Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng...

Tài liệu Nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống thủy nông kẻ gỗ hà tĩnh

.PDF
109
104
118

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 01 Tác giả luận văn Đồng Thị Nga i năm 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Quang Phi và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Kỹ Thuật Tài Nguyên Nước - Trường Đại học Thủy lợi, cũng như sự giúp đỡ của Trung tâm tư vấn PIM – Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, các phòng ban chuyên môn của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và Cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đồng Thị Nga ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 1.1.Tổng quan về mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM) ............... 3 1.1.1 Khái niệm, lợi ích của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới................... 3 1.1.2.Tổng quan về tình hình thực hiện PIM hiện nay .................................................... 4 1.1.3. Các nghiên cứu về mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng PIM ở trong nước ........................................................................................................................ 8 1.1.4 Các nghiên cứu về mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng PIM ở nước ngoài ..................................................................................................................... 14 1.2.Tổng quan vùng nghiên cứu .................................................................................... 15 1.2.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................ 15 1.2.2.Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội ...................................................................... 18 1.3. Khái quát hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ........................................................................ 20 Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TƯỚI CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI KẺ GỖ ................................................................................................................... 26 2.1.Đánh giá thực trạng quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ .............................. 26 2.1.1.Khái quát chung về quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ ............................ 26 2.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý tưới tại vùng đã áp dụng mô hình PIM .................. 35 2.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý tưới tại vùng chưa áp dụng mô hình PIM .............. 69 2.2. Định hướng phát triển mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ ....................................... 82 2.2.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm ........................................ 82 2.2.2. Định hướng phát triển mô hình quản lý tưới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới ........................................................................................................................ 84 iii Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH QUẢN LÝ TƯỚI CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TƯỚI CỦA HỆ THỐNG THỦY LỢI KẺ GỖ ....................................................... 87 3.1. Đề xuất mở rộng các tổ chức dùng nước ............................................................... 87 3.1.1. Cơ sở đề xuất mở rộng các tổ chức dùng nước ................................................... 87 3.1.2. Đề xuất mở rộng các tổ chức dùng nước ............................................................ 89 3.2. Cơ chế hoạt động của các tổ chức dùng nước phù hợp cho HTTL Kẻ Gỗ ............ 90 3.2.1. Cơ chế, chính sách............................................................................................... 90 3.2.2. Mô hình, biện pháp quản lý tưới phù hợp cho HTTL Kẻ Gỗ ............................. 91 3.3.Các đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống.................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 101 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1 – Hồ Kẻ Gỗ ........................................................................................................ 15 Hình 2.1.1 - Hồ chứa nước Kẻ Gỗ................................................................................. 21 Hình 2.1.2 - Lòng hồ Kẻ Gỗ .......................................................................................... 22 Hình 2.1.3 - Hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ ........................................................................... 23 Hình 2.1.4 - Cửa tràn hồ Kẻ Gỗ .................................................................................... 24 Hình 2.1.5 - Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi tỉnh Hà Tĩnh ........................ 27 Hình 2.1.6 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Thủy nông Kẻ Gỗ .............................. 29 Hình 2.1.8 - Bản đồ khu tưới của khu tưới N3+ N5 ..................................................... 36 Hình 2.1.9- Bản đồ của khu tưới N4+ N6 ..................................................................... 37 Hình 2.1.10: Bản đồ của khu tưới N3-3 ........................................................................ 44 Hình 2.1.11 : Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội sử dụng nước Xuyên Hà ........................... 46 v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.2.1 - Tổng hợp số lượng TCDN trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh .............................. 31 Bảng 2.2.2 - Tổ chức quản lý thủy nông trong 2 khu tưới ............................................ 37 Bảng 2.2.3 – Tình hình hoạt động của các Tổ chức HTDN .......................................... 40 Bảng 2.2.5 - Thông tin về thực trạng quản lý tưới của các TCDN đại diện của HTTL Kẻ Gỗ - năm 2015 ......................................................................................................... 55 Bảng 2.2.6 - Tình hình thu phí thủy lợi nội đồng tại các TCDN năm 2015 ................. 57 Bảng 2.2.8 - Hiệu quả của mô hình Liên hiệp TCDN Xuyên Hà ................................. 59 Bảng 2.2.9 - Chi phí của Liên hiệp sử dụng nước Xuyên Hà năm 2015 ..................... 61 Bảng 2.2.11 - Thông tin về thực trạng quản lý tưới của Liên hiệp TC HTDN Xuyên Hà của HTTL Kẻ Gỗ - năm 2015 ....................................................................................... 64 Bảng 2.2.12 - Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các Tổ chức TNCS trên địa bàn Hà Tĩnh ............................................................................................................................... 72 Bảng 2.2.13 - Thông tin về thực trạng quản lý tưới của các TCDN chưa có PIM trong HTTL Kẻ Gỗ - năm 2015 .............................................................................................. 76 vi CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTTL : Công trình thủy lợi CCTL : Chi cục thủy lợi HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp WB : Ngân hàng thế giới IMC : Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn O&M : Quản lý và vận hành PIM : Quản lý thuỷ nông có sự tham gia của người dân QĐ : Quyết định TCDN : Tổ chức dùng nước UBND : Ủy ban nhân dân WUA : Liên hiệp tổ chức dùng nước WUO : Tổ chức dùng nước vii MỞ ĐẦU Tĩnh Hà Tĩnh là một trong số ít các tỉnh đi đầu trong việc triển khai thực hiện các Chính sách quản lý và khai thác công trình thủy lợi của Trung ương. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để phục vụ công tác quản lý, khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh và bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định, góp phần không nhỏ trong việc quản lý và khai thác CTTL hiệu quả. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện các chính sách về quản lý, khai thác CTTL ở Hà Tĩnh cũng đã nảy sinh một số khó khăn, bất cập. Vì vậy, để công tác quản lý thủy nông ngày càng hiệu quả và bền vững, tỉnh Hà tĩnh cần phải chủ động, tăng cường nhiều hơn nữa các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thủy nông. Ở hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ, dự án “Quản lý tưới có sự tham gia của người dân- PIM” thuộc dự án VWRAP đã chọn 2 khu mẫu là N3+N5 và N4+N6 thuộc khu tưới của 2 kênh cấp kênh cấp 1”. Nhìn chung, hiệu quả của dự án “Quản lý tưới có sự tham gia của người dân- PIM” đạt được hiệu quả rất tốt về các mặt phân phối nước đều giữa các xã đầu kênh và cuối kênh, giảm chi phí trả công cho người canh cống, phát huy vai trò của người dùng nước tham gia quản lý công trình thủy lợi, việc bảo dưỡng sửa chữa công trình cũng thường xuyên hơn. Song song với những hiệu quả đạt được, công tác vận hành phân phối nước, của các Tổ chức HTDN trong 2 khu mẫu là chưa thống nhất, còn nhiều bất cập. Các Tổ chức HTDN thuộc 2 khu mẫu được thành lập từ năm 2008, tuy nhiên, chỉ có 4 Tổ chức HTDN thuộc khu mẫu N3+ N5 và 2 Tổ chức HTDN là Cẩm Xuyên và Cẩm Phúc thuộc khu mẫu N4-6 là hoạt động từ năm 2008 đến nay, còn các Tổ chức HTDN còn lại hiện nay hầu như không còn hoạt động. Theo kết quả đánh giá của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam vào đầu năm 2016 thì hiện tại ở Tiểu dự án Kẻ gỗ đang có 6/9 Tổ chức HTDN hoạt động ổn định, chủ yếu thuộc khu mẫu N3-5, còn lại 3 Tổ chức hoạt động còn khó khăn, do chính quyền địa phương một số nơi chưa tuyệt đối tin tưởng trao quyền và hỗ trợ người dân trong quản lý thủy nông. 9 Tổ chức HTDN ở 2 khu mẫu của tiểu dự án Kẻ Gỗ đều được thành lập có quy mô toàn xã, nên chưa có sự phối hợp hoạt động phân phối nước và duy tu bảo dưỡng CTTL giữa các tổ chức ở đầu kênh và cuối kênh liên xã. Các địa phương ở cuối 1 kênh thường xuyên khó khăn về nước, trong khi chi phí cho vận hành, bảo dưỡng cao hơn các địa phương ở đầu kênh. Xuất phát từ tình hình nêu trên cho thấy rằng việc “Nghiên cứu áp dụng biện pháp quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống thủy nông Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh” là rất cần thiết. Mục đích của đề tài: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác vận hành và quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng tại các khu mẫu (các khu đã xây dựng mô hình có sự tham gia của cộng đồng) tại HTTN Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh để xây dựng mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng cho các khu còn lại trong hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của toàn hệ thống. Nội dung nghiên cứu: - Tổng quan về mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM) và tổng quan vùng nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ. - Nghiên cứu đề xuất phát triển mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tưới của hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ 2 Chương 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM) Trong công tác quản lý tưới, từ huy động sự tham gia của nông dân ở những năm 1970 dần dần được phát triển lên cấp độ cao hơn, toàn diện và có tổ chức hơn là quản lý nước có sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là những người hưởng lợi. Với hoạt động trọng tâm là chuyển giao toàn bộ hoặc một phần hệ thống thủy lợi cho người dân quản lý nhằm chia sẻ trách nhiệm một cách toàn diện giữa nhà nước và nhân dân trong công tác quản lý tưới. 1.1.1 Khái niệm, lợi ích của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới 1.1.1.1. Khái niệm sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới Quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng là tiền đề của hình thức hợp tác công – tư trong xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi nhằm thu được những hiệu quả tốt hơn trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên nước. 1.1.1.2. Lợi ích của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tưới Sự tham gia linh hoạt của người nông dân trong công tác quản lý tưới đã thể hiện ở những lợi ích mang lại như sau: - Chủ động trong việc cung cấp nước; - Thiết kế và xây dựng công trình phù hợp hơn; - Giảm xung đột tranh chấp về nước; - Cải thiện việc duy tu bảo dưỡng hệ thống, nâng cao mức độ bền vững của công trình; - Nâng cao sự rõ dàng minh bạch trong quản lý tài chính; - Nâng cao năng lực vận hành và bảo dưỡng; 3 1.1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện PIM hiện nay Trong thực tế, sự tham gia hợp tác của các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thủy lợi ở nước ta không phải là vấn đề mới. Bản chất sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý tưới PIM không khác nhiều với việc người dân tham gia cùng nhà nước trung ương và địa phương trong xây dựng, quản lý khai thác các hệ thống thủy lợi diễn ra từ xa xưa với nhiều hình thức, tính chất và mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng vùng địa lý, điều kiện kinh tế, yếu tố xã hội, tập quán và nhận thức của người dân. PIM - Participatory Irrigation Management: là một thuật ngữ đó là trong cơ cấu của tổ chức quản lý các đại diện người dùng nước và các đại diện cơ quan nhà nước cùng tham gia và cùng giữ vai trò quan trọng ở mọi khía cạnh và mọi cấp độ trong công tác quản lý tưới. Hiện nay đã có rất nhiều tỉnh triển khai chính sách về quản lý và khai thác Công trình thủy lợi (CTTL) của Trung ương, có nhiều dự án như dự án VWRAP đã nghiên cứu, triển khai về thực hiện mô hình tưới có sự tham gia của cộng đồng bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Mô hình PIM hiện là xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới, bởi vì theo nhận định chung thì không một chính phủ nào có thể kham nổi toàn bộ việc đầu tư cho hệ thống hạ tầng nhưng cũng không một nhà đầu tư tư nhân nào có thể làm được việc này do đây là lĩnh vực có hiệu quả kinh tế thấp và có nhiều rủi ro vì vậy cần phải thực hiện PIM. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều quốc gia áp dụng phương thức hợp tác này có hiệu quả, với các loại dự án điển hình là nhượng quyền thu phí; thiết kế, xây dựng, cấp vốn và vận hành; nhượng quyền kinh doanh và tư nhân hóa. 1.1.2.1. Thuận lợi của việc phát triển PIM hiện nay Các thể chế đã có: kinh nghiệm từ nhiều Tổ chức dùng nước đã được thiết lập, hợp đồng dịch vụ quy trách nhiệm và quyền lợi của các bên, huy động được nguồn lực địa phương. - Các chính sách: Chính phủ đã lồng ghép PIM như là một thành phần thiết yếu để cải thiện hoạt động của các hệ thống tưới. 4 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản về PIM tạo ra một hành lang pháp lý và các cơ hội cho PIM phát Triển. Các văn bản pháp quy quan trọng bao gồm: + Văn bản số 2466/BNN-TCTL ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và thí điểm thành lập mô hình Liên hiệp hội dùng nước quản lý kênh cấp II liên xã tại khu mẫu của dự án VWRAP; + Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND ngày 8/6/2005 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy chế hoạt động của Hội sử dụng nước thuộc các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; + Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; + Văn bản số 3672/SNN-TL ngày 4/11/2011 của Sở Nông nghiệp -PTNT tỉnh Hà Tĩnh hướng dẫn thực hiện phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; + Văn bản số 450/CTTL ngày 20/9/2012 của Công ty TNHH MTV thủy lợi Kẻ Gỗ đồng ý chuyển giao kênh N3-3 cho Hiệp hội sử dụng nước quản lý; + Biên bản thỏa thuận giữa Công ty TNHH MTV thủy lợi Kẻ Gỗ và Nhóm sáng lập Hiệp hội sử dụng nước ngày 17/9/2012 về tỷ lệ chia sẻ tài chính cho Hiệp hội sử dụng nước quản lý kênh N 3-3 ; + Văn bản số 808/UBND-NN ngày 17/9/2012 của UBND huyện Cẩm Xuyên đồng ý với phương án thành lập Hiệp hội sử dụng nước để quản lý tuyến kênh N3-3 thuộc hệ thống Kẻ Gỗ; + Luật tài nguyên nước (2012); + Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi (CTTL) 5 + Nghị định 11/2009-BTC hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch quản lý thủy nông. + Nghị định 115/2008/ND-CP về miễn giảm thủy lợi phí + Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (2001); + Luật Hợp tác xã (1996); + Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ và khai thác công trình thuỷ lợi (2003); + Văn bản số 1959 (1998) của Bộ NN&PTNT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh về khuyến khích xây dựng các tổ chức thuỷ nông cơ sở quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ; + Khung chiến lược phát triển PIM (2004); + Thông tư hướng dẫn việc thành lập các tổ hợp tác dùng nước (2004) + Chính quyền một số địa phương đã ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện và phát triển PIM như Tuyên Quang, Lào Cai, Hà Tĩnh. + Tuyên Quang đã ban hành một số hệ thống chính sách về nông dân tham gia quản lý thủy nông và chuyển giao công trình cho người dân quản lý. + Lào Cai ban hành quy định về hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác CTTL + Hà Tĩnh ban hành quy chế hoạt động của Hội sử dụng nước + Hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ Nhiều tổ chức quốc tế, NGOs coi PIM là hợp phần quan trọng trong kế hoạch hỗ trợ và xây dựng các hệ thống tưới. + Có rất nhiều bài học từ kinh nghiệm thực tế thực hiện PIM từ các dự án thí điểm Những mô hình PIM khác nhau, những thành công cũng như thất bại của những mô hình này là những bài học bổ ích cho việc phát triển PIM 6 1.1.2.2. Khó khăn trở ngại hiện tại của việc phát triển PIM - Cơ chế chính sách: Một số chính sách đã có nhưng chưa được đồng bộ, chưa thực sự phù hợp với thực tiễn hoặc khó thực thi. Chưa có những qui định cụ thể về chuyển giao công trình cho các TCDN Chưa có những qui định cụ thể về chính sách tài chính cho các mô hình PIM Khung chiến lược chung cho phát triển PIM đã được ban hành, nhưng các quy định cụ thể chưa được ban hành ở cấp tỉnh. Nhận thức về PIM của Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, nông dân.. + Nông dân: Chưa nhận thức đầy đủ về PIM, chưa có sự hiểu biết đầy đủ về cơ chế chính sách phát triển của PIM và họ chưa qua đào tạo tập huấn + Cán bộ lãnh đạo: Chưa kiểm tra, giám sát và đôn đốc các TCDN và thực hiện qui chế dân chủ Chưa quan tâm chỉ đạo nên xây dựng mô hình PIM Chưa nhận thức đầy đủ về PIM Lo ngại về sự giảm các lợi ích và quyền lực khi có các TCDN Can thiệp trực tiếp vào vấn đề tài chính của các TCDN Có thái độ “ chờ và xem” Các cán bộ không hiểu thâu đáo về PIM thì họ không thể thuyết phục nông dân + Cán bộ quản lý: Lo ngại chính phủ cắt giảm các nguồn lực giành cho thủy lợi Các cơ quan quản lý chưa tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách để hỗ trợ PIM phát triển. 7 Các Công ty Khai thác công trình thủy lợi chưa tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho các Tổ chức dùng nước. + Công trình xuống cấp: Đầu tư cho nhiều công trình thủy lợi còn thiếu đồng bộ Nhiều cơ sở hạ tầng đang trong tình trạng yếu kém Kinh phí cho O&M và nâng cấp ngày càng khan hiếm Quan điểm kiên cố hóa kênh mương “ phần cứng”, ít chú ý đến “ phần mềm” Kết luận: Chính phủ đã có nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy PIM phát triển. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thực hiện các chính sách về quản lý, khai thác CTTL không tránh khỏi một số khó khăn, bất cập. Vì vậy, để công tác quản lý thủy nông ngày càng hiệu quả và bền vững cần phải chủ động, tăng cường nhiều hơn nữa các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực thủy nông. Phát triển PIM có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng còn nhiều thách thức cần vượt qua. Tuy nhiên những khó khăn này có thể khắc phục được thông qua việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về PIM. Điều kiện cho thấy, hiện nay đang là thời điểm tốt để phát triển PIM 1.1.3. Các nghiên cứu về mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng PIM ở trong nước 1.1.3.1. Chuyển giao quản lý tưới thành công ở Tuyên Quang Tuyên Quang đã thành công từ việc xây dựng hệ thống cơ chế chính sách – khung pháp lý để chuyển giao công việc rất chi tiết: UBND tỉnh ra quyết định số 142/QĐ-UB ngày 19/1/1996 quy định về chế độ quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi nhà nước bàn giao cho các HTXNLN. Các HTXNLN chỉ được nhận bàn giao khi đã củng cố đổi mới, thực hiện các khâu dịch vụ 8 trong đó có dịch vụ tưới. Các HTXNLN chưa củng cố đổi mới thì công trình được giao cho UBND xã, chờ thực hiện xong củng cố đổi mới HTXNLN mới chuyển giao Sở tài chính vật giá và Sở NN&PTNT có hướng dẫn liên ngành về chế độ quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi bàn giao cho các HTXNLN Trước khi thực hiện chuyển giao tỉnh đã có quyết địng 911/QĐ-UB ngày 12/12/1995 về củng cố đổi mới HTXNLN. Đây chính là bước đi ban đầu chuẩn bị cơ sở (người chủ thực sự) để bàn giao công trình. Sau đó tiến hành tổ chức các bước bàn giao công việc. Việc giải quyết chế độ cho đội ngũ cán bộ thủy nông sau khi tiến hành bàn giao sau cũng được quan tâm nhiều như nghỉ hưu, điều chuyển cán bộ… Việc ra quyết định thành lập các Ban quản lý công trình do các UBND các cấp quyết định đã tạo ra tư cách pháp nhân cho các Ban quản lý công trình Thuỷ lợi phí được thực hiện theo Quyết định 299/QĐ-UB của UBND tỉnh ở mức thu 799 kg/ha/năm (đến nay Tuyên Quang chưa sửa đổi theo Nghị định 143 của Chính phủ. Thuỷ lợi phí được sử dụng vào đúng mục đích là bảo dưỡng, sửa chữa và chi phí quản lý. Đối với những công trình thuộc Ban quản lý HTXNLN quản lý: 80% thuỷ lợi phí được sử dụng vào nâng cấp tu bô công trình, xây dựng kênh mương, chỉ có 20% thuỷ lợi phí dùng vào chi phí quản lý Đối với công trình do Ban quản lý CTTL liên xã, liên huyện quản lý: 50% thuỷ lợi phí cho các Ban quản lý HTXNLN và 50% cho các Ban quản lý CTTL liên xã, liên huyện. Trong đó, 20% dùng cho chi phí và 80% cho duy tu bảo dưỡng công trình. Họ đã nắm bắt được ưu điểm và khó khăn, bám sát điều kiện thực tế của tỉnh để tiến hành đưa ra những cơ chế chính sách phù hợp. Và thực tế chứng minh Tuyên Quang đã thực hiện chuyển giao quản lý tưới thành công theo mô hình quản lý tưới có sự tham gia của nông dân để quản lý các công trình thủy lợi liên xã. 9 1.1.3.2. Mô hình chuyển giao quản lý tưới ở Đắc Lắc. Tháng 9/1999 UBND tỉnh Đắc Lắc đã tổ chức Hội nghị phân giao, phân cấp và khuyến khích PIM. Sở NN&PTNT đã xây dựng chương trình thực hiện PIM quy mô toàn tỉnh. Đến tháng 4/2000 UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo chương trình PIM từ cấp tỉnh đến cấp huyện, trong đó văn phòng thường trực PIM do Sở NN&PTNT đảm nhiệm. Theo báo cao kết quả 1 năm thực hiện Khung chiến lược Phát triển PIM của Công ty KTCTTL thì Công ty không tổ chức thực hiện xây dựng một mô hình TCDN nào. Nhưng Công ty đã tiến hành bàn giao 5 trạm KTCTL, 37 lao động và 59 công trình thuỷ lợi nhỏ cho các huyện. Đây cũng là gỉai pháp tinh thế nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách bù lỗ cho Công ty KTCTTL chứ thực sự hoạt động của các trạm này sau khi chuyển giao cũng chưa có gì thay đổi mới, vẫn mang nặng về hành chính sự nghiệp, chưa có sự tham gia của người hưởng lợi, nên ít hiệu quả. Đến nay tỉnh Đắc Lắc có 4 loại hình tổ chức quản lý KTCTTL như sau: – Công ty KTCTTL (Doanh nghiệp công ích) – Các đơn vị kinh tế: Công ty cà phê, nông.lâm trường, trạm, trại – Các đơn vị hành chính (cấp huyện, xã, thôn, buôn) – Các TCDN (các mô hình PIM) Trong các loại hình tổ chức quản lý trên thì số công trình thuỷ lợi do các cấp chính quyền (huyện, xã) quản lý chiếm tỷ trọng khá cao là 280 công trình, bằng 52% số công trình toàn tỉnh. Những công trình được quản lý theo loại hình này thựuc chất là chưa có chủ, cần được đổi mới mô hình quản lý. Báo cáo của Công ty KTCTTL cho biết tổ chức DANIDA đã hỗ trợ thành lập 5 Hội dùng nước thuộc các huyện Cu Mgar và Buôn Đôn và 3 HTXDN thuộc các huyện Krông ân, Dalmil và TP Buôn Mê Thuột. Các TCDN này được thành lập rất bài bản thay thế cho các HTXNN tan rã. Tuy nhiên, trong số 8 TCDN này, thì chỉ còn 2 TCDN hoạt động tạm ổn định, còn 6 TCDN khác cơ bản đã ngừng hoạt động. 10 Công ty KTCTTL đưa ra các nguyên nhân sau: Các tổ chức này nằm trong tình trạng “hữu danh vô thực” được pháp luật công nhận, nhưng hoàn toàn không có giá trị thực tế khi giao dịhc tài chính với bất cứ cơ quan nào, ngoài Công ty KTCTTL. Do vậy các giao dịch với ngân hang đều không chấp nhận vì không có tài sản thế chấp. Không có quyền hạn gì để áp đặt chế tài các hội viên khi không thực hiện các thoả thuận ban đầu. Nghị định 143 coi đây là một TCDN có quyền lợi như một đơn vị hoạt động công ích, nhưng thực tế các TCDN này chưa được các cơ quan tài chính công nhận để hỗ trợ theo quy định. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương: Vai trò của chính quyền là rất quan trọng, vì vậy ngay từ đầu chính quyền các cấp phải có sự “cam kết” sẽ có sự chỉ đạo thống nhất chỉ đạo thực hiện chương trình PIM thong suốt từ tỉnh đến huyện, xã Vai trò của các ngành tham mưu như Nông nghiệp PTNT, các tổ chức xã hội (Hội nông dân, phụ nữ, thanh niên…) phải nhận thức đầy đủ về PIM để tham mưu, dề xuất các giải pháp, kế hoạch giúp chính quyền nhận thức rõ được yêu cầu, lợi ích thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với xây dựng mô hình PIM Thành lập “Nhóm công tác”: Nhóm công tác với các thành viên là các cán bộ chuyên ngành, cán bộ tư vấn của dự án để xây dựng mô hình PIM theo yêu cầu của dự án, thiếu vai trò trách nhiệm của địa phương. Để các mô hình PIM hoạt động hiệu quả, bền vững, đáp ứng được yêu cầu của người dân thì sự tham đầu tiên của người dân là chọn người đại diện cho mình vào “Nhóm công tác”. Tổ chức của Nhóm công tác có đại diện của chính quyền tham gia (thành viên của nhóm) để hoạt động thuận lợi hơn, nhất là khi giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến quy chế, chính sách. Nhóm công tác có nhiệm vụ nghiên cứư, để xuất các phương án xây dựng TCDN, soạn thảo quy chế, quyết định, quy định về tổ chức, tài chính, nhưng quyết định cuối cùng thuộc quyền của người dân thông qua Đại hội đại biểu xã viên. Nhóm công tác hoạt động không chuyên trách, có sự trrợ giúp kỹ thuật của tư vấn, nhưng tư vấn không làm thay như trước đây. 11 1.1.3.3. Mô hình quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng đã triển khai nhiều Dự án ODA phát triển hạ tầng thủy lợi gắn với thúc đẩy quản lý tưới có sự tham gia (PIM). Đối với ĐBSCL, một số Dự án ODA và chương trình phát triển bơm điện đã đạt được kết quả bước đầu thúc đẩy quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng. Dự án Thủy Lợi Bắc Vàm Nao Dự án được Chính phủ Úc tài trợ, kết hợp với nguồn vốn của Chính phủ Việt nam, có nhiệm vụ kiểm soát lũ cho 31.000 ha và phục vụ tưới cho hơn 24.000ha đất nông nghiệp. Để quản lý khai thác hệ thống, Dự án đã tổ chức thí điểm mô hình PIM. Mô hình quản lý hệ thống bao gồm: BQL Hệ thống Bắc Vàm Nao: Là tổ chức trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý, khai thác hệ thống công trình, có 18 thành viên, trong đó kiêm nhiệm 16 người và chuyên trách 02 người. BQL trực tiếp quản lý, khai thác và duy tu bảo dưỡng các công trình đê vành đai, các cống dưới đê vành đai và các kênh ranh tiểu vùng. BQL ký hợp đồng đặt hàng với Công Ty TNHH 01 TV KTTL An Giang để thực hiện nhiệm vụ và kiểm tra, giám sát các hoạt động của công ty đối với vùng kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao; Hàng năm lập kế hoạch nạo vét kênh tạo nguồn, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cống.Công ty có chức năng là quản lý, vận hành hệ thống công trình kênh, cống ngoài tiểu vùng điều tiết, tạo nguồn nước đảm bảo các trạm bơm lấy nước tưới, tiêu nước và chống lũ cho tiểu vùng. Hàng năm công ty có trách nhiệm thực hiện nạo vét kênh tạo nguồn, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cống. Đây là một dạng của mô hình PIM, có vai trò như đầu mối để tập hợp hộ dùng nước và nhà cung cấp dịch vụ để cùng nhau giải quyết việc quản lý khai thác.Nhưng BQL tiểu vùng chưa gắn bó chặt chẽ với hộ dùng nước. Dự án Thủy lợi Phước Hòa: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan