Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nghị luận xã hội

.DOCX
25
910
55

Mô tả:

Sharing the value NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Nghị luận xã hội (NLXH) thường bị các em học sinh bỏ qua khi bước vào quá trình ôn tập thi môn văn đại học. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm khi mà câu NLXH chiếm 3/10 điểm của bài thi và các vấn đề đưa ra thường gần gũi với các em học sinh. Nếu nắm chắc các phương pháp làm bài, thao tác đầy đủ các bước và rèn luyện kĩ năng ngay từ bây giờ thì các em sẽ có thể yên tâm khi gặp bất kì dạng đề nào đưa ra. I. ĐÁNH GIÁ XU HƯỚNG RA ĐỀ ĐẠI HỌC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: Phần này được đánh giá qua việc theo dõi các đề thi đại học được ra ở hai khối C, D đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây: Xu hướng ra đề của Bộ Giáo dục ngày càng tiệm cận với tình hình xã hội đương thời, các vấn đề nêu ra thường nóng hổi, gây tranh luận hoặc mang tính định hướng tư tưởng cho chính giới trẻ ngày nay. Về tư tưởng đạo lí, các dạng đề mang tính lý thuyết suông như nghị luận về lòng dũng cảm, lòng nhân ái,… không còn được chú trọng mà chủ yếu là những đức tính đó thể hiện trong các vấn đề của cuộc sống (như trường hợp của Nguyễn Văn Nam trong đề thi đại học khối D – 2013) và thí sinh sẽ bày tỏ ý kiến của mình về nó. Ngoài ra, dạng đề có 2 vấn đề đi đôi / tương phản nhau cũng xuất hiện thường xuyên hơn, cần lưu ý kĩ về phương pháp làm dạng đề này. Vấn đề đưa ra thường trái ngược hoặc hai vế là hai mặt của vấn đề. Đặc biệt: Cần chú ý thêm về những tư tưởng, hiện tượng,… gây ra trào lưu hay làn sóng trong chính cộng đồng người trẻ mà đặc biệt là học sinh. Những tư tưởng này có thể không đúng hoàn toàn nên khi bàn luận sẽ theo hướng ngoài chứng minh còn phải mở rộng, đối chiếu nhiều mặt của vấn đề và rút ra bài học bản thân II. GIỚI THIỆU DẠNG ĐỀ 1. Dạng đề NLXH về tư tưởng đạo lý a. Dạng đề trực tiếp Ví dụ: Bàn về thành công,… Lưu ý: Có trường hợp đề tổng hợp được ra dưới dạng trực tiếp Ví dụ: Bàn về thành công và thất bại trong cuộc sống,… b. Dạng đề gián tiếp b.1. Có một câu nói/ tục ngữ/ danh ngôn/ ý kiến/… Ví dụ: Suy nghĩ về ý kiến của diễn giả Trần Đăng Khoa: “Không phải ai cũng sẽ trở thành một ngôi sao, nhưng bạn luôn có thể tỏa sáng theo cách của bạn” b.2. Có một văn bản ngắn/ câu chuyện ngắn/ bài viết ngắn (có thể trích từ báo) Sharing the value Ví dụ: Người châu Âu không dùng hai chữ “tự hào” cho những gì họ không bỏ công sức hay mang tính đóng góp cho cộng đồng. Ví dụ sẽ không ai tự hào vì mình xinh đẹp hay mình sinh ra trong một gia đình giàu có tiếng tăm. Ngược lại, nếu ai đó có xuất thân tốt đẹp hơn tầng lớp trung bình, họ có mặc cảm mình được hưởng đặc quyền đặc lợi, mình “chơi ăn gian” với những người có xuất phát điểm thấp hơn mình” (Trích từ bài viết Tinh thần công dân châu Âu:Chỉ tự hào khi có đóng góp đăng trên báo Tuổi Trẻ) Suy nghĩ của anh/chị về đoạn trích trong bài báo trên. 2. Dạng bài NLXH về hiện tượng đời sống Bàn về một hiện tượng Ví dụ: Suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ cố tình gây scandal để được nổi tiếng Bàn về hai hiện tượng (rất hiếm gặp) Lưu ý: Hiện tượng đời sống xã hội thường đề cập tới nhiều vấn đề trong cuộc sống hằng ngày và mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người như: gian lận trong thi cử, vấn đề tai nạn giao thông, bạo lực học đường, quan điểm về sống thử, văn hóa thần tượng,… Có thể nói, đây là dạng chung mà nhiều năm gần đây Bộ Giáo dục đã hướng đến để học sinh tiếp cận. 3. Dạng đề tổng hợp (Đề có tính chất cặp đôi) Ví dụ; Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” (Đề thi đại học khối D – 2012) II. KĨ NĂNG CHÍNH KHI LÀM BÀI 1. Yêu cầu chung (theo đáp án của Bộ Giáo dục) Giải thích (0.5 điểm) Bàn luận (2 điểm) Bài học nhận thức, hành động (0.5 điểm) 2. Các bước làm bài: 2.1. Đọc đề: - Đọc kĩ đề 3 lần (đọc kĩ không bỏ sót chữ nào) - Gạch chân yêu cầu, phạm vi của đề và từ khóa về vấn đề được đưa ra - Dùng dấu / để chia các vế của đề (nhất là với dạng đề tổng hợp, cặp đôi) 2.2. Lập dàn ý - Xác định đề thi về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống - Viết tiêu đề các bước làm ra giấy nháp (vd Giải thích,…). Chú ý viết chừa khoảng trắng để sau đó điền ý chính từng nội dung - Huy động kiến thức, suy nghĩ những ý chính và dẫn chứng viết vào từng phần. Chú ý chỉ viết ý chính và tên dẫn chứng, không viết chi tiết ra. Sharing the value - Chú ý phần lập dàn ý chỉ làm cực kì ngắn gọn, không để mất thời gian. Đọc đề và lập dàn ý chỉ nên giới hạn 15 phút khi luyện tập và 10 phút khi thi thật. 2.3. Viết bài: - Dựa vào dàn ý đã sơ thảo viết thành bài văn. Với NLXH câu chữ không nên rườm rà mà gãy gọn, thuyết phục. - Khi đang viết bài mà có ý gì mới thì ghi ngay vài chữ vào dàn ý tại đúng vị trí để nhớ 2.4. Kiểm tra: - Đọc sơ lược lại một lần để kiểm tra lỗi chính tả, cách viết câu, dùng từ. - Khi đi thi chính thức, phần này có thể làm sau khi đã hoàn thành cả bài nếu thí sinh muốn đảm bảo thời gian làm câu thứ ba. 3. Dàn bài chung cho các dạng đề 3.1. NLXH về tư tưởng đạo lý: Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề (trực tiếp /gián tiếp) - Giới thiệu vấn đề nghị luận. (Trích ý kiến,.. với dạng đề gián tiếp) Thân bài: a. Giải thích khái niệm Lưu ý: Đối với dạng đề gián tiếp: - Trường hợp 1: Đề có một câu nói/ ý kiến… Giải thích từ ngữ / cả câu Rút ra ý nghĩa, nội dung câu nói (ngắn gọn) - Trường hợp 2: Đề có một văn bản ngắn ,… Giải thích sơ lược những chi tiết chính trong văn bản Rút ra ý nghĩa văn bản, vấn đề nghị luận b. Bàn luận Khẳng định vấn đề: Đúng / Sai? Vì sao Đúng (vì sao Sai)? Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh c. d. Mở rộng: Mở rộng vấn đề ở các khía cạnh Xem xét vấn đề theo hướng ngược lại để nhìn vấn đề toàn diện Phê phán Phê phán những gì đi ngược với tư tưởng đúng đắn (không thực hiện hoặc làm quá mức) e. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động Kết bài: - Tóm lại vấn đề (Kết lại ý nghĩa ý kiến, văn bản,…) - Liên hệ bản thân Sharing the value 3.2. NLXH về hiện tượng đời sống Mở bài: -Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu vấn đề Thân bài: a. Giới thiệu về hiện tượng đời sống Biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế b. Nguyên nhân: Kết hợp lý lẽ, dẫn chứng c. Kết quả (Hậu quả) d. Hướng nuôi dưỡng (Giải pháp khắc phục) e. Phê phán f. Bài học nhận thức – phương hướng hành động. Kết bài: - Nhắc lại hiện tượng và tóm lại về ý nghĩa - Liên hệ bản thân 3.3. Dạng đề tổng hợp (Đề có tính chất cặp đôi) Mở bài - Dẫn dắt vấn đề - Giới thiệu cả hai vấn đề (Nếu có hai câu nói phải trích dẫn nguyên văn cả hai) Thân bài a. Giải thích hai vấn đề - Giải thích vấn đề 1 (qui về dạng đề trực tiếp hay gián tiếp để giải thích) - Giải thích vấn đề 2 (như trên) - Sơ bộ rút ra mối quan hệ hai vấn đề: Quan hệ đối lập Quan hệ bổ sung b. Bàn luận: Bàn luận về từng vấn đề c. Mở rộng chung Soi chiếu vấn đề ở nhiều phương diện Phân tích hạn chế trong từng cách hiểu (nếu có) d. Phê phán chung e. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động Kết bài - Khẳng định lại mối quan hệ của hai vấn đề - Liên hệ bản thân. III. NHỮNG LƯU Ý TRONG KHI LÀM BÀI - Sharing the value 1. Cách rèn luyện kĩ năng làm bài NLXH: Dưới đây là một cách rèn luyện tư duy đối với mảng NLXH tương đối hiệu quả, các em học sinh có thể tham khảo và áp dụng: - - Dành 10 - 15 phút điểm báo mỗi ngày (báo mạng hoặc báo điện tử). Khi điểm báo nên quan tâm những vấn đề “nóng”, gây nhiều tranh luận, những sự kiện lớn và những trào lưu, hiện tượng của giới trẻ. Mỗi tuần sắp xếp thời gian làm dàn ý cho hai đề NLXH về tư tưởng đạo lí và hai đề về hiện tượng đời sống. Tốt hơn có thể làm 1 đề tổng hợp về hai vấn đề. Mỗi lần làm dàn ý chỉ cần viết ra các bước chính để nhớ nằm lòng các nước, ghi ý chính cần có trong mỗi bước (chỉ gạch đầu dòng ngắn gọn), huy động kiến thức và chọn dẫn chứng (chỉ nêu dẫn chứng để nhớ). Nếu có thời gian, các em có thể viết ra cụ thể một ý có kèm dẫn chứng và phân tích để quen tay. Việc luyện tập này phụ thuộc vào cách sắp xếp thời gian của các em. Tập ghi chép và ghi nhớ dẫn chứng: Khi đọc được một mẩu tin về một người, một hiện tượng có thể làm dẫn chứng, các em nên ghi lại vào sổ tay những điểm chính và chú thích những đề mà dẫn chứng ấy có thể phục vụ (một dẫn chứng đôi khi có thể được khai thác với nhiều góc độ khác nhau) Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1) khi đang đi bên bờ sông Lam, nghe tiếng kêu cứu có người đuối nước dưới sông, em liền chạy đến. Em đã dũng cảm nhảy xuống và cứu được 4 em học sinh. Không may, khi đẩy được em thứ năm vào bờ thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi.  Lòng dũng cảm, đức hi sinh, giá trị sống nhân văn. 2. Về lập luận, lí lẽ - Ngắn gọn, rõ ràng, có sức thuyết phục - Phần chứng minh khoảng 3 lí lẽ là ổn, cần kết hợp thêm dẫn chứng và phân tích để bảo vệ lí lẽ. - Tránh dùng quá nhiều lí lẽ gây rối bài hoặc lí lẽ sơ sài - Lí lẽ nên bao quát về đối tượng: từ cá nhân đến tập thể, xã hội. 3. Về dẫn chứng - Hạn chế dùng dẫn chứng văn học (tối đa là 1 dẫn chứng văn học) - Ưu tiên dẫn chứng thực tế (khoảng 2-3 dẫn chứng là đủ) - Nêu dẫn chứng cần chính xác, ngắn gọn; tránh dài dòng, kể chuyện - Cần kết hợp phân tích dẫn chứng để làm rõ lí lẽ cần chứng minh. 4. Những lỗi hay gặp khi làm bài - Xác định sai vấn đề nghị luận / dạng đề nghị luận - Thao tác làm bài thiếu hoặc không rõ các bước - Không cân đối độ dài các phần - Lí lẽ sơ sài, không có sức thuyết phục - Viết câu rườm rà, quá giàu cảm xúc làm mất sự rõ ràng, thuyết phục - Dẫn chứng quá ít, chung chung hoặc sa vào kể lể; thiếu dẫn chứng thực tế - Chỉ đưa ra dẫn chứng chứ không phân tích dẫn chứng Sharing the value IV. Tên Liên hệ bản thân quá máy móc, khuôn mẫu, chưa đưa ra được hướng hành động cụ thể cho bản thân. TỔNG HỢP VỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: Để giúp các em có cái nhìn tổng quan về hai phần quan trọng là giải thích – biểu hiện và dẫn chứng, tôi xin nêu dưới đây phần tổng hợp về một số chủ đề lớn thường gặp trong các đề thi NLXH. Các em có thể tham khảo và nhớ một số dẫn chứng cho mỗi chủ đề để có nguồn tư liệu khi viết bài. Ngoài ra, đây cũng là một cách tổng hợp mà các em có thể áp dụng khi tổng hợp một chủ đề mới hoặc các em thấy khó để có thể làm tốt khi gặp trong đề thi. Khái niệm– Biểu hiện Dẫn chứng -Khái niệm: là coi trọng niềm tin của -Hồi ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ có hứa mọi người đối với mình. mua cho một em bé một chiếc vòng bạc. Hơn -Biểu hiện: quan trọng nhất là phải hai năm sau, Bác trở về đã trao tận tay em biết giữ lời hứa, có ý thức trách chiếc vòng như đã hứa. Bác bảo đấy là chữ nhiệm và quyết tâm thực hiện lời hứa “tín”. của mình. 1.Giữ chữ tín -Nhạc Chính Tử - người nước Lỗ - xưa kia đã trái lạnh vua nhất quyết không chịu mang cái đỉnh giả sang cống nước Tề. Ông còn khẳng khái nói với vua nước Lỗ rằng: “Nhà vua quí cái đỉnh ấy thế nào thì tôi quí cái đức “tin” của tôi như thế. -“Nói chín thì phải làm mười/Nói mười làm chín kẻ cười người chê” 2.Hiếu thảo -Khái niệm: con cháu một lòng kính yêu (ông bà) cha mẹ  luôn làm cho - Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh (ông bà) cha mẹ vui lòng. tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư -Biểu hiện: nghe theo những lời dạy giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm bảo đúng đắn của cha mẹ; phụ giúp động và ngợi ca. cha mẹ những nặng nhọc trong cuộc - Diệp Hữu Lộc (22 tuổi) đã dũng cảm hiến sống; chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ gan cứu để cứu người mẹ bị ung thư giai khi già yếu. đoạn cuối. Rạng rỡ sau ca phẫu thuật khi biết mẹ đã qua cơn nguy kịch, Lộc chia sẻ: “Thương mẹ là sẽ vượt qua hết”. 3.Lòng biết ơn -Khái niệm: Luôn ghi nhớ công ơn - Lê Lợi luôn biết ơn Lê Lai khi đã “liều của người khác giành cho mình. mình cứu chúa” -Biểu hiện: khắc ghi những tình cảm - Bác Hồ: “Các vua Hùng đã có công dựng Sharing the value tốt đẹp và sự giúp đỡ của người khác nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy dành cho mình; cố gắng bằng mọi nước” cách đền đáp công ơn ấy. 4.Tính trung thực Khái niệm: là tôn trọng sự thật, tôn - Chu Văn An là nhà Nho mẫu mực cuối đời trọng chân lí, lẽ phải. Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh Biểu hiện: sống ngay thẳng, thật thà, lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông, dám dũng cảm nhận khuyết điểm, trước cảnh triều đình lũng đoạn, “nịnh thần không tránh né cái xấu, cái ác, không làm mưa làm gió”, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần ( Thất trảm sớ) nhưng không được nói dối chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy Học sinh trung thực sẽ không quay học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to cóp bài kiểm tra, nói dối thầy cô giáo, mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những bao che cho lỗi lầm của bạn. trò thiếu lễ độ. - “Cây ngay không sợ chết đứng”, “ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối”, “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” Khái niệm: là rộng lòng tha thứ cho -Trong cuộc chiến chống quân Minh, khi người khác khi họ mắc lỗi lầm. Vương Thông ra hàng, Lê Lợi đã cho thuyền, Biểu hiện: Khi người khác mắc lỗi cấp ngựa cho tàn quân của giặc về nước. 5.Lòng khoan dung lầm thì chỉ cho họ thấy và tha thứ cho họ; công bằng, vô tư, không định kiến, hẹp hòi với người khác; tôn trọng và thông cảm với mọi người, không so đo những điều nhỏ nhặt. -Phi công Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc bị quân ta bắt làm tù binh nhưng được đối xử khoan hồng, sẵn sàng trao trả khi đất nước thắng lợi. -Nhà nước ta có chính sách khoan hồng với những tù nhân cải tạo tốt, tạo điều kiện cho họ hòa nhập với cộng đồng. -“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Sharing the value Khái niệm: là mục đích, ước mơ, cái -Vì lí tưởng giải phóng dân tộc, anh thanh đích để vươn đến trong cuộc đời mỗi niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường con người. cứu nước, trở thành vị lãnh tụ vĩ đại của dân Biểu hiện: biết ước mơ, đặt mục tiêu tộc Việt Nam. Đó là tấm gương sáng về lẽ cho bản thân, nỗ lực vượt qua gian sống đẹp: cả cuộc đời hi sinh vì dân vì nước. khổ để thực hiện ước mơ đấy. 6.Lý tưởng sống Lẽ sống đẹp -Anh Nguyễn Văn Thạc, chị Đặng Thùy Trâm tuy sớm dừng bước trước cuộc đời nhưng để lại tấm gương đẹp về lí tưởng cao cả và nghị lực phi thường  chính những giá trị tinh hoa đó sẽ sống tiếp cuộc đời của họ và ghi dấu một lẽ sống có ích cho nhân loại Khái niệm: là lối sống có ích, đóng góp sức lực, tài năng, trí tuệ cho Tổ - Chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi ra pháp trường vẫn mỉm cười trước mũi súng kẻ quốc. thù  biểu hiện cao độ của lý tưởng sống cao Biểu hiện: có lòng yêu quê hương đất đẹp nước tha thiết, sống có lí tưởng: làm quê hương đất nước giàu đẹp, vượt -Anh Nguyễn Sơn Hà bị chất độc màu da qua khó khăn để hoàn thành tốt cam, mù từ khi mười mấy tuổi nhưng không chịu chấp nhận sống trong bóng tối mà đã nhiệm vụ Tổ quốc đã giao phó. học vi tính và sau này mở trung tâm tin học giúp nhiều người khuyết tật khác có nguồn thu nhập chính đáng và sống có ích. -Chị Lê Thanh Thúy bị bệnh hiểm nghèo nhưng không vì thế mà bỏ cuộc. Trong suốt những tháng ngày cuối của cuộc đời, chị đã đi làm từ thiện và lập nên quĩ “Ước mơ của Thúy” để nối dài ước mơ và cuộc sống cho các bệnh nhân bị ung thư. -Điđơrô: “Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được một cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường” Ý Chí: thầy Nguyễn Ngọc Kí; anh Phạm Thanh Sơn … 7. Ý chí – nghị lực Khái niệm: -Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành - Ý chí: Là khả năng tự xác định mục phố Odense, khi đi học lại luôn bị bạn bè chê đích cho hành động và hướng hoạt cười vì ngoại hình xấu xí, Andecxen vẫn Sharing the value động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó - Nghị lực: Là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn. vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc và thắp lên trong chúng những ước mơ đẹp. Biểu hiện: không khuất phục những khó khăn, luôn lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống, luôn phấn đấu để đứng lên sau mọi vấp ngã,… Nick Vujicic – chàng trai không may mắn bị khuyết cả tứ chi nhưng luôn có ý chí phấn đấu vượt lên nghịch cảnh. Giờ đây, anh đã trở thành một diễn giả có mặt ở nhiều quốc Với người học sinh, ý chí – nghị lực gia để diễn thuyết về nghị lực sống, điều mà biểu hiện ở chỗ: không bỏ cuộc khi bản thân anh xem là chiếc chìa khóa để vượt gặp bài tập khó, vượt qua khó khăn qua những bất hạnh của bản thân mình.. (về vấn đề bản thân, gia đình,..)để học tốt Khái niệm: Không tranh chấp, chịu nhịn, tự mình nhận phần kém, phần ít để người khác nhận phần hơn, phần nhiều 8.Nhường nhịn -Dưới thời Trần, Trần Quốc Tuấn tuy có hiềm khích gia đình sâu sắc nhưng đã nhường nhịn Trần Quang Khải, làm lành với Trần Quang Khải trước (dội nước cho TQK Biểu hiện: nhường chỗ cho người già, tắm) để xóa bỏ hiềm khích  2 tướng tài sát trẻ em khi đi xe buýt, nhường cho cánh bên nhau chống giặc Nguyên Mông người vội vã hơn được phục vụ trước, -Phật Thích Ca: “Hãy luôn nhẫn nhịn với tất nhường nhịn trong lời nói giao tiếp cả. Có được thế mới thành công” Khái niệm: Dùng lời nói, vũ lực, mưu -Sự tranh giành thuộc địa của các nước đế mô ganh nhau để chiếm lấy phần lợi quốc đã gây ra đại chiến thế giới I, II  tổn thế hơn người khác. hại về người và của. 9. Tranh giành -Nước Việt Nam thời phong kiến: Sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn Lê – Trịnh – Nguyễn đã làm đất nước bị chia cắt, dân chúng lầm than. - Mâu thuẫn trong việc tranh chấp đất đai, Bùi Trần Định (thường trú ở Hà Nội) đã ra tay sát hại dã man chính em gái ruột của mình bằng 11 nhát dao. 10.Tình yêu quê hương Quê hương: là nơi chôn rau cắt rốn -Trần Bình Trọng thời Trần đã từng bị bọn của mỗi người, là nơi dòng tộc, gia giặc bắt và dụ dỗ về làm vua đất Bắc nhưng đình sinh sống ông đã thẳng thắn từ chối: “Ta thà làm ma Sharing the value Tổ quốc 11. Học tập Tổ Quốc: là quê hương, là nơi chôn nước Nam còn hơn làm vua nước Bắc” rau cắt rốn của mỗi người, là nơi dân -Trong chiến tranh Pháp – Phổ, Pasteur đã tộc, gia đình sinh sống. gửi trả học vị tiến sĩ danh dự của trường đại học Bons (Đức) và khẳng định: “Khoa học tuy không có biên giới quốc gia, nhưng nhà khoa học lại có Tổ quốc của mình”. Đổi mới phương pháp học tập: -A-dam Khoo, tác giả cuốn sách “Tôi tài Cũ: cách học thụ động, máy móc xa giỏi, bạn cũng thế” nhờ đổi mới phương pháp rời thực tế, chủ yếu là đọc chép nên học tập mà từ một học sinh kém đã thành học sinh giỏi, là một trong những sinh viên xuất hs không hiểu và ko thể vận dụng sắc của Singapore, trở thành triệu phú khi chỉ Mới: cách học chủ động sáng tạo mới 26 tuổi. nhằm nắm bắt kiến thức, tự nghiên cứu tìm hiểu nên hs nắm kiến thức và - Bill Gates từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu vào nghành luật của trường đại học biết vận dụng Harvard nhưng với niềm say mê máy tính, ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông giành 95% tài sản của mình để làm từ thiện  Tấm gương Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Học đi đôi với hành -Bạn Phạm Văn Nghĩa ở trường THCS Bắc Học: hoạt động nắm bắt kiến thức lý Sơn,Gò Vấp biết áp dụng kiến thức đã học vào giúp mẹ lao động sản xuất để mẹ đỡ vất thuyết qua sách vở, thầy cô vả, bạn lại nắm kiến thức. Hành: thực hành trong lao động để -Nhà nông học Lương Định Của: từ những ứng dụng lý thuyết vào thực tế hiểu biết về sinh học ông đã trực tiếp áp dụng  Học đi đôi với hành: vừa học tập để ở ruộng đồng, lai tạo được nhiều giống lúa hiểu biết lý thuyết vừa áp dụng kiến phù hợp với điều kiện tự nhiên Việt Nam, thức vào thực tế cuộc sống góp phần đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển -Giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa: nắm chắc kiến thức để áp dụng vào thực tế cuộc kchiến của dân tộc ta, chế ra nhiều loại vũ khí phù hợp, góp phần vào thắng lợi Cách mạng. Sharing the value Tự học: -Các ông trạng Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh,… tự học mà thành tài Con người tự giác, chủ động vươn -Bác Hồ nhờ tự học mà có vốn kiến thức văn lên nắm bắt tri thức, kinh nghiệm hóa sâu rộng, thành thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu văn hóa của các dân tộc, được người nhân loại. dân Việt Nam và thế giới kính nể. 12. Trò chơi điện tử Khái niệm: Trò chơi điện tử là tiện Đinh Thế Dân 13 tuổi giết cụ già 81 tuổi để ích của công nghệ điện tử - tin học cướp 140 nghìn đồng chơi điện tử. nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người Biểu hiện: Nghiện trò chơi điện tử là hiện tượng những người chơi điện tử nhiều giờ liên tục, thậm chí quên ăn quên ngủ và có những biểu hiện xa rời thế giới hiện thực , chỉ biết đến thế giới ảo. Khái niệm: Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác 13. Ô nhiễm môi trường 14. Dũng -Công ty Vedan trong quá trình sản xuất đã thải ra một lượng nước nhiễm hóa chất lớn chưa qua xử lí làm chết cả dòng sông Thị Vải. Sản phẩm của công ty này sau đó đã bị người tiêu dùng tẩy chay. Biểu hiện: ô nhiễm nước, đất, không - Công ty CP thuộc da Hào Dương 10 lần bị khí,… bắt vì xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường trái pháp luật. -Chiến dịch The Earth Hours( giờ trái đất) do “Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế” tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng của 62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỷ người trên 1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của thánh ba lúc 20h30' để ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu  mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực vì môi trường. Khái niệm: Gan dạ, không sợ gian -Trong khi hàng triệu năm dài con người Sharing the value khổ nguy hiểm, dám vượt lên khó sống trong phấp phỏng lo sợ bởi sấm sét kinh khăn để đạt đến những mục đích tốt hoàng, Franklin - nhà bác học Mĩ - đã dũng đẹp cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Biểu hiện: dám hi sinh, dấn thân Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông chiến đấu bảo vệ đất nước trong thời bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với chiến, chấp nhận hiểm nguy để cứu sấm sét, cuối cùng vào năm 1752 Franklin đã người trong những trường hợp khẩn thành công. cảm cấp, vượt lên mặc cảm, lỗi lầm bản -Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm thân để sống tốt. HIV/ AIDS dám công khai thân phận, Phạm Thị Huệ quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times bầu chọn là anh hùng Châu Á. Biết mình và chồng bị nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thằng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. 2/ 2005, cô gái dũng cảm này đã vinh dự trở thành viên Liên Hợp Quốc. -Học sinh Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 12 ở Nghệ An đã dũng cảm lao mình xuống sông để cứu người khi thấy có các em nhỏ bị nước cuốn. Tuy đã cứu sống được các em nhỏ nhưng Nam không may bị dòng nước cuốn đi vì đuối sức. Sự hi sinh của cậu học trò này là một tấm gương sáng rõ về lòng dũng cảm trong giới trẻ ngày nay. 15. Bạo lực học đường Khái niệm: Dùng lời nói, hành động làm tổn hại, xúc phạm thân thể và danh dự của người khác trong môi trường học đường. -Một sinh viên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (Q.Thủ Đức) do thi trượt đã tạt 5 lít axit vào thầy Đặng Hữu Dũng (51 tuổi) giảng viên ngoại ngữ chuyên ngành khi thầy Biểu hiện: học trò đánh mắng thầy cô Dũng đang dạy môn tiếng Anh cho hàng giáo, thầy cô giáo dùng hình phạt dã trăm sinh viên tại phòng học 302, làm thầy giáo này bỏng nặng, rơi vào tình trạng nguy man với những học trò có lỗi,… kịch. -Phạm Như Hiếu (học sinh lớp trường Trần Lãm) khi đánh nhau với bạn Đỗ Ngọc Hiếu cùng lớp đã làm em này tử vong do ngã đập đầu xuống đất. -Hai bảo mẫu ở nhà trẻ Phương Anh (Thủ Đức) là Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý đã hành hạ trẻ bằng những hình phạt dã man, phi nhân tính: tát vào mặt liên Sharing the value tục nhiều cái, bế ngược dọa thả vào thùng phuy, … gây bức xúc mạnh mẽ trong dư luận. Lòng nhân ái V. Khái niệm: là tình yêu thương giữa -Chử Nhất Hiệp – tuyên truyền viên chính người và người biểu hiện cao đẹp của Viện huyết học truyền máu trung ương đã vận động được trên 150000 lượt người nhất của con người, tính người tham gia hiến máu tình nguyện, đào tạo Biểu hiện: đùm bọc, san sẻ với nhau 25000 tuyên truyền viên. Bản thân anh cũng những lúc hoạn nạn, sẵn lòng giúp đỡ đã trực tiếp hiến 21 lít máu và cống hiến mọi người, có tình thương trắc ẩn với hàng ngàn ngày công tham gia vận động hiến con người,… máu nhân đạo. MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO Đềề 1: " Duy chỉ có gia đình, người ta mới tm được chốốn nương thân để chốống lại tai ương của sốố phận” (Euripides). Anh (chị) nghĩ thềố nào vềề câu nói trền? HƯỚNG DẪN CHI TIẾT - a. Mở bài: Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh nhiều lúc làm con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình. Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”. b. Thân bài: b.1. Giải thích: “Gia đình”: là chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nơi cha mẹ, con cái, anh chị em hay cả ông bà, họ hàng cùng chung sống  tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt. “Tai ương của số phận”: những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.  Gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người. b.2. Bàn luận: - Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, do đó gia đình là cái nơi nuôi dưỡng cho tài năng và nhân cách con người phát triển, đâm hoa kết trái. Chính điều Sharing the value - đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. Trong cuộc đời không thể tránh được va vấp, và khi đó gia đình sẽ là nơi bảo bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời. Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng và tự nhiên xuất phát từ mối quan hệ gắn bó hàng ngày, luôn bền chặt và không thể thay thế. Mỗi thành viên trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất, và sẵn sàng làm chỗ dựa cho nhau trước những giông bão của số phận. Đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta. Dẫn chứng: Bé Mai Xuân Trường 5 tuổi ở Tây Ninh tháo vát việc nhà, chăm sóc mẹ bị ung thư giai đoạn cuối chu đáo khiến mọi người cảm động và ngợi ca  thắp nên ngọn lửa gia đình chói sáng và ấm áp giúp cả 2 mẹ con vượt qua thử thách của số phận. b.3. Mở rộng: - Yêu gia đình là hoàn toàn đúng đắn, nhưng điều đó không có nghĩa là bao che hay tiếp tay cho người thân làm những việc đi ngược với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Đôi khi vì lợi ích chung của tập thể, xã hội ta phải tạm quên đi tình riêng để sống ngay thẳng và không có lỗi với lương tâm của mình, đồng thời cũng cần khuyên nhủ để người thân nhận ra lỗi lầm và sống lương thiện, chân chính. - Gia đình là cái nôi của mỗi con người và là tế bào của xã hội. Gia đình tốt đẹp và yên ấm sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự đi lên của xã hội và đất nước. b.4. Phê phán: - Những người coi thường vai trò của gia đình, vô cảm với chính những con người ruột thịt nhất với mình (cha mẹ đánh đập bạo hành con cái, con cái chửi mắng bất hiếu với cha mẹ,…)  Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô độc, ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trên đường đời. Dẫn chứng: Bé Nguyễn Thị Như Ý 9 tháng tuổi đã bị người mẹ vô tâm của mình đánh đập dã man phải nhập viện với nhiều thương tích không thể phục hồi.  những hành động đi ngược với đạo đức đã làm hoen ố hình ảnh tình cảm thiêng liêng của gia đình. b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động: - Gia đình là chỗ dựa vững chắc cho mỗi chúng ta tìm về sau những va vấp trên đường đời. - Gia đình hãy là nơi bình yên và ấm áp tình thương nhất cho mỗi thành viên tìm về sau những mưu toan trong cuộc sống. Ngược lại, mỗi thành viên cũng cần vun đắp tình yêu thương để hạnh phúc gia đình ngày một trọn vẹn hơn. - Có thể nêu 1 số phương hướng cụ thể c. Kết bài: - Câu nói của Euripides đã khái quát nên vai trò to lớn không thể thay thế của gia đình đối với mỗi con người. Sharing the value - Để xứng đáng với những tình cảm thiêng liêng ấy, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, ta hãy hết sức yêu thương và quan tâm đến những thành viên trong gia đình bằng tất cả sự chân thành, trân trọng và nâng niu nhất của mình. Liên hệ bản thân Đềề 2: Suy nghĩ của anh (chị) vềề câu danh ngốn: “ Hãy cốố gắống thắốp lền một ngọn nềốn còn hơn cứ ngốềi nguyềền rủa bóng tốối” HƯỚNG DẪN CHI TIẾT a. Mở bài: - Cuộc đời con người không chỉ toàn hoa hồng mà còn nhiều khó khăn và vấp váp, điều quan trọng là cách mỗi chúng ta đối diện và vượt qua điều đó như thế nào. - Bàn về điều này, kho tàng danh ngôn thế giới có câu: “Hãy cố gắng thắp lên một ngọn nến còn hơn cứ ngồi nguyền rủa bóng tối”. b. Thân bài: b.1. Giải thích: - “Bóng tối”: khó khăn, thất bại, nghịch cảnh. “ngọn nến”: là biểu tượng cho ánh sáng, hi vọng. - Trong bóng tối con người ta rất cần ánh sáng và dù chỉ là một ngọn nến thôi cũng có thể soi đường cho ta thoát ra khỏi bóng tối. - “Thắp nến”: lối sống tích cực, có niềm tin, nghị lực vượt qua nghịch cảnh, không chấp nhận bóng tối, không đầu hàng cái xấu, cái ác. - “Nguyền rủa bóng tối”: lối sống tiêu cực, vô nghĩa, nhàm chán, dễ bị nghịch cảnh đánh gục.  Câu danh ngôn đã nêu lên bài học về thái độ sống, là lời khuyên mỗi chúng ta phải sống tích cực, dám đương đầu và vượt qua khó khăn thử thách, không thụ động than vãn, thở dài, đòi hỏi mà không tự chủ động cải thiện cuộc sống. b.2. Bàn luận: - Trong cuộc sống con người phải đối mặt với rất nhiều va vấp, nếu mỗi lần như thế đều bị đánh gục hay đắm chìm trong khó khăn thì không thể trưởng thành và thành công được. Cũng như khi bị lạc trong bóng tối, nếu ta buông xuôi thì không bao giờ nhìn thấy được ánh sáng. - Khi sống tích cực, ta sẽ sống yêu đời, nhiệt tình, hăng hái. Khi đối diện và vượt qua khó khăn, ta sẽ dày dạn và bản lĩnh hơn, năng lực và phẩm chất cũng được trau dồi, nâng cao để đứng vững và thành công trong cuộc sống  lối sống tích cực trở thành thước đo phẩm chất và năng lực con người. Dẫn chứng: + Anh Nguyễn Sơn Hà bị chất độc màu da cam, mù từ khi mười mấy tuổi nhưng không chịu chấp nhận sống trong bóng tối mà đã học vi tính và sau này mở trung tâm tin học giúp nhiều ng` khuyết tật khác có nguồn thu nhập chính đáng và sống có ích + Chị Lê Thanh Thúy bị bệnh hiểm nghèo nhưng không vì thế mà bỏ cuộc. Trong suốt những tháng ngày cuối của cuộc đời, chị đã đi làm từ thiện và lập nên quĩ “Ước mơ của Thúy” để nối dài ước mơ và cuộc sống cho các bệnh nhân bị ung thư. Sharing the value  ọ không chỉ tự thoát ra bóng tối của mình mà còn mang ánh sáng đến cho những ngườ khác H => lối sống tích cực đáng được trân trọng và ngợi ca. - Sự vươn lên không ngừng của từng cá nhân sẽ là nền tảng và động lực cho sự đi lên của cả tập thể. Nếu mỗi người đều không chấp nhận cái xấu, cái ác hay run sợ trước khó khăn thì xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh và tiến bộ. b.3. Mở rộng: - Sống có lí tưởng và vượt lên hoàn cảnh không đồng nghĩa với lối suy nghĩ và hành động hão huyền. Sự huyễn hoặc về khả năng của bản thân sẽ làm cho con người bị nhấn chìm sâu hơn vào trong thất bại. - Nhiều ngọn nến cháy góp lại sẽ làm bùng lên một ngọn lửa lớn để đẩy lùi bóng tối. Nếu tất cả chúng ta đều giữ cho mình niềm tin vào cuộc sống, thái độ sống tích cực và lương thiện thì xã hội sẽ ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. b.4. Phê phán: - Những kẻ sống không có mục đích hay chỉ đơn thuần sống vì những mục đích tầm thường, nhỏ nhoi và vị kỉ. - Những kẻ dễ dàng bị “bóng tối” khuất phục, không chủ động thoát khỏi nghịch cảnh  dễ dàng buông xuôi, mệt mỏi dẫn đến thất bại và mất đi sự tôn trọng và đề cao của mọi người. b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động: - Mỗi chúng ta hãy xác định cho mình một lối sống tích cực, không để khó khăn khuất phục và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống. - Đối diện với thất bại, ta hãy bình tĩnh tìm ra khuyết điểm để sửa chữa và trên hết là giữ vững niềm tin để có thể khuất phục khó khăn, trưởng thành và thành công hơn. - Có thể nêu 1 số phương hướng cụ thể c. Kết bài - Câu danh ngôn là bài học về thái độ sống vô cùng đúng đắn với mọi thời đại và với mỗi con người, nhất là những con người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm trên đường đời. - Mỗi học sinh chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy thấm thía và xem đó như một lời khuyên quí báu để có thể vững bước và thành công trong cuộc sống - Liên hệ bản thân Đềề 3: Phương ngốn Bungari có câu: "Khi ta tặng bạn hoa hốềng, tay ta còn v ương mãi mùi hương". Anh (chị) có suy nghĩ gì vềề ý nghĩa của câu phương ngốn trền. - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT a. Mở bài: Ai cũng có một cuộc sống để nâng niu, gìn giữ, nhưng không phải ai hòa được dòng sông hạnh phúc nhỏ bé của mình vào biển cả hạnh phúc cuộc đời mênh mông. “Nghệ thuật sống” là ở chỗ mỗi người biết sẻ chia cho nhau để nhân lên những gì tốt đẹp trong cuộc đời. Sharing the value - Khái quát thành một chân lí, phương ngôn Bungari có câu: “Khi ta tặng bạn hoa hồng, tay ta còn vương mãi mùi hương”. b. Thân bài: b.1 Giải thích - “Hoa hồng”: biểu tượng của cái đẹp trong cuộc sống, tượng trưng cho các giá trị tinh thần của con người (niềm vui, hạnh phúc, tình yêu, …) - “Tặng hoa hồng”: mang đến niềm vui, hạnh phúc cho người khác - “Tay ta còn vương mãi mùi hương”: những giá trị tốt đẹp ấy không những không bị mất đi mà còn đọng mãi trong ta. Khi mang đến niềm vui và những điều tốt đẹp cho người khác thì tự bản thân ta cũng cảm nhận được hạnh phúc của riêng mình. b.2. Bàn luận: Thông thường, người ta thường quan niệm niềm vui là khi có được một giá trị vật chất hoặc tinh thần tốt đẹp cho bản thân mình. Nhưng thật ra, khi mang lại những điều tốt đẹp cho người khác, niềm vui của ta sẽ tự nhân đôi, tâm hồn cũng cảm thấy vui và thanh thản  trở thành thước đo phẩm giá và nhân cách mỗi con người. Dẫn chứng: Ở Kon Tum, học sinh A Pyiưh (Kon Tum) trong 5 năm đã đều đặn cõng bạn thân là A Trâm bị bại liệt đến trường, bất kể trời mưa nắng, đường trơn trượt. Do vậy, giữa 2 em đã có một tình bạn sâu sắc, bền bỉ, được thầy cô, bạn bè quí mến và riêng A Pyiuh đã được thủ tướng Nguyễn Minh Triết gửi thư khen ngợi. Với A Pyiuh, việc giúp đỡ bạn cũng đem lại cho em thật nhiều hạnh phúc. - - Cuộc đời là một chặng hành trình dài mà con người không thể đơn độc bước trên đó. Chỉ khi biết yêu thương, sẻ chia với nhau, con người mới thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, có niềm tin và động lực để vượt qua thử thách chông gai đi đến cuối chặng hành trình. Sự chia sẻ niềm vui và hạnh phúc với mọi người chính là biểu hiện của một ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. Dẫn chứng: Trong cuộc sống, chỉ cần những việc nhỏ như nhường chỗ cho người già và trẻ em trên xe buýt, dắt người già qua đường, giúp đỡ người khuyết tật trong sinh hoạt hay tham gia vào một hoạt động tình nguyện nào đó, mỗi người đã góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn, thắt chặt mối quan hệ gắn bó giữa người và người, đồng thời tự bản thân mình cũng thấy vui và thanh thản. b.3. Mở rộng: - Sẻ chia những điều tốt đẹp với mọi người không có nghĩa là giúp một cách không suy nghĩ để người khác ỷ lại vào mình mà chây lười, không tự vươn lên. Việc giúp đỡ hay mang niềm vui đến với người khác cũng cần tỉnh táo và khéo léo để đạt được kết quả cao nhất. b.4. Phê phán: Sharing the value - Những kẻ sống vô cảm với mọi người xung quanh  họ sẽ sống trong thế giới cô độc, bị mọi người xa lánh, không thể hòa hợp và tìm niềm vui chung với tập thể và dễ dàng thất bại trong cuộc sống. - Những người nhận được những điều tốt đẹp từ người khác mà không biết lấy đó làm động lực để vươn lên thoát khỏi những khó khăn của số phận. b.5. Bài học nhận thức – Phương hướng hành động: - Mỗi người cần học cách thông cảm và sẻ chia với nhau những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đừng ngại ngần mà hãy “trao đi”, bởi khi “trao” thì bạn cũng sẽ “nhận” một món quà tinh thần vô giá của cuộc sống. - Người học sinh ngay từ trên ghế nhà trường cũng hãy quan tâm và giúp đỡ người khác, mở lòng với cuộc đời để có thể trưởng thành hơn về phẩm chất và nhân cách con người. - Có thể nêu phương hướng hành động cụ thể c. Kết bài: - Câu phương ngôn không phải là một bài học về đạo lí nhưng là một lời khuyên vô cùng quí báu cho mỗi con người để giúp cuộc sống của mỗi người và tập thể ngày càng tươi đẹp hơn. - Dẫu sống trong hoàn cảnh nào, ta cũng hãy bỏ qua thói ích kỉ để mở lòng với nhau, sẻ chia cho nhau những gì tốt đẹp và chính điều ấy cũng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu, đáng quí. - Liên hệ bản thân. Đềề 4: Suy nghĩ của anh (chị) vềề hiện tượng bạo hành trẻ em mà báo chí phản ánh thời gian gâền đây. - - HƯỚNG DẪN CHI TIẾT a. Mở bài: Trẻ em là đối tượng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần, cần được chăm sóc và nuôi dưỡng với sự nhẹ nhàng, yêu thương, bao dung. Tuy nhiên, thời gian gần đây báo chí lại phản ánh hiện tượng trẻ em bị bạo hành nặng nề, gióng lên cho xã hội một hồi chuông cảnh báo và buộc tất cả chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề này. b. Thân bài: b.1. Giới thiệu Bạo hành trẻ em là dùng lời nói, hành động làm xúc phạm, tổn hại đến tinh thần và thể xác của trẻ. Nạn bạo hành trẻ em vốn không phải bây giờ mới có, nhưng dưới áp lực của các cơ quan truyền thông như báo chí, hiện tượng này đã gây nên làn sóng lên án gay gắt từ cộng đồng. Biểu hiện của hiện tượng đó trong thực tế: Bạo hành trẻ em diễn ra ở cả môi trường học đường, gia đình và ngoài xã hội với nhiều biểu hiện: đánh đập trẻ gây thương tích, quát mắng, chửi rủa nặng nề, bắt trẻ làm những việc nặng nhọc, không phù hợp lứa tuổi, thậm chí cho trẻ uống thuốc ngủ hay sử dụng chất kích thích vì những mục đích khác nhau,… Sharing the value + Dẫn chứng: Vụ việc trẻ em bị đánh đập, tát vào mặt, bóp miệng ép uống sữa, bế dọa thả vào thùng nước, .. ở trường mẫu giáo Phương Anh ở Thủ Đức đã gây phẫn nộ trong xã hội. Những hình ảnh và đoạn clip về những hành động dã man đó đã được truyền đi rất nhanh và gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc. + Dẫn chứng: Trước đó, em Nguyễn Thục Phi (10 tuổi) ở Quảng Ngãi đã bị cha mẹ nuôi là vợ chồng ông Nguyễn Mùi và bà Đoàn Thị Hồng Yến đánh đến biến dạng khuôn mặt, tinh thần hoảng loạn vì bị nghi là đã lấy cắp 500 nghìn đồng. - - - - - b.2. Nguyên nhân: Về chủ quan, đó là do bản thân người bạo hành không có tình thương, bất nhẫn, vô cảm, thiếu bao dung với lỗi lầm của trẻ Dẫn chứng: Có những kẻ mua bán trẻ em hay thuê trẻ em rồi chuốc thuốc ngủ bế ngoài đường để lấy lòng thương, xin tiền từ những người đi đường Về khách quan, đó là do ảnh hưởng của các loại hình giải trí như phim ảnh, trò chơi điện tử gây nên thói quen hành xử bạo lực, thiếu nền tảng giáo dục hành vi. Quyền trẻ em vẫn chưa được các cơ quan chức năng quan tâm bảo vệ đúng mức và việc xử phạt còn thiếu tính răn đe, đồng thời những người xung quanh vẫn chưa có động thái lên án gay gắt buộc những người bạo hành phải chấm dứt hành động sai trái đó của mình. b.3. Hậu quả Tổn hại đến sức khỏe (thể xác và tinh thần) đứa trẻ Dẫn chứng: Nhiều phụ huynh gửi con tại nhà trẻ Phương Anh cho biết con mình sáng nào cũng khóc không chịu đi học, đêm về đang ngủ giật mình khóc thét, thường bị xuất hiện những vết bầm tím trên người. Đây là những hậu quả nặng nề về cả thể xác lẫn tinh thần mà những đứa trẻ bất hạnh bị bạo hành phải gánh chịu. Là một tấm gương xấu cho những đứa trẻ. Những đứa trẻ bị bạo hành lớn lên đều mang những ảnh hưởng tâm lí nặng nề và cũng có xu hướng hành xử bạo lực với người khác Băng hoại giá trị đạo đức nhân ái truyền thống của dân tộc Dẫn chứng: Niềm tin của phụ huynh đối với trường nuôi dưỡng trẻ bị giảm sút, ... b.4. Giải pháp khắc phục Các cơ quan chức năng thường xuyên quan tâm kiểm tra các trung tâm nuôi dạy trẻ, các hộ gia đình nếu có phản anh; có biện pháp xử phạt nặng với những kẻ bạo hành trẻ em, thậm chí tước quyền nuôi dưỡng với người nuôi dưỡng trẻ nếu họ lặp lại hành động bạo hành với trẻ nhiều lần. Dẫn chứng: 2 bị cáo trong vụ bạo hành ở nhà trẻ Phương Anh là đã phải chịu hình phạt thích đáng. Lê Thị Đông Phương chịu bản án 3 năm tù giam, Nguyễn Lê Thiên Lý 3 năm tù giam cùng về tội “hành hạ người khác”. Tòa cũng tuyên buộc hai bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hai gia đình cháu bé bị bạo hành nặng nề nhất, mỗi gia đình 20 triệu đồng. Tăng cường giáo dục về lòng nhân ái, lối hành xử văn minh và nhân văn trong nhà trường và gia đình Báo chí và các cơ quan truyền thông thực hiện tốt vai trò tuyên truyền về cách ứng xử đúng đắn, mạnh mẽ lên án những trường hợp bạo hành trẻ em để gióng lên hồi chuông cảnh báo với dư luận. Sharing the value - - - - Bản thân mỗi người cần tự nuôi dưỡng lòng nhân ái cho mình, tham gia các hoạt động từ thiện ở các mái ấm để có tình thương với những đứa trẻ, có lòng bao dung với trẻ khi trẻ phạm lỗi,… b.5. Phê phán Những kẻ bạo hành trẻ em Những người dửng dưng khi thấy trẻ em bị bạo hành b.6. Bài học nhận thức – phương hướng hành động. Việc bạo hành trẻ em là hành động không thể chấp nhận về đạo đức và trái với các qui định về quyền trẻ em do UNICEF ban hành. Do đó, từ cá nhân đến cả xã hội phải cùng lên tiếng để xóa đi nạn bạo hành trẻ em bằng nhóm giải pháp: tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, xử phạt, lên án,… Cá nhân mỗi chúng ta cũng cần ý thức được hành động của mình khi đối xử với trẻ em, bao dung khi trẻ mắc lỗi, tuyệt đối không dùng những hình phạt hay cách hành xử thiếu nhân tính với trẻ Có thể thêm phương hướng cụ thể c. Kết bài: Bạo hành trẻ em là một vấn đề ngày càng được xã hội quan tâm và lên án bởi những hậu quả nặng nề mà nó để lại với trẻ em cũng như làm băng hoại truyền thống xã hội Tất cả chúng ta phải cùng chung tay để đẩy lùi hiện tượng này, trả lại cho tất cả trẻ em ở Việt Nam cũng như toàn thế giới một môi trường sống đầy thân thiện, yêu thương, bao dung để chúng có thể phát triển toàn diện và sau này trở thành những con người nhân ái, văn minh, có ích cho xã hội Liên hệ bản thân Để làm quen với dạng đề văn có hai vế hoặc đề tổng hợp, các em hãy tham khảo bài làm sau: Đềề 5: “Người bi quan luốn thâốy khó khắn trong mọi cơ hội. Người l ạc quan luốn nhìn được những cơ hội trong từng khó khắn” Anh (chị) hãy viềốt bài vắn ngắốn (khoảng 600 từ) bình luận vềề ý kiềốn trền. BÀI LÀM Cuộc sống là một bộ môn nghệ thuật ai cũng tham gia, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một người nghệ sĩ. Bởi cuộc sống không phải là tấm thảm trải đầy hoa hồng, mỗi người đều có lúc phải đối diện với những gian nan và thách thức. Bàn về thái độ sống và suy nghĩ của con người về cuộc đời, có ý kiến cho rằng: “Người bi quan luôn thấy khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn”. “Người bi quan” là những người luôn nhìn sự việc theo hướng tiêu cực, hay có thái độ chán nản, buông xuôi trước công việc. Còn “người lạc quan” là người luôn có suy nghĩ tích cực, tinh thần vươn lên và ý chí làm chủ cuộc đời, vươn lên khỏi nghịch cảnh. Trong cuộc sống, “khó khăn” và “cơ hội” được hiểu như hai mặt trái ngược nhau của sự việc. Đúc kết thành một chân lí, ý kiến trên là bài học lớn về thái độ sống và suy nghĩ: mỗi con người phải luôn lac quan, sống
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan