Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của victor hugo...

Tài liệu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của victor hugo

.PDF
101
180
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- PHẠM THỊ THU HẰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VICTOR HUGO Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60220120 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Văn Nam Hà Nội -2016 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 6 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................ 8 3.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 8 3.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 8 3.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 9 5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V.HUGO ........................ 10 1.1. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa ................................................................. 10 1.1.1. Bối cảnh xã hội và văn hóa, văn học Pháp thế kỷ XIX ................ 10 1.1.2. Quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn .............................. 14 1.1.3. Sáng tác của V. Hugo .................................................................... 20 1.2. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo .......................................... 25 1.2.1. Khái niệm nhân vật văn học.......................................................... 25 1.2.2. Nhân vật phụ nữ trong văn chương lãng mạn .............................. 27 1.2.3. Hình tượng người phụ nữ trong quan niệm nghệ thuật của V.Hugo và trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết V.Hugo ............................... 29 CHƢƠNG 2. THÂN PHẬN VÀ PHẨM CHẤT CỦA CÁC NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT V.HUGO ............................................................... 34 2 2.1. Sự tƣơng phản giữa thân phận và nhân phẩm ...................................... 34 2.1.1. Thân phận thấp hèn, số phận đau thương của các nhân vật nữ những kẻ nhỏ bé, cùng khổ và yếu đuối nhất xã hội ............................... 34 2.1.2. Những phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật nữ ............................ 49 2.1.2.1. Kiên cường, bất khuất, dám vươn lên, dám ước mơ .............. 50 2.1.2.2. Vô tư, vị tha, trong sáng, thánh thiện .................................... 52 2.1.2.3. Lòng yêu thương vô tận, khả năng hy sinh, dâng hiến cho con người và cuộc đời ................................................................................ 54 2.2. Quá trình hoàn thiện nhân cách ........................................................... 58 CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA V.HUGO ............................................................................... 63 3.1. Kiểu quan hệ giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh ............................ 63 3.1.1. Tính cách phát triển độc lập với hoàn cảnh ................................. 63 3.1.2. Dấu ấn nổi bật của nhà văn trên tính cách nhân vật.................... 65 3.2. Các thủ pháp nghệ thuật đặc trƣng....................................................... 68 3.2.1. Cường điệu, phóng đại .................................................................. 68 3.2.2. Đặt các nhân vật nữ trong những tương phản thẩm mỹ ............... 71 3.3. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật .................................................. 80 3.3.1. Miêu tả nội tâm ............................................................................. 80 3.3.2. Cường độ cảm xúc mãnh liệt ........................................................ 83 3.3.3. Độc thoại nội tâm .......................................................................... 85 3.4. Ngôn từ và giọng điệu đặc trƣng của nghệ thuật lãng mạn ................. 89 3.4.1. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm ........................................................ 89 3.4.2. Giọng điệu đa dạng, phong phú .................................................... 91 3 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 98 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi tác phẩm văn học ra đời là sự kết tinh nhuần nhụy bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa của thời đại. Nhìn lại lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX ta thấy có sự phát triển phong phú đa dạng của nhiều khuynh hƣớng, nhiều luồng tƣ tƣởng đánh dấu những bƣớc chuyển biến lớn lao của đời sống văn học. Victor Hugo là một trong những nhà văn lãng mạn Pháp tiêu biểu thế kỷ XIX. Ông đã “sống gần trọn thế kỷ” đầy bão táp cách mạng, “mãnh liệt” và “cƣờng tráng” Hugo đã vƣợt qua tất cả những trở ngại của cuộc sống để bƣớc vào văn đàn ở tuổi 17, để rồi qua hơn 60 năm cầm bút Hugo đã trở thành hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn. Sự nghiệp của Hugo có những cống hiến to lớn bao trùm lên các thể loại: thi ca, kịch, tiểu thuyết. Ở lĩnh vực nào Hugo cũng có những dấu ấn đáng nhớ khắc vào nền văn học Pháp và thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết, tên tuổi của ông đã đƣợc khẳng định. Ông đƣợc coi là “Tiếng vọng âm vang của mọi thời đại”, “nhà tiên tri của nền hòa bình thế giới”. Mỗi tiểu thuyết của Hugo là một bức tranh, một mảng màu của cuộc sống hiện thực. Và ở đó, cũng thể hiện đầy đủ nhất tài năng nhà văn. Ông đã vận dụng hết sức sáng tạo những đặc trƣng của chủ nghĩa lãng mạn để tạo nên những hình tƣợng nghệ thuật vừa mang dấu ấn chủ quan của mình, vừa mang dấu ấn của thời đại. Tiểu thuyết là một thể loại đã đặc biệt thể hiện sáng rõ những dự định sáng tạo, mới mẻ và thầm kín nhất của Hugo. Trƣớc những tƣ tƣởng lớn lao và tài năng của Hugo, chiêm ngƣỡng nó bất kỳ phía nào chúng ta vẫn có thể tìm đƣợc những điều mới mẻ và thú vị. “Cái mà hôm nay chúng ta cúi chào, không phải chỉ là một con ngƣời; mà là một thế kỉ Pháp” (Anatôn Frăngxơ). Chính vì thế hàng năm luôn xuất hiện nhiều đề tài, luận văn, luận án, chuyên luận nghiên cứu về tác phẩm của Hugo 5 nhất là các tiểu thuyết của ông. Bên cạnh sự nghiệp thơ, tiểu thuyết gây đƣợc tiếng vang lớn, đánh dấu một mốc quan trọng trên con đƣờng sự nghiệp của Hugo. Mỗi trang tiểu thuyết của ông là sự kết hợp tuyệt vời nhiều bút pháp, tƣ tƣởng nghệ thuật khác nhau và ở đó cũng chứa đựng cái nhìn hết sức nhân văn của ông đối với số phận con ngƣời, nhất là ngƣời phụ nữ. Với đề tài này, chúng tôi muốn đi sâu vào tìm hiểu hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong hai tiểu thuyết lớn để đời của V.Hugo Những người khốn khổ và Nhà thờ Đức Bà Paris để thấy đƣợc nét đặc sắc của văn học lãng mạn trong bút pháp nghệ thuật, miêu tả cũng nhƣ cái nhìn nhân đạo của nhà văn đối với ngƣời phụ nữ. 2. Lịch sử vấn đề Bƣớc vào văn đàn lúc 17 tuổi, với cuộc sống kéo dài trong hơn 80 năm đầy ắp những biến cố sôi động, V.Hugo đã nhanh chóng khẳng định mình nhƣ chủ soái của trƣờng phái lãng mạn. Hugo xuất hiện giữa trào lƣu văn học này nhƣ một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn. Ông đã tạo nên một luồng sinh khí mới, thổi một cơn gió mới đến nền văn học của nhân loại. Những tác phẩm của ông thu hút đông đảo độc giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chƣơng nghệ thuật. Nó thể hiện một cƣờng độ sáng tác hiếm hoi trong lịch sử văn học xƣa nay. Chính vì thế, công trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm của V.Hugo xuất hiện rất nhiều. Các công trình đó không chỉ giới hạn ở nƣớc Pháp mà còn mở rộng ra toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Điển hình nhƣ: “Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây” của tác giả Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,1985. Victor Hugo - Một tâm hồn cao cả” của tác giả Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, NXB Tuổi trẻ, 1990. “Victo Hugo” của tác giả Phùng Văn Tửu, NXB Giáo dục, 1997. 6 Văn học phương Tây giản yếu, Minh Chính NXB ĐHQG TPHCM 2002. Văn học phương Tây, nhiều tác giả biên soạn NXB GD 2002. Nhìn chung, các công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của ông. Về vấn đề nhân vật, cũng đã có nhiều công trình, luận văn nghiên cứu đi vào tìm hiểu cụ thể những loại hình nhân vật khác nhau trong tiểu thuyết lãng mạn của V.Hugo. Riêng tại trƣờng Đại học Tổng hợp, nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đã có rất nhiều khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về sáng tác của V.Hugo. Khóa luận tốt nghiệp năm 1977 của Nguyễn Đình Hợi với đề tài “Hình tượng người chiến sĩ cộng hòa trong sáng tác của V.Hugo”. Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 1978 của Trần Thị Minh Châu với đề tài “Nhân vật nổi loạn trong các tác phẩm của Bairơn và V.Hugo”. Khóa luận năm 1994 của sinh viên Hồ Thị Minh Nguyệt với đề tài “Bước đầu nhận xét và khảo sát một số cặp quan hệ đối lập trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Victor Hugo”; và “Hệ nhân vật trung tâm tích cực mang “tì vết” của Victor Hugo trong tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ, Thằng cười” đề tài khóa luận tốt nghiệp năm 2003 của Hoàng Trà My. Có thể nói, vấn đề nhân vật luôn là mối quan tâm hàng đầu của ngƣời nghiên cứu văn học. Bởi nhân vật là nơi thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn, thể hiện quan niệm, tƣ tƣởng thẩm mỹ của nhà văn, gửi gắm những thông điệp của nhà văn muốn nói đến bạn đọc muôn đời. Thông qua nhân vật chúng ta hiểu đƣợc thông điệp tác phẩm truyền tải cũng nhƣ hiểu đƣợc lịch sử, văn hóa của thời đại đã qua. Trong tiểu thuyết của V.Hugo thế giới nhân vật vô cùng đa dạng, phong phú, nhân vật đƣợc khai thác ở nhiều khía cạnh 7 khác nhau và trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn là đối tƣợng để chiêm ngƣỡng, để say mê và để nghiên cứu, đƣợc mọi ngƣời quan tâm. Tuy nhiên, chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V. Hugo. Hơn nữa ở đề tài này, chúng tôi nghiên cứu nhân vật nữ dựa trên hai tiểu thuyết chính là Nhà thờ đức bà Paris, Những người khốn khổ, hiện nay vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu về nhân vật nữ qua hai tác phẩm này. Vì vậy, chúng tôi khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của luận văn là không trùng lặp. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo, luận văn hƣớng đến nhận thức đầy đủ không chỉ vị trí và ý nghĩa của tuyến nhân vật này trong sáng tác của nhà văn mà còn qua đó hiểu rõ hơn quan niệm thấm đẫm tinh thần nhân đạo của nghệ thuật lãng mạn về con ngƣời. Cũng chính trên định hƣớng khái quát đó, ngƣời viết luận văn sẽ cố gắng liên hệ giữa các nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo và tuyến nhân vật nữ trong tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam để thấy đƣợc những giá trị xã hội - thẩm mỹ chung của văn chƣơng lãng mạn. Luận văn cũng làm sáng tỏ những giá trị nghệ thuật của văn học lãng mạn trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật nữ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của V.Hugo trong hai tiểu thuyết tiêu biểu của V.Hugo Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Pari. 8 3.3. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ khả năng cá nhân, trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung khảo sát hai tiểu thuyết tiêu biểu của V.Hugo: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức Bà Pari với trọng tâm là các nhân vật nữ trong quan hệ đối chiếu và liên hệ với các sáng tác khác của nhà văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp: + Phƣơng pháp lịch sử - xã hội; + Phƣơng pháp tiế p câ ̣n thi pháp ho ̣c; + Phƣơng pháp tiế p câ ̣n loa ̣i hinh; ̀ + Phƣơng pháp phê bình nữ quyền; Trong quá trình xây dựng luận văn, các chỉ dẫn, gợi ý của Tự sự học, Liên văn bản và các thao tác thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích sẽ đƣợc thƣờng xuyên vận dụng. Các phƣơng pháp trên không tách rời nhau mà kết hợp với nhau trong quá trình thực hiện luận văn. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tiểu thuyết lãng mạn của V.Hugô và các nhân vật chính diện Chƣơng 2: Thân phận và phẩm chất của các nhân vật nữ trong tiểu thuyết V.Hugo Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong tiểu thuyết V.Hugo 9 CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN CỦA V.HUGO 1.1. Hoàn cảnh lịch sử - văn hóa 1.1.1. Bối cảnh xã hội và văn hóa, văn học Pháp thế kỷ XIX Sau cách mạng tƣ sản, vào buổi bình minh của thế kỷ XIX là thắng lợi của chủ nghĩa tƣ bản Pháp. Cuộc cách mạng tƣ bản Pháp bắt đầu từ năm 1789 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử châu Âu. Đây là cuộc cách mạng duy nhất đã chiến thắng triệt để chủ nghĩa phong kiến lâu đời. Cách mạng Pháp phát triển và bùng dậy là tất yếu, phù hợp với việc giải quyết mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tƣ bản và chế độ phong kiến. Phái Jacobanh kiên quyết đập tan tất cả mọi trở ngại phong kiến đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và thiết lập một nền chuyên chính cách mạng. Nhiệm vụ của họ là tiêu diệt chế độ phong kiến Pháp, mở đƣờng cho chủ nghĩa tƣ bản và sự thống trị của giai cấp tƣ sản (1793). Cuộc đảo chính phản cách mạng ngày 9 Tecmido (27-VII-1794) đã đƣa tầng lớp tƣ sản mới, làm giàu bằng đầu cơ tích trữ trong mấy năm cách mạng lên nắm chính quyền. Phái Tecmido đã khủng bố những ngƣời cách mạng, đƣa ra hiến pháp phản động, bãi bỏ luật giá tối đa, bãi bỏ tuyển cử phổ thông... Sự cai trị của Viện chấp chính đã tạo điều kiện cho “đời sống thực sự của xã hội tƣ sản mới vƣơn ra ngoài và phát triển đầy đủ” (K.Mac). Thời kỳ này, những cuộc nổi loạn của bọn bảo hoàng muốn phế bỏ nền cộng hòa và khôi phục chế độ quân chủ đã nổ ra ở Pari, ở Văngđê. Tƣớng Napôlêông Boonapac đã nổi tiếng khi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy quân đội chống bọn phiến loạn trong nƣớc và chiến thắng quân Áo trong chiến dịch chiếm gần hết nƣớc Italya. 10 Giai cấp tƣ sản Pháp định thực hiện một chƣơng trình to lớn dùng Italya làm bàn đạp đánh chiếm toàn châu Âu rồi tiến đánh Ai Cập, Xyri... Giai cấp tƣ sản cần một chính quyền mạnh dựa vào tay kiếm vững chắc Bônapac để đập tan bọn bảo hoàng và phái Jacôbanh, đồng thời tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh chống liên minh phong kiến châu Âu. Cuộc đảo chính ngày 18 tháng Sƣơng mù đã chuyển chính quyền sang tay Napôlêông thiết lập chế độ Tổng tài (1799) và nền Đế chế I (1804). Chính phủ Napôlêông là một chính phủ tƣ sản đã “giữ những thành quả cách mạng có lợi cho giai cấp tƣ sản”. Ông đã khuyến khích phát triển công nghiệp, dự thảo bộ Dân luật là một văn bản luật pháp có hệ thống đảm bảo quyền hữu của giai cấp tƣ sản. Đế chế Napôlêông đã tiến hành xâm chiếm châu Âu và hầu hết các nƣớc châu Âu đều bị đặt dƣới ách thống trị của đế quốc Pháp. Năm 1814 đế chế Napôlêông sụp đổ, dòng họ Buôcbông đƣa chế độ phong kiến trở lại nắm thế lực chính quyền ở Pháp. Nhà vua đã khuyến khích bọn bảo hoàng cực đoan hoành hành đàn áp nhân dân. Nhân dân đã làm cuộc cách mạng tháng Bảy năm 1830. Giai cấp tƣ sản cƣớp đoạt thắng lợi của nhân dân, thiết lập nền quân chủ tháng Bảy, nhƣng thực chất là chế độ tƣ sản, đứng đầu là Lui Philip, ông vua của giai cấp tƣ sản tài chính. Những cuộc khởi nghĩa của nhân dân liên tục nổ ra. Giai cấp vô sản dần lớn mạnh và đối diện trực tiếp với giai cấp tƣ sản. Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1848 tái lập nền Cộng hòa. Cuộc Cách mạng tháng Sáu năm 1848 là cuộc đụng độ quyết liệt giữa hai giai cấp tƣ sản và vô sản nƣớc Pháp. Từ đây đã tạo ra một hố sâu ngăn cách giữa những kẻ bảo vệ trật tự tƣ sản và nhân dân lao động. Tính chất cách mạng của giai cấp tƣ sản Pháp chấm dứt và giai cấp vô sản trở thành một giai cấp tự giác bƣớc lên vũ đài lịch sử. 11 Cuộc đảo chính ngày 2.XII.1851 đã đƣa Lui Napôlêông lên ngôi hoàng đế. Dƣới dự thống trị của Napôlêông III, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân đều bị rơi vào tình trạng khốn cùng. Những thiệt hại về ngoại giao quân sự từ sau năm 1860 đã làm cho đế chế II suy yếu và sụp đổ vào năm 1870. Công xã Pari bùng nổ ngày 18.III.1871. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp vô sản thể nghiệm việc giành, giữ chính quyền của mình. Sau 72 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, Công xã thất bại, Tƣ sản đã khủng bố tàn bạo nhân dân lao động. Nền Cộng hòa Pháp từ những năm 80 sắp kết thúc giai đoạn chủ nghĩa tƣ bản tự do cạnh tranh để chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tƣ bản và vô sản ngày càng diễn ra ác liệt. Văn chƣơng Pháp cũng đi từ thế kỷ triết học sang thế kỷ lãng mạn. Thế kỷ XVIII - Thế kỷ ánh sáng là một thế kỷ mà văn chƣơng Pháp đã dành trọn thời gian để hƣớng về mục tiêu khai sáng, đổi mới nền văn hóa tinh thần của nƣớc Pháp, hƣớng về nền cộng hòa dân chủ tự do. Ðó là thế kỷ của văn chƣơng triết học, văn chƣơng chính luận và bút chiến, văn chƣơng luận đề hƣớng về mục tiêu chống phong kiến, chống cơ chế văn hóa tinh thần trung đại, cỗ vũ cho một nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới. Do đó cách mạng 1789 là một biến cố đƣợc nhân dân Pháp trông đợi, trong đó không loại trừ những ngƣời thuộc tầng lớp quí tộc phong kiến. Cuối thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tình cảm (Sentimentalisme), là thời kỳ tiền lãng mạn, đƣợc coi là tiền thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp sẽ phát triển mạnh mẽ và thống trị văn đàn Pháp trong ba thập niên đầu của thế kỷ XIX. Những tên tuổi nổi tiếng của chủ nghĩa tình cảm nhƣ Bernadin de Saint Pierre với Paul và Virginie thể hiện khát vọng về một chốn ẩn cư giữa thiên nhiên và tình yêu, lên án sự tha hóa 12 của xã hội văn minh với đời sống con ngƣời; J.J.Rousseau với nhiều tiểu luận, tiểu thuyết, đặc biệt là tác phẩm La Nouvelle Héloise chống tinh thần luân lý cứng nhắc, cổ vũ cho tự do, say sƣa mô tả niềm đam mê của tình yêu cá nhân, vẻ đẹp của tình yêu trong thiên nhiên, tràn đầy cảm xúc âm nhạc và thơ ca, vƣợt ra khỏi rào chắn của tôn ti đẳng cấp. Rousseau là ngƣời tiên phong của chủ nghĩa tình cảm. Tƣ tƣởng của ông là nguồn cảm hứng cho thế hệ lãng mạn tiếp theo. Mối giao lƣu văn học giữa Pháp và các nƣớc châu Âu cũng đƣợc rộng mở. Nếu chủ nghĩa cổ điển thế kỷ XVII hoàn toàn là một "đặc sản Pháp" (spécialement francais), thì chủ nghĩa lãng mạn là một trào lƣu mang tính chất toàn châu Âu (mouvement europénne). Văn học lãng mạn Pháp có những cội nguồn riêng từ dân tộc, nhƣng đồng thời nó cũng chịu một số ảnh hƣởng nhất định của thị hiếu âm u trong những bi ca của lãng mạn Anh trong thơ của Gray, Hervey, Young và đặc biệt là ảnh hƣởng rộng rãi của Byron. Văn học lãng mạn Ðức cũng có nhiều ảnh hƣởng sâu sắc, đặc biệt là thơ ca và tiểu thuyết của Goethe nhƣ Tình sầu của chàng Werther đƣợc thanh niên Pháp yêu mến một thời. Văn học Pháp thế kỷ XIX đã phản ánh những biến động cách mạng, những tƣ tƣởng lớn của thời đại nhƣ chủ nghĩa xã hội không tƣởng đầu thế kỷ và chủ nghĩa xã hội nửa sau thế kỷ, cuộc sống chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều trào lƣu và khuynh hƣớng văn học liên tục xuất hiện qua các thời kỳ khác nhau với nhiều tác giả danh tiếng và tiêu biểu. Đặc biệt, văn học lãng mạn phản ánh tình hình đấu tranh giai cấp trong khoảng thời gian giữa hai cuộc cách mạng cách mạng năm 1789 và cách mạng năm 1848. Đúng nhƣ nhận định của Mác: “sự phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp và tƣ tƣởng ánh sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó”. 13 1.1.2. Quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn Từ lãng mạn (romanticism, romantisme) xuất phát từ tình ca (romances) của thời trung cổ, để chỉ những bài thơ dài nói về những chàng kỵ sĩ, những anh hùng, về những vùng đất xa xôi và những cuộc tình lỡ làng... hoặc những bài ca mà ngƣời hát rong (troubadour) thƣờng sử dụng trong ca diễn của mình. Nó xuất hiện sớm nhất ở Đức. Vậy lãng mạn là gì? Có rất nhiều cách quan niệm về chủ nghĩa lãng mạn và cách hiểu nào cũng tự cho mình là đúng đắn hơn hết. Biélinski trong bài Văn học Nga, năm 1841, định nghĩa: Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim. M.Gorki đã viết: Đã có nhiều công thức về chủ nghĩa lãng mạn, nhưng một công thức chính xác, hoàn toàn đầy đủ và có tầm khái quát, một công thức mà mọi nhà nghiên cứu lịch sử văn học đều có thể chấp nhận thì cho đến nay vẫn chưa có, chưa được làm ra. Tình hình đã là và hiện nay vẫn đang là nhƣ thế. Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn là một trong những khái niệm phức tạp nhất, rối rắm nhất và đƣợc lý giải theo những cách khác nhau nhất trong nghiên cứu văn học. Có những quan niệm cho Romantique là tất cả những gì hoang đƣờng, khác thƣờng, do trí tƣởng tƣợng tạo ra. Cũng chính vì thế mà văn chƣơng lãng mạn, một nền văn chƣơng khác với tất cả những gì đã có trƣớc đó trong nghệ thuật, ở đó trí tƣởng tƣợng bay bổng chiếm vị trí lớn chƣa từng có, đƣợc gọi là Romantisme. Có cách định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn theo kiểu phủ định: chủ nghĩa lãng mạn là sự loại trừ luật tam duy nhất trong kịch và nói chung là sự xuất hiện của một hệ thống những nguyên tắc thẩm mỹ đối lập với chủ nghĩa cổ điển. 14 Có cách định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn theo kiểu tổng hợp: chủ nghĩa lãng mạn là sự phá bỏ hàng rào ngăn cách, là sự trộn lẫn các phạm trù mỹ học với nhau, các thể loại với nhau. Có cách định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn theo thể loại: chủ nghĩa lãng mạn là sự thống trị của thể loại tâm tình. Cũng giống nhƣ V.Hugo, Vêxêlốpxki, một nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng ở Nga thế kỷ XIX cho rằng nghệ thuật lãng mạn chính là chủ nghĩa tự do trong văn học. Bằng cách nói này, ông muốn nhấn mạnh đến khát vọng của cá nhân con ngƣời thời đại lãng mạn muốn vƣợt thoát khỏi những ràng buộc của các giáo điều, công thức văn học đã lỗi thời và hƣớng đến những gì là tự do, phóng khoáng hơn. Nhiều nhà nghiên cứu trong các thời đại khác nhau có nói đến chủ nghĩa lãng mạn với các dấu hiệu nổi bật nhƣ sự đề cao chủ nghĩa cá nhân, sự khƣớc từ lệ thuộc vào thực tại, sự ƣu tiên cho ƣớc mơ, mộng tƣởng, sự ca tụng đời sống tình cảm và xƣng tụng con ngƣời cá thể... Những ngƣời khác lại gắn nghệ thuật lãng mạn với thời đại quá độ trong tất cả những tác động và hệ lụy đặc biệt của nó; hay với một tâm thế điển hình của ngƣời nghệ sỹ lãng mạn là nhiệt tình đề cao tuyệt đối cái lý tƣởng đi kèm với ý thức sáng rõ về tình trạng không có khả năng hiện thực hóa cái lý tƣởng trong thực tế và từ đó xuất hiện tâm trạng nhức nhối, căng thẳng cực độ về cái bản chất lƣỡng kép đó của thực tại... Chính V.Hugo cũng có những thay đổi trong cách nhấn mạnh đến trọng tâm của quan niệm về chủ nghĩa lãng mạn. Lúc đầu, ông cho bản chất của chủ nghĩa lãng mạn là ở sự pha trộn giữa các phạm trù thẩm mỹ với nhau ( đẹp - xấu, bi - hài, cao cả - thấp hèn ... ) và giữa các thể loại với nhau (anh hùng ca, trữ tình, bi kịch, hài kịch, sử thi, tiểu thuyết...). Về sau, V.Hugo lại quan niệm về chủ nghĩa lãng mạn từ bản chất chính trị xã hội của nền văn học này khi ông cho rằng chủ nghĩa lãng mạn chính là chủ nghĩa tự do trong văn học. 15 Nhìn lại thoáng qua lịch sử xuất hiện các cách hiểu về chủ nghĩa lãng mạn cho phép rút ra đƣợc một số kết quả lý luận quan trọng nhƣ sau: Hầu hết các cách hiểu, các định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn đều nói đúng một đặc điểm của nền văn chƣơng này. Nhƣng ngƣợc lại, hầu hết tất cả các ý định lấy riêng một đặc điểm nào đó để định nghĩa về chủ nghĩa lãng mạn đều khiếm khuyết, không đầy đủ. Thậm chí, chính những đặc điểm đó ở chủ nghĩa lãng mạn lại cũng hoàn toàn có thể xuất hiện ở những nền văn chƣơng khác - dĩ nhiên là trong những quan hệ với các yếu tố của hệ thống khác và dƣới áp lực của hệ thống đó thì bản thân yếu tố này cũng mang những sắc thái mới... Do vậy, chỉ có thể hiểu đúng về chủ nghĩa lãng mạn nhƣ một tập hợp, hay chính xác hơn, nhƣ một hệ thống các đặc trƣng thẩm mỹ riêng biệt, độc đáo và thống nhất. Chủ nghĩa lãng mạn ra đời và phát triển từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm 30, 40 của thế kỉ XIX, đầu tiên hình thành ở Đức, sau đó lan sang Anh, Pháp, Nga… nhanh chóng phát triển thành phong trào văn học rộng khắp châu Âu, tạo ra rất nhiều tác giả, tác phẩm có ảnh hƣởng lớn. Đến thế kỉ XIX ở Pháp, chủ nghĩa lãng mạn phát triển thành một trào lƣu có hệ thống luận điểm, có phƣơng pháp sáng tác riêng, phổ biến trên mọi lĩnh vực: thơ, kịch, tiểu thuyết nhƣ trong các tác phẩm của Lamartine, Muyxê, Vigny, V.Hugo... Ra đời trong thời đại quá độ từ hình thái xã hội phong kiến sang hình thái xã hội tƣ sản, với tất cả những đặc trƣng và hệ lụy của thời quá độ đã in dấu sâu sắc lên nghệ thuật lãng mạn. Cuộc cách mạng tƣ sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến, là một bƣớc ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp đổ của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu sắc đến tƣ tƣởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội. 16 Sự hình thành của chủ nghĩa lãng mạn có quan hệ mật thiết với tƣ tƣởng triết học ở châu Âu đƣơng thời. Triết học duy tâm cổ điển Đức bản thân nó chính là phong trào lãng mạn trong lĩnh vực triết học. Đại biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan Kant, Johann Fichte đƣa tâm hồn con ngƣời lên địa vị chủ đạo trong sáng tạo thế giới khách quan, nhấn mạnh thiên tài, tình cảm, tính năng động chủ quan; đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan Schelling, Hegel đề cao vị trí của tinh thần khách quan trong việc phái sinh thế giới vật chất, đƣa con ngƣời đến đỉnh cao của sự phát triển tinh thần, cho rằng con ngƣời không chỉ cho mình mà còn vì mình, trên ý nghĩa cho mình, vì mình, nhân tài mới là tuyệt đối, tự do, vô hạn. Những điều này đề cao sự tôn nghiệm của con ngƣời, thức tỉnh dân tộc, thúc đẩy ƣớc muốn, khao khát độc lập tự do, cung cấp cơ sở lí luận cho chủ nghĩa lãng mạn trong văn học. Mặt khác, sự hình thành của chủ nghĩa lãng mạn cũng có cội nguồn từ kinh nghiệm lịch sử và đấu tranh trong bản thân văn học. Văn học cảm thƣơng chủ nghĩa Anh thế kỉ XVIII, yêu cầu giải phóng cá tính, chủ trƣơng tự do tình cảm, quay trở lại tự nhiên thuần phác của Rousseau, nhấn mạnh cá tính, sắc thái tình cảm mãnh liệt trong phong trào cách tân với đại biểu là Goethe, nghiên cứu về tính bi kịch, ngợi ca, vẻ đẹp đăng đối của Kant, Schiele; sự thƣởng thức nghệ thuật bắt đầu bằng việc đặt nghệ thuật trong dòng phát triển lịch sử của Herder, Hegel… tất cả đã kích hoạt tƣ tƣởng của con ngƣời, làm cho cảm nhận, lí giải của con ngƣời đối với nghệ thuật trở nên sâu sắc hơn, từ đó yêu cầu nghệ thuật biểu hiện tinh thần vĩ đại và tƣ tƣởng tình cảm một cách sâu sắc… Tất cả những điều này đều có vai trò quan trọng đối với sự hình thành chủ nghĩa lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn chia làm hai khuynh hƣớng: chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực và chủ nghĩa lãng mạn tích cực. 17 Trƣớc hết, chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tƣ sản tƣớc đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thƣờng tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hƣớng tới lý tƣởng về cuộc sống đẹp đẽ êm đềm của thời xƣa cũ. Vì thế họ thƣờng có thái độ bi quan trốn chạy cuộc đời, họ thƣờng tìm về quá khứ, mộng ảo hay thu mình vào “cái tôi” bí ẩn, thiên định về cuộc đời, về tình ái, về cái chết. Khuynh hƣớng lãng mạn tiêu cực này mơ ƣớc khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết Thần bí về thế giới. Ngƣợc lại, chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang bất mãn trƣớc những hệ quả của cuộc Cách mạng tƣ sản Pháp. Nhƣng họ cũng mơ ƣớc một tƣơng lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi đó con ngƣời đƣợc giải phóng khỏi mọi áp bức bất công. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng chủ nghĩa xã hội không tƣởng, họ nhìn vào chiều hƣớng của sự phát triển thực tại, nhƣng thực tế họ đã đi trƣớc sự phát triển của thực tại. Những nhà văn lãng mạn không hòa hoãn thỏa hiệp với thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới bảo đảm hạnh phúc cho con ngƣời và thƣờng vẽ nên một xã hội lý tƣởng. Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn ra đời đã đƣa nền văn học thế giới chuyển sang một bƣớc ngoặt mới, là mảnh đất màu mỡ để ngƣời nghệ sĩ thỏa sức bộc lộ tài năng của mình. Về mặt quan niệm thẩm mỹ, chủ nghĩa lãng mạn là sự nổi dậy chống lại mọi ƣớc lệ, mọi quy tắc gò bó của chủ nghĩa cổ điển. Vì thế, tự do là nguyên tắc lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Với chủ nghĩa lãng mạn, đã xuất hiện “một nền văn học đƣợc giải phóng” trên nhiều bình diện: thơ ca, tiểu thuyết, sân khấu. Nhờ nguyên tắc tự do, chủ nghĩa lãng mạn đã đem lại một làn sóng tiểu thuyết cực kỳ phong phú và đa dạng. 18 Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tƣởng không đạt đƣợc… đƣợc sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn. Những chủ đề quan trọng và quen thuộc của văn học lãng mạn bắt nguồn từ cảm thức về thời đại, về lịch sử, về thân phận con ngƣời. Trong đó, con ngƣời thất vọng, bàng hoàng trƣớc những cơn lốc lịch sử, trƣớc sự trôi chảy của dòng đời, về định mệnh, về tôn giáo… Họ đã làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tƣợng, những chủ đề mới. Trong các tác phẩm, họ đã đề cập đến các chủ đề có liên quan đến cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự kiện và những chiến công anh dũng của nhân dân. Điều đó cho thấy, ngƣời nghệ sĩ lãng mạn không phải là ngƣời chỉ biết có ƣớc mơ, mà thực tế xã hội đã thức tỉnh ngƣời nghệ sĩ tình cảm yêu nƣớc tha thiết và sự phản đối với mọi bất công. Nhân vật lãng mạn không phải là cá nhân hài hòa với tập thể nhƣ con ngƣời trong thời đại Ánh sáng. Nhân vật lãng mạn là những nhân vật “nổi loạn” chống đối với thực tại tƣ sản tầm thƣờng. Họ là những ngƣời thực hiện các suy tƣởng lãng mạn, các phản kháng lãng mạn. Các thái độ lãng mạn thƣờng giống nhau: nặng chất suy tƣởng, thiên về đời sống tình cảm, cô đơn và u sầu, xa cách và nổi loạn, không thỏa hiệp đƣợc với thực tại cuộc đời, thƣờng có kết thúc mang tính bi kịch, dù họ là nhân vật lãng mạn hƣớng nội hay lãng mạn hƣớng ngoại, tiêu cực hay tích cực. Tuy nhiên các nhân vật lãng mạn thƣờng mang vẻ đẹp phi thƣờng độc đáo và dấu ấn chủ quan của ngƣời cầm bút. Kiểu nhân vật trong chủ nghĩa lãng mạn thƣờng là kiểu nhân vật cô độc. Họ bất mãn với thực tại thối nát, không chấp nhận thực tại và chối bỏ xã hội. Chủ nghĩa lãng mạn ƣa sử dụng các thủ pháp nghệ thuật nhƣ: thị hiếu ƣa thích phong vị ngoại lai thể hiện trong cách lựa chọn đề tài, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật sao cho đó không phải 19 là những khung cảnh, con ngƣời quen thuộc ở thị thành, cung đình, mà ở những nơi xa lạ, những thời điểm xa xƣa, những tập tục khác thƣờng… là một phƣơng thức hữu hiệu đem lại phong vị tƣơi mới cho tác phẩm. Nguyên tắc tự do góp phần trẻ hóa lối hành văn, cách gieo vần, cách sử dụng các biện pháp tu từ, cách lựa chọn các không gian và thời gian nghệ thuật. Và do nhiệt tình, sôi nổi muốn tự thể hiện, chia sẻ và thuyết phục, văn chƣơng lãng mạn nói chung thƣờng mang tính hùng biện. Ở từng nhà văn có các thủ pháp riêng. Đặc biệt nhất là V.Hugo, ngƣời đã thể hiện đƣợc cả một hệ thống nghệ thuật riêng của mình với một loạt các thủ pháp nghệ thuật đặc thù nhƣ tƣơng phản, cƣờng điệu, trữ tình ngoại đề, sự đối lập giữa cái trác tuyệt và cái thô kệch… Theo nhận xét của các nhà phê bình, nghệ thuật lãng mạn có khả năng dung nạp rộng rãi các phƣơng tiện thể hiện. Quan niệm thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn chú ý sự hỗn hợp chặt chẽ giữa các thể loại với nhau, tạo nên tính sinh động, sự tự do… “Tinh thần lãng mạn chính là sự nối kết liên tục các yếu tố đối kháng nhau: tự nhiên và nghệ thuật, thơ ca và văn xuôi, sự nghiêm túc và thú vui, kỷ niệm và dự cảm, tư tưởng trừu tượng và những cảm giác sống động, sự sống và cái chết… hòa lẫn với nhau một cách mật thiết trong thể loại lãng mạn” (A W Slegel). Có thể nói, chủ nghĩa lãng mạn ra đời là cuộc cách tân không chỉ về nội dung mà cả nghệ thuật. Qua nghệ thuật lãng mạn này, nhà văn muốn nói lên khát vọng hƣớng đến cái cao cả, cái đẹp, chống đối lại cuộc sống tƣ sản tầm thƣờng nhƣ là giấc mơ đầy kiêu hãnh nhƣng cũng đậm ảo tƣởng của ngƣời nghệ sĩ về con ngƣời, cuộc sống đƣơng thời. 1.1.3. Sáng tác của V. Hugo Victor Hugo (1802- 1885) là nhà văn lãng mạn tiêu biểu của nƣớc Pháp và là chủ soái của văn chƣơng lãng mạn đƣơng thời. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan