Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hoàn thiện quy chế “bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, p...

Tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy chế “bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan

.PDF
35
480
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------------- oOo ------------- ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60.85.10 TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY CHẾ “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG VIỆC TÌM KIẾM, THĂM DÒ, PHÁT TRIỂN MỎ, KHAI THÁC, TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, CHẾ BIẾN DẦU KHÍ VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN” HVTH: DƯƠNG ĐÌNH NAM MSHV: 10260576 GVHD: TS. HÀ DƯƠNG XUÂN BẢO TS. HOÀNG NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh, 03/2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc ----------- oOo ---------- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ và tên : DƯƠNG ĐÌNH NAM Ngày, tháng, năm sinh: 20/06/1982 Phái: Nam Nơi sinh: Quảng Ngãi Chuyên ngành : Quản lý Môi trường Khóa : 2010 I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan”. II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: + Nhiệm vụ: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” (sau đây gọi tắt là Quy chế) được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành năm 1998 cho phù hợp với tình hình thực tế của ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam. + Nội dung: 1- Nghiên cứu nội dung Quy chế và các văn bản pháp luật liên quan. 2- Xác định /phát hiện những nội dung không còn phù hợp của Quy chế, tạo nên những bất cập, gây trở ngại cho việc thực thi Quy chế trong ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam hiện nay. 3- Thu thập và phân tích ý kiến đóng góp. Cập nhật, hiệu chỉnh và bổ sung các nội dung cần thiết vào Quy chế. 4- Hoàn thiện Quy chế, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và chiến lược phát triển ngành Công nghiệp dầu khí Việt Nam. III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: …. IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:…. i V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: 1. TS. Hà Dương Xuân Bảo – Khoa Môi trường, Trường ĐHBK, Đại học Quốc gia TP.HCM. 2. TS. Hoàng Nguyên – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, An toàn và Môi trường Dầu khí, Viện Dầu khí Việt Nam. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TS. HÀ DƯƠNG XUÂN BẢO CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 TS. HOÀNG NGUYÊN Nội dung đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua. Ngày … tháng …… năm 2012 TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG ii MỤC LỤC I.  II.  ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1  TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................... 2  2.1  TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ VIỆT NAM: ........................... 2  2.1.1  Hoạt động dầu khí Việt Nam trước năm 1998 ................................................. 2  2.1.1.1  Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí [1] ..................................... 2  2.1.1.2  Vận chuyển khí, Phân phối khí và Dịch vụ kỹ thuật......................... 3  2.1.2  Hoạt động dầu khí Việt Nam từ năm 1998 đến nay (2012) ............................ 3  2.1.2.1  Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí .......................... 3  2.1.2.2  Hoạt động chế biến dầu khí và các dịch vụ dầu khí có liên quan ..... 7  2.2  ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2025 [3] ........................................... 13  2.2.1 Quan điểm Phát triển: .................................................................................... 13  2.2.2 Mục tiêu Phát triển: ....................................................................................... 13  2.3  CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM ..................................................................... 14  2.3.1 Các Văn bản Luật Quốc tế: ............................................................................ 14  2.3.2  Văn bản Pháp luật Việt Nam ......................................................................... 15  2.4  CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ 19  2.5  NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN /BẤT CẬP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ [4, 6, 7 và 8] ...................................................................................................... 19  2.5.1  Thuận lợi: ....................................................................................................... 19  2.5.2  Khó khăn /Bất cập: ........................................................................................ 20  III.  MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI, VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 22  3.1  MỤC TIÊU .................................................................................................... 22  3.2  PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 22  3.3  ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 22  3.4  TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 22  3.5  NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 23  IV.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 23  4.1  Phương Pháp Luận ......................................................................................... 23  4.2. Phương pháp Nghiên cứu ................................................................................. 25  a 4.2.1. Phương pháp Thu thập và Tổng hợp tài liệu: ................................................. 25  4.2.2. Phương pháp Chuyên gia: .............................................................................. 25  V.  Ý NGHĨA KHOA HỌC, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI VÀ TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 26  5.1  Ý nghĩa Khoa học: .......................................................................................... 26  5.2  Ý nghĩa Thực tiễn: .......................................................................................... 26  5.3  Tính mới của Đề tài: ....................................................................................... 26  VI.  BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN: ........................................................ 27  VII.  TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .................................................................................. 28  VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 28  DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH Bảng 1: Các mỏ dầu khí đang khai thác ở Việt Nam.................................................4 Bảng 2: Danh Sách Các Công Trình Chế Biến Dầu Khí.........................................7 Bảng 3: Danh Sách Các Công Trình Sản xuất Đạm.................................................8 Bảng 4: Danh Sách Các Công Trình Nhiệt Điện Khí.................................................8 Bảng 5: Danh Sách Các Công Trình Tàng Trữ Dầu khí............................................9 Bảng 6: Danh Sách Các Trạm và Trung tâm Phân phối Khí....................................9 Bảng 7: Danh Sách Các Tuyến đường ống Vận chuyển khí..................................10 Bảng 8: Danh Sách Các Cảng Lưu trữ và Trung chuyển......................................10 Bảng 9: Tiêu chí Rà soát, Hiệu chỉnh và Bổ sung Quy chế [5] ..............................24 Bảng 10: Tiến độ dự kiến thực hiện Luận văn......................................................27 Hình 1. Bản đồ các hoạt động Dầu khí Việt Nam...........................................................6 Hình 2. Sơ đồ phát triển công nghiệp khí Khu vực Đông Nam Bộ đến 2015...............12 Hình 3: Sơ đồ trình tự các bước nghiên cứu hoàn thiện Quy chế.............................23 b Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngành dầu khí Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế mạnh của đất nước (hàng năm chiếm trên 20% giá trị xuất khẩu cả nước) và ngày càng phát triển mạnh mẽ, với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như: tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, lọc-hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện khí và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Đi đôi với hoạt động mở rộng sản xuất - kinh doanh, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam cũng luôn quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường theo định hướng“phát triển bền vững”. Các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan luôn được thực thi nghiêm chỉnh trong từng lĩnh vực hoạt động dầu khí. Một trong những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan và được áp dụng nhiều trong ngành công nghiệp dầu khí là Quyết định số 395/1998/QĐKHCNMT, ngày 10 tháng 04 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi Trường (BKHCNMT) về việc ban hành “Quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động tiềm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” (Quy chế). Tuy nhiên, sau 14 năm ban hành Quy chế, cùng với sự sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Luật môi trường, Luật dầu khí, Luật hàng hải, Luật hóa chất, Luật đa dạng sinh học, Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật...; sự sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản dưới luật như Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về môi trường, đặc biệt là các QCVN trong công nghiệp dầu khí như: QCVN 34:2010/ BTNMT về Khí thải trong Công nghiệp Lọc - Hóa dầu, QCVN 35:2010/ BTNMT về Nước khai thác thải từ các Công trình dầu khí ngoài khơi, QCVN 36:2010/ BTNMT về Dung dịch khoan và mùn khoan thải ngoài khơi, QCVN 29:2010/ BTNMT về Nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu,...; bên cạnh đó, sự thay đổi của hệ thống quản lý nhà nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) đã được tách ra khỏi BKHCNMT, Bộ Công thương được hình thành từ việc hợp nhất Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại,... và thực tế phát triển của ngành Công nghiệp dầu khí Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và tính phù hợp của Quy chế này. Để kịp thời cho việc áp dụng Quy chế này phù hợp với thực tiễn, thống nhất và nâng cao hiệu quả thi hành Quy chế trong toàn ngành dầu khí Việt Nam. Yêu đặt ra là phải tiến hành rà soát nội dung Quy chế, phát hiện những vướng mắc, bất cập và thực tiễn thi hành Quy chế, từ đó điều chỉnh và bổ sung các nội dung cần thiết vào Quy chế. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài cho Luận văn tốt nghiệp với tên gọi “Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan”. HVTH: Dương Đình Nam 1/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ VIỆT NAM: Quy chế được ban hành 1998, do đó để phù hợp với phương pháp tiếp cận hoàn thiện Quy chế, tổng quan về hoạt động dầu khí Việt Nam cũng được chia theo hai mốc thời gian: Trước 1998 và giai đoạn từ 1998 đến nay (2012). 2.1.1 Hoạt động dầu khí Việt Nam trước năm 1998 Tính đến năm 1998, hoạt động dầu khí tại Việt Nam còn rất non trẻ, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu tập trung vào tìm kiếm, thăm dò, vận chuyển và phân phối khí, bước đầu công cuộc khai thác dầu khí và đưa vào sử dụng cảng chuyên dùng cho hoạt động dầu khí ngoài khơi. 2.1.1.1 Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí [1] Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam bắt đầu từ những năm 60 tại khu vực phía Bắc. Ngày 3-9-1975, Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất Liên đoàn Địa chất 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục Hoá chất, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của ngành Dầu khí Việt Nam. Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí được triển khai mạnh mẽ ở cả miền Bắc, miền Nam và ở một số lô thềm lục địa Nam Việt Nam. Nhiều phát hiện dầu khí đã được tìm ra ở trên đất liền và ở thềm lục địa. Tháng 3-1975 đã phát hiện dòng khí thiên nhiên và condensat có giá trị thương mại tại giếng khoan 61 mỏ Tiền Hải C thuộc Bể Sông Hồng - Thái Bình. Ngày 19/4/1981, dòng khí công nghiệp đầu tiên tại giếng khoan 61 mỏ Tiền Hải C thuộc Bể Sông Hồng với lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu lần đầu tiên, ngành dầu khí Việt Nam khai thác được sản phẩm khí công nghiệp, mở ra triển vọng to lớn trên hành trình tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Từ giếng khoan 61, một loạt giếng khoan đã được thực hiện trong những năm tiếp theo. Ngày 24-5-1984, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro (trước kia là Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô - VSP) đã phát hiện ra dòng dầu có giá trị thương mại tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 26-6-1986, VSP bắt đầu khai thác tấn dầu thô thương mại đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa Việt Nam. Ngày 11-5-1987, VSP tiết tục phát hiện dòng dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ, mở ra một triển vọng mới không những tăng đáng kể sản lượng khai thác dầu khí, mà còn thay đổi rất lớn về đối tượng thăm dò dầu khí truyền thống ở thềm lục địa Việt Nam. Tiếp theo Bạch Hổ, hàng loạt các thân dầu khí mới từ tầng đá móng đã được phát hiện trên mỏ Rồng (VSP) 1987, Rạng Đông (JVPC) năm 1994, Ruby (Petronas Carigaly) năm 1994. HVTH: Dương Đình Nam 2/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” Năm 1988, VSP đã phát hiện dòng dầu công nghiệp ở mỏ Đại Hùng tại giếng ĐH-1. Đến năm 1997, mỏ Đại Hùng được đưa vào khai thác thương mại. 2.1.1.2 Vận chuyển khí, Phân phối khí và Dịch vụ kỹ thuật Cùng với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, các hoạt động vận chuyển khí và dịch vụ kỹ thuật đi kèm cũng bắt đầu phát triển. Năm 1985, Cảng VSP tại Vũng Tàu được đưa vào hoạt động, chuyên dùng phục vụ cho khai thác dầu khí. Cảng đã xây dựng các hệ thống cầu cảng, luồng vào cảng, hệ thống kho bãi, bãi lắp ráp công trình dầu khí và trang bị các phương tiện, thiết bị khác thành căn cứ tổng hợp trên bờ, nhằm mục đích phục vụ công tác thăm dò và khai thác dầu khí của VSP và làm dịch vụ cho các nhà thầu dầu khí khác. Năm 1995, đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Long Hải – Dinh Cố (dài 116,5 km) được đưa vào vận hành để vận chuyển khí đồng hành từ giàn nén khí trung tâm tại mỏ Bạch Hổ tới nhà máy xử lý khí Dinh Cố. Cũng trong năm 1995, đường ống dẫn khí 16” từ Dinh Cố - Bà Rịa - Phú Mỹ dài 23 km được đưa vào vận hành có nhiệm vụ vận chuyển khí khô từ đầu ra nhà máy xử lý khí Dinh Cố tới các trạm phân phối khí để phân phối cho các khách hàng tiêu thụ. Vào tháng 5/1995, cùng với đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Dinh Cố - Bà Rịa Phú Mỹ, Trạm phân phối khí Bà Rịa được xây dựng và đưa vào vận hành với nhiệm vụ phân phối khí cho nhà máy điện Bà Rịa và các hộ tiêu thụ khí tại Bà Rịa trong tương lai. Năm 1998, đường ống sản phẩm lỏng Dinh Cố - Thị Vải bao gồm 3 đường ống 6” từ Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải được đưa vào sử dụng với nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm lỏng gồm Bupro và Condensate từ đầu ra của nhà máy xử lý khí Dinh Cố đến kho cảng Thị Vải để tồn trữ và xuất cho khách hàng. 2.1.2 Hoạt động dầu khí Việt Nam từ năm 1998 đến nay (2012) Từ 1998 đến nay (2012), song song với công tác đẩy mạnh thăm dò và khai thác dầu khí, các lĩnh vực chế biến dầu khí, sản xuất điện năng và các ngành dịch vụ kĩ thuật liên quan cũng đã phát triển mạnh mẽ. Điều đó đã đánh dấu bước phát triển toàn diện tất cả các khâu dầu khí (thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn). 2.1.2.1 Hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí Ngoại trừ mỏ khí Tiền Hải C ở Thái Bình đang ở giai đoạn khai thác và các chiến dịch địa chấn, khoan thăm dò đã diễn ra ở trên đất liền như khu vực Thái Bình và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, thì hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí hiện nay đang tập trung khu vực ngoài biển (hoạt động khai thác dầu khí hiện nay tập trung hầu hết ở biển Nam Việt Nam). HVTH: Dương Đình Nam 3/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” Từ năm 1998 đến nay (2012), ngành dầu khí Việt Nam đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, đã xác định được tám (08) bể trầm tích có khả năng chứa dầu khí, với tổng diện tích gần 1 triệu km2, gồm: bể Sông Hồng (vịnh Bắc bộ) diện tích khoảng 160.000 km2; bể Phú Khánh (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) khoảng 40.000 km2; bể Cửu Long (Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 60.000 km2; bể Nam Côn Sơn (ngoài khơi Đông nam Việt Nam) khoảng 40.000 km2; bể Mã Lai - Thổ Chu (gần vịnh Thái Lan) khoảng 40.000 km2; bể Vũng Mây - Tư Chính (giữa Nam Côn Sơn và quần đảo Trường Sa) khoảng 60.000 km2 và một vài bể ở Hoàng Sa và Trường Sa khoảng 1 triệu km2. Dự báo trữ lượng của các bể nói trên khoảng 4 tỉ tấn dầu tương đương (nghĩa là bao gồm cả khí thiên nhiên) [2]. Theo thống kê năm 2010 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam [1], sản lượng dầu khí của Việt Nam chiếm khoảng 0,3% so với thế giới, đứng thứ 6/15 quốc gia về sản lượng (sau Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Úc) trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đạt khoảng 350.000 thùng dầu/ngày. Năm 2011, sản lượng dầu khai thác trong nước đạt trên 15 triệu tấn /năm (tương đương khoảng 320.000 thùng dầu /ngày) và 8 tỷ m3 khí /năm [2]. Bảng 1 Các mỏ dầu khí đang khai thác ở Việt Nam TT 1 2 3 4 Tên công trình/ Mỏ Cụm mỏ khí (Tiền Hải C, Đông Quan D và D14) Bạch Hổ 1996 - 2025 (39 năm) Cụm mỏ Bạch Hổ & Rồng Rồng 1994 - 2020 (26 năm) Mỏ Nam Rồng – Đồi Mồi 2009 - 2032 (23 năm) Sư Tử Đen 2003 - 2023 Cụm mỏ Sư Tử Sư Tử Vàng Đen, Sư Tử Vàng 2008 - 2023 & Sư Tử Trắng Sư Tử Trắng 2010 - 2028 5 Mỏ Cá Ngừ Vàng Từ 2008 6 Cụm mỏ Rạng Mỏ Rạng Đông Đông & Phương Từ 1998 HVTH: Dương Đình Nam Đơn vị Quản lý Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Sông Hồng (PVEP Sông Hồng) Thuộc Lô Thuộc bể Thái Bình Bể Sông Hồng Bể Cửu Long Liên doanh Dầu khí Việt – Nga (VSP) Lô 9-1 Bể Cửu Long VSP và Liên doanh dầu khí Việt – Nga – Nhật (VRJ) Lô 09-1 và 09-3 Công ty điều hành chung Cửu Long (CLJOC) Lô 15-1 Bể Cửu Long Bể Cửu Long Bể Cửu Long Công ty điều hành Hoàn Vũ (HVJOC) 2008 - 2028 Công ty dầu khí Nhật Việt (JVPC) 4/29 Lô 9-02 Bể Cửu Long Lô 15-2 Bể Cửu Long CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” Đông 7 8 Mỏ Phương Đông Từ 2008 - 2018 Mỏ Ruby 1998 - 2017 Cụm mỏ Ruby, Mỏ Topaz Topaz, Pearl & 2009 - 2016 Diamond Mỏ Pearl 2009 - 2016 Cụm mỏ Đại Hùng Từ 1997 9 Mỏ Tê Giác Trắng 2011 - 2031 10 Mỏ Hải Sư Trắng & Hải Sư Đen 2011- 2026 Bể Cửu Long Bể Cửu Long Petronas Carigali Vietnam Limited (PCVL) Lô 01&02 Bể Cửu Long Bể Cửu Long PVEP Đại Hùng Công ty điều hành chung Hoàng Long (HLJOC) Công ty điều hành chung Thăng Long (TLJOC) Lô 05-1 Bể Nam Côn Sơn Lô 16-1 Bể Cửu Long Lô 152/01 Bể Cửu Long Bể Nam Côn Sơn Bể Nam Côn Sơn Bể Nam Côn Sơn Cụm mỏ Chim Sáo 2011 - 2023 Mỏ Dừa 2012 - 2017 Rồng Đôi Từ 2006 Công ty dầu khí quốc gia Hàn Quốc (KNOC) Lô 11-2 14 Mỏ Lan Tây- Lan đỏ Từ 2002 Tập đoàn dầu khí Anh Quốc (BP) Lô 06-1 Bể Nam Côn Sơn 15 Hải Tinh và Mộc Tinh 2012 - 2033 Công ty Dầu khí Biển Đông (BDPOC) Lô 06-1 Bể Nam Côn Sơn 16 Mỏ sông Đốc Từ 2011 Công ty điều hành chung Trường Sơn (TSJOC) Lô 46/02 Bể Malay – Thổ Chu 17 Cụm mỏ tại Lô B: Ác Quỷ, Cá Voi, Kim Long 2012 - 2034 Chevron Lô B Bể Malay – Thổ Chu 11 12 13 HVTH: Dương Đình Nam PREMIER OIL VIET NAM OFFSHORE (POVO) 5/29 Lô 12W Lô 12 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” Hình 1. Bản đồ các hoạt động Dầu khí Việt Nam HVTH: Dương Đình Nam 6/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” 2.1.2.2 Hoạt động chế biến dầu khí và các dịch vụ dầu khí có liên quan Bên cạnh công tác thăm dò và khai thác, ngành dầu khí Việt Nam cũng đã và đang mở rộng các lĩnh vực đầu tư như dịch vụ vận chuyển, tàng trữ, chế biến dầu khí, sản xuất điện năng…v.v. Các tuyến đường ống dẫn khí từ các mỏ dầu khí ngoài khơi về đất liền đã và đang được xây dựng như: đường ống Nam Côn Sơn 1 và 2 (thu gom khí từ các mỏ ở bể Nam Côn Sơn về nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn và Dinh Cố ở Bà Rịa-Vũng Tàu), đường ống từ mỏ Sư Tử Vàng /Sư Tử Đen ở bể Cửu Long kết nối tới đường ống Bạch Hổ-Dinh Cố, đường ống từ mỏ Rạng Đông (bể Cửu Long) kết nối tới đường ống Bạch Hổ - Dinh Cố và từ Dinh Cố tới Phú Mỹ, đường ống từ mỏ Hải Sư Trắng /Tê Giác Trắng ở bể Cửu Long tới Bạch Hổ - Dinh Cố, đường ống từ mỏ PM3 ở bể Mã Lai về khu điện – đạm Cà Mau, đường ống từ trạm phân phối khí Phú Mỹ -TP. HCM, đường ống từ Lô B ở biển Tây Nam về Ô Môn (Cần Thơ),...Song song với các công trình khí đó là việc xây dựng và vận hành các nhà máy như: nhà máy xử lý khí Dinh Cố, nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn 1 và 2, nhà máy chế biến Condensat (Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu), tổ hợp sản xuất Điện-Đạm Phú Mỹ và tổ hợp sản xuất Điện – Đạm Cà Mau, tổ hợp nhà máy Điện khí Nhơn Trạch (Đồng Nai). Bên cạnh đó, các tổ hợp Lọc-Hóa dầu cũng được xây dựng để bước đầu đáp ứng nhu cầu nhiên liệu /nguyên liệu trong nước như tổ hợp lọc hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu), nhà máy Xơ Sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ (Hải Phòng),...và nhiều Tổng kho dầu và khí được xây dựng như Tổng kho Thị Vải, Đình Vũ, Vũng Áng (Hà Tĩnh), Thái Bình, Ninh Bình, Liên Chiểu (Đà Nẵng). Bảng 2: Danh Sách Các Công Trình Chế Biến Dầu Khí TT 1 2 3 Tên công trình/năm hoạt động Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Từ 2009 Nhà máy Polypropylen Dung Quất. Từ 2010 Nhà máy Chế biến Condensate Từ 2003 4 Nhà máy xử lý khí Dinh Cố Từ 1999 5 Nhà máy xử lý khí Nam Côn Sơn. Từ 2002 6 Nhà máy sản xuất Xơ sợi Polyester Đình Vũ Từ 2011 7 Nhà máy Hóa Chất LG Vina DOP Đồng Nai. Từ 1997 HVTH: Dương Đình Nam Đơn vị quản lý/ Địa điểm Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn/ Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn, Dung Quất, Quảng Ngãi PVOIL/ Khu Công nghiệp Cái Mép tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu – PVGAS/ xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Công ty đường ống khí Nam Côn Sơn – PVGAS/ An Ngãi huyện Long Điền (bên cạnh NM Dinh Cố) Công ty cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX)/ Khu công nghiệp Đình Vũ, thành phố Hải Phòng Công ty TNHH Hoá Chất LG VINA (liên doanh với PVN)/ KCN Gò Dầu, Phước Thái, Long Thành, tỉnh Đồng Nai 7/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” TT Tên công trình/năm hoạt động Đơn vị quản lý/ Địa điểm Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn- Thanh hóa Dự kiến năm 2014 MN lọc dầu Long Sơn, Vũng Tàu. Dự kiến năm 2018 8 9 Công ty TNHH lọc – hóa dầu Nghi Sơn/ Nghi Sơn - Tĩnh Gia, Thanh Hóa IDICO – Long Sơn/ Long Sơn – Vũng Tàu Bảng 3: Danh Sách Các Công Trình Sản xuất Đạm TT Tên công trình/Năm hoạt động Đơn vị quản lý/ Địa điểm Nhà máy đạm Phú Mỹ Từ 2004 Nhà máy đạm Cà Mau Từ 12/2011 PVFCCo/ Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu Ban quản lý cụm khí điện đạm Cà Mau/ Xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau 1 2 Bảng 4: TT 1 2 Danh Sách Các Công Trình Nhiệt Điện Khí Tên công trình/Năm hoạt động Đơn vị quản lý/ Địa điểm Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 1 Từ 2008 Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 Từ 2011 Công ty điện lực dầu khí Nhơn Trạch (PVPOWER)/ Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Công ty liên doanh điện lực dầu khí NT 2PVPOWER/ Xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Công ty điện lực dầu khí Cà Mau – PVPOWER/ Xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau Công ty điện lực dầu khí Cà Mau – PVPOWER/ Xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau PVPOWER/ Hải Phong, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh PVN/ Trung tâm Điện lực Long Phú, xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng PVN/ Vinh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình 3 Nhà máy điện CTHH Cà Mau 1 Từ 2008 4 Nhà máy điện CTHH Cà Mau 2 Từ 2009 6 7 8 Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 Từ tháng 8/2012 Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 Dự kiến năm 2013 Nhà máy nhiệt Quảng Trạch Dự kiến năm 2016 HVTH: Dương Đình Nam 8/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” Bảng 5: Danh Sách Các Công Trình Tàng Trữ Dầu khí TT Tên công trình/Năm hoạt động 1 Kho Xăng dầu Cái Lân. Từ 2010 2 Kho Xăng dầu Đình Vũ. Từ 2004 3 Kho sản phẩm khí Nam Định Từ 2004 4 Kho dầu Nam Định. Từ 2004 5 Kho Ninh Bình. Từ 2004 7 8 9 10 11 12 Kho xăng dầu Tây Ninh. Từ năm 2005 13 Kho xăng dầu Nhà Bè. Từ 2002 14 Kho Cảng Thị Vải. Từ 2001 15 Tổng kho xăng dầu Cần Thơ Từ tháng 12/2008 Bảng 6: 1 2 3 Công ty cổ phần xăng dầu PVN- VinashinPV Oil/ KCN Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh PV OIL Đình Vũ/ KCN Đình Vũ, huyện Đông Hải, tỉnh Hải Phòng Công ty TNHH 1 thành viên Kinh doanh khí hóa lỏng NĐ- PVGas/ Xã Tân Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (dốc dầu khí) PVOIL Nam Định/ Xã Tân Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (dốc dầu khí) Công ty Cổ phần xăng dầu Ninh Bình/ KCN Ninh Phúc, Tp.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình PV OIL Thái Bình/ Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình PV OIL Hà Tĩnh/ Xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh PV OIL Miền Trung/ Xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế PV OIL Miền Trung/ Xã Hòa Hiệp Bắc, huyện Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng PV OIL Miền Đông/ Xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên PV OIL Miền Đông/ KCN I, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Công ty TNHH môt thành viên xăng dầu khí Tây Ninh/ Xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh PV OIL Nhà Bè/ Xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp.Hồ Chí Minh PVGAS/ Khu Công nghiệp Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban QLDA Tổng kho xăng dầu Cần Thơ/ Lô 2.7 - KCN Trà nóc 2, Tp. Cần Thơ Kho Xăng dầu Thái Bình. Từ 2012 Kho Xăng dầu Vũng Áng Từ 2011 Kho xăng dầu Chân Mây Từ tháng 10/2008 Kho xăng dầu Liên Chiểu. Từ 2003 Kho xăng dầu Vũng Rô. Từ năm 2002 Kho xăng dầu Biên Hòa. Từ năm 1975 6 TT Đơn vị quản lý/ Địa điểm Danh Sách Các Trạm và Trung tâm Phân phối Khí Tên công trình/Năm hoạt động Đơn vị quản lý/ Địa điểm Trạm phân phối khí Bà Rịa. Từ 1995 Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ (GDC). Từ năm 2004 Trạm phân phối khí Cà mau Từ năm 2009 PVGAS/ Xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu PVGAS/ Xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu HVTH: Dương Đình Nam PVGAS/ Khánh An – U Minh, tỉnh Cà Mau 9/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” TT Tên công trình/Năm hoạt động Đơn vị quản lý/ Địa điểm 4 Trung tâm phân phối khí Ô Môn Dự kiến năm 2014 PVGAS/ Ô Môn – TP. Cần Thơ Bảng 7: Danh Sách Các Tuyến đường ống Vận chuyển khí TT Tên công trình/ Năm hoạt động Đơn vị quản lý 1 2 Đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Long Hải – Dinh Cố Đường ống dẫn khí Dinh Cố – Bà Rịa – Phú Mỹ PVGAS PVGAS 3 4 PVGAS PVGAS 7 Đường ống sản phẩm lỏng Dinh Cố - Thị Vải Đường ống dẫn khí Rạng Đông - Bạch Hổ Đường ống dẫn khí Phú Mỹ - Nhơn Trạch - Hiệp Phước Đường ống dẫn khí thấp áp Phú Mỹ - Mỹ Xuân - Gò Dầu Đường ống dẫn khí Sư tử vàng - Rạng Đông 8 Đường ống dẫn khí Cá Ngừ Vàng – Bạch Hổ PVGAS 9 Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 1 PVGAS 10 Đường ống dẫn khí PM3 – Cà Mau PVGAS 11 Hệ thống đường ống khí Lô B - Ô Môn PVGAS 12 Đường ống thu gom khí Rồng – Đồi Mồi PVGAS 5 6 13 14 PVGAS PVGAS PVGAS Đường ống thu gom khí HSĐ/HST-TGT-Bạch Hổ PVGAS Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 PVGAS Bảng 8: Danh Sách Các Cảng Lưu trữ và Trung chuyển TT Tên công trình/Năm hoạt động 1 Cảng Vietsovpetro. Từ 1985 2 Cụm cảng PTSC Xí nghiệp cảng và cung ứng vật tư thiết bị XNLD Vietsovpetro Công ty Cảng dịch vụ Dầu khí – Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kĩ thuật Dầu khí (PTSC) 5 Cụm kho cảng Xăng dầu Cái Mép (70% tiến độ). Từ tháng 12/2011 Cụm cảng Dầu Nhiệt điện Phú Mỹ. Từ 12/1997 Cảng PV Gas Vũng Tàu. Từ 2000 6 Cảng PV Oil. Từ năm 2004 7 Cảng Nghi Sơn. Từ 2002 3 4 HVTH: Dương Đình Nam Đơn vị quản lý Công ty Cổ phần Dầu khí Vũng Tàu PV Power Công ty chế biến khí Vũng Tàu Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) 10/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” TT Tên công trình/Năm hoạt động 8 Cảng Vũng Áng. Từ 2000 9 Cảng Dung Quất. Từ 2002 10 Cảng Phước An. Từ 2012 HVTH: Dương Đình Nam Đơn vị quản lý Công Ty Vận Tải Biển & Thương Mại Hà Tĩnh Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) Quảng Ngãi Công ty Cổ Phần Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An 11/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên HVTH: Dương Đình Nam 12/29 C AÙC H TT CN TIEÀM NA ÊN G C AÙC H TT CN D Ö Ï KIEÁN H IEÄN H Ö ÕU Ñ A N G X AÂY D Ö ÏN G D Ö Ï K IEÁN TIEÀM N A ÊN G S Ô Ñ O À Q U I H O A ÏC H TO ÅN G TH E Å P H A ÙT TR IE ÅN C O ÂN G N G H IE ÄP K H Í K H U V Ö ÏC N A M B O Ä G IA I Ñ O A ÏN 2006 - 2015 VA Ø Ñ ÒN H H Ö Ô ÙN G Ñ E ÁN 2025 N M X Ö Û LY Ù K H Í D Ö Ï K IEÁN N H A Ø M A ÙY Ñ IEÄN TIEÀM N AÊN G C AÙC H TT CN H IEÄN CO Ù m Hình 2 N M X Ö Û LY Ù K H Í H IEÄN CO Ù N H A Ø M A ÙY Ñ IEÄN D Ö Ï K IEÁN 16"x60km TT PH A ÂN PH O ÁI K HÍ NEÙN 0k N H A Ø M A ÙY Ñ IEÄN HIEÄN CO Ù 37 N M H O ÙA K H Í TIEÀM N AÊN G )x N H A Ø M A ÙY Ñ AÏM D Ö Ï K IEÁN 0 2" 00 N H A Ø M A ÙY Ñ AÏM H IEÄN CO Ù 0km (2 "- 2 0" )x3 PH Ö Ô N G A ÙN 2 x18 (2 " -22 PH Ö Ô N G A ÙN 1 CH U Ù TH ÍCH 22" Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” km CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” 2.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2025 [3] Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là một doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đa ngành dựa trên nền tảng là khai thác, chế biến, vận chuyển và phân phối dầu khí, từ đó mở rộng sản xuất - kinh doanh các ngành liên quan như điện, đạm, vận tải dầu khí…Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18/02/2009 với các nội dung chính như sau: 2.2.1 Quan điểm Phát triển: Phát triển ngành dầu khí đồng bộ, đa ngành và liên ngành để trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của đất nước; sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí trong nước, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài, kết hợp xuất-nhập khẩu để phát triển ngành dầu khí bền vững, đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Phát huy nội lực, kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài trong việc tìm kiếm, thăm dò, gia tăng nhanh trữ lượng xác minh góp phần ổn định và gia tăng sản lượng khai thác dầu khí; ưu tiên tìm kiếm, thăm dò, khai thác những vùng nước sâu, xa bờ, chồng lấn và nhạy cảm. Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực chế biến, phân phối sản phẩm, dịch vụ,... Phát triển ngành dầu khí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và trên đất liền. 2.2.2 Mục tiêu Phát triển: Phát triển ngành dầu khí Việt Nam đồng bộ, bao gồm các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, phân phối, dịch vụ và xuất, nhập khẩu, cụ thể là: Về tìm kiếm, thăm dò (TKTD) dầu khí: Đẩy mạnh công tác TKTD, gia tăng trữ lượng xác minh; ưu tiên triển khai ở những vùng nước sâu, xa bờ, những vùng chồng lấn, nhạy cảm; tích cực triển khai đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động TKTD dầu khí. Phấn đấu gia tăng trữ lượng dầu khí xác minh đạt 35-45 triệu tấn dầu quy đổi/năm. Về khai thác dầu khí: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu và duy trì mức sản lượng khai thác tối ưu, đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ bị ngập nước của các mỏ đang khai thác; tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ra HVTH: Dương Đình Nam 13/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên Đề cương Luận văn cao học: Nghiên cứu hoàn thiện Quy chế “Bảo vệ môi trường trong việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến dầu khí và các dịch vụ liên quan” nước ngoài. Phấn đấu khai thác 25-38 triệu tấn dầu quy đổi /năm, trong đó: khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18-20 triệu tấn/năm và khai thác khí 8-19 tỷ m3/năm. Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển theo hướng đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, khí sẽ được cung cấp cho các ngành: sản xuất điện, phân bón, hóa chất, các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng với quy mô sản lượng khoảng 19 tỷ m3 /năm vào năm 2025. Nghiên cứu kết nối hệ thống đường ống Đông – Tây Nam Bộ, đường ống dẫn khí xuyên quốc gia làm cơ sở kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á. Tăng cường hợp tác quốc tế, lựa chọn các đối tác chiến lược có khả năng cung cấp dài hạn khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên nén (CNG), sản phẩm hóa dầu (DME),... Nghiên cứu các giải pháp công nghệ phù hợp để thu gom và sử dụng có hiệu quả nguồn khí từ các mỏ nhỏ và mỏ biên phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Về công nghiệp chế biến dầu khí: Đến năm 2015 xây dựng xong 3-5 nhà máy lọc hóa dầu (NMLHD) với tổng công suất chế biến khoảng 26-32 triệu tấn /năm, xây dựng và đưa vào vận hành từ 1-2 tổ hợp hóa dầu sản xuất các sản phẩm hóa dầu cơ bản. Đến năm 2025 hoàn thành việc mở rộng và xây dựng xong 6-7 NMLHD với tổng công suất chế biến5-60 triệu tấn /năm, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sản phẩm hóa dầu cơ bản. Về phát triển dịch vụ dầu khí: Giai đoạn đến năm 2015, phấn đấu doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt tốc độ tăng trưởng 15-20 % /năm so với năm trước. Giai đoạn 2016-2025, phấn đấu doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt tốc độ tăng trưởng 20-25 %/ năm so với năm trước. Tăng cường đầu tư chiều sâu chiếm lĩnh thị trường dịch vụ công nghệ cao như thu nổ địa chấn; khoan thăm dò, khai thác tại các vùng nước sâu, xa bờ, có điều kiện địa chất phức tạp; tư vấn, quản lý dự án; thiết kế, chế tạo thiết bị dầu khí; vận chuyển dầu thô; khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, khí nén,... Về phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo: Tăng cường phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học, công nghệ (NCKHCN), đầu tư trang thiết bị, nâng cấp hiện đại hóa các cơ sở NCKHCN của ngành dầu khí; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đủ về số lượng và đạt chuẩn quốc tế để triển khai thành công các hoạt động NCKHCN và điều hành các dự án dầu khí cả trong và ngoài nước. 2.3 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.3.1 Các Văn bản Luật Quốc tế: Các văn bản luật quốc tế được Việt Nam tham gia hay cam kết có liên quan đến công nghiệp dầu khí như sau: 1. Công ước Viên (1985) về việc Bảo vệ tầng ozone. HVTH: Dương Đình Nam 14/29 CBHD: TS. Hà Dương Xuân Bảo TS. Hoàng Nguyên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan