Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện đông sơn ...

Tài liệu Một số biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện đông sơn tỉnh thanh hoá đến năm 2015

.DOC
121
141
134

Mô tả:

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Trêng ®¹i häc vinh ------------------------------- NguyÔn ®×nh th«ng Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý trêng tiÓu häc huyÖn §«ng s¬n tØnh thanh hãa ®Õn n¨m 2015 luËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý gi¸o dôc M· sè: 60.14.05 Ngêi híng dÉn khoa häc: TS §ç V¨n ChÊn Vinh – 2009 Lêi c¶m ¬n Thùc hiÖn ®Ò tµi: “Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý trêng tiÓu häc huyÖn §«ng S¬n, tØnh Thanh Hãa ®Õn n¨m 2015”, t¸c gi¶ xin bµy tá lßng biÕt ¬n ch©n thµnh ®Õn Nhµ gi¸o TiÕn sÜ §ç V¨n ChÊn - Ngêi thÇy tr¸ch nhiÖm, tËn t×nh, chu ®¸o vµ rÊt nghiªm tóc trong viÖc híng dÉn vµ gióp ®ì t«i hoµn thµnh LuËn v¨n. 1 Xin tr©n träng c¶m ¬n Ban gi¸m hiÖu, Khoa sau §¹i häc trêng §¹i häc Vinh, cïng tÊt c¶ c¸c Gi¸o s, Phã gi¸o s, tiÕn sÜ vµ c¸c thÇy c« lµ gi¶ng viªn cña trêng ®· trùc tiÕp gi¶ng d¹y, quan t©m vµ t¹o ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i hoµn thµnh khãa häc. Xin tr©n träng c¶m ¬n: L·nh ®¹o HuyÖn ñy, UBND huyÖn §«ng S¬n, tØnh Thanh Hãa; L·nh ®¹o vµ chuyªn viªn phßng Gi¸o dôc vµ §µo t¹o huyÖn §«ng S¬n; HiÖu trëng, Phã hiÖu trëng vµ c¸n bé, gi¸o viªn c¸c trêng tiÓu häc huyÖn §«ng S¬n, tØnh Thanh Hãa ®· quan t©m, t¹o ®iÒu kiÖn vÒ vËt chÊt vµ tinh thÇn còng nh cung cÊp sè liÖu, t vÊn khoa häc cho t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu. C¶m ¬n b¹n bÌ vµ c¸c ®ång nghiÖp ®· ®éng viªn, khÝch lÖ, gióp ®ì t«i hoµn thµnh khãa häc. MÆc dï ®· hÕt søc cè g¾ng, nhng do sù h¹n chÕ vÒ mét sè ®iÒu kiÖn, v× vËy b¶n luËn v¨n kh«ng tr¸nh khái khiÕm khuyÕt, t¸c gi¶ mong nhËn ®îc sù gãp ý cña c¸c thÇy, c«, b¹n bÌ vµ ®ång nghiÖp. Vinh, th¸ng 10 n¨m 2009 T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn §×nh Th«ng KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN CBGV Cán bộ Giáo viên CBQL Cán bộ quản lý CBQLGD&ĐT Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội GDMN Giáo dục Mầm non GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 HĐND Hội đồng nhân dân KHGD Khoa học giáo dục KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình MN Mầm non NXBĐHQG Nhà xuất bản Đại học Quốc gia QLGD Quản lý Giáo dục QLGD&ĐT Quản lý Giáo dục và Đào tạo TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Mục Nội dung Trang Ký hiệu viết tắt dùng trong Luận văn 1 Mục lục 2 Mở đầu 6 1 Lý do chọn đề tài 6 2 Mục đích nghiên cứu 10 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10 4 Giả thuyết khoa học 10 5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 10 3 6 Phương pháp nghiên cứu 11 7 Cấu trúc của Luận văn 11 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG TIỂU HỌC 12 1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12 1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu 13 1.2.1 Khái niệm biện pháp 13 1.2.2 Khái niệm xây dựng 13 1.2.3 Khái niệm đội ngũ 14 1.2.4 Khái niệm cán bộ 15 1.2.5 Khái niệm về quản lý 15 1.2.6 Quản lý Giáo dục 20 1.2.7 Quản lý Nhà trường 24 1.2.8 Xây dựng đội ngũ CBQL 26 Một số vấn đề chung về trường tiểu học 28 1.3.1 Vị trí trường tiểu học 28 1.3.2 Mục tiêu của giáo dục tiểu học 28 1.3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động quản lý của trường tiểu học 29 1.3 1.4 Một số Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước của ngành Giáo dục về xây dựng đội ngũ Nhà giáo và CBQL giáo dục 31 Những yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ CBQL trưởng tiểu học 34 1.5.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng 34 1.5.2 Những yêu cầu của việc xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học 1.5 đến năm 2015 1.5.2 36 Những phẩm chất, năng lực của người CBQL trưởng tiểu học 37 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG SƠN TỈNH THANH HÓA 2.1 41 Khái quát về lịch sử, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 41 2.1.1 Vài nét về lịch sử huyện Đông Sơn 41 2.1.2 Đặc điểm về tự nhiên 42 2.1.3 Đặc điểm về dân cư 42 2.1.4 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 43 4 2.2 Khái quát về Giáo dục – Đào tạo huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 44 2.2.1 Quy mô học sinh MN, TH, THCS giai đoạn 1999-2009 44 2.2.2 Chất lượng giáo dục 44 2.2.3 Mạng lưới trường, lớp 45 2.2.4 Đội ngũ Cán bộ Giáo viên 46 2.2.5 Cơ sở vật chất các trường MN,TH,THCS 48 2.2.6 Đánh giá chung 48 Khái quát về Giáo dục tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa 51 2.3.1 Hệ thống trường lớp và quy mô học sinh tiểu học 51 2.3.2 Đội ngũ CBGV trường tiểu học huyện Đông Sơn 53 2.3.3 Chất lượng giáo dục tiểu học 54 2.3.4 Đánh giá chung 56 2.3 2.4 Thực trạng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa 56 2.4.1 Về số lượng 56 2.4.2 Về trình độ 57 2.4.3 Đánh giá chung 61 2.5 Thực trạng xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh thanh Hóa 2.5.1 62 Công tác xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trong những năm qua 2.5.2 62 Kết quả khảo sát về mặt nhận thức thực trạng việc thực hiện các biện pháp Xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.5.3 Đánh giá thực trạng về biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 2.6 64 69 Nguyên nhân thành công và hạn chế của việc xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học 70 2.6.1 Nguyên nhân thành công 70 2.6.2 Nguyên nhân của những hạn chế 71 Chương3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBQL TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA 3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL 5 72 trường tiểu học 72 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 72 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử cụ thể 72 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển 72 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 72 3.2 Dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 73 3.2.1 Căn cứ dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL 73 3.2.2 Dự báo quy mô trường, lớp học sinh tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 3.2.3 73 Dự báo nhu cầu đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 3.3 74 Phương hướng xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 74 3.3.1 Các quan điểm phát triển giáo dục của địa phương 74 3.3.2 Phương hướng xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 3.4 Một số biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 3.4.1 76 77 Cụ thể hóa các tiêu chuẩn CBQL trường TH phù hợp với điều kiện đổi mới giáo dục hiện nay 77 3.4.2 Tổ chức tốt việc đánh giá, xếp loại đội ngũ CBQL trường tiểu học 80 3.4.3 Xây dựng và thực hiện tốt công tác quy hoạch CBQL trường tiểu học 84 3.4.4 Tổ chức tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đương nhiệm và cán bộ nguồn kế cận các trường tiểu học 3.4.5 Thực hiện tốt việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học và luân chuyển Cán bộ một cách hợp lý 3.4.6 90 Thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ biên chế và tài chính theo Nghị định 43/CP đối với các trường tiểu học 3.4.7 87 93 Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và công tác bảo vệ chính trị nội bộ 3.4.8 3.5 96 Mối quan hệ giữa các biện pháp 98 Khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và tính khả thi của các 6 biện pháp đề xuất 99 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 101 I Kết luận 101 II Kiến nghị 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 103 105 Më ®Çu 1. lý do chän ®Ò tµi: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản việt nam (tháng 4 năm 2006) xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ 2006 – 2010 là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào 7 năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Nâng cao vị thế của Việt nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.[13, tr 18]. Về định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo, Đại hội xác định: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục cách đổi mới chắp và, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu quy hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện địa hóa đất nước”.[13, tr 206]. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khảng định: “Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[13, tr 94] Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang đứng trước những cơ hội phát triển, đồng thời cũng đương đầu với những khó khăn, thử thách. Ở tất cả các cấp học, bậc học còn nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết, từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, cơ chế quản lý, đến hệ thống chính sách để huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo. Đặc biệt vấn đề xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân tố quan trọng trực tiếp tác động đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Đối với việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta luôn khảng định vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. 8 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khóa IX, tháng 7 năm 2002 đã đề ra các giải pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong đó nêu: “Tập trung vào việc đào tạo bồi dưỡng và quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp và các nhà giáo theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa. Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng được yêu cầu”; “ Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới”; “ Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đủ đức, đủ tài cùng với đội ngũ nhà giáo và toàn xã hội chấn hưng nền giáo dục nước nhà”.[11, tr 52,54,55]. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng khảng định: “Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện” với “ mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý phát triển đúng hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước”. Về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, Luật giáo dục nêu: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục; Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân”.[22, tr 15]. Để tăng cường trách nhiệm và sự chủ động của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong quá trình thực thi nhiệm vụ, Chính phủ đã có Nghị định số 9 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, càng khảng định vị thế, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ngành giáo dục nói riêng trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Như vậy, có thể thấy chất lượng đội nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục. Việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung, CBQL bậc tiểu học nói riêng có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vấn đề cấp bách mà Đảng và Nhà nước đặt ra đối với sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn giáo dục huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, việc xây dựng đội ngũ CBQL trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trường tiểu học nói riêng đã đủ về số lượng, ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ CBQL nói chung, CBQL các trường tiểu học nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Do lịch sử để lại vẫn còn một số CBQL chưa chuẩn hóa chuyên môn ở bậc học; một số đã chuẩn hóa về chuyên môn nhưng hình thức đào tạo chắp vá, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ. Cơ chế quản lý hoạt động trong nhà trường vẫn còn một số nội dung chưa hợp lý, chưa thực sự tạo động lực cho đội ngũ CBQL phát huy khả năng độc lập, sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động của đơn vị. Việc 10 đánh giá đội ngũ CBQL hàng năm, nhiều nội dung còn chung chung thiếu cụ thể; công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL và cán bộ nguồn kế cận hiệu quả còn hạn chế. Đặc biệt nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động đơn vị, khả năng tự chủ trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao còn hạn chế, chưa thực sự phát huy tích tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, vấn đề xây dựng đội ngũ CBQL trường học nói chung, CBQL trường tiểu học nói riêng trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa là rất quan trọng và cần thiết, góp phần quan trọng cho việc đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, đã có những công trình khoa học đề cập đến những vấn đề khác nhau liên quan đến đội ngũ CBQL. Tuy nhiên ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào bàn về vấn đề xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học. Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015”, làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý giáo dục. 2. môc ®Ých nghiªn cøu: Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao chát lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học. 3. kh¸ch thÓ vµ ®èi t îng nghiªn cøu: - Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 4. gi¶ thuyÕt khoa häc: 11 Nếu đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa được xây dựng trên cơ sở một hệ thống các biện pháp được nghiên cứu một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn, thì đội ngũ quản lý các trường tiểu học sẽ phát triển cân đối và đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu phát triển của giáo dục tiểu học của huyện. 5. nhiÖm vô vµ ph¹m vi nghiªn cøu: - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trường học nói chung và đội ngũ CBQL trường tiểu học nói riêng. + Khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng đội ngũ CBQL các trường tiểu học, thực trạng xây dựng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. + Đề xuất các biện pháp có tính khả thi, nhằm xây dựng đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015. - Phạm vi nghiên cứu: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 6. ph¬ng ph¸p nghiªn cøu: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, phân loại, hệ thống hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Nhà nước, của ngành, của địa phương và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu, tài liệu, phương pháp chuyên gia; phương pháp quan sát; phương pháp điều tra xã hội học, nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. - Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả nghiên cứu. 7. cÊu tróc cña luËn v¨n: Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, luận văn gồm 3 chương: 12 Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học. Chương 2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Đông sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chương 3. Một số biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015. 13 Ch¬ng 1 C¬ së lý luËn vÒ viÖc x©y dùng ®éi ngò c¸n bé qu¶n lý trêng tiÓu häc 1. 1. tæng quan vÊn ®Ò nghiªn cøu: Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Từ thủa bình minh của nhân loại, quản lý là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ phân công hợp tác lao động. Chính sự phân công hợp tác trong lao động đòi hỏi phải có người đứng đầu chỉ huy, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý, nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất trong lao động. Đây là hoạt động giúp người đứng đầu đơn vị phối hợp có hiệu quả hoạt động của các thành viên trong đơn vị, trong nhóm, trong cộng đồng thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị đã đề ra. Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà khoa học và các nhà quản lý. Vấn đề quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLGD của các tác giả như: “Những vấn đề quản lý trường học”(P.V Zimin, M.I Kônđakốp); “Cơ sở lý luận của khoa học QLGD”( M.I Kônđakốp); “Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện” (M.I Kôđakốp).... Ở Việt nam từ những năm 90 trở về trước đã có một số công trình của nhiều tác giả bàn về lý luận quản lý trường học và các hoạt động quản lý nhà trường như: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sĩ Hồ và các bài giảng về QLGD (Trường CBQLGD trung ương I).....Những năm đầu của thập kỷ 90 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như: “Giáo trình khoa học quản lý” của Phạm Trọng Mạnh (NXBĐHQG Hà Nội năm 2001); “Khoa học tổ 14 chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý (NXB Thống kê Hà Nội năm 1999); “Tập bài giảng lý luận đại cương về quản lý” của Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Hà Nội 1998); “Tập bài giảng lớp CBQL phòng GD&ĐT” của trường CBQL giáo dục và đào tạo (Hà nội năm 2000); “T©m lý x· hội trong qu¶n lý” cña Ng« C«ng Hoµn (NXB §HQG Hµ Néi n¨m 2002); “Công tác quản lý hành chính và sư phạm của trường tiểu học” của Jeanvaleriren do Trường QLGD&ĐT Hà Nội xuất bản năm 1997. Bên cạnh đó còn có những bài viết đề cập đến lĩnh vực QLGD như: “Vấn đề kinh tế thị trường, Quản lý nhà nước và quyền tự chủ các trường học”, của Trần Thị Bích Liễu – Viện KHGD đăng trên tạp chí GD số 43 tháng 11/2002; “Đổi mới QLGD là khâu đột phá” của tác giả Quế Hương, đăng trên báo Giáo dục & Thời đại ngày 01/12/2002; “CBQLGD&ĐT trước yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước” của cố Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Vũ Hùng trên tạp chí số 60 tháng 6 năm 2003..... Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CBQL trường học nói chung và CBQL trường tiểu học nói riêng. Trên địa bàn huyện Đông Sơn chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học. Việc nghiên cứu một số biện pháp xây dựng đội ngũ CBQL tiểu học huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có một ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn trong việc xây dựng đội ngũ CBQL trường tiểu học của huyện, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo. 1. 2. mét sè kh¸i niÖm c¬ b¶n liªn quan ®Õn vÊn ®Ò nghiªn cøu: 1.2.1. Khái niệm biện pháp: Theo từ điển tiếng việt năm 1994 của Nhà xuất bản khoa học xã hội thì biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. 1.2.2. Khái niệm xây dựng: Theo từ điển Tiếng Việt 1994 của Nhà xuất bản khoa học xã hội thì xây dựng có nghĩa là: 15 (1). “Làm nên, gây dựng nên” (2). “Tạo ra, sáng tạo ra các có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trìu tượng”. Động từ xây dựng có nhiều nghĩa: Một trong các nghĩa của động từ này là “Làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định”.[27, 1105]. Nói đến xây dựng, nó được hiểu bao hàm cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng luôn gắn với sự phát triển, phát triển phải dựa trên cơ sở của thế ổn định. Phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển ở đây phản ánh tính chất, khuynh hướng tiến lên của sự biến đổi, là quá trình biến đổi làm cho số lượng và chất lượng luôn vận động đi lên trong mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên thế càng bền vững. 1.2.3. Khái niệm đội ngũ: Có nhiều quan niệm khác nhau về đội ngũ, ngày nay khái niệm đội ngũ được dùng cho các tổ chức trong xã hội một cách rộng rãi như: Đội ngũ cán bộ công chức, đội ngũ trí thức, đội ngũ y bác sỹ...đều xuất phát theo cách hiểu về đội ngũ đó là “Khối đông người được tập hợp và tổ chức thành lực lượng chiến đấu”. Theo nghĩa khác đó là “Tập hợp gồm số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng”.[27, tr 328]. Khái niệm đội ngũ tuy có các nghĩa khác nhau, nhưng đều có chung một điểm đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định. Từ cách hiểu trên, có thể nêu chung: Đội ngũ là tập hợp gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm theo sự chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần. 1.2.4. Khái niệm về cán bộ: 16 Theo từ điển tiếng Việt 1994 của Nhà xuất bản khoa học xã hội thì cán bộ có nghĩa là: (1). Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong một cơ quan nhà nước. (2). Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, ;phân biệt với người thường, không có chức vụ. 1.2.5. Khái niệm về quản lý: a. Khái niệm chung: Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành nhóm, đã đòi hỏi phải có sự phối hợp các hoạt động cá nhân để duy trì sự sống, do đó cần có sự quản lý. Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều công nhận tính thiết yếu của quản lý và quản lý trở thành hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người. Đó là hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung. Theo K. Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó, Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”.[18, tr 480]. Quản lý có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, mọi công việc có nhiều người tham gia. Trong các loại quản lý thì quản lý xã hội là phức tạp nhất. Quản lý không chỉ diễn ra ở từng đơn vị cơ sở, trong từng quốc gia mà còn lan rộng trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết những vấn đề chung nảy sinh mà một quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết được. Do đó có thể kết luận, nơi nào có hoạt động chung thì nơi đó có quản lý. 17 Ngày nay, thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất. Có người cho rằng quản lý là hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc thông qua nỗ lực của người khác. Cũng có người cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được mục đích của nhóm. Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hoạt động, có thể định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra”.[14, tr 15]. Trong định nghĩa trên, cần chú ý một số điểm sau: - Quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định. - Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận (hay phân hệ, đó là chủ thể (là cá nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (là bộ phận chịu sự quản lý), đây là quan hệ ra lệnh, phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc. - Quản lý bao giờ cũng là quản lý con người. - Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan. - Quản lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin. b. Bản chất của hoạt động quản lý và các chức năng quản lý: * Bản chất của hoạt động quản lý: Quản lý là một hoạt động tất yếu khi có nhiều người làm việc với nhau để thực hiện một công việc chung hoặc nhằm một mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh giúp con người đạt được những mục tiêu cần thiết. Trong một tổ chức nhóm, cộng đồng, chủ thể quản lý tác động có định hướng, có chủ đích đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích. Trong xã hội có giai cấp thì hoạt động quản lý phục vụ quyền lợi của giai cấp thống trị, do vậy hoạt động quản lý mang tính giai cấp. 18 Hoạt động quản lý mang tính khoa học cao, bởi sự tác động giữa chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua công cụ, phương tiện, phương pháp phù hợp với quy luật khách quan thì mới đạt hiệu quả. Quản lý được coi là một nghề. Những kỹ năng nghề nghiệp của người quản lý để thực hiện công việc đòi hỏi mang tính kỷ thuật, thể hiện qua những thao tác nghề nghiệp của người quản lý. Hoạt động quản lý vừa mang tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Tính nghệ thuật của hoạt động quản lý thể hiện những tác động phù hợp quy luật, hoàn cảnh thực tiễn. Vậy “Hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan vì được thực hiện bởi người quản lý. Mặt khác, nó vừa có tính giai cấp lại vừa có tính xã hội rộng rãi.... chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất. Đó là biện chứng, là bản chất hoạt động quản lý”.[21, tr 58, 62]. * Các chức năng quản lý: “Chức năng quản lý là một thể thống nhất những hoạt động tất yếu của chủ thể quản lý nảy sinh từ sự phân công, chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung của quản lý”.[14, tr 54]. Chức năng quản lý xác định vị trí, mối quan hệ giữa các bộ phận, các khâu, các cấp trong hệ thống quản lý. Quản lý phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau, từng chức năng có tính độc lập tương đối, nhưng chúng được liên kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán. Tổ hợp tất cả các chức năng quản lý tạo nên nội dung của quá trình quản lý. Trong cuốn “Giáo trình khoa học quản lý” của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2003 nêu chức năng cơ bản của quản lý gồm: Dự báo; kế hoạch hóa; tổ chức; động viên; điều chỉnh; kiểm tra; đánh giá. Dự báo: Là phán đoán để biết trước toàn bộ quá trình và các hiện tượng mà trong tương lai có thể xảy ra liên quan tới hệ thống quản lý. Kế hoạch hóa: Là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lý, bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và bước đi 19 cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định của một hệ thống quản lý. Tổ chức: Tổ chức là xác định một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ hay chức vụ được hợp thức hóa. Động viên: Động viên nhằm phát huy khả năng của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của hệ thống. Điều chỉnh: Điều chỉnh nhằm sửa chữa các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống để duy trì các mối quan hệ bình thường trong toàn hệ thống điều khiển và bộ phận chấp hành. Kiểm tra: Kiểm tra nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện đúng kế hoạch, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Đánh giá: Nhằm cung cấp cho cơ quan quản lý các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý và kết quả hoạt động của các hệ thống, đồng thời dự kiến, quyết định bước phát triển mới. Với các chức năng đó, quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Nó nâng cao hiệu quả của hoạt động, đảm bảo trật tự, kỷ cương trong bộ máy và nó là nhân tố tất yếu của sự phát triển. c. Mục tiêu của quản lý: “Mục tiêu của quản lý là đích đạt tới của quá trình quản lý, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn hệ thống quản lý”.[14, tr 80]. * Mục tiêu quản lý thể hiện ý chí của nhà quản lý, đồng thời phải phù hợp với sự vận động phát triển của các yếu tố liên quan. Các yếu tố có liên quan đến quản lý là: - Yếu tố xã hội – Môi trường: Là yếu tố con người cùng với hoàn cảnh của họ. Trong quản lý phải nắm đặc điểm chung nhất của con người. Đó là đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính... đặc điểm về dân tộc, giai cấp, vùng miền, địa phương. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan