Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngữ pháp hóa các phụ từ đứng sau trung tâm động ngữ...

Tài liệu Ngữ pháp hóa các phụ từ đứng sau trung tâm động ngữ

.PDF
100
91
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ MAI THÙY LINH NGỮ PHÁP HÓA CÁC PHỤ TỪ ĐỨNG SAU TRUNG TÂM ĐỘNG NGỮ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ MAI THÙY LINH NGỮ PHÁP HÓA CÁC PHỤ TỪ ĐỨNG SAU TRUNG TÂM ĐỘNG NGỮ Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Đức Nghiệu XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học GS.TS. Vũ Đức Nghiệu PGS.TS. Nguyễn Văn Chính Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Vũ Đức Nghiệu. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Mai Thuỳ Linh LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Vữ Đức Nghiệu người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và cán bộ trong khoa Ngôn ngữ học đã giúp đỡ tôi trong suốt hai năm học tập. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên tôi suốt thời gian qua. Tác giả luận văn Mai Thuỳ Linh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi khảo sát .............................................................................. 4 4. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 4 5. Ý nghĩa, đóng góp của luận văn ......................................................................... 5 6. Bố cục của luận văn............................................................................................ 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................. 7 1.1. Lí thuyết ngữ pháp hóa ........................................................................................ 7 1.2. Hiện tượng chuyển đổi từ thực từ sang hư từ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ pháp hóa ............................................................................................................. 16 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về Từ loại ...................................................................... 16 1.2.2. Hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ trong tiếng Việt từ góc độ ngữ pháp hóa ............................................................................................ 20 Tiểu kết ............................................................................................................ 25 CHƢƠNG 2. HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP HÓA MỘT SỐ ĐỘNG TỪ CHUYỂN ĐỘNG CÓ HƢỚNG ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HƢ TỪ ...... 28 2.1. Phạm vi khảo sát nhóm động từ ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua ............ 28 2.2. Khảo sát định lượng hoạt động của nhóm động từ chuyển động có hướng ...... 32 2.2.1. Kết quả khảo sát định lượng về tần số xuất hiện của nhóm động từ chuyển động có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát ............................. 32 2.2.2. Thống kê số lần xuất hiện của các động từ chuyển động có hướng làm giới từ ................................................................................................................. 37 2.2.3. Phân tích tương quan chức năng động từ- giới từ của nhóm động từ chuyển động có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát ............................. 50 2.2.4. Sự ghi nhận chức năng từ loại động từ và chức năng từ loại giới từ trong một số từ điển .................................................................................................. 54 Tiểu kết ............................................................................................................ 57 CHƢƠNG 3. HIỆN TƢỢNG NGỮ PHÁP HÓA MỘT SỐ ĐỘNG TỪ KHÔNG CÓ HƢỚNG ĐỂ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG HƢ TỪ ..................... 59 3.1. Phạm vi khảo sát nhóm động từ đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong ............... 59 3.2. Khảo sát định lượng hoạt động của nhóm động từ không có hướng ................. 60 3.2.1. Kết quả khảo sát định lượng về tần số xuất hiện của nhóm động từ không có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát ....................................... 61 3.2.2. Số lần xuất hiện của các động từ không có hướng chuyển làm các từ loại khác ......................................................................................................... 66 3.2.3. Phân tích tương quan chức năng động từ- các từ loại khác trong nhóm động từ không có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát ................ 74 3.2.4. Sự ghi nhận chức năng từ loại động từ và chức năng từ loại khác trong một số từ điển ............................................................................................................ 78 Tiểu kết ............................................................................................................ 80 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 86 DANH MỤC NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT ................................................. 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT PT Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh KHL Khóa hư lục QÂTT Quốc âm thi tập LSNAN TK CĐBK Lịch sử nước An Nam Truyện Kiều Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi TLP Thầy Lazalo Phiền ALĐ Ai làm được MCT Một chữ tình V Động từ O Bổ tố MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhiều năm trở lại đây, hiện tượng “chuyển từ loại” là vấn đề được các nhà Việt ngữ học dành nhiều sự quan tâm. Đây là hiện tượng về những từ cùng gốc, cùng hình thức ngữ âm mà có thể dùng theo ý nghĩa và đặc trưng ngữ pháp của các từ loại khác nhau. Điều thú vị gây được hứng thú với các nhà nghiên cứu trong vấn đề này có lẽ là sự lưỡng phân giữa „thực từ‟ với „hư từ‟. Đây là một hiện tượng ngữ pháp phức tạp của tiếng Việt, trong đó một số động từ được dùng với tư cách của các „từ chức năng‟ (hư từ) mà không hề có sự chuyển hẳn từ loại, ý nghĩa. Và chức năng của cả thực từ và hư từ cùng song song tồn tại dưới một vỏ ngữ âm. Trong nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt hiện nay, có nhiều trường hợp mà ở đó, vấn đề phân định giữa „động từ‟ và „giới từ‟ vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng. Từ điển tiếng Việt hiện đại của Hoàng Phê chính là một minh chứng. Trong cuốn từ điển này chúng ta chưa thấy có phân tách các động từ và giới từ tương ứng, ví dụ, động từ “về” và giới từ “về” thành hai mục riêng biệt. Trước nay, về vấn đề nêu trên, đã có nhiều ý kiến. Có ý kiến cho rằng đây là hiện tượng chuyển nghĩa, chuyển từ nghĩa động từ sang nghĩa giới từ. Ý kiến khác lại quan niệm đây là hiện tượng chuyển loại, chuyển từ từ loại này sang từ loại khác. Lại có ý kiến cho rằng đây là hiện tượng Ngữ pháp hóa, nhưng Ngữ pháp hóa chưa xong, nghĩa của nó còn dính kết với nhau. Và ý kiến cuối cùng thông qua những nghiên cứu, giải thích rõ ràng trong “Lý thuyết ngữ pháp hóa và thực trạng ngữ pháp hóa một số từ trong tiếng Việt” của tác giả Trần Thị Nhàn (nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, năm 2009) đã kết luận được chắc chắn đây chính là hiện tượng ngữ pháp hóa triệt để trong tiếng Việt. 1 Việc thảo luận về vấn đề nêu trên, như thế, vẫn cần tiếp tục đặt ra. Hiện nay, trong vốn từ tiếng Việt, những từ có đặc điểm như vừa nêu trên đây không ít. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ chọn khảo sát hiện tượng này ở nhóm động từ chuyển động có hướng (ví dụ: ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua) và một số từ khác không phải là động từ chuyển động có hướng nhưng có biểu hiện và quá trình ngữ pháp hóa trong diễn tiến lịch sử của tiếng Việt rất đáng quan tâm (ví dụ: đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong). Vì trong từ loại động từ có một nhóm được khu biệt riêng ra là nhóm động từ có hướng, nên trong luận văn này, chúng tôi buộc phải sử dụng tiêu chí đối lập có hướng- không hướng để gọi tên và nhận diện nhóm động từ chuyển động có hướng. Nhóm động từ không có hướng thường lớn hơn rất nhiều so với nhóm động từ có hướng. Thực chất không phải động từ không có hướng nào cũng được ngữ pháp hoá, mà chỉ có một bộ phận làm được điều đó mà thôi. Vì vậy chúng tôi lựa chọn ra nhóm động từ không có hướng mà sự ngữ pháp hoá của chúng biểu hiện rõ nhất trên các tư liệu lịch sử để nghiên cứu. Nhóm động từ chuyển động có hướng (chỉ hướng vận động) trong tiếng Việt đã và đang là một trong những đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước quan tâm. Bởi lẽ sự phát triển phong phú của nó có trực tiếp liên quan đến các mặt ứng dụng thực hành và nghiên cứu lý thuyết. Vấn đề về sự mở rộng thêm nét nghĩa không gian của một số từ trong nhóm (đặc biệt là ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang ,qua) có liên quan đến việc định hướng, tri nhận không gian cũng như cách phản ánh các phạm trù xác lập không gian của người Việt; nhưng còn những từ như đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong thì trước nay, về mặt ngữ pháp hóa của chúng, chưa hề được đề cập. 2 Có thể thấy gương mặt đồng đại của những động từ như vừa nêu trên đây ẩn giấu những phức tạp của quá trình ngữ pháp hóa từng diễn ra trong lịch sử tồn tại và diễn biến của chúng. Có thể thấy rõ sự chuyển hóa của chúng qua tiến trình lịch sử, được thể hiện rõ qua các cuốn từ điển và các tác phẩm thành văn từ quãng thế kỷ 11- 12 cho đến nay. Việc đi sâu nghiên cứu bản chất và miêu tả cơ chế hoạt động của hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ thực sự là một vấn đề cần thiết, góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm (về loại hình, về ngữ pháp, ngữ nghĩa,…) của tiếng Việt. Vì những điều nêu trên chúng tôi đặt ra vấn đề nghiên cứu của Luận văn này là như sau: Hiện tượng và quá trình ngữ pháp hóa có trong tiếng Việt hay không? Có thể khảo sát chúng qua các ngữ liệu không? Nếu có, quá trình ngữ pháp hóa đã diễn ra như thế nào trong những diễn biến lịch sử của tiếng Việt mà ta hiện còn quan sát được? 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là vận dụng những thành tựu nghiên cứu của lý thuyết ngữ pháp hóa nói riêng vào việc khảo sát, phân tích hiện tượng “chuyển hóa từ loại” của một số động từ chuyển động có hướng và một số động từ không có hướng trong một số tài liệu thành văn từ thời tiếng Việt cổ đến đầu thế kỷ XX. Qua ngữ liệu thành văn trong lịch sử, xem xét quá trình ngữ pháp hóa của một số phụ từ sau trung tâm động ngữ đã (và đang) diễn ra thế nào, qua đó góp phần nghiên cứu ngữ pháp hóa trong tiếng Việt: Nó là cái gì, gồm những gì, có thể nhận ra nó qua những biểu hiện gì? Với mục đích như vậy, trong luận văn, chúng tôi sẽ giới hạn cho mình những nhiệm vụ sau đây: - Xác định khung lý thuyết nghiên cúu trong đó có những vấn đề liên quan về thực từ, hư từ, hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ trong các tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp. 3 - Dưới ánh sáng của lý thuyết ngữ pháp hóa, khảo sát hiện tượng chuyển thực từ sang hư từ trong các nguồn ngữ liệu từ thời tiếng Việt cổ cho đến nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi khảo sát Luận văn khảo sát biểu hiện Ngữ pháp hóa ở nhóm động từ chuyển động có hướng (gồm 8 từ: ra, vào, lên, xuống, về, lại, sang, qua) và nhóm động từ không có hướng (gồm 8 từ: đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong). Các từ này được nghiên cứu lần lượt qua một số văn bản và cuốn từ điển đại diện cho các dấu mốc lịch sử từ quãng thế kỷ 11 cho đến nay. Chúng tôi chọn nhóm động từ chuyển động có hướng và nhóm động từ không có hướng nêu trên như một nghiên cứu trường hợp về những biến đổi của „thực từ‟ sang „hư từ‟, quá trình chuyển loại, chuyển nghĩa chúng và kiểm định xem có thể giải thích vấn đề bằng lý thuyết ngữ pháp hóa được hay không. Tất cả các từ đó đều được ngữ pháp hóa để đảm nhiệm chức năng của hư từ làm thành tố phụ trong động ngữ. 4. Ngữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Ngữ liệu Chúng tôi đã lựa chọn 9 văn bản thành văn và 3 cuốn từ điển đại diện cho các dấu mốc lịch sử từ quãng thế kỷ 11-12 cho đến nay. Danh sách các nguồn ngữ liệu đại diện được lựa chọn gồm: - Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh (quãng thế kỷ 11- 12) - Khóa hư lục (Thế kỷ 14) - Quốc âm thi tập (Thế kỷ 15) - Lịch sử nước An Nam (Năm 1659- Thế kỷ 17) - Truyện Kiều (Năm 1820- Thế kỷ 19) - Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi (Năm 1876- Thế kỷ 19) - Thầy Lazalo Phiền (Năm 1887- Thế kỷ 19) 4 - Ai làm được (Năm 1912 -Thế kỷ 20) - Một chữ tình (Năm 1923- Thế kỷ 20) Từ điển: - Từ điển Việt- Bồ- La (A. de Rhodes- tiếng Việt trung đại) - Từ điển Quấc âm tự vị (Huình Tịnh Của- tiếng Việt cận đại) - Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê- tiếng Việt hiện đại) 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Xuất phát từ ngữ liệu của văn bản, chúng tôi thu thập những phát ngôn có các động từ trên. Phân tích từ ngữ liệu để khái quát lên chứ không áp dụng mô hình có trước. - Trong quá trình thu thập ngữ liệu chúng tôi sẽ phân loại, thứ nhất là những trường hợp động từ được dùng với tư cách một động từ chân chính trong cấu trúc điển hình. Thứ hai là những trường hợp “động từ” đó được dùng trong cấu trúc “không điển hình” của chúng. Những trường hợp không nằm trong cấu trúc điển hình ấy chính là đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu. - Dùng các phương pháp phân tích, nhận diện từ loại của ngữ pháp học. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa (phân tích thành tố nghĩa), phân tích ngữ pháp (xác định các phạm trù từ vựng- ngữ pháp, tức là các từ loại) sẽ được sử dụng trong phân tích nghĩa của những động từ mà chúng tôi đang quan tâm, xem nó được dùng trong câu với ý nghĩa gì? Nghĩa của danh từ hay giới từ hay từ loại nào khác đó. 5. Ý nghĩa, đóng góp của luận văn Về lý luận: - Luận văn đã tổng kết, đánh giá và hệ thống lại các kết quả nghiên cứu của những tác giả đi trước về vấn đề ngữ pháp hóa, phân định thực từ (động từ), hư từ (giới từ), hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ trong tiếng Việt. 5 - Việc đi sâu nghiên cứu bản chất và miêu tả cơ chế hoạt động của hiện tượng chuyển hóa từ thực từ sang hư từ thực sự đã góp phần làm sáng tỏ một số đặc điểm (về loại hình, về ngữ pháp, ngữ nghĩa,…) của tiếng Việt, góp một phần không nhỏ vào việc nghiên cứu lý luận về ngữ pháp tiếng Việt. - Luận văn cũng có những đóng góp đầu tiên về nghiên cứu mặt ngữ pháp hóa của nhóm động từ không có hướng (đặc biệt là đi, đến, tới, cho, mất, hết, rồi, xong) Về thực tiễn: - Kết quả khảo sát của luận văn có giá trị ứng dụng vào việc biên soạn từ điển tiếng Việt, biên soạn sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cũng như việc giảng dạy và học tập môn Ngữ văn trong nhà trường hiện tại. - Những giới thuyết về lý thuyết ngữ pháp hóa được trình bày trong luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề ngữ pháp hóa trong tiếng Việt 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có ba chương. Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chƣơng 2: Hiện tượng ngữ pháp hóa một số động từ chuyển động có hướng để thực hiện chức năng hư từ. Chƣơng 3: Hiện tượng ngữ pháp hóa một số động từ không có hướng để thực hiện chức năng hư từ. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lí thuyết ngữ pháp hóa 1.1.1. Trong suốt quá trình nghiên cứu từ trước đến nay chúng ta có được một vài định nghĩa về ngữ pháp hóa (grammaticalization) như một hiện tượng của ngôn ngữ. - Đầu tiên „Ngữ pháp hóa‟ được định nghĩa là hiện tượng từ mất tính độc lập từ vựng do được sử dụng với chức năng trợ từ; sự biến đổi cụm từ thành hình thái phân tích của từ. [10, 166] - Định nghĩa thứ hai cho rằng „Ngữ pháp hóa‟ là một tiến trình ngôn ngữ qua đó các phạm trù ngữ pháp như cách hay thì/ thể được tổ chức lại và được mã hóa. [13, 1481] - Nhìn theo lịch sử biến đổi ngôn ngữ thì „Ngữ pháp hóa‟ lại được coi là một tiến trình biến đổi các từ vị từ vựng thành các dạng thức ngữ pháp và làm cho các dạng thức ngữ pháp trở thành ngữ pháp hơn. [Kurylowicz, 1965, Dẫn theo 23,2] - Và cuối cùng „Ngữ pháp hóa‟ được hiểu là một tiến trình qua đó những kết cấu từ vựng hoặc những yếu tố từ vựng đi vào những ngữ cảnh ngôn ngữ nhất định phục vụ cho các chức năng ngữ pháp, và lại được ngữ pháp hóa, tiếp tục phát triển các chức năng ngữ pháp mới. Nó cũng là cách thức qua đó những thuộc tính phân biệt các câu theo ý nghĩa từ vựng được đi vào lịch đại hoặc được tổ chức lại theo đồng đại. [19, XV] Qua các định nghĩa, có thể thấy „Ngữ pháp hóa‟ là một thuộc tính động của ngôn ngữ xét ở bình diện bản thể của nó. Ngữ pháp hóa luôn được coi là một tiến trình, hơn nữa là một tiến trình hình thái học có liên quan đến sự phát triển của một từ, một hình vị, hoặc một kết cấu khi được sử dụng trong những 7 ngữ cảnh ngôn ngữ nhất định, phục vụ cho các chức năng ngữ pháp. Theo quan điểm lịch đại, xét về từ nguyên học, ngữ pháp hóa là một quá trình biến đổi theo thời gian của các từ vị có ý nghĩa từ vựng trở thành các yếu tố ngữ pháp, hoặc của các dạng thức ngữ pháp làm cho chúng trở nên ngữ pháp hơn. [8, 10] Như vậy có thể kết luận ngữ pháp hóa là một thuộc tính, một hiện tượng của ngôn ngữ và nghiên cứu về ngữ pháp hóa là một phần của công việc nghiên cứu ngôn ngữ, cũng như một công việc cần thiết khi miêu tả ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể. Lý thuyết ngữ pháp hóa là kết quả nghiên cứu của một xu hướng ngôn ngữ học. Xu hướng nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu sự nảy sinh, phát triển (có khi bị mất) của các dạng thức ngữ pháp và các kết cấu ngữ pháp 1.1.2. Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực ngữ pháp hóa là P.J. Hopper và E.C.Traugott thì thuật ngữ “Ngữ pháp hóa” do A.Meillet- một học giả người Pháp, học trò của F.D.Saussure sáng tạo ra. Ông được coi là người đầu tiên nhận thức được tầm quan trọng của ngữ pháp hóa như một vấn đề trung tâm của lý thuyết về sự thay đổi trong ngôn ngữ. Ông cũng là nhà ngôn ngữ học đầu tiên cống hiến một sự nghiên cứu đặc biệt về ngữ pháp hóa qua các bài báo mà mở đầu là “Sự phát triển của các dạng thức ngữ pháp” (1912). [Hopper P.J, Traugott E.C, 1993, Dẫn theo 19, 21] Khái niệm “Ngữ pháp hóa” của Meilet “việc qui gán đặc trưng ngữ pháp cho một từ tự thân trước đó” rõ ràng không nói về các dạng thức đi vào ngữ pháp của một ngôn ngữ, mà gợi ý cho chúng ta nghĩ rằng: cùng một từ, về bản chất, lúc này có tính ngữ pháp, lúc khác có tính từ vựng, tùy theo ngữ cảnh sử dụng. Có thể nói quan điểm của Meillet là quan điểm cơ bản, truyền thống về ngữ pháp hóa. 8 Các công trình nghiên cứu về loại hình học của Ch.N.Li và S.A. Thompson (1976) có thể nói là nghiên cứu về ngữ pháp hóa. Chẳng hạn khi nghiên cứu các kết cấu động từ chuỗi trong tiếng Trung Quốc và các ngôn ngữ cùng loại hình, họ chỉ ra rằng các động từ có thể được “phân tích lại” như là các giới từ và các chỉ số cách [21, 485]. Trong công trình [22], Li và Thompson, chia các ngôn ngữ trên thế giới thành bốn loại hình căn cứ vào việc sử dụng các kiểu kết cấu “chủ ngữ- vị ngữ” và “đề ngữ- thuyết ngữ”. Vấn đề là ở chỗ, mối quan hệ giữa chủ ngữ (subject) và đề ngữ (topic) được đặt trong nội dung của ngữ pháp hóa. Theo họ sự khác nhau một cách hiển nhiên giữa chủ ngữ và đề ngữ chỉ ở mức độ ngữ pháp hóa “Về bản chất, chủ ngữ là chủ đề được ngữ pháp hóa” [22, 484]. Ở nước ta, Cao Xuân Hạo đã vận dụng một cách triệt để quan niệm của Li và Thompson về Subject và Topic khi xem xét lại vấn đề thành phần câu trong tiếng Việt, đã phủ nhận hoàn toàn khả năng phân tích câu tiếng Việt theo mô hình chủ- vị. Tác giả cho rằng bộ phận danh ngữ đứng đầu câu (khi không có “chuyển tố”- giới từ) không có một cương vị ngữ pháp hình thức nào (tức không được “ngữ pháp hóa”) mà chỉ có cương vị cú pháp cơ bản là có chức năng biểu thị chủ đề logic của mệnh đề, nên nó chỉ là Đề ngữ, không phải là Chủ ngữ như trong các ngôn ngữ có sự ngữ pháp hóa chủ đề [Dẫn theo 8, 14-15]. Cuối những năm 1970, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của việc nghiên cứu loại hình học và ngữ dụng học, việc nghiên cứu ngữ pháp hóa được phục hồi, mở rộng và đã trải qua thời kỳ “phục hưng” của nó với nhiều chuyên khảo và tên tuổi của nhiều nhà ngôn ngữ học Âu- Mỹ: T.Givon, P.J.Hopper, E.C.Traugott, Ch.Lehmann, F.Lichtenberk, B.Heine, J.L.Bybee, J.H.Greeenberg, W.Pagliuca, U.Claudi, J.A.Matisoff, W.Abraham,… Trong đó phải kể đến vai trò của Givon, ông đưa ra một nhận định vẫn thường được các nhà nghiên cứu nhắc đến như một định đề trong lý thuyết ngữ pháp hóa 9 “Hình thái học hôm nay là cú pháp học của hôm qua” [15, 413]. Ông là người đã tổ chức cuộc hội thảo về ngữ pháp hóa vào năm 1988, kết quả là một tuyển chọn hai tập được E.C.Traugott và B.Heine biên soạn năm 1991, có tên là “Các cách tiếp cận ngữ pháp hóa”. [23]. Năm 1979 có tác phẩm “Về việc hiểu ngữ pháp” của Givon [16]. Tác phẩm đặt tất cả các hiện tượng ngôn ngữ vào bộ khung làm việc của cú pháp hóa và hình thái học hóa. Năm 1982, tác phẩm “Những suy nghĩ về ngữ pháp hóa: một phác thảo chương trình ứng dụng” [20] của C.Lehmann có thể coi là công trình hiện đại đầu tiên đề cao việc tiếp tục nghiên cứu ngữ pháp hóa đã có từ giai đoạn trước, và cung cấp một sự nghiên cứu tổng quát về các công trình có ý nghĩa trong ngữ pháp hóa đến thời gian đó, với sự nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các công trình ngôn ngữ học lịch sử. Năm 1984 một cuốn sách khác được dư luận chú ý là “Ngữ pháp hóa và việc phân tích lại trong các ngôn ngữ châu Phi” [18] của B.Heine và M.Red. Có lẽ đây là cuốn sách đầu tiên đề cập đến toàn bộ một ngôn ngữ (châu Phi) từ nghiên cứu ngữ pháp hóa theo quan điểm đồng đại. Nó cung cấp một sự phân loại với các ví dụ phong phú về ngữ pháp hóa, và một bảng thống kê về các con đường điển hình của ngữ pháp hóa một cách riêng biệt, với sự đề cao hình thái cú pháp và ngữ âm. Năm 1991 B.Heine lại cùng với U.Claudi và F.Hunnemeyer xuất bản một tác phẩm khác “Ngữ pháp hóa: một khung làm việc khái niệm” [17]. Tư liệu chính ở đây là các ngôn ngữ châu Phi được miêu tả theo đồng đại, nhưng trọng tâm được đề cập là các nhân tố ngữ dụng và các nhân tố tri nhận- được coi là động lực của ngữ pháp hóa; sau nữa là những thay đổi ý nghĩa và các dạng thức có thể trải qua của các yếu tố ngôn ngữ khi chúng ngữ pháp hóa. 10 Công trình “Các bình diện của ngữ pháp hóa” [Dẫn theo 8, 16] là tuyển chọn các báo cáo về ngữ pháp hóa của Hội thảo ngôn ngữ học hàng năm, lần thứ XIV (1993) ở trường đại học Wisconsin- Wilwaukee, được W.Pagliuca biên soạn với nội dung chủ yếu là những nghiên cứu về ngữ pháp hóa trong một số ngôn ngữ cụ thể như: nghiên cứu lịch đại về từ nối mệnh đề TE và BA trong tiếng Nhật, ngữ pháp hóa của “à” trong tiếng Pháp, ngữ pháp hóa thể hoàn thành trong tiếng Anh cổ… và một vài bài về vấn đề thay đổi ngữ nghĩa, ngữ âm, trật tự từ trong ngữ pháp hóa trên bình diện lịch đại. Công trình “Ngữ pháp hóa” [19] của P.J.Hopper và E.C.Traugott (1993) là một sự tổng kết và nghiên cứu toàn diện về ngữ pháp hóa, kể từ những nghiên cứu hình thái học ở thế kỷ XIX đến bây giờ. Các tác giả cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thế về ngữ pháp hóa như vấn đề thuật ngữ, vấn đề hướng tiếp cận, vấn đề đặc trưng và cơ chế của quá trình ngữ pháp hóa, các quan điểm khác nhau thậm chí trái ngược nhau trong ngữ pháp hóa… Tiếp đến là một công trình nghiên cứu về ngữ pháp hóa trong các ngôn ngữ phương Đông: “Loại hình khu vực và ngữ pháp hóa: Các tiến trình ngữ pháp hóa cơ bản của danh từ và động từ trong các ngôn ngữ phía Đông và đất liền Đông Nam Á” [14] của Walter Bisang- một nhà ngôn ngữ học Đức (1996). Về mặt lý thuyết, công trình này tuyên bố hoàn toàn dựa vào những nghiên cứu của Hopper và Traugott [Dẫn theo 8, 17]. Tác giả đã tiến hành so sánh loại hình khu vực về ngữ pháp hóa trong phạm vi động từ và danh từ của tiếng Trung Quốc, HMông, Việt Nam, Thái và Campuchia. Tác giả đưa ra khái niệm “hút tố vị trí” (attractor positions). Ở Việt Nam ngoài việc xem xét ngữ pháp hóa như một con đường của sự thay đổi ngôn ngữ hoặc là những vấn đề có liên quan với sự thay đổi, người ta còn tiếp cận ngữ pháp hóa bằng nghiên cứu loại hình học. Hướng này nghiên cứu các cách mã hóa các kiểu cấu trúc ngữ dụng diễn ngôn giống nhau trong các ngôn ngữ. 11 Tác giả Nguyễn Lai trong cuốn “Ngữ nghĩa nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện đại” (nhà xuất bản Khoa học Xã hội, năm 2001) đã có một đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt và phần nào đó, ông đã đề cập hiện tượng ngữ pháp hóa. Ông chỉ ra sự phản ứng của con người đã tạo ra những loại hướng khác nhau, đó là không gian, thời gian và tâm lý. Kết cấu vận động không gian có từ chỉ hướng vận động làm hạt nhân là những kết cấu phản ánh sự đối ứng về địa hình không gian trong vận động ở cấp độ ngữ nghĩa. Sự hình thành nghĩa tố của từ chỉ hướng vận động không tách rời với quá trình tác động của văn cảnh. Và nhân tố văn cảnh ở đây- theo cách lý giải của tác giả từ trong chiều sâu- là hiện thực khách quan được con người nhận thức theo một logic nhất định và theo quá trình nào đó chuyển hóa nó vào ngôn ngữ. Tác giả khi nhắc đến hai từ “lên” và “vào”, thì ngoài nghĩa tố gốc đầu tiên là vận động từ thấp đến cao, trong quá trình vận dụng, “lên” được sản sinh thêm nghĩa tố vận động từ biển đến núi và từ đông đến tây (trên địa hình Việt Nam). “Vào” có nghĩa tố gốc đầu tiên là vận động từ rộng đến hẹp. Trong quá trình vận dụng, “vào” được sản sinh thêm nghĩa tố vận động từ bắc đến nam. Chính khả năng biểu hiện tính đối ứng về mặt địa hình gắn liền với sự xuất hiện loại nghĩa tố điển hình đã thử nêu, một mặt làm cho lượng thông tin của một số từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt phong phú thêm, mặt khác nó làm rõ thêm nét riêng của nhóm từ này trong tiếng Việt so với một số tiếng khác, đặc biệt là tiếng Ấn- Âu (như Anh, Nga, Pháp, Đức). Việc khảo sát mối tương quan giữa những phạm trù Vận động- hướng- đích, đã giúp tác giả thấy rằng Vận động- hướng- đích là những nhân tố phần lớn không tồn tại tự thân và tách rời, trái lại chúng có liên quan với nhau rất mật thiết trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong hoạt động chuyển động không gian có đích. Hay nói cách khác, khi có đích thì dường như hướng bao giờ cũng trở thành một phạm trù không thể thiếu: phạm trù trung gian. 12 Ngoài ra ở Việt Nam nhắc đến nghiên cứu Ngữ pháp hóa là không thể bỏ qua tác giả Trần Thị Nhàn. Trong cuốn “Lý thuyết ngữ pháp hóa và thực trạng ngữ pháp hóa một số từ trong tiếng Việt”, bà đã góp phần làm sáng tỏ một vài đặc điểm của tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp hóa. Nghiên cứu cho rằng, trước đây, người ta thường nghiên cứu ngữ pháp hóa trên quan điểm lịch đại, truy tìm “nguồn gốc” và “tiến trình” của một dạng thức, một kết cấu ngữ pháp ở bình diện bản thể của ngôn ngữ. Hiện nay ngữ pháp hóa được nghiên cứu mở rộng ở nhiều cấp độ: hình thái học, cú pháp học, loại hình học,… và được xem xét theo cả quan điểm lịch đại và quan điểm đồng đại. Trên quan điểm đồng đại, ngữ pháp hóa có cơ sở là một hiện tượng cú pháp hoặc một hiện tượng ngữ dụng ngôn bản được nghiên cứu theo cách nhìn về sự biến đổi các kết cấu ngữ pháp, sự linh hoạt của cách dùng, việc cố định hóa những trật tự từ có căn cứ về mặt ngữ dụng. Như vậy cách tiếp cận của tác giả Trần Thị Nhàn là nghiên cứu ngữ pháp hóa là theo quan điểm đồng đại, nghiên cứu, miêu tả những gì giáp ranh giữa cú pháp và dụng pháp. Cụ thể trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã miêu tả bức tranh phong phú và sinh động về con đường ngữ pháp hóa trong cấu trúc một số từ thuộc ba loại từ cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) trong tiếng Việt. Từ những “từ nội dung” có ngữ nghĩa từ vựng cụ thể, chúng được ngữ pháp hóa về nghĩa, trở thành những “từ chức năng” diễn đạt và đánh dấu các loại ý nghĩa quan hệ ngữ nghĩa, ý nghĩa chức năng cú pháp như ý nghĩa thể, ý nghĩa cách và các loại ý nghĩa tình thái của câu. Với việc nghiêc cứu cụ thể quá trình ngữ pháp hóa của từng từ loại, tác giả đã đưa ra kết luận mỗi từ loại thực từ cơ bản của tiếng Việt đều có một số từ có khả năng được sử dụng mở rộng về chức năng. Các danh từ có con đường ngữ pháp hóa và mức độ ngữ pháp hóa đơn giản hơn so với tính từ và động từ. Chúng thường trở thành các yếu tố có chức năng như giới từ. Chúng kết nối quan hệ ngữ pháp và hạn định về nghĩa giữa 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan