người và sự chi phối những quan niệm đó tới sáng tác của chị. Đikhảo sát một số kiểu nhân vật và những đặc điểm trong sáng tác. Căn cứ vào quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, dựa trên một số tập truyện ngắn đã xuất bản và những bài viết của các nhà báo, nhà phê bình về các tác phẩm của chị trong thời gian qua, người viết lấy đó là tư liệu để nghiên cứu về nhân vật trong truyện ngắn của cây bút trẻ này. Dựa trên những tư liệu đã có, người viết lấy đó là một số gợi ý để triển khai đề tài của luận văn và lựa chọn cách tiếp cận lịch sử vấn đề, thống kê và khảo sátđể phân tích những loại hình nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện Nguyễn Ngọc Tư qua những tập truyện khác nhau. 3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung tìm hiểu “Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” nhằm mục đích chỉ ra những đặc điểm cơ bản của các loại hình nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời tìm ra những nét độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Việc khảo sát và nghiên cứu thế giới nhân vật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chưa nhiều và chưa có hệ thống. Do đó, người viết mong muốn bổ sung thêm một 7 số nhận định có ý nghĩa khoa học bên cạnh những ý kiến đã có về vấn đề này và đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu nhà văn trẻ đầy triển vọng Nguyễn Ngọc Tư, một điểm sáng của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Trong phạm vi luận văn này, người viết khảo sát các tập truyện ngắn sau của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: - Ngọn đèn không tắt (Tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, 2000) - Biển người mênh mông (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2003) - Giao thừa (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2003) - Nước chảy mây trôi (Tập truyện và kí, Nxb Văn nghệ TPHCM, 2004) - Khói trời lộng lẫy (Tập truyện, Nxb Thời đại, 2010) - Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2012) - Cánh đồng bất tận (Tập truyện, Nxb Trẻ, 2014) - Đảo (Tập truyện, NxbTrẻ, 2014) Đây là những văn bản tập hợp những tác phẩm đặc sắc, có giá trị và tiêu biểu cho văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, luận văn cũng chú ý đến nghiên cứu những tác phẩm khác trong cả quá trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, thấy được sự vận động trong truyện ngắn của chị. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, trên bình diện lí thuyết, người viết tiếp cận đối tượng từ những phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận văn hoá học - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp hệ thống - Phương pháp loại hình 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Khái lƣợc về nhân vật và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ Chƣơng 2: Các loại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ 8 Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC VỀ NHÂN VẬT VÀ SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ 1.1. Khái lƣợc về nhân vật 1.1.1. Khái lược về nhân vật trong văn học Trong một tác phẩm văn học, nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, là biểu hiện của khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tư tưởng nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Sự tồn tại của nhà văn trong thực tế là rất ngắn còn nhân vật thì tồn tại qua nhiều thế hệ. Với mỗi tác phẩm văn học, đặc biệt là trong văn xuôi, nhân vật có yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công và sức hấp dẫn. Do nhân vật có vai trò quan trọng như vậy nên nhiều nhà văn đã rất coi trọng việc xây dựng nhân vật trong quá trình sáng tác của mình. Khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng lớn, ngoài những nhân vật là con người có tên hoặc không tên, được khắc hoạ sâu đậm hoặc thoáng qua trong tác phẩm còn xuất hiện những sự vật, loài vật ít nhiều đều mang bóng dáng của con người. Đó là những Dế Mèn, Dế Trũi, Bọ Ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài, là vầng trăng, bông hoa hồng trong thơ Bác, là lá trầu, cái chổi, hạt mưa trong thơ của Trần Đăng Khoa… Hơn thế, nhân dân trong Đất nước đứng lêncủa Nguyên Ngọc, đồng tiền trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-dắc, hay thời gian trong sáng tác của Sê-khốp,… là những nhân vật, tuy không phải là một con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng,… Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó. Việc giới thiệu Thuý Vân, Thuý Kiều khác nhau dường như cũng báo trước về số phận của hai nàng “tố nga”. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân là “mây thua, tuyết nhường” gợi lên một cuộc sống êm đềm, nhẹ nhàng thì vẻ đẹp “hoa ghen, 9 liễu hờn” của Thuý Kiều lại gợi lên một số phận truân chuyên, trắc trở, nhiều nước mắt. Hay trong truyện ngắn Cỏ laucủa Nguyễn Minh Châu, nhà văn đã giới thiệu nhân vật Thai xuất hiện đầu tiên ở vùng núi có tên là Núi Đợi và cảnh vật xung quanh toàn là những hòn vọng phu. Bối cảnh xuất hiện đó của nhân vật Thai là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn như ngầm dự báo về số phận của nhân vật sẽ phải sống trong sự khắc khoải, đợi chờ giống như người chinh phụ hay nàng Tô Thị. Nhân vật còn được coi là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, phát ngôn cho nhận thức, quan điểm của mỗi tác giả. Những cái tên như chị Dậu, anh Pha, Chí Phèo, là những nhân vật đại diện cho số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Những Điền, Hộ, Thứ,… trong các sáng tác của Nam Cao lại đại diện cho tầng lớp trí thức tiểu tư sản nghèo thể hiện những quan niệm nghệ thuật của nhà văn: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp người lầm than” (Trăng sáng) hay “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một vài khuôn mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.” (Đời thừa). Đọc một tác phẩm, điều đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là những số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện. Vì vậy, nhà văn Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. Các nhân vật trong một tác phẩm nghệ thuật thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Chúng đều có mối liên hệ với nhau, không chỉ liên kết với nhau bằng tiến trình sự kiện mà còn được miêu tả bằng lô-gíc tư duy nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật bộc lộ nội dung của tác phẩm nhưng tự nó lại là một trong các phương diện của kết cấu tác phẩm. Nhân vật văn học có chức năng khái quát quy luật cuộc sống con người, những suy nghĩ, ước ao, kì vọng của con người và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn gắn liền mục đích sáng tác với những 10 vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, khi tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính, người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Gắn liền với Kiều là thân phận của người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, công lí... Ðằng sau nhiều nhân vật trong truyện cổ tích là vấn đề đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu, giàu và nghèo, những ước mơ tốt đẹp của con người... Do nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống. Chính vì vậy, không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi phân tích, nghiên cứu nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu có thật ngoài đời cần đối chiếu, so sánh để hiểu rõ thêm về nhân vật (anh hùng Núp trong Ðất nước đứng lên, chị Sứ trong Hòn Ðất, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng...) nhưng cũng cần chú ý đến những vấn đề của hiện thực cuộc sống được nêu ra trong tác phẩm, bởi nhân vật văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng của nhà văn. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học còn được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với nhân vật khác. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn nên khác với hình tượng hội hoạ và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính quá trình. 11 Nhân vật là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung, tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả,… có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Để nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể phân loại nhân vật ở nhiều góc độ khác nhau. Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm: có các loại nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính: là nhân vật giữ vai trò then chốt, xuất hiện nhiều trong tác phẩm. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả trong tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật chính thường được khắc họa tương đối đầy đặn trên các mặt ngoại hình, nội tâm, tính cách, quá trình phát triển. Đó là những nhân vật như Thuý Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Chí Phèo (Nam Cao), Quỳ (Nguyễn Minh Châu), Kiên (Bảo Ninh), … Nhân vật phụ: là nhân vật phụ trợ, có tính chất bổ sung, không thể thiếu trong tác phẩm. Đúng như G.N. Pospelov nhận xét đó là “nhân vật giữ chức năng “dây cót” cho bộ máy cốt truyện vận động”. Chẳng hạn “thằng bán tơ” là một nhân vật rất phụ trong Truyện Kiều. Nhưng không có nhân vật này thì sẽ cũng không có sự kiện “gia biến” dẫn đến các sự kiện “bán mình”, “15 năm lưu lạc” về sau,… Nhân vật trung tâm: là nhân vật được thể hiện đặc biệt, có ý nghĩa tư tưởng – thẩm mĩ sâu sắc nhất. Nếu nhân vật chính giúp người đọc hiểu được tư tưởng, khát vọng và suy tư của nhà văn trước cuộc đời thì nhân vật trung tâm đóng vai trò là đầu mối của mọi sự kiện diễn ra trong suốt tác phẩm, nơi quy tụ các mối mâu thuẫn trong tác phẩm, nơi thể hiện các vấn đề trung tâm. Đó là các nhân vật như Jean Christophe, EnmaBovary, Prométheus, Lecid, Kiều, Hamlet. Các mâu thuẫn, các vấn đề chủ yếu thường được tập trung và bộc lộ ở các nhân vật trung tâm này. Cho nên trong nhiều trường hợp người ta lấy tên nhân vật chính có ý nghĩa trung tâm 12 đặt tên cho tác phẩm như Don Quijote, Othello, A. Q chính truyện,Prometheus bị xiềng, Edip làm vua,... Dựa vào đặc điểm tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn: nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Nhân vật chính diện: (còn gọi là nhân vật tích cực) thường được tác giả đề cao và khẳng định, đó là nhân vật mang lí tưởng của thời đại; khi nhân vật này có ý nghĩa mẫu mực cao độ cho lối sống của một tầng lớp, một giai cấp, một dân tộc thì nó được gọi là nhân vật lí tưởng. Nhân vật phản diện: mang sự phê phán, phủ định của tác giả, đó là những nhân vật mang phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng, đối lập về tính cách với nhân vật chính diện. Trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, có thể nhận thấy hai tuyến nhân vật này, một bên là Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Hớn Minh, Nguyệt Nga một bên là cha con Võ Thế Loan, Bùi Kiệm, Trịnh Hâm… Dựa vào thể loại văn học: ta có nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. Nhân vật tự sự: là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện thơ. Đây là loại nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất, phong phú nhất, ít bị hạn chế. Nhân vật kịch: là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất hiện ở trong kịch. Vì kịch viết là để diễn bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên nhân vật kịch chỉ được miêu tả ở những khâu xung đột căng thẳng nhất. Do đó nhân vật kịch giàu kịch tính, góp phần tạo nên tính kịch của vở kịch. Các nhân vật có tính kịch trong tự sự là loại nhân vật gần gũi với nhân vật kịch. Nhân vật trữ tình: là nhân vật được xây dựng theo phương thức trữ tình, trực tiếp thể hiện cảm xúc, ý nghĩ trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình thường xuất hiện dưới dạng phiến đoạn trong nhiều thể loại khác nhau như thơ trữ tình, bút kí, tùy bút nhưng chủ yếu là trong thơ trữ tình. 13 Dựa vào cấu trúc hình tượng: nhân vật được chia thành nhân vật chức năng (hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Nhân vật chức năng: có đặc điểm phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đảm nhận trong tác phẩm. Trong văn học cổ đại và trung đại, đặc biệt là trong các sáng tác truyền miệng, đó đều là những nhân vật chức năng. Ví dụ : Chức năng cho phép màu thử thách và ban phát hạnh phúc như ông Bụt trong Tấm Cám; anh hùng xuất hiện để giết trăn tinh, yêu quái, phù thuỷ, cứu người đẹp như Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên. Trong tuồng cổ, vai trung bao giờ cũng cương trực, thực hiện đạo lý, vai nịnh, phản trắc, gièm pha, hãm hại người tốt. Trong văn học phục hưng, nhân vật chức năng thường là nhân vật thực hiện chức năng một chiều, hoặc có bề ngoài không đổi che đậy một cái gì khác ở bên trong. Nhân vật loại hình: là nhân vật thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó của con người hoặc các phẩm chất, tính cách đạo đức của một loại người nhất định, của một thời đại. Ví dụ: Các nhân vật của Molière như Apagon thể hiện tập trung thói keo kiệt, Tartufe thể hiện thói đạo đức giả và ông Juocdan là hiện thân cho thói phù phiếm, hám danh của gã tư sản muốn làm quý tộc. Nhân vật loại hình là loại nhân vật mà ở đó có một nét tính cách được tô đậm trở nên tiêu biểu cho loại người nào đó trong xã hội của những thời đại nhất định. Loại nhân vật này dựa trên cơ sở tập trung miêu tả một nét tính cách nổi bật và thường là nét tính cách trở thành tên gọi của nhân vật. Đó là nét “keo kiệt” của Apagon, nét “đạo đức giả” của Tartufe trong hài kịch Molière, nét ”con người bổn phận” trong Horatius hay Simen của P. Corneille,… Nhân vật tính cách: là loại nhân vật có cá tính đầy đặn nhiều mặt, là con người cụ thể, cá biệt, độc đáo. Trong nhân vật tính cách thường có rất nhiều mặt khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Ví dụ, nhân vật Anđrây Bôncônxki của L. Tônxôi, vừa có vẻ ngoài kiêu kì, lạnh lùng, tự cao, nhưng bên trong lại là con 14 người có lòng tự trọng, sống có lí tưởng và rất có trách nhiệm. Nhân vật Xcarlét trong Cuốn theo chiều gió, vừa luôn mang trong mình những bài học chuẩn mực về cách cư xử mà mẹ cô, một phụ nữ quý tộc cao quý, đã từng dạy dỗ, nhưng bên cạnh đó, Xcarlét lại có tính cách rất thực dụng để có thể tồn tại được qua những giai đoạn khốn khó nhất của cuộc đời. Nhân vật tính cách được chú ý nhiều ở mối liên hệ, tương quan giữa các thuộc tính phức tạp có khi rất mâu thuẫn trong tính cách. Và đặc biệt sự xung đột giữa những tính cách ấy trong quan hệ với tình huống, môi trường, đã góp phần làm nhân vật luôn phải tự đấu tranh, dằn vặt. Nhân vật Hộ (Đời thừa - Nam Cao) là một dạng như vậy. Trong những mối liên hệ đó ta thấy nổi lên cách ứng xử riêng biệt của nhân vật, bộc lộ những mâu thuẫn xung đột, chuyển biến của tính cách. Như vậy, nhân vật tính cách thường hiện ra như một quá trình, có biến động, thay đổi một cách sinh động, biện chứng giống như những con người hiện thực. Nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo), chị Dậu (Tắt đèn), chị Đào (Mùa lạc), Pie Bêdukhôp (Chiến tranh và hòa bình), bà Bôvari (Bà Bôvari)... là những nhân vật tính cách. Nhân vật tư tưởng: là loại nhân vật tập trung thể hiện một ý thức, một tư tưởng nào đó mà theo tác giả loại ý thức, tư tưởng ấy rất đáng chú ý trong đời sống xã hội. Giăng Vangiăng là nhân vật tư tưởng nhân đạo, thể hiện lòng yêu thương con người vô bờ bến, thậm chí thương và tha thứ cho kẻ thù của mình. Giave là con người của tư tưởng phụng sự pháp luật Nhà nước. Nhân vật người điên trong Nhật kí người điên của Lỗ Tấn thể hiện tư tưởng lên án lễ giáo phong kiến, cái lễ giáo nhân nghĩa ăn thịt người của xã hội trung cổ. Nhân vật Độ (Đôi mắt) là thể hiện quan niệm về lối sống, cái nhìn, trách nhiệm của hai kiểu nhà văn. Nhân vật hoạ sĩ trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu cũng là nhân vật tư tưởng khẳng định một phẩm chất phải có của nhân cách: đó là sự tự biết xấu hổ, biết sám hối, biết tự phán xét mình. Nhân vật tư tưởng còn là loại nhân vật giữ chức năng bộc lộ một tư tưởng, một quan niệm nào đó. Trong Lục Vân Tiên, ông Quán cũng là loại nhân vật tư tưởng, khi phát ngôn cho tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan