Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu phát triển hệ thống mạng cấp nước công ty tnhh mtv nước sạch hà đông...

Tài liệu Nghiên cứu phát triển hệ thống mạng cấp nước công ty tnhh mtv nước sạch hà đông

.DOC
64
426
93

Mô tả:

Mở rộng, phát triển mạng cấp nước công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông
1 PHẦN MỞ ĐẦU I.Sự cần thiết của đề tài Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội được thành lập theo nghị quyết số 19/NQCP ngày 08 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ dựa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 47.91 km2 và dân số 233.136 người của Thành phố Hà Đông (tỉnh Hà Tây cũ) bao gồm 17 phường, là một quận trọng yếu thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đã và đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là đô thị quan trọng nhất trong vùng thủ đô đã được xác lập. Quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và mở rộng thu hút đầu tư theo chính sách của Đảng và Nhà nước là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các đô thị và các khu công nghiệp trong khu vực. Đặc biệt là dọc theo trục đại lộ Thăng Long, Quốc Lộ 6, đường Lê Văn Lương kéo dài với các khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu làng Đại học và hàng trăm dự án phát triển khu đô thị, dịch vụ thương mại…như khu đô thị mới Dương Nội diện tích 197.3 ha, Văn Quán diện tích 62 ha, Văn Khê diện tích 21.8 ha, Lê Trọng Tấn diện tích 143 ha, Văn Phú diện tích 94 ha, Văn La diện tích 57 ha, Mỗ Lao diện tích 62 ha… đã và đang triển khai thực hiện. Với sự phát triển về quy mô và số lượng các hệ thống đô thị, khu công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ đòi hỏi phải có sự đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi toàn quận Hà Đông. Sự phát triển của hệ thống đô thị và khu công nghiệp kéo theo nhu cầu sử dụng nước gia tăng. Theo quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước thì nhu cầu dùng nước đến năm 2012 của quận Hà Đông là khoảng 56.000 m3/ngđ và hơn 100.000 m3/ngđ vào năm 2025. Hiện trạng hệ thống cấp nước sạch cho địa bàn quận Hà Đông và các vùng lân cận được khai thác từ nhà máy nước số 1 có công suất 16.000 m3/ngđ, nhà máy nước số 2 có công suất 20.000 m3/ngđ, nguồn lấy từ nước sạch Sông Đà có công suất giai 2 đoạn 1 là 30.000 m3/ngđ, giai đoạn 2 là 60.000 m3/ngđ, hai nguồn lấy từ Công ty kinh doanh nước sạch Vinaconex có công suất 10.000 m3/ngđ. Hai huyện Hoài Đức và Thanh Oai nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, hiện đang trên đà đô thị hóa nhanh chóng, không chỉ các thị trấn mà một số xã cũng đã và đang đô thị hóa như xã An Khánh, Đông La, La Phù – huyện Hoài Đức, xã Bích Hòa, Cao Viên – huyện Thanh Oai. Ngoài ra trên địa bàn hai huyện còn có một loạt các khu công nghiệp mới được hình thành: Khu công nghiệp An Khánh, An Thượng … đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng được nâng cao. Là đơn vị hành chính trực thuộc thủ đô Hà Nội nhưng hiện tại người dân tại hai huyện Hoài Đức và Thanh Oai vẫn chưa được sử dụng nước sạch điều đó ảnh hưởng đến vị thế, sự phát triển cũng như tầm quan trọng của huyện Hoài Đức và Thanh Oai trong định hướng phát triển thủ đô Hà Nội. Từ trước tới nay nước sạch luôn là nỗi mong mỏi của người dân địa phương ngay cả thị trấn Kim bài, khu vực phát triển bậc nhất của huyện Thanh Oai cũng chưa có nước sạch. Hầu hết các gia đình trong huyện đều xây bể chứa nước mưa nhưng chỉ dùng để ăn uống, nguồn sử dụng chủ yếu vẫn lấy từ giếng khoan. Việc chưa sử dụng nước sạch đã gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của nhân dân. Bệnh tật do việc sử dụng nước không hợp vệ sinh gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của người dân trong huyện. Các điều kiện về phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức và huyện Thanh Oai phần nào cũng bị ảnh hưởng bởi việc chưa có nước sạch. Nhu cầu sử dụng nước sạch trở nên cấp bách và rất cần thiết với người dân trong huyện. Bên cạnh đó để bảo vệ tốt nguồn nước dưới đất, một trong số những biện pháp tích cực là giảm thiểu số lượng các giếng khoan. Việc các giếng khoan nhỏ phát triển tự phát ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng nước ngầm, đến việc quản lý tài nguyên nước của Nhà Nước, đến những công trình khai thác nước tập trung ở cả hiện tại và trong tương lai sẽ xây dựng theo quy hoạch. Do vậy việc xây dựng các hệ thống 3 nước sạch đến toàn bộ các khu vực dân cư sinh sống là một yếu tố quyết định loại bỏ giếng khoan nhỏ lẻ này. Hơn nữa dự án trạm cấp nước số 3 và hệ thống đường ống tiếp nhận nguồn nước sạch Sông Đà đã được đầu tư xây dựng. Do vậy việc xây dựng mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước để phát huy hiệu quả đầu tư của dự án trên là hết sức cần thiết. II . Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp nước ổn định, bền vững, lâu dài cho toàn khu vực quận Hà Đông, mở rộng hệ thống cấp nước cho các huyện Hoài Đức và Thanh Oai sử dụng nguồn nước sạch Sông Đà được xây dựng trên cơ sở tuân theo các mục tiêu và định hướng quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các mục tiêu như sau: + Mở rộng hệ thống cấp nước quận Hà Đông cấp nước cho các huyện Hoài Đức và Thanh Oai và một phần quận Hà Đông, xã Tả Thanh Oai, Thanh Liệt - huyện Thanh Trì + Đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân trong khu vực quận Hà Đông và các vùng lân cận + Thúc đẩy sự phát triển chung của các huyện Hoài Đức và Thanh Oai + Cải tạo thay thế một số tuyến ống hiện trạng cũ do được xây dựng đã quá thời gian sử dụng. + Nghiên cứu giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống <=20% - Bên cạnh đó đề tài còn đặt ra một số mục tiêu + Quản lý khai thác và bảo vệ được toàn bộ hệ thống cấp nước một cách an toàn, vững chắc và kinh tế nhất + Mở ra một hướng mới về đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong sản xuất và kinh doanh nước sạch + Tạo công ăn việc làm cho người lao động 4 + Thúc đẩy quá trình đô thị hóa của quận Hà Đông + Nâng cao điều kiện sống và sức khỏe của người dân, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. + Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống cấp nước. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là hệ thống cấp nước quận Hà Đông và các vùng lân cận. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Tiếp cận các thành tựu nghiên cứu và công nghệ của các nước trong khu vực và trên thế giới - Tiếp cận có sự tham gia của những người hưởng lợi trong các dự án cấp nước sinh hoạt - Tiếp cận thực tế: Đi khảo sát thực địa, tìm hiểu các hồ sơ, tình hình hoạt động của công trình cấp nước trong địa bàn quận và các vùng lân cận. - Tiếp cận đáp ứng nhu cầu: Tính toán, đánh giá nhu cầu nước sinh hoạt. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thu thập tài liệu, số liệu; - Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá số liệu; - Phương pháp kế thừa; - Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống; - Phương pháp mô hình thủy lực; - Phương pháp chuyên gia; V. Kết quả dự kiến đạt được 5 - Đánh giá hiện trạng và khả năng cấp nước của Hệ thống cấp nước quận Hà Đông. - Kết quả dự báo nhu cầu nước sinh hoạt của quận Hà Đông và các vùng lân cận trong tương lai. - Kết quả phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp phù hợp cải tạo hệ thống cấp nước quận Hà Đông. - Các giải pháp cải tạo hệ thống cấp nước quận Hà Đông - Nêu lên cách quản lý chống thất thoát cho mạng lưới. CHƯƠNG I TỔNG QUAN I. TỔNG QUAN CHUNG: 1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu: 1.1.1. Tình hình chung về cấp nước đô thị: Trong thời gian qua hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng nhờ vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập. - Tỉ lệ cấp nước còn rất thấp: Trung bình đạt 45% tổng dân số đô thị được cấp nước, trong đó đô thị loại I,II đạt tỉ lệ 67%, các đô thị loại IV,V chỉ đạt 10 đến 15%. - Công suất thiết kế của một số nới chưa phù hợp với tình hình thực tế: Nhiều nơi thiếu nước, nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, cá biệt tại một số thành phố chỉ khai thác khoảng 15 đến 20% công suất thiết kế. - Tỉ lệ thất thoát thất thu nước sạch còn cao: Sau hội nghị cấp nước toàn quốc lần thứ II, các Công ty cấp nước địa phương đã có nhiều cố gắng giảm tỉ lệ thất thoát, thất thu nước đã được Bộ Xây dựng đề ra, nhiều địa phương như Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tiền Giang đạt kết quả tốt nhưng tại nhiều đô thị tỉ lệ thất thoát thất 6 thu vẫn còn cao như Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định, Hà Tĩnh, Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh...vv tỉ lệ thất thu cao không chỉ chứng tỏ sự yếu kém về mặt năng lực quản lý (cả tài chính và kỹ thuật) mà nó còn thể hiện kết quả của quá trình đầu tư không đồng bộ giữa việc tăng công suất với công tác phát triển mạng lưới đường ống. Bộ Xây dựng đã đề ra chi tiêu đến năm 2025 tỉ lệ thất thoát thất thu dưới 15%. - Chất lượng nước: Tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn nước mặt , nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Theo số liệu thóng kê tổng công suất hiện nay là 2,9 triệu m3/ngđ trong đó 66% nước mặt, 34% nước ngầm. Công tác khảo sát và quản lý nguồn nước nói chung do Bộ Tài nguyên và Môi trường địa phương quản lý. Việc chất lượng nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân gây ra như: tình hình khí tượng thủy văn trong những năm gần đây có nhiều biến động phức tạp, tình hình hạn hán lũ lụt ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của hiện tượng phá rừng kết hợp với ENNINO, Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dự báo được những biến động về mặt trữ lượng nước cũng như về mặt thủy địa hóa, công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước cha] đồng bộ và hoàn chỉnh, tình hình xả nước thải chưa qua xử lý ra sông hồ, hàng vạn lỗ khoan mạch nông đang là nguồn gây ô nhiễm cho tầng chứa nước đang khai thác, công tác quản lý khai thác nguồn nước mặt, nước ngầm chưa được các cấp, các ngành quan tâm thích đáng. Cơ chế chính sách ngành nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ chế tài chính(giá nước) chưa phù hợp với tinh thần chỉ thị số 40/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước đô thị, hiện nay giá nước sinh hoạt tại các địa phương còn rất nhiều bất cập, thiếu hợp lý, không công bằng giữa người dân ở các đô thị lớn và nông thôn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do: Nhận thức của Lãnh đạo địa phương còn hạn chế, cơ chế chính sách tài chính trong cấp nước đô thị vẫn còn thiếu hoàn chỉnh và không đồng bộ, nhiều dự án vay của nước ngoài phải trả 7 nợ theo lộ trình tăng giá nước nhưng điều kiện trả nợ lại không khả thi và khó thực hiện. Mô hình tổ chức: Quản lý vận hành, đào tạo, nâng cao năng lực ngành nước cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết , nhằm thực hiện nghị quyết Trung ương 3 và Quyết định số 58/2002 ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ các Công ty cấp nước sẽ chuyển sang kinh doanh, tháng 11/2004 Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án cải tiến mô hình ngành nước Việt Nam 1.1.2.Tình hình thất thoát nước trên hệ thống cấp nước, mạng lưới cấp nước Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 78%, nhưng tỷ lệ thât thoát, thất thu nước sạch bình quân đô thị toàn quốc chiếm khoảng 27%. Để đảm bảo mục tiêu giảm tỷ lệ thât thoát, thất thu nước sạch xuongs 15% vào năm 2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, cần có một giải pháp tổng thể và những chính sách thu hút nguồn lực xã hội mạnh mẽ. Thực tế có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng thất thoát, thất thu nước sạch. Một bộ phận người dân sử dụng nước theo phương thức khoán, chưa có đồng hồ đo nước. Gian lận trong sử dụng nước như tự ý đục, phá đấu nối trái phép nguồn cấp nước, lấy nước từ đường ống thành phố hoặc từ họng cứu hỏa, dùng nước sạch để kinh doanh rửa xe, sản xuất dịch vụ... không đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến lãng phí, thiếu ý thức tiết kiệm, lượng nước sử dụng lớn hơn nhiều lượng nước thanh toán, mặt khác tại các đô thị lớn vẫn còn sử dụng khá nhiều đồng hồ đo nước chất lượng kém, sai số lớn, nhất là đồng hồ cũ sử dụng từ những năm 90 trở về trước kết quả thử nghiệm cho thấy sai số một số loại đồng hồ cũ lên tới 25%, trong khi các loại đồng hồ nước mới lại thiếu bảo trì, kiểm định định kỳ nên cũng gây thất thoát lớn. Việc quản lý vận hành hệ thống cấp nước của các đơn vị đối với công tác phòng, chống thất thoát, thât thu nước chưa được quan tâm triệt để, thiếu khoa học, chưa kiểm soát chặt việc thu đúng, thu đủ tiền nước, thiếu trang thiết bị cho công tác quản lý hệ thống đường ống, xác định điểm rò rỉ dẫn 8 tới sửa chữa các tuyến ống không kịp thời, không có kế hoạch thay thế dài hạn các tuyến ống cũ, thiếu các phụ tùng dự trữ để thực hiện công tác sửa chữa tuyến ống, bên cạnh đó công tác thi công lắp đặt các tuyến ống không đúng kỹ thuật chất lượng thi công không đồng đều, trong công tác giám sát thi công thử áp lực các tuyến ống không tuân thủ đúng quy định dẫn đến rò rỉ tại các đầu mối, một khó khăn nữa là nhiều đường ống cũ nát tại các đô thị có chất lượng kém và giảm dần theo thời gian, vẫn còn khá nhiều tuyến đường ống lắp đặt trước năm 1990, do vậy khi có biến động về áp lực dòng chảy thường bị vỡ, chẳng hạn như tại thành phố Hồ Chí Minh và TP Hà Nội, khi các nhà máy nước lớn như Tân Hiệp, Sông Đà phát nước vào mạng với áp lực cao thì phần lớn các mối của tuyến ống cũ đều bị vỡ. Theo Quyết định 2147/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2012 phê duyệt chương trình quốc gia chống thât thoát thất thu nước sạch đến năm 2025 với mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch bình quân xuống còn 15% vào năm 2025, tuy nhiên để đạt được mục tiêu này còn rất nhiều khó khăn, hiện nay mới chỉ có 7,8% các Cong ty cấp nước đạt tỷ lệ thất thoát nước dưới 15%. Theo dự báo chỉ riêng TP Hà Nội nhu cầu sử dụng nước sạch vào năm 2015 khoảng hơn 975 nghìn m3/ngđ và sẽ lên 1,5 triệu m3/ngđ vào năm 2020 điều này đồng nghĩa với tỷ lệ thất thoát thất thu rất lớn 1.1.3. Các nghiên cứu phòng chống thất thoát Hiện nay vấn đề nghiên cứu phòng chống thất thoát như tại Hà Nội, Thành phố Hải Dương, Thành phố Hải Phòng...vv đã đề ra rất nhiều giải pháp như phân vùng tách mạng, lắp đặt các đồng hồ tổng, cải tạo mạng cấp nước cũ, kiểm định, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên các đồng hồ, áp dụng các chế tài xử phạt do gian lận trong sử dụng nước, tuyên truyền cho người dân sử dụng tiết kiệm nước...vv nhưng đến nay tỉ lệ thất thoát ở các địa phương chưa được cải thiện nhiều. II.TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý 9 Quận Hà Đông trước đây là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây cũ nay trực thuộc Thành Phố Hà Nội, có tọa độ địa lý 20 059 vĩ độ Bắc, 105045 kinh Đông, nằm dọc 2 bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình cách trung tâm thành phố Hà Nội 13km về phía Tây Quận Hà Đông được giới hạn bởi:  Phía Bắc giáp xã Đại Mỗ, Trung Văn huyện Từ Liêm - Hà Nội.  Phía Nam giáp xã Thanh Oai – Chương Mỹ.  Phía Tây giáp huyện Quốc Oai, Hoài Đức – Hà Nội.  Phía Đông giáp xã Thanh Liệt, Tân Triều, Hữu Hoà huyện Thanh Trì - Hà Nội.  Phía Đông Bắc giáp quận thanh Xuân – Hà Nội  Phía Tây Nam giáp huyện Chương Mỹ – Hà Nội Quận Hà Đông bao gồm:  17 phường: Nguyễn Trãi, Yết Kiêu, Quang Trung, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu, Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Kiến Hưng, La Khê, Phú Lãm, Phú Lương, Phú La, Phú Lương, Văn Quán. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1.Đặc điểm địa hình Nhìn chung địa hình khu vực quận Hà Đông tương đối bằng phẳng, độ chênh lệch địa hình không lớn lắm, đại bộ phận đất đai ở cao độ từ (+5,0) đến (+6,0) và chia thành 4 khu vực chính :  Khu vực phía Bắc và Đông sông Nhuệ đất đai cao thấp không đều nhau. Các khu đất thuộc sông Nhuệ cao dần ra phía sông Đáy, sông Hồng, cao trình mặt đất ở phía Bắc > +8,0m, phía Nam từ +0,5m đến +1,0m.  Khu vực phía Bắc sông La Khê gồm chủ yếu xã Vạn Phúc ( nay là phường Vạn Phúc ) và một phần của xã Văn Khê. Khu vực này có một số cơ quan xí nghiệp: 10 Quân khu 3, Nhuộm in hoa, diện tích đất khoảng 258 ha, trong đó đất canh tác là 100 ha. Cao trình ruộng đất trung bình từ (+5.0 m) đến (+6.0 m), cao nhất từ (+7.0 m) đến (+7.5 m).  Khu vực phía Nam sông La Khê có xu thế dốc dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Cao độ trung bình +4,0m đến +4,8m và cao nhất +6,0m.  Phía Tây khu vực trong đê sông Đáy có cao độ trung bình từ + 7,25m đến +8,42m. 2.1.2.2.Điều kiện khí hậu Dựa vào kết quả đo đạc của trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Ba La cung cấp. a. Nhiệt độ:  Cao nhất trong năm: + 3802 (0C).  Thấp nhất trong năm: + 506 (0C).  Trung bình trong năm: + 230 (0C). b. Độ ẩm:  Cao nhất trong năm: 94 (%).  Thấp nhất trong năm: 31 (%).  Trung bình năm: 86 (%). c. Lượng mưa: Mưa trong khu vực quận Hà Đông phân bố không đều thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa lớn chiếm 60-70% tổng lượng mưa trong năm.  Lượng mưa trung bình năm: 1620 mm.  Lượng mưa trung bình tháng: 135 mm.  Lượng mưa cao nhất năm: 2497.1 mm. Về lượng mưa thời đoạn theo số liệu đo đạc của trạm dự báo khí tượng thuỷ văn Ba La cung cấp: 11 Địa điểm đo Lượng mưa bình quân 1 Lượng mưa 3 ngày max ứng với P = 5% p = 10% p = 20% mưa ngày max 181 Hà Đông 2.1.2.3.Đặc điểm thủy văn. Khu vực quận Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Nhuệ là một trong những con sông nhánh lớn cuả sông Đáy ở phía bờ Tả và sông La Khê. Ngoài ra phần dự kiến mở rộng về phía bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đáy đoạn qua quận Hà Đông và sông Đà ở phía Tây thành phố. * Sông Đà: Nằm về phía Tây, cách quận Hà Đông 40km. Sông Đà dài 910km chảy từ Vân Nam vào nước ta theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, gần như chảy song song với sông Hồng. Sông Đà có diện tích lưu vực 51800km2, lượng nước 55.3 triệu m3.  Lưu lượng dòng chảy: QTB=1690 m3/s Qmax=17200 m3/s  Lượng phù sa max: 1045 (g/m3), min 58(g/m3). * Sông Đáy Là một phân lưu của sông Hồng. Từ khi xây dựng đập Đáy và sau dó cống Vân Đồn chặn cửa Hát Môn thì sông Đáy chỉ còn liên hệ với sông Hồng vào những ngày phân lũ và lấy nước tưới qua cống Liên Mạc vào sông Nhuệ.  Mực nước Hmax = +13,0m ứng với p= 1%.  Cao trình đê +13,2m  Chiều rộng mặt sông 230m. Lưu vực sông Đáy chia làm các khu vực có địa hình khác nhau. Các cánh đồng và thung lũng nằm dọc ven sông thấp dần từ Bắc xuống Nam, cụ thể : 12  Đoạn qua Thạch Thất – Quốc Oai là +8,0m.  Đoạn qua Chương Mỹ – Mỹ Đức là +3,0m đến +5,0m.  Phần Tả ngạn Chèm – Hà Đông Là +5,0m đến 6,0m.  Hà Đông – Phủ Lý là +1,5m đến +3,0m  Đoạn qua Hà Đông nước lũ chủ yếu tràn trên bãi là chính, lòng sông đoạn này quanh co và uốn khúc. * Sông Nhuệ Lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới, ngoài ra sông Nhuệ còn là trục tiêu nước cho thành phố Hà Nội, quận Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý. Vấn đề tưới nông nghiệp bằng tự chảy và bằng động lực nói chung là tốt, xong vấn đề tiêu nước của sông Nhuệ vẫn còn nan giải. Mặc dù có nhiều trạm bơm tiêu xong khi mưa lớn vẫn tiêu thoát chậm. Do mực nước sông Đáy vẫn có xu thế tăng và lòng sông bị bồi lấp nhiều.  Chiều dài sông Nhuệ chảy qua thành phố dài 4,85km;  Mực nước sông Nhuệ tại Hà Đông là 4,2m  Lưu lượng trung bình: 26 m3/s.  Lưu lượng nhỏ nhất: 15 m3/s.  Vận tốc trung bình: 0,6 m3/s.  Chiều rộng sông Nhuệ: 40 �80 m.  Hàm lượng cặn lơ lửng : 492 mg/l  BOD5 : 25,8 – 42,5 mg/l  Nước sông bị ô nhiễm nặng do nồng độ kim loại nặng lớn : As, Cu, Zn 13 Theo tính toán của viện Quy hoạch Thủy Lợi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và kết quả tính toán mực nước sông Nhuệ gần đây của trường đại học Thủy Lợi thì tương lai mực nước sông Nhuệ còn cao hơn mực nước hiện nay Bảng 1.1: Kết quả tính toán và thực đo như sau Các mực nước Mực nước quy hoạch năm 1974 Mực nước lũ năm 1985 Mực nước lũ năm 1991 Mực nước lũ năm 1992 Mực nước lũ năm 1993 Mực nước lũ năm 1994 Mực nước lũ năm 1995 Mực nước lũ năm 1996 Mực nước ứng với p=5% Mực nước ứng với p=10% Hà Đông (m) 5,44 5,60 4,76 5,13 4,88 5,79 5,25 5,1 6,30 5,80 Đồng Quan (m) 4,83 4,78 3,51 4,30 3,52 4,92 4,12 4,80 5,73 5,23 Những năm không phân lũ, ảnh hưởng của lũ sông Đáy là nhỏ, Qmax = 200 đến 300 m3/s. Những năm không phân lũ, ảnh hưởng của lũ sông Đáy là rất lớn vì khi đó Q hạ lưu tới 2000 m3/s, còn ở thượng lưu là 5000 m3/s. *Sông La Khê : Dài 3,45km nối giữa sông Đáy và sông Nhuệ có nhiệm vu tiêu thoát nước cho sông Nhuệ 2.1.2.4.Điều kiện địa chất: Theo tài liệu khoan địa chất của đoàn địa chất vật lý 79 thì cấu tạo địa chất khu vực được tạo thành do quá trình trầm tích sông thuộc giới địa Kaizôzôi, hệ thứ tư ( đệ tứ Q0, nêôgien, thống hiện đại Hơlỗen, Plêitôxen), có chiều dầy hơn 50m được chia làm 4 hệ chính sau :  Hệ tầng Thái Bình ( QIV3-tb ) có chiều dầy từ 5 ÷ 10 m. Cấu tạo địa chất do bồi tích đầm lầy, cát bột, sét bột mầu nâu, sét bột mầu đen.  Hệ tầng Hải Dương ( QVI1-2-hh ) có chiều dầy từ 10 ÷ 15 m. Cấu tạo địa chất do bồi tích đầm lầy gồm cuội sỏi, than bùn, sét, sò hến. 14  Hệ tầng Vĩnh Phú ( QIII2-vp ) có chiều dầy từ 10 ÷ 35 m. Cấu tạo địa chất do trầm tích ven biển tam giác châu gồm sét bột màu vàng.  Hệ tầng Hà Nội ( QII-III-hn ) có chiều dầy từ 5 ÷ 50 m. Cấu tạo địa chất do trầm tích sông bao gồm tảng cuội sỏi, cát nhiều thành phần. Tầng này thường ở độ sâu 65m đến 110m, hệ tầng này chứa nhiều nước nhất. Phía dưới chúng là tầng Nêogen có bề dầy > 2000m được chia làm 2 phần  Phần trên là đá cát kết hạt nhỏ đến vừa, xám đen, xám trắng xen lớp mỏng bột kết phân giải, sét vôi màu trắng xám  Phần dưới là cát kết, sạn kết, cuội kết xen thấu kính sét bột kết. Đại đa số phần diện tích thành phố nằm trong vùng trầm tích sông, cơ cấu tạo nham thạch bao gồm : Cát, sét nâu, bột sét xám xanh, xám vàng. Nhìn chung về địa chất công trình là tốt, có thể cho phép xây dựng các công trình chịu tải lớn. 2.1.2.5.Điều kiện địa chất thủy văn a. Nước mặt  Chảy qua quận là con sông Nhuệ và sông La Khê, đồng thời trong quận có hồ Văn Quán với diện tích bề mặt lớn.  Do cấu tạo địa chất mặt bằng và do mực nước sông Nhuệ về mùa mưa lũ thường ở cốt (+6.0 m) luôn cao hơn cốt tự nhiên thị xã (5.6 ÷ 5.8 m) nên khi có mưa, nước mặt thường chảy tập trung vào hệ thống kênh tự chảy dồn về phía khu vực Kiến Hưng, Hà Trì, Đa Sĩ. b. Nước ngầm Nước ngấm từ bề mặt qua lớp đất đá mềm rời. Lượng nước này phụ thuộc vào lượng nước mặt cung cấp và cấu tạo của tầng địa chất. Khu vực có cấu tạo địa chất phía trên là nền đất thịt pha cát nên chứa nhiều nước. 15  Nước ngầm: Do có tầng đất sét dày ở dưới cùng nên nước ngầm trong đất có lưu lượng lớn phân bố trong khu vực quận. Nước ngầm chứa trong tầng cuội sỏi ở độ sâu 80 ÷ 100 m. + Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ T3 – T9 ): ở cốt (-9.0 m) đến (-11.0 m); mùa khô (từ T9 - T3 năm sau) : ở cốt (-10.0 m) đến (-13.0 m). + Nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1 ÷ 1,5m. Chất lượng nước nguồn được thể hiện trong bảng sau đây : Sở khoa học Môi trường Hà Tây Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trung tâm môi trường ĐHKT Hà Nội Độc lập -tự do - Hạnh phúc ........o0o.......... ...........o0o.......... PHIẾU XÉT NGHIỆM HOÁ NƯỚC Cơ quan gửi mẫu : Nhà máy nước thị xã Hà Đông Nơi lấy nước, loại nước : Nước giếng Mẫu số 1: Giếng số 4( Vườn hoa) Mẫu số 2: Giếng số 5( Đ Ng.Trãi TX HĐ) Mẫu số 3: Giếng số 6(Bùi Bằng Đoàn) Mẫu số 4: Giếng số 7( Đường Lê Lợi) Mẫu số 5: Giếng số 8( Làng Đơ) Mẫu số 6: Giếng số 10 ( Bờ sông) Thời gian lấy mẫu, nhận mẫu : 5 / 2006 Mẫu nước số Các chỉ tiêu phân tích 1 2 3 4 5 6 pH 6.8 7 6.8 7 6.8 7 16 Độ cứng toàn phần (mg/l) 30 31 20 24 30 31 20 24 30 31 20 24 SiO22- 2 3 2 3 2 3 (mg/l) _ _ _ _ _ _ SO42- (mg/l) _ _ _ _ _ _ NO2- (mg/l) 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 0.1 NO3- (mg/l) _ _ _ _ _ _ PO43- (mg/l) _ _ _ _ _ _ HCO3- (mg/l) 185.4 185.4 185.4 185.4 185.4 185.4 CO32- (mg/l) - - - - - - OH- (mg/l) - - - - - - Ca2+ 40 40 40 40 40 40 Mg2+ (mg/l) 32.6 32.6 32.6 32.6 32.6 32.6 Fe2+ (mg/l) 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 0.7 Mn2+ (mg/l) - - - - - - NH4+ (mg/l) 1 1 1 1 1 1 Độ trong ( cm) 60 60 60 60 60 60 Độ kiềm toàn phần (mg/l) 3 3 3 3 3 3 K+ (mg/l) - - - - - - Na+ (mg/l) - - - - - - CO2 (mg/l) 18 18 18 18 18 18 Độ màu thang màu Côban - - - - - - Cl- (mg/l) (mg/l) 2.2.Tình hình dân sinh, kinh tế 2.2.1.Dân số và mật độ dân số Tính đến tháng 5/2009, dân số toàn quận là 198.687 người. Tỷ lệ tăng dân số trung bình toàn quận giai đoạn 2003 – 2004 tăng đột biến đạt 38,39%, trong đó tăng tự 17 nhiên là 1,14%, tăng cơ học là 37,25% do mở rộng địa giới hành chính ( từ năm 2003 sát nhập dân số của 3 xã mới Phú Lương, Phú Lãm và Yên nghĩa theo nghị định 107/2003/NĐ - CP ). Tỷ lệ tăng dân số đạt vào loại cao 5%. 2.2.2.Lao động Dân số lao động khu vực nội thị năm 2004 khoảng 50.134 chiếm 58% dân số toàn quận. Tổng lao dộng làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 36.834 người, chiếm 73,5% dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó + Lao động thuộc khu vực I ( công + nông + ngư nghiệp ) :1.735 người, chiếm 4,7% số lao động làm việc. + Lao động khu vực II ( công nghiệp + TTCN + xây dung ) : 6.821 người, chiếm 18,5% số lao động là việc. + Lao động khu vực III ( dịch vụ + thương mại + hành chính sự nghiệp ) : 28.278 người, chiếm 76,8 số lao động làm việc. + Lao động thất nghiệp khoảng 3.900 người, chiếm khoảng 7,7% số lao động cần bố trí việc làm. 2.2.3.Tình hình phát triển kinh tế xã hội Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nằm trên trục giao thông Hà Nội - Sơn Tây nên mặt bằng kinh tế xã hội của thành phố tương đối phát triển, tỷ trọng kinh tế các ngành kinh tế có sự chuyển biến theo các năm gần đây. Bảng 1.2: Sự chuyển dịch cơ cấu của Quận Cơ cấu GDP Công nghiệp – xây dựng Nông lâm, thủy sản 2003 2004 2005 2006 100,0 49,1 5,8 100,0 51,9 3,9 100,0 52,9 5,7 100,0 53,1 18 Dịch vụ 4,8 45,1 43,3 43,2 41,2 Trong năm 2007 a. Công nghiệp  Công nghiệp – xây dựng đạt 52,81% trong tổng GDP Toàn quận tính hiện trạng có hơn 100 cơ sở công nghiệp- TTCN. Riêng trong khu vực trung tâm quận có 44 cơ sở công nghiệp-TTCN, trong đó có 8 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài với các sản phẩm: áo Jaket xuất khẩu, đồng hồ, ổ khoá xe máy, đồ chơi trẻ em, lắp ráp xe máy. Hà Đông là một Quận có nhiều ngành nghề tiểu thủ công truyền thống nổi tiếng và có giá trị kinh tế cao, cần bảo tồn và phát huy như: + Phường Vạn Phúc: Quê hương Cách Mạng tiền khởi nghĩa năm 1945, có nghề dệt lụa lâu đời. + Thôn La Khê- Xã Văn Khê: Có nghề dệt the. + Thôn Đa Sĩ : có nghề rèn. b. Thương mại dịch vụ - Thương mại - dịch vụ - du lịch đạt 43,04% trong tổng GDP Tổng GDP ngành dịch vụ là 153 tỷ đồng, chiếm 36.96% trong tổng GDP toàn thị xã. Quận Hà Đông hiện có 6 điểm du lịch : Vạn Phúc, Kiến Hưng, La Khê, Phú Lương, Phú Lãm và Yên Nghĩa. Có 14 chợ lớn nhỏ phân bố đều trên 12 phường xã và 2 siêu thị, 2 trung tâm xúc tiến thương mại phục vụ cho nhu cầu người dân. Công trình dịch vụ du lịch có 2 cơ sở; khách sạn Sông nhuệ và khách sạn Anh Quân ( phường Văn Mỗ ) đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao. c. Nông nghiệp 19  GDP ngành nông nghiệp là: 23.142 tỷ đồng, chiếm 5.59% trong tổng GDP Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Hà Đông đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi : Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, bình quân đạt 13%, năm 2006 đạt 17%. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực. Hà Đông là nơi giàu tiềm năng về thiên nhiên cũng như về nguồn lực lao động là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm dồi dào không chỉ cho riêng bản thân thành phố mà còn cho cả thị trường rộng lớn Hà Nội và các vùng phụ cận. 2.2.4.Diện tích phân chia hành chính a. Hiện trạng diện tích Tổng đất tự nhiên của toàn quận là 4.791,74ha. Tổng diện tích đất xây dựng Đô thị là 531,7ha, bình quân 62 m 2/người. Trong đó đất dân dụng là 354,2ha, bình quân 41 m 2/người ; đất ngoài dân dụng là 177,4ha, bình quân 21m2/người. Bảng 1.3: Hiện trạng sử dụng đất Chức năng sử dụng đất Đất các đơn vị ở Đất công trình công cộng đô thị Đất cây xanh sân chơi – TDTT quá thấp Đất giao thông nội thành phố Đất di tích lịch sử văn hóa Diện tích đất nghĩa địa còn tồn tại trong nội thành Đất an ninh quốc phòng trong đô thị Quỹ đất có khai thác xây dựng đô thị trong nội thành S(ha) 260,9 1,1 11,5 5,3 150-200 b. Hiện trạng nhà ở Theo điều tra ở thời điểm 31/12/2003 thì :  Toàn quận có 44.918 ngôi nhà với 1.668.447 m2 sàn bình quân (m2/người) 30 2 1 8 20 Trong đó + Phân theo chất lượng : Nhà kiên cố : 28.720 ngôi ( 63,9% ), nội thị 15.056 ngôi ( 71,9% ). Nhà bán kiên cố : 20.496 ngôI ( 39,8% ), nội thị 5.856 ngôi ( 28% )  Bình quân diện tích sàn toàn quận là 15,57 m2 /người. Đến nay số lượng nhà ở trong thành phố đã phát triển nhanh về số lượng và được cải tạo nâng dần chất lượng. Tỷ lệ nhà kiên cố có thể tăng cao hơn trong những năm tới nhưng chất lượng chưa cao. Sau năm 2005 điều kiện về nhà ở của người dân quận Hà Đông sẽ được cải thiện nhiều về số lượng cũng như chất lượng do thị xã đang có nhiều dự án được triển khai như : Văn Quán – Yên Phúc, khu đô thị Mỗ Lao, dự án nhà ở Xa La, tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc, Chuôm Ngô - Bông Đỏ, cánh đồng Bói … c. Các công trình công cộng * Trung tâm hành chính Quy mô : 14,8 ha.  Trung tâm hành chính thành phố, Sở tư pháp tỉnh và các Sở ban ngành nằm dọc đường Nguyễn Trãi ( quốc lộ 6) đã được xây dung cải tạo mới.  Trung tâm hành chính cấp quận: UBND quận, quận Uỷ và các phòng ban, thuộc khu vực phường Nguyễn Trãi quy mô 0,18 ha  Trung tâm hành chính cấp Phường : UBND các Phường xã và các phòng ban thuộc phường xã, quy mô 0,14 ha. Thành phố và quận đã thực hiện quy hoạch khu trung tâm hành chính mới tại phường Hà Cầu, quy mô 45ha theo QHC năm 2001. Dự kiến các phòng ban của quận sẽ chuyển về khu vực này. * Cơ sở y tế có tổng diện tích : 14,8 ha.  Các cơ sở y tế cấp Quốc Gia như : Học viện Quân Y, Viện 103, Viện bỏng Quốc gia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan