Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của sinh viên thà...

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của sinh viên thành phố hồ chí minh

.PDF
85
1
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA KINH TẾ  MÔN HỌC: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH NGHỀ CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD: T.S Lê Thị Thanh Vân SVTH: Nhóm 4 Họ và tên MSSV Đặng Thị Thanh Huyền 20136086 Nguyễn Thị Ngọc Nhi 20132105 Mai Thị Hồng 20136080 Hồ Thị Huệ 20136082 Nguyễn Minh Lợi 20126034 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021 MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC........................................................... DANH SÁCH VIẾT TẮT................................................................................................. DANH SÁCH BẢNG......................................................................................................... DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................... CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI................................................. 1.1 Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 1.3 Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................... 1.4 Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 1.5 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................... 1.6 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 1.7 Kết cấu luận văn........................................................................................................... CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT...................................................................... 2.1 Một số khái niệm.......................................................................................................... 2.1.1 Khái niệm nghề nghiệp.............................................................................................. 2.1.2 Phân loại nghề nghiệp............................................................................................... 2.1.3 Các khái niệm liên quan............................................................................................ 2.2 Khái quát một số lý thuyết............................................................................................. 2.2.1 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp................................................................... 2.2.2 Lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1996)...................................................... 2.2.3 Lý thuyết về sự chọn nghề nghiệp của Holland (1959)............................................. 2.3 Mô hình lý thuyết.......................................................................................................... 2.3.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen, 1975)................................... 2.3.2 Mô hình thuyết hành vi có hoạch định của Ajzen (1991)......................................... 2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan................................................................... 2.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu........................................ i CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 3.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................................. 3.2 Các phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3.3 Phương pháp khảo sát................................................................................................ CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 5.1. Kết luận...................................................................................................................... 5.2. Đề xuất các hàm ý quản trị....................................................................................... 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ PHỤ LỤC............................................................................................................................ ii BẢNG PHÂN CÔNG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC Thành viên MSSV Hoàn Điểm số thành Hồ Thị Huệ 20136082 100% 20136086 100% Mai Thị Hồng 20136080 100% Nguyễn Thị Ngọc Nhi 20132105 100% Nguyễn Minh Lợi 20126034 100% Đặng Thị Thanh Huyền NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ Tp. HCM, ngày….tháng….năm….. Giảng viên hướng dẫn iii DANH SÁCH VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích nghĩa Tiếng Anh ANOVA Tiếng Việt Analysis of Variance CĐ Cao đẳng ĐH Đại học EFA Exploratory Factor Analysis OLS Ordinary Least Square QTKS THCN Quản trị khách sạn Analysis of Variance TP.HCM TPT Thành phố Hồ Chí Minh Theory of Planed Behavior TRA Trung học chuyên nghiệp Theory of Reasoned Action iv DANH SÁCH BẢNG Số bảng Tên bảng Số trang Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu nước ngoài và trong nước 20 Bảng 3.1 Bảng thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định 30 chọn ngành nghề Bảng 4.1 Bảng tần số cho biến nơi sống 36 Bảng 4.2 Bảng tần số cho biến giới tính 36 Bảng 4.3 Bảng tần số cho biến sinh viên năm 37 Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm tính 37 cách Bảng 4.5 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm sự 38 quan tâm của gia đình, nhà trường Bảng 4.6 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm của 39 trường Đại học Bảng 4.7 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm cơ 40 hội việc làm trong tương lai Bảng 4.8 Bảng kết quả phân tích cho nhân tố đặc điểm quyết 40 định chọn ngành nghề Bảng 4.9 Bảng kết quả chạy EFA cho các biến độc lập 41 Bảng 4.10 Bảng kết quả chạy EFA cho các biến phụ thuộc 42 Bảng 4.11 Bảng phân tích tương quan Pearson 46 Bảng 4.12 Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 46 nghiên cứu Bảng 4.13 Bảng kiểm định ANOVA 47 Bảng 4.14 Bảng kiểm định hệ số các yếu tố 48 v DANH SÁCH HÌNH Số hình Tên hình Số trang Hình 2.1 Mô hình quy trình lựa chọn nghề nghiệp 7 Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) 9 Hình 2.3 Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 9 Hình 2.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn 11 ngành kế toán Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn 13 nghề nghiệp Hình 2.6 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp 14 Hình 2.7 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ chọn ngành 15 Hình 2.8 Mô hình các yếu tố quyết định chọn nghề QTKS 16 Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 17 Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu các yếu tố quyết định đến việc học 18 cao học chuyên ngành quản trị du lịch Hình 2.11 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu nhóm NC Mô hình hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố 27 43 Hình 4.2 Biểu đồ tần số Histogram 49 Hình4.3 Biểu đồ phân phối tích lũy P – P Plot 50 vi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài Mỗi năm lại có hàng ngàn học sinh lớp 12 phải đắn đo suy nghĩ về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, đứng trước con đường phía trước chưa có phương hướng và tầm nhìn, cùng với đó là rất nhiều ngành nghề mà các bạn có thể lựa chọn, vì thế tâm lí lo lắng, dựa dẫm là không thể tránh khỏi. Việc lựa chọn ngành nghề phù hợp là bước đệm cho tương lai của mỗi người cũng như tương lai của đất nước. Đã có rất nhiều bài báo, bài luận văn nghiên cứu về vấn đề này, các nghiên cứu chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành nghề của sinh viên. Một lượng lớn các nghiên cứu khám phá ra là đặt điểm nghềnghiệp tương lai như bài của Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Lan Hương (2012), Kazi & Akalaq (2017), Sarif và cộng sự (2019), Dalcı và cộng sự, (2013), Porter & Woolley (2014). Bên cạnh đó cũng có một vài bài chỉ ra rằng là cha mẹ, nhà trường của họ tác động đến (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, 2017; Dalcı và cộng sự, 2013; Sarif và cộng sự, 2019; Kazi & Akalaq, 2017; Sovansopal & Shimizu, 2019) và các yếu tố cá nhân khác như năng khiếu, sở thích và giới tính (Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự, 2017; Sovansopal & Shimizu, 2019; Effendi & Mulatahada, 2017). Và còn các yếu tố khác nữa cũng góp phần vào việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên. Tuy vậy, trong các bài nghiên cứu trước đó cũng vấp phải một vài hạn chế nhất định của nó. Đó là về phạm vi nghiên cứu chỉ nằm trong một khu vực cụ thể như trong khuôn viên một trường học duy nhất trong bài của Porter & Woolley (2014), hay ở bài Dalcı và cộng sự (2013) có đề cập đến là chỉ có thể khảo sát được các sinh viên năm nhất và trước nay ở Iran chưa từng có bài nghiên cứu nào về vấn đề này. Nhưng nhìn chung thì một vài hạn chế đó cũng không ảnh hưởng nhiều đến bài nghiên cứu của họ. Tóm lại, để giảm đi bớt sự lo lắng của các bạn học sinh lớp 12, nhóm chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của các bạn sinh viên đã lựa chọn trong giai đoạn khủng hoảng đó, với mong muốn các bạn học sinh lớp 12 có thể nhìn nhận và đánh giá các nhân tố thật sự phù hợp với bản thân và dễ 1 dàng đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề tương lai của mình. Vậy nên, đó là lý do của việc lựa chọn bài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất hàm ý kiến nghị để các bạn học sinh lựa chọn đúng ngành nghề. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh? Những yếu tố này tác động như thế nào đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh? Những hàm ý kiến nghị giúp các bạn học sinh lựa chọn đúng ngành nghề? 1.4 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học thành phố Hồ Chí Minh. 1.5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhanh nghề. Phạm vi không gian: Thành phố Hồ Chí Minh 2 Phạm vi thời gian: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2021 1.6 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính: Thông qua hoạt động thảo luận chuyên gia, thu thập ý kiến của các cá nhân nhằm xây dựng thang đo, cũng như trợ giúp cho các phân tích định tính liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ các phiếu điều tra của sinh viên, nhằm giải quyết mục tiêu của đề tài. Công cụ nghiên cứu gồm: Phiếu điều tra. 1.7 Kết cấu luận văn Đề cương tiểu luận được kết cấu với 3 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu: Trình bày một cách tổng thể nội dung của toàn bộ nghiên cứu. Chương này cho thấy lý do và vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan lý thuyết: Nêu các khái niệm, phân loại, quy trình lựa chọn ngành nghề. Khái quát một số lý thuyết, mô hình lý thuyết liên quan. Nêu các kết quả thực nghiệm của các bài ngoài nước và ngoài nước liên quan đến lựa chọn ngành nghề. Đề xuất mô hình lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu mô hình, phương pháp nghiên cứu và nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức. Chương 4: Kết luận: Trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đề xuất một số đề xuất kiến nghị áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, nêu những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo. 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 Một số khái niệm 2.1.1 Khái niệm nghề nghiệp Nghề nghiệp được định nghĩa là một dạng lao động xác định trong hệ thống phân công lao động xã hội yêu cầu người lao động cần có kiến thức, hiểu biết và có những kỹ năng phù hợp với ngành nghề đó. Và để có khả năng thực hiện được công việc thì người lao động cần phải trải qua quá trình đào tạo và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. “Nghề nghiệp” là một thuật ngữ phổ biến và được định nghĩa ở nhiều góc độ, khía cạnh theo từng lĩnh vực khoa học khác nhau: Trong triết học theo quan điểm của Mác “nghề nghiệp” là một hiện tượng xã hội có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Lao động là điểm xuất phát và là cơ sở để xuất hiện nghề nghiệp. Lao động là loại hoạt động sáng tạo của con người và là sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề nghiệp (Trần Thị Dương Liễu, 2014). Trong lĩnh vực kinh tế học “nghề nghiệp” được định nghĩa là kiến thức, kỹ năng lao động mà người lao động có được trong quá trình đào tạo chuyên môn hoặc học hỏi qua thực tiễn, cho phép người lao động có thể thực hiện được một loại công việc nhất định trong hệ thống phân công lao động xã hội (Trần Thị Dương Liễu, 2014). Giáo dục học định nghĩa “nghề nghiệp” là công việc chuyên môn được định hình một cách hệ thống, là một dạng mà đòi hỏi trình độ học vấn ở các mức độ khác nhau để thực hoạt động giúp con người tồn tại và phát triển. Trong từ điển Larousse của Pháp “nghề nghiệp” được định nghĩa là hoạt động hằng ngày được thực hiện bởi con người nhằm tạo ra nguồn thu nhập cần thiết để tồn tại” (Phạm Tất Dong, 1989). Trong lĩnh vực xã hội, nhà xã hội học người Đức Max Weber xem xét “nghề nghiệp” không chỉ có nghĩa chỉ là nghề nghiệp mà còn mang ý nghĩa con người. Vì thế 4 khái niệm nghề nghiệp luôn đi đôi với khái niệm thiên chức, bổn phận của mỗi người trong cuộc sống (Max Weber, Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Văn Tùng, Trần Hữu Quang, 2008). Còn tâm lý học, “nghề nghiệp” cũng có rất nhiều quan điểm của nhiều nhà tâm lý học khác nhau. Trong đó được quan điểm được đồng tình nhiều nhất là quan điểm nghề được coi một lĩnh vực mà con người sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần một cách có giới hạn, cần thiết cho sự phân công lao động xã hội, tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để đổi lấy những phương tiện cần thiết và phát triển bản thân (Trần Dương Liễu, 2014). Nhìn chung, nghề nghiệp có một số nội dung cơ bản sau: Một là, nghề nghiệp là một nghề trong xã hội, là công việc chuyên môn trong một lĩnh vực hoạt động nhất định, nó đòi hỏi người lao động phải có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm việc có hiệu quả. Hai là các hoạt động nghề nghiệp đều có mục đích rõ ràng, phải lại lợi ích cho xã hội, giúp con người thỏa mãn những nhu cầu cần thiết cho việc tồn tại và phát triển. Ba là, nghề nghiệp gắn liền với sự phát triển của xã hội về mọi mặt. “Nghề nghiệp” trong xã hội nó không ổn định cũng như không cứng cứng nhắc mà mọi nghề trong xã hội luôn biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Xã hội càng phát triển thì sự phân hóa ngành nghề diễn càng ra mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp (Trần Dương Liễu, 2014). Như vậy theo định nghĩa trên nghề được hiểu là sự khác nhau về trình độ, kỹ năng cũng như sự hiểu biết để có thể thực hiện được những chuyên môn ngành nghề khác nhau. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt giúp con người dùng sức mạnh vật chất và tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng mục đích những nhu cầu, lợi ích của con người. Trong nền kinh tế hiện nay việc lựa chọn ngành nghề rất là quan trọng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp tương lai cá nhân của mỗi người cũng như giúp cho xã hội có lực lượng lao động có chất lượng. 2.1.2 Phân loại nghề nghiệp 5 “Thế giới nghề nghiệp” rất phong phú và đa dạng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 70.000 nghề và hàng chục nghìn chuyên môn khác nhau. Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nghề nghiệp luôn biến động mà do đó mỗi năm trên thế giới có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện để đáp nhu cầu xã hội. Ở nước ta, mỗi năm có trên dưới 300 nghề, bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác được đào tạo ở cả 3 hệ trường (dạy nghề THCN, CĐ và ĐH). Vì thế, có nhiều cách phân loại những nghề và nhóm nghề nhất định. Có thể kể đến một số cách phân loại tiêu biểu như sau: Tại Việt Nam danh mục nghề đào tạo công nhân do Viện Khoa học Dạy nghề xây dựng có khoảng 400 nghề, còn xã hội có hàng chục nghìn nghề khác nhau. Căn cứ vào mức độ phức tạp kỹ thuật về trình độ chuyên môn, các nghề khác nhau. Căn cứ vào mức độ phức tạp kỹ thuật về trình độ chuyên môn, các nghề được chia thành 3 nhóm: 1) Các nghề không chuyên môn: lao động đơn giản, không cần qua đào tạo nghề; 2) Các nghề nửa chuyên môn hóa: chỉ cần đào tạo các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đủ để thực hiện các thao tác đơn giản hay những thao tác chuyển hóa trong dây chuyền sản xuất; 3) Các nghề chuyên môn hóa: đòi hỏi đào tạo chính quy, chuyên sâu (Đặng Danh Ánh và Phạm Đức Quang, 1986). “Thế giới nghề nghiệp” rất là phong phú mà ở trong đó với vô số những ngành nghề nhưng để lựa chọn một ngành nghề phù hợp với mình. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì các công ty, doanh nghiệp cũng không ngừng biến đổi để thích nghi và tạo ra lợi thế mang về doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức của mình. Vì thế mà hiện nay thị trường lao động cũng luôn thay đổi và luôn có hiện tượng thừa thiếu nguồn nhân lực tại các vị trí, bộ phận nhân lực tại các công ty, doanh nghiệp. Vì thế mà việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân sinh viên là rất quan trọng, nó yêu cầu sinh viên cần phải định hình và tìm hiểu rất kỹ về ngành nghề mà mình muốn học và làm trong tương lai. Việc lựa chọn ngành nghề thì chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố cần bản thân mỗi người đưa ra lựa chọn thích hợp với bản thân họ. 2.1.3 Các khái niệm liên quan Định nghĩa lựa chọn ngành nghề. 6 Thuật ngữ “Lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để đưa ra quyết định để sử dụng phương thức hay cách thức tối ưu trong một số điều kiện hay cách thực hiện để có thể đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Lựa chọn ngành nghề hay còn gọi là định hướng ngành nghề một cách có chủ đích nhằm tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và chọn được ngành nghề phù hợp trong tương lai, tìm được hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Quy trình lựa chọn ngành nghề Quy trình lựa chọn gồm 3 bước: Bạn là ai? Bạn đang đi về đâu? Làm sao để đi đến nơi? Từ chỗ phải hiểu mình, nhận biết điểm mạnh, điểm yếu. Sau đó tìm hiểu các thông tin liên quan để đối chiếu với bản thân, cái mình vốn có (năng lực, điều kiện), để rồi tìm đến sự hướng dẫn giúp đỡ lập kế hoạch, mục tiêu chọn nghề. Các bước này có quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi bước có giá trị kiểm tra lẫn nhau để điều chỉnh bổ sung điều chỉnh việc chọn nghề đúng hướng. Hình 2.1. Mô hình quy trình lựa chọn nghề nghiệp 7 Nguồn: Lê Thị Thu Trà (2016) 2.2 Khái quát một số lý thuyết 2.2.1 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp Lý thuyết phát triển xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory – SCCT, Lent và cộng sự ,1994) căn bản dựa trên lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura,1986), thuyết này tìm hiểu việc quyết định nghề nghiệp và sở thích học tập sẽ vẽ hình thành như thế nào việc lựa chọn nghề nghiệp và phát triển như thế nào và làm việc được lựa chọn được chuyển thành hành động. Điều này đạt được thông qua sự tác động của 3 biến sau: niềm tin vào năng lực bản thân, sự kỳ vọng vào kết quả đạt được và mục tiêu (Lent và cộng sự ,1994). Có nghĩa một cá nhân khi tiếp nhận những thông tin tích cực hay trải nghiệm những thành công thì sẽ tin vào năng lực của mình nhiều hơn khi thực hiện một công việc. 2.2.2 Lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1996) Lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura,1996) cho rằng con người ngoài việc tự học còn có thể thông qua việc quan sát, bắt chước hành động của người khác nhất là những hành động họ cảm thấy tích cực. Lý thuyết này giải thích tại sao trong nhiều gia đình bố mẹ thường ảnh hưởng lớn tới các quyết định của con cái. 2.2.3 Lý thuyết về sự chọn nghề nghiệp của Holland (1959) Lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp (Holland,1959) là lý thuyết về tính cách nghề nghiệp và môi trường làm việc lý thuyết cho thấy rằng việc lựa chọn nghề nghiệp là một biểu hiện của nhân cách. Lý thuyết của Holland gợi ý rằng mọi người có thể được phân loại trong sáu nhóm tính cách nghề nghiệp là kỹ thuật, nghiên cứu, nghệ thuật, xã hội, quản lý, nghiệp vụ. 2.3 Mô hình lý thuyết 2.3.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen, 1975) 8 Thái độ với hành vi (A) Chuẩn mực chủ quan (SN) Niềm Niềm tintin và chuẩn mực và động lực hướng theo Ý Hành vi định Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành động hợp lý (TRA) Nguồn: Fishbein & Ajzen, 1975. Mô hình TRA (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein & Ajzen (1975) cho thấy rằng hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được kiểm tra và chứng thực và thực nghiệm trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực (Ajzen,1991), theo đó, ý định quyết định ý định thực hiện hành vi được thể hiện qua xu hướng hành vi. Ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi, là một yếu tố dẫn đến thực hiện hành vi (Ajzen,1991). 2.3.2 Mô hình thuyết hành vi có hoạch định của Ajzen (1991). Thái độ đối với hành vi Chuẩn mực chủ quan Ý định hành vi Nhận thức về kiểm soát hành vi 9 Hành vi thực tế Hình 2.3. Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) Nguồn: Ajzen, 1991. Thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior -TPB) của Ajzen (1991) được phát triển từ thuyết hành động hợp lý của Fishbein và Ajzen (1975), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng của 3 nhân tô là thái độ, hành vi, tiêu chuẩn, chủ quan và nhận thức về kiểm soát vi. 2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Sovansophal & Shimizu (2019) đã phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các ngành khoa học và chuyên ngành kỹ thuật của học sinh tại giáo dục đại học Campuchia. Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành học của sinh viên về một trong các ngành khoa học vật lý hoặc kỹ thuật. Dữ liệu nghiên cứu được lấy trong bảng khảo sát tự đánh giá của Sovansophal & Shimizu đã khảo sát 1281 sinh viên năm nhất tại 8 cơ sở giáo dục đại học (HEIrs) ở Campuchia. Nghiên cứu đã thu thập thông tin và đưa ra được 3 khía cạnh ảnh hưởng đến lựa chọn ban đầu của sinh viên về ngành học cụ thể là các yếu tố cá nhân, gia đình và trường học trung học. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu hồi quy logistic. Kết quả cho thấy các yếu tố riêng lẻ, các đặc điểm và thái độ cá nhân được khảo sát là có ảnh hưởng hơn so với yếu tố gia đình và trường học trung học. Điểm hạn chế của phương pháp nghiên cứu này là không thể đưa ra tất cả các khía cạnh mà chỉ đưa ra được các yếu tố thúc đẩy theo kinh nghiệm được thấy là có ảnh hưởng tới bối cảnh quốc gia. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic cho độ chính xác và khả quan cho đề tài nghiên cứu. Dalcı và cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên ở Iran. Dữ liệu được lấy từ cuộc khảo sát gồm 397 sinh viên bao gồm chuyên ngành kế toán và không chuyên ngành. Bài này sử dụng phương pháp phân tích sai phân (ANOVA) và phân tích thường xuyên (t- test). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sinh viên kế toán rất coi trọng yếu tố tài chính và các yếu tố thị trường việc làm và ý kiến của người tham khảo, các yếu tố nội tại, năng khiếu và 10 sự quan tâm thực sự đến chủ đề, nhận thức về khóa học kế toán và nhận thức về nghề kế toán không được phát hiện có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định học chuyên ngành kế toán của sinh viên. Những hạn chế của nghiên cứu này là chỉ dựa trên các sinh viên ở nước Iran, vì vậy không thể so sánh và thực hiện điều tra toàn cầu và tổng quát hơn. Thêm nữa nghiên cứu này chỉ cố gắng giải quyết nhận thức của chỉ sinh viên năm nhất, trong khi ở một số nghiên cứu khác sinh viên năm cuối đã được chọn, bởi vì quyết định của sinh viên về chuyên ngành kế toán có thể khác trong tương lai khi so sánh với những năm học đầu tiên của họ. Bất chấp những hạn chế trên đó, điểm mới của nghiên cứu này là bài báo thực nghiệm đầu tiên khám phá tiếng Iran nhận thức của sinh viên về các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp trong theo đuổi chuyên ngành kế toán. Yếu tố thị trường làm việc Yếu tố tài chính Yếu tố của người tham khảo Quyết định chọn ngành kế toán Yếu tố nội tại Năng khiếu Nhận thức về khóa học kế toán Nhận thức về nghề kế toán Hình 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành kế toán Nguồn: Dalcı và cộng sự, 2013 Effendi & Mulatahada (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố động lực học tập bên trong và bên ngoài trong tập hợp các sinh viên lựa chọn chuyên ngành học tại 11 các trường đại học tiểu bang. Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ảnh hưởng của động cơ học tập bên trong và bên ngoài ở sinh viên Col-lege đối với các chuyên ngành tại các trường đại học tiểu bang. Những người được tham gia bao gồm 556 sinh viên (trong học kỳ thứ nhất và thứ ba, với độ tuổi từ 18-21 tuổi) trong khoa khoa học giao tiếp tại một trường đại học công lập. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bằng pháp sử dụng thang đo Likerscale và sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính nhiều lần để xác định ảnh hưởng của động lực bên trong và bên ngoài đối với sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng động cơ học tập bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đáng kể (10,5%) đến lựa chọn chuyên ngành học của sinh viên tại các tiểu bang. Nghiên cứu của Keshishian và cộng sự (2010) về các yếu tố thúc đẩy ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học của sinh viên đại học ở nước Mỹ. Dữ liệu được lấy từ một cuộc khảo sát đối với 618 chuyên ngành dược và phi y tế để đánh giá nền tảng và các yếu tố động lực có thể đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành của họ. Mẫu bao gồm sinh viên năm nhất và sinh viên năm thứ hai đã đăng ký một khóa học nói bắt buộc. Bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp hồi quy logistic. Kết quả cho thấy các biến nhân khẩu học bao gồm chủng tộc / dân tộc và các yếu tố thúc đẩy khác (ví dụ như: kinh nghiệm cá nhân, thích đọc và viết, ít ghi nhớ và ít viết hơn) có ảnh hưởng đến quyết định của họ về việc có chọn được làm chuyên ngành học tập của họ. Sinh viên Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha ít có khả năng chọn dược làm chuyên ngành hơn người da trắng, trong khi người Mỹ gốc Á có nhiều khả năng chọn ngành dược hơn, tiệm thuốc học sinh có nhiều khả năng quan tâm đến khoa học và toán học hơn học sinh không vận động. Ý nghĩa của cuộc khảo sát này là cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về việc phát triển các chiến lược tuyển dụng hiệu quả và tăng cường các nỗ lực tiếp thị của các tổ chức học thuật. Nghiên cứu của Kazi & Akhlaq (2017) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh tại thành phố Lahore. Mục đích nghiên cứu này để xem các yếu tố quyết định đến chọn nghề nghiệp của học sinh. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ khảo sát 432 sinh viên của hai trường đại học công lập trong thành phố Lahore. Nghiên cứu đã đưa ra 8 yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn nghề nghiệp của 12 học sinh là ảnh hưởng của cha mẹ, bạn bè, giới tính, lý do học tập, phương tiện truyền thông, lý do tài chính, sở thích và ảnh hưởng của người khác. Dữ liệu định lượng được phân tích bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích phương sai (ANOVA) và phương pháp thường xuyên (t-test). Kết quả nghiên cứu cho thấy thế hệ trẻ là những thế hệ dễ bị bạn bè tác động và ấn tượng bởi các phương tiện truyền thông khi nói đến vấn đề nghề nghiệp, đồng thời cũng cho thấy sinh viên ở Lahore không bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của cha mẹ và cũng tiết lộ các cô gái thường nghiêng về phía bạn bè, sở thích và lí do học tập của họ. Điểm mới của nghiên cứu cho thấy nhà trường nên giúp học sinh bằng cách làm các trung tâm tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên để học sinh có thể dễ dàng hiểu nghề nghiệp nào phù hợp và nên chọn nghề nghiệp theo khả năng của họ. Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp Nguồn: Kazi & Akhlaq, 2017 Nghiên cứu của Porter & Woolley (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhhọc chuyên ngành kế toán của sinh viên một trường đại học. Dữ liệu được lấy từ một cuộc khảo sát đối với 278 sinh viên chuyên ngành kế toán và không chuyên ngành. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan