Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn văn Người đàn bà hàng chài và đề ý nghĩa nhan đề trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài x...

Tài liệu Người đàn bà hàng chài và đề ý nghĩa nhan đề trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa

.DOC
8
343
63

Mô tả:

Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” Tài liệu 1: Vẻ đẹp rất đời của người đàn bà làng chài (GD&TĐ) - Nguyễn Minh Châu (NMC) là nhà văn suốt đời trăn trở, suy tư về nghề và người. Năm 1972, lúc đang viết những thiên sử thi trữ tình lãng mạn lộng lẫy hào quang, NMC đã ghi vào nhật kí: “Hôm nay, chúng ta đang chiến đấu để giành quyền sống cho một dân tộc. Nhưng rồi đến một ngày, chúng ta phải chiến đấu để giành quyền sống cho từng con người, sao cho con người ngày một tốt hơn, hạnh phúc hơn. Đó mới là cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ”. Với niềm trăn trở, suy tư ấy bước ra khỏi quỹ đạo văn học thời chiến, không ăn mày dĩ vãng, NMC đã dõng dạc “Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh họa”. Sự đổi thay từ cảm hứng sử thi trữ tình lãng mạn sang cảm hứng triết luận thế sự đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong các nhân vật nữ của NMC. Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng qua cái nhìn mê muội xen lẫn niềm cảm phục của Lãm đã được “tráng lên một lớp men trữ tình quá dày”. Là một nhân vật hoàn mĩ, lí tưởng, Nguyệt đẹp từ tên gọi cho đến đôi gót chân bóng hồng sạch sẽ, từng sợi tóc sáng lấp lánh dưới ánh trăng thượng huyền. Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa lại là một nhân vật không tên, không chút nhan sắc. Mụ có thân hình cao lớn thô kệch như thường gặp ở những người đàn bà miền biển. Khuôn mặt tái nhợt đầy những nốt rỗ. Mỗi lần mụ khóc, nước mắt đọng đầy trong những nốt rỗ, khuôn mặt càng nhợt nhạt hơn. Bộ quần áo bạc phếch, vá víu trên người mụ lúc nào cũng ướt sũng. Những nét chân dung đã hé mở một cuộc đời nhiều khổ đau, bất trắc. Người đàn bà hàng chài trên Chiếc thuyền ngoài xa đã sống trọn một kiếp đời nhẫn nhục, cam chịu. Sau những đêm thức trắng kéo lưới, chờ sẵn mụ trên bờ luôn là những trận đòn hùng hổ như lửa cháy, cứ năm ngày một trận nặng, ba ngày một trận nhẹ. Lưng áo vá của mụ hứng trọn trận mưa thắt lưng quật tới tấp. Câm lặng như đã hóa đá, người đàn bà hàng chài khốn khổ không khóc, không van xin, không chạy trốn. Có những sự thực vỡ nhẽ khiến ta đắng lòng. Sự nhẫn nhục cam chịu của người đàn bà hàng chài là tất yếu, là lựa chọn minh triết của một người mẹ biết suy nghĩ bằng trái tim và cảm xúc bằng lí trí. Sưu tầầm tổng hợp 1 Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” Nếu Chí Phèo, con quỷ dữ làng Vũ Đại, lúc vật vã trong nỗi cô đơn tận cùng đã chửi, hắn chửi như người say rượu hát. Nam Cao viết lạnh lùng mà chua xót “Khổ cho hắn và khổ cho cả làng Vũ Đại, hắn lại không biết hát”. Lão chồng của người đàn bà hàng chài cũng thế. Mỗi lần uất nghẹn, bế tắc vì cuộc mưu sinh, không có tiền để chạy trốn cuộc đời trong men rượu, lão lại đánh vợ. Lúc những đứa con còn nhỏ, lão đánh mụ ngay ở dưới thuyền, trước mặt chúng. Nhưng khi chúng lớn lên, mụ không muốn những tâm hồn trẻ thơ trong trắng bị tổn thương. Mụ cầu xin được đánh ở trên bờ, trên bãi cát hoang vắng, khuất sau những chiếc xe tăng hỏng. Đằng sau sự nhẫn nhục, gồng mình chịu đòn là đức hy sinh đầy cao thượng, người đàn bà hàng chài khiến ta bỗng nhớ đến một câu thơ của Tagore: “Chiếc rìu của bác tiều phu tìm đến cây rừng xin cái cán. Và cây rừng đã cho”. Người đàn bà hàng chài nghèo khổ ấy rất giàu yêu thương. Mụ yêu thương, cảm thông và tha thứ cho lão chồng vũ phu đã hành hạ mụ suốt đời. Mụ thấu hiểu lão cũng chỉ là một nạn nhân đau khổ, một nạn nhân đáng thương của sự đói nghèo, tăm tối. Câm lặng như hóa đá trước những trận đòn nhưng lúc không bị đòn nữa, mụ lại khóc, sụp lạy trước đứa con trai nhỏ của mình. “Phác, con ơi”. Tiếng mụ mếu máo gọi con như cứa vào tim người đọc. Mụ lạy con để cầu xin thằng bé đừng vì yêu mẹ mà hại cha. Phác đã dướn người lên quật chiếc thắt lưng da vào khuôn ngực trần vạm vỡ của người cha. Và nếu cô chị không kịp giằng lại, ai biết chuyện gì sẽ xảy ra, thằng bé đã giấu một con dao nhọn trong cạp quần. Nét đẹp nhất khuất lấp, đằm sâu trong người đàn bà xấu xí ấy là tình yêu thương ngọt ngào mà đắng chát mụ dành cho những đứa con, nhất là Phác, thằng bé giống lão chồng vũ phu của mụ như đúc. Mụ lạy con để giữ cho thằng bé không phải suốt đời ân hận vì một lần lỗi đạo; để cầu xin thằng bé tha thứ, bởi trong sâu thẳm, mụ day dứt nỗi mặc cảm của người chưa trọn phận làm mẹ. Mụ đã không thể che chở cho tâm hồn non nớt ấy tránh được vết thương sâu. Tuổi thơ đã vĩnh viễn bị đánh cắp, niềm tin đã vỡ vụn như cát bụi dưới bàn chân trần bé nhỏ. Mất chốn tựa nương, gửi gắm niềm tin vào những điều tốt lành, hành trình cuộc đời con người sẽ trống trải, chông chênh biết mấy ! Trong tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã hai lần miêu tả người đàn bà hàng chài vái lạy. Dù với con hay với Phùng, Đẩu, mụ đều chắp tay vái lia lịa - thành khẩn và bi thương, mong được cứu rỗi. Cầu xin đừng li hôn nghĩa là mụ tự đóng sầm lại lối thoát duy nhất cho cuộc đời đau khổ của mình. Nghịch lí ấy khiến Sưu tầầm tổng hợp 2 Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” Phùng và Đẩu nhận ra, cuộc đời không đẹp, không lãng mạn nên thơ như chiếc thuyền ngoài xa bồng bềnh trong sương hồng. “Trên thuyền cần có một người đàn ông… dù hắn tàn bạo, man rợ”. Cuộc mưu sinh của những người hàng chài phải triền miên vật lộn với sóng gió. Những con người trên chiếc thuyền ngoài xa đẹp như bức tranh thủy mặc ấy đã trải qua nhiều tháng trời ăn xương rồng luộc chấm muối. Họ cần có một người đàn ông làm chỗ dựa. Vì thế để níu giữ sự sống cho đàn con, dù là một sự sống chìm trong đói khổ, người đàn bà hàng chài đã tự đóng đinh treo mình lên cây thập giá của cuộc đời bất hạnh. Một cái giá quá đắt nhưng rất xứng đáng nên mụ không hề mặc cả, mụ tự nguyện được trả. Tác giả của Tiếng chim hót trong bụi mận gai từng viết về con chim lao ngực vào gai nhọn để cất lên tiếng hót khiến sơn ca và họa mi ghen tỵ : “Con chim mang chiếc gai nhọn vẫn tuân theo một qui luật bất biến. Còn chúng ta, chúng ta biết, chúng ta hiểu. Vậy mà chúng ta vẫn làm, chúng ta vẫn làm”. Người đàn bà hàng chài trên chiếc thuyền ngoài xa cũng thế. Khi tự ghim vào ngực mình cành gai nhọn nhất, dài nhất mụ đã cất lên bài ca thiêng liêng, tuyệt vời nhất của tình mẫu tử. Với vẻ đẹp lộng lẫy, hoàn mĩ, Nguyệt là mảnh trăng cuối rừng để ta ngước nhìn, ngưỡng vọng và mộng mơ. Còn người đàn bà hàng chài thô kệch lại mang một vẻ đẹp rất đời, rất thực, cứ đằm sâu, khuất lấp giữa những kiếp người nhọc nhằn, lam lũ. Kiểu vẻ đẹp khiến ta nhói buốt, quặn lòng. Giá như cuộc đời đừng bắt con người phải đẹp một cách đau đớn như thế. Và liệu những con người vô danh như người đàn bà hàng chài trên chiếc thuyền ngoài xa ấy còn phải đẹp một cách đau đớn như thế đến bao giờ? Liễu Hoàn (Tổ Văn - Trường THPT Chuyên Quảng Bình) NGUỒN GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI Tài liệu 2: Sưu tầầm tổng hợp 3 Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” Ý nghĩa nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” và nội dung triết lí của truyện. Tên truyện ngắn là “Chiếc thuyền ngoài xa” và hình ảnh chiếc thuyền gần như xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm, được nhà văn khắc họa rất ấn tượng: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” đã hóa thân thành một tác phẩm nghệ thuật nhiếp ảnh để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục,… và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật có thể có cái cảm giác “trở nên bối rối”, cảm thấy “trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”… như cái cảm giác mà nhân vật “tôi” đã từmg có. Nhưng ít ai có thể ngờ được bên trong chiếc thuyền ấy là nhưng con người, những số phận đầy trớ trêu đang phải sống quay quắt: một người vợ nhẫn nhục cam chịu những cơn thịnh nộ của chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình…Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng” – tức là ở một khoảng cách rất gần. Như vậy, “chiếc thuyền” khi còn ở “ngoài xa” mang lại vẻ đẹp tuyệt diệu cho một tấm ảnh, còn “chiếc thuyền” khi đến “rất gần” lại làm lộ ra một hiện thực nghiệt ngã đến đau đớn của số phận con người. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên đi cuộc đời, bởi nghệ thuật chân chính luôn luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu biết ghét, vui buồn trước cuộc đời… Và muốn cho nghệ thuật góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối, lạc hậu thì người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc đời một cách đơn giản, dễ dãi và nhất là phải có tấm lòng, có sự trăn trở vể cuộc đời và con người, có bản lĩnh, sự trung thực trong sáng tạo. Sưu tầầm tổng hợp 4 Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” Có thể nói hình tượng “chiếc thuyền ngoài xa” là một ẩn dụ nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Minh Châu: cuộc đời là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đơì, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời. Tái hiện, lí giải cảnh ngộ nhân vật như vậy, phải chăng Nguyễn Minh Châu muốn thể hiện nỗi trăn trở của người nghệ sĩ trên hành trình tìm ra cái đẹp: Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để nhận ra bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử. Đó không chỉ là thông điệp về nghệ thuật mà còn là triết lí vể cuộc sống. ( Sách “Nâng cao và phát triển ngữ văn 12” – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) Tài liệu 3: Phân tích một số khía cạnh tác phẩm ( Trích “Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT và đại học môn ngữ văn” – NXB Giáo dục Việt Nam) 1. Quá trình nhận thức của Phùng và Đẩu:  Quá trình nhận thức của Phùng: - Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh biển thật đẹp làm lịch. Anh đã trải qua giây phút “hạnh phúc tràn ngập tâm hồn” khi ngắm nhìn hình ảnh con thuyền từ xa. Đó là “cái đẹp tuyệt đỉnh từ ngoại cảnh” mang lại. Không ai có thề phủ nhận Phùng là nghệ sĩ đang săn tìm cái đẹp và anh đã thỏa mãn với “cái đẹp ngoại cảnh” đó. - Nhưng rồi khi chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ Phùng đứng, anh bắt đầu nhận ra một sự thật trần trụi, khắc nghiệt. - Cuối cùng, tại tòa án huyện, nghe những câu chuyện do người đàn bà hàng chài kể, nghệ sĩ Phùng “ngộ ra” mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật không thể xa cách với hiện thực nhọc Sưu tầầm tổng hợp 5 Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” nhằn, cay cực của người dân chài. Chiếc thuyền ngoài xa nhìn thì rất đẹp nhưng khi ở gần thì nó đã phơi bày ra với biết bao thực tế phũ phàng, đau đớn. Câu chuyện về quá trình nhận thức của người nghệ sĩ Phùng thể hiện “tuyên ngôn nghệ thuật” của Nguyễn Minh Châu; nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết cho con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Muốn vậy, nghệ sĩ không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, phải có can đảm và biết trăn trở về con người.  - Quá trình nhận thức của Đẩu: Thoạt đầu, với tư cách thẩm phán huyện, Đẩu mời người đàn bà đến tòa án để trao đổi và khuyên chị ta nên li hôn để tránh bị hành hạ, ngược đãi. Đẩu tin rằng giải pháp mình chọn cho người đàn bà hàng chài là đúng đắn. - Nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh đều bị người đàn bà chất phác, lam lũ “bác bỏ”. Người đàn bà hàng chài thất học, quê mùa nhưng thật sâu sắc khi “nhìn suốt cả đời mình” đã khiến “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Anh vừa “ngộ” ra những nghịch lí của đời sống – những nghịch lí con người buộc phải chấp nhận, phải “trút một tiếng thở dài đầy chua chát”: “Trên thuyền phải có một người đàn ông…dù hắn man rợ, tàn bạo?”. Câu chuyện về quá trình nhận thức của Đẩu thể hiện cái nhìn mới mẻ của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống: Muốn con người thoát khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn. Lòng tốt của nhân vật Đẩu suy cho cùng cũng chỉ là lòng tốt phi thực tế. Những nỗ lực của Đẩu nhằm bảo vệ luật pháp dựa trên sự thông hiểu sách vở, vì thế trước cuộc sống đích thực, anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ. 2. Tình trang bạo lực trong gia đình người đàn bà hàng chài: nguyên nhân và hậu quả đối với trẻ em:  Nguyên nhân - Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng bạo lực trong gia đình hàng chài là sự tăm tối và thói vũ phu của người đàn ông. - Nguyên nhân sâu xa là tình trạng nghèo đói, là đời sống bấp bênh kéo dài gây ra tâm lí bế tắc, u uất.  Hậu quả đối với trẻ em: Sưu tầầm tổng hợp 6 Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” - Hậu quả của tình trạng bạo lực trong gia đình người đàn bà hàng chài là nỗi đau khổ nặng nề mà người mẹ và những đứa con phải gánh chịu. Người mẹ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị giày vò về tinh thần vì bà luôn nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương. Dù bà hết sức che chắn (xin chồng đừng đánh mình trên thuyền, trước mặt con cái) nhưng rồi những đứa con vẫn biết sự thật. Điều này khiến bà “vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. - Còn đứa con, cậu bé Phác, vì yêu mẹ, thương mẹ mà thành căm ghét bố. Nó xông vào đánh bố để bảo vệ mẹ và như vậy, niềm tin trong trẻo của tuổi thơ đã bị rạn vỡ. Qua câu chuyện của cậu bé Phác trong gia đình đầy hình ảnh bạo lực, Nguyễn Minh Châu lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực. Tác giả cũng đã ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ em. Đáng nói hơn cả, con mắt nhân đạo của nhà văn đã gắn với nỗi lo âu đầy trách nhiệm: Cậu bé Phác sẽ thành người thế nào nếu môi trường sống không thay đổi tích cực? 3. Ý nghĩa câu chuyện về thói vũ phu của người đàn ông hàng chài được đặt dưới những phán xét khác nhau:  Những phán xét khác nhau: - Đẩu nhìn dưới góc độ luật pháp. - Phùng nhìn dưới góc độ “lí lịch, thành phần” (Phùng tự hỏi: “Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?”). - Phác nhìn bằng con mắt trẻ thơ thơ ngây, thương mẹ và căm ghét bố. - Người đàn bà: thương xót, thấu hiểu, chấp nhận, cam chịu.  Ý nghĩa: Thói vũ phu của người đàn ông hàng chài được đặt dưới những phán xét khác nhau, là cách Nguyễn Minh Châu đối thoại với bạn đọc: đưa con người vào cái khung đời sống nhiều chiều, dân chủ hóa mối quan hệ giữa nhà văn và công chúng, khơi gợi, nêu vấn đề để bàn bạc chứ không áp đặt chân lí cho công chúng. 4. Nghệ thuật: - “Chiếp thuyền ngoài xa xoay quanh tình huống tự nhận thức, nghĩa là đi từ nhầm lẫn, ngộ nhận đến hiểu biết, “giác ngộ” nên sắc thái giọng điệu luôn thay đổi theo diễn tiến tình tiết khá giàu kịch tính, có lúc say sưa hùng biện, lúc hài hước tự trào, lúc khách quan tiết chế, lúc trầm lắng suy tư – triết lí nổi bật Sưu tầầm tổng hợp 7 Sharing the value Tài liệu “Chiếc thuyền ngoài xa” hơn cả với những câu miêu tả giàu chất trữ tình, nhịp chậm, ngữ điệu trầm, những so sánh mở ra trường liên tưởng nhiều lo âu, day dứt hơn là thanh thản, nhẹ nhõm. - Tác giả kể chuyện bằng giọng điệu thủ thỉ, trầm tĩnh. Lời văn giản dị, mộc mạc và nhiều dư vị. Sưu tầầm tổng hợp 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan