Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đoàn hội ở các trường tru...

Tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động đoàn hội ở các trường trung học phổ thông huyện đông sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

.DOC
117
135
94

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ----  ---- LÝ THỊ NINH MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐÔNG SƠN TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HÀ VĂN HÙNG Nghệ An, 2012 LỜI CẢM ƠN Bằng tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với: Khoa Sau đại học, Khoa Giáo dục trường Đại học Vinh, Hội đồng đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục; các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. HÀ VĂN HÙNG, người đã hết sức quan tâm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn. Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn các đồng chí trong BCH Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh Thanh Hóa; Ban tuyên giáo Huyện ủy Đông Sơn;các đồng chí trong BCH Huyện đoàn, Hội LHTN huyện Đông Sơn; cấp ủy, Ban giám hiệu, BCH Công đoàn nhà trường, BCH Hội cha mẹ học sinh; các Đoàn trường, Hội LHTN trường, các thầy cô giáo và các em học sinh của 3 trường THPT Đông Sơn 1, THPT Đông Sơn 2, THPT Nguyễn Mộng Tuân- huyện Đông Sơn đã giúp tôi thực hiện việc khảo sát và cung cấp số liệu để tôi thực hiện luận văn. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã hết sức động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập. Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn này, bản thân tôi đã rất tâm huyết và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tôi kính mong nhận được nhiều sự góp ý, chỉ dẫn từ các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để việc nghiên cứu đề tài được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Lý Thị Ninh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ATGT An toàn giao thông BCH Ban chấp hành BCH TW Ban chấp hành Trung ương BGH Ban giám hiệu BTV Ban thường vụ CB Cán bộ CBQL Cán bộ quản lý CĐ Chi đoàn CĐGV Chi đoàn giáo viên CH Chi hội CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội CSVC Cơ sở vật chất CT-XH Chính trị-Xã hội ĐH Đại học ĐVTN Đoàn viên thanh niên GD-ĐT Giáo dục- Đào tạo GV Giáo viên HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp HS Học sinh KHKT Khoa học- Kỹ thuật KT-XH Kinh tế- Xã hội LHTN Liên hiệp thanh niên PTTN Phong trào thanh niên QĐND Quân đội Nhân Dân QLGD Quản lý giáo dục TB Trung bình TDTT Thể dục thể thao TH.S Thạc sỹ THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS Thanh niên Cộng Sản TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên UBH Ủy ban Hội VHVN Văn hóa văn nghệ VM Vững mạnh VMXS Vững mạnh xuất xắc XHCN Xã hội chủ nghĩa XS Xuất sắc MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu............................................................ 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................... 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu........................................................... 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 7. Những đóng góp của luận văn............................................................... 8. Cấu trúc luận văn................................................................................... Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................ 1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề ....................................................... 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài………………………… 1.2.1. Quản lý; quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.............................. 1.2.2.Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội........... 1.2.3 Tổ chức Đoàn, Hội.............................................................................. 1.2.4. Đoàn viên, Thanh niên....................................................................... 1.3. Một số vấn đề về quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở trường THPT…….. 1.3.1 Hoạt động Đoàn, Hội ở trường THPT……………………………… 1.3.2. Một số đặc điểm tâm lý nhân cách điển hình của thanh niên học sinh THPT.................................................................................................... 1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở trườngTHPT…………… 1.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa………………………… KẾT LUÂẬN CHƯƠNG 1………………………………………………... 1 1 3 3 3 3 3 5 5 7 7 8 8 12 15 19 21 21 25 27 27 29 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN, HỘI Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA ................................................................................................ 30 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và GD-ĐT của Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa……………………………………………….. 2.2 Thực trạng hoạt động Đoàn, Hội và quản lý chất lượng hoạt động 30 Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay............................................................................................................ 2.2.1. Khái quát tình hình hoạt động Đoàn, Hội và quản lý chất lượng hoạt 35 động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay……………………………………………………………………… 2.2.1.1. Cơ cấu tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường THPT. …………….. 2.2.1.2. Số lượng, chất lượng ĐVTN, chất lượng Chi đoàn-Chi hội, Đoàn 35 36 trường.. ........................................................................................................ 2.2.1.3 Trình độ, năng lực BCH Đoàn, Hội................................................. 2.2.1.4. Chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện 38 44 Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.. ................................................................... 2.2.2.Thực trạng hoạt động Đoàn, Hội và quản lý chất lượng hoạt 47 động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay………………………………………………………………….. 2.2.2.1 Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động Đoàn, Hội và quản 52 lý chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong công tác giáo dục toàn diện của nhà trường……... 2.2.2.2 Thực trạng thực hiện các nội dung và hình thức hoạt động Đoàn, 53 Hội và quản lý chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. ............................................................. 2.2.2.3 Thực trạng năng lực cán bộ Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện 54 Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. ........................................................................ 57 2.2.2.4.Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đoàn, Hội và quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. ................................................................................................... 2.2.2.5 .Thực trạng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên đối với 59 hoạt động Đoàn, Hội và quản lý chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa……………….................. 61 2.2.2.6 .Thực trạng sự phối kết hợp giữa tổ chức Đoàn, Hội với các lực lượng giáo dục khác ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa................. 63 2.2.2.7. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động Đoàn, Hội và quản lý chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. .......................................................................... 64 2.2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động Đoàn, Hội và quản lý chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay…………………………………………………………………................ 65 KẾT LUÂẬN CHƯƠNG 2.............................................................................. 68 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN, HỘI Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HÓA.................................................................................. 70 3.1 Cơ sở xây dựng các biện pháp……………………………………........ 70 3.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp…………………………………… 72 3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa…………………………………………. 73 3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục và ĐVTN về vai trò của hoạt động Đoàn, Hội và quản lý hoạt động Đoàn, Hội. 73 3.3.2. Biện pháp 2: Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động Đoàn, Hội…………………………………………………………………... 75 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy và Đoàn, Hội cấp trên đối với hoạt động Đoàn, Hội trong nhà trường. …………….. 77 3.3.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác lựa chọn, quy hoạch, bồi đưỡng cán bộ Đoàn, Hội. Nâng cao chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng kịp thời cho cán bộ Đoàn, Hội…………………………………………. 3.3.5. Biện pháp 5: Đa dạng hóa nội dung, phương thức hoạt động Đoàn, Hội trong nhà trường và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi đoàn……….. 3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường cơ sở vật chất và quỹ thời gian cho hoạt động Đoàn, Hội và quản lý hoạt động Đoàn, Hội………………… 79 83 88 3.3.7. Biện pháp 7: Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa tổ chức Đoàn, Hội với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường……………. 3.3.8. Biện pháp 8: Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các hoạt 90 động Đoàn, Hội………………………………………………………… KẾT LUẬN CHƯƠNG 3………………………………………………... KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………….. 93 99 10 1. Kết luận……………………………………………………………… 10 2. Kiến nghị…………………………………………………………… 1 10 2.1. Đối với Chính phủ………………………………………………… 2 10 2.2. Đối với Bộ Giáo dục & Đào tạo - Trung ương Đoàn, Hội………... 2 10 2.3. Đối với Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh Thanh Hóa…………………... 2 10 2.4. Đối với Huyện đoàn, Hội LHTN huyện Đông Sơn……………….. 3 10 2.5. Đối với cấp ủy, Ban giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường ở các 3 10 trường THPT huyện Đông Sơn…………………………………………... 2.6. Đối với CB Đoàn, Hội các trường THPT huyện Đông Sơn………. 3 10 2.7. Đối với Đoàn viên, Hội viên……………………………………….. 4 10 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………............................ 10 5 PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. Có thể khẳng định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Lực lượng có vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xác định rõ vai trò to lớn đó, trong những năm học gần đây, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngành Giáo dục luôn nêu cao tinh thần đổi mới quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thể hiện rõ qua chủ đề của từng năm học. Muốn đạt được được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Ở các trường THPT, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam được hoạt động theo Điều lệ Đoàn, Điều lệ Hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong hội đồng nhà trường, bộ phận này là lực lượng có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường trung học phổ thông. Trước những biến đổi của thời đại ngày nay, với những thời cơ và thách thức mà đặc điểm thời đại đem lại cho chúng ta thì điều đáng lo ngại là mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ tới nguồn nhân lực nhất là thế hệ trẻ- đối tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, hơn lúc nào hết nó đặt lên vai ngành giáo dục trọng trách vô cùng nặng nề. Bên cạnh đó các phong trào thanh niên, công tác thanh niên cũng còn nhiều yếu kém như nhận định của Hội nghị lần thứ bảy BCH TW khóa X: “Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thanh niên; khả năng chi phối và ảnh hưởng của Đoàn, Hội trong thanh niên chưa sâu rộng, tỷ lệ tập hợp thanh 3 niên thấp, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ đoàn, hội và đoàn viên, hội viên chưa cao. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhiều địa phương chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên, sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường - xã hội trong giáo dục thanh niên còn hạn chế”. “Hiệu quả công tác giáo dục của Đoàn chưa cao, chưa đến được các đối tượng thanh niên chậm tiến; Đoàn chưa tận dụng hết các cơ hội, chưa phát huy hết sức mạnh của các lực lượng xã hội và các nguồn lực trong công tác giáo dục thanh niên. Phương thức giáo dục của Đoàn chậm đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu, tâm lý của đoàn viên, thanh niên”. Vì vậy, hướng tới cần: “Tạo bước chuyển biến mới về chất lượng tổ chức và hoạt động Đoàn, Hội; phát triển các loại hình tổ chức tập hợp thanh niên nhằm tăng tỷ lệ thanh niên được tập hợp; thu hẹp cơ sở yếu kém, tăng tỷ lệ thanh niên vào Đoàn, Hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn, hội, nhất là cán bộ chuyên trách có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, gương mẫu, có khả năng vận động, đoàn kết, tập hợp thanh niên. Bảo đảm đủ số lượng cán bộ đoàn chuyên trách theo quy định’’[9]. Ở các trường THPT huyện Đông Sơn trong những năm qua, cùng với nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục định hướng giá trị, hình thành lối sống, hoàn thiện nhân cách cho ĐVTN- học sinh. Đồng thời, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN cũng là người đại diện quyền lợi, bảo đảm lợi ích hợp pháp, chính đáng và tạo điều kiện cho ĐVTN- học sinh đạt được hoài bão ước mơ trong cuộc sống. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam là tổ chức của ĐVTN nên rất gần gũi, nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích của ĐVTN. Do đó tổ chức Đoàn, Hội sẽ có vai trò, vị trí quan trọng trong việc giáo dục, định hướng giá trị cho ĐVTN, giúp họ nhận rõ và xác lập cho mình những giá trị đúng đắn, bền vững. 4 Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của Đoàn, Hội ở trường các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa đạt hiệu quả mong muốn. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính vẫn là do chưa có những biện pháp quản lý hoạt động Đoàn, Hội một cách hợp lý. Vì vậy, để hoạt động Đoàn, Hội các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có hiệu quả thiết thực trong quá trình giáo dục ĐVTN học sinh, việc tìm ra những biện pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi là việc làm rất cần thiết. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu "Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác Đoàn, Hội và quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và áp dụng được một số biện pháp quản lý có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT 5 5.1.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa 5.1.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là các biện pháp quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong điều kiện hiện nay. Đề tài được triển khai nghiên cứu tại 3 trường THPT công lập trong huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi đã sử dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; các văn bản về lãnh đạo và quản lý; các điều lệ Đoàn, Hội và các tài liệu có liên quan nhằm xây dựng hoặc chuẩn hóa các khái niệm, các thuật ngữ, chỉ ra các cơ sở lý luận; thực hiện các phán đoán và suy luận, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tri thức đã có, chỉ ra các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Tiến hành khảo sát thực tế tại các trường THPT thông qua trò chuyện với CBQL, CB Đoàn, Hội, đoàn viên, hội viên trong lĩnh vực đang nghiên cứu. - Phương pháp điều tra: Trên cơ sở xây dựng hệ thống những câu hỏi theo chủ định của tác giả, tác giả thu thập số liệu chứng minh thực trạng hoạt động 6 Đoàn, Hội và quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. - Phương pháp chuyên gia: bằng việc xây dựng hệ thống các câu hỏi về tính cần thiết và tính khả thi của những giải pháp gửi tới các chuyên gia (Các CBQL, CB Đoàn, Hội các trường THPT, các đồng chí lãnh đạo Huyện Đoàn, Huyện Hội,…), xin ý kiến của các chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý được đề xuất. 6.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu thu được. Bằng cách sử dụng một số thuật toán học thống kê, các phần mềm tin học ứng dụng trong nghiên cứu giáo dục nhằm xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra. 7. Những đóng góp của luận văn: 7.1. Về phương diện lý luận: Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về quản lý quá trình hoạt động Đoàn, Hội trong nhà trường THPT. 7. 2. Về phương diện thực tiễn: - Phát hiện thực trạng quản lý chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cả về biểu hiện tích cực và những hạn chế của nó trong quá trình giáo dục. - Đề xuất và bước đầu ứng dụng một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội trong nhà trường. - Rút ra được những kết luận và đề xuất một số kiến nghị cần thiết trong việc đổi mới quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 8. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương. 7 - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài - Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. - Chương 3: Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về nghiên cứu vấn đề. Hoạt động Đoàn, Hội trong trường THPT chính là việc thực hiện công tác thanh niên. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải chú trọng đến công tác thanh niên. Vấn đề thanh niên được quan tâm từ thời xa xưa cho đến ngày nay. V.I.Lênin cho rằng thanh niên là sinh lực chiến đấu của Đảng. Người viết: “…Chúng ta phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào để cho họ biết xây dựng đến cùng và hoàn thiện triệt để cái sự nghiệp mà chúng ta đã bắt đầu” [27]. Tại Đại hội lần thứ III của Đoàn TNCS Nga, V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Các đồng chí phải tự tiến hành giáo dục thành những người cộng sản. Đoàn thanh niên cộng sản phải là một đội xung kích, một đội ngũ mà ở đó mọi đoàn viên đều có tinh thần chủ động và quyết tâm cao.” [27]. Cần xây dựng tổ chức Đoàn thực sự vững mạnh để hoàn thành những nhiệm vụ đó. Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Đảng ta luôn coi thanh niên là lực lượng quyết định tiến trình đổi mới và phát triển xã hội ở nước ta, kế thừa tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những thành quả của cách mạng. Công tác thanh niên luôn được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị . Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã luôn quan tâm đến việc giáo dục cho thanh niên; Tháng 1 năm 1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết :"Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội"[25]. Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của tầng lớp thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà. Để phát huy vai trò và sức mạnh 9 của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục thanh niên một cách toàn diện và chu đáo. Do ý thức một cách sâu sắc về vấn đề này nên trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ, dành cho họ một sự quan tâm thích đáng. Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để giáo dục, thuyết phục và tập hợp thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng. Trước lúc đi xa, trong "Di chúc" thiêng liêng, Người còn ân cần căn dặn:"Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Liên quan đến vấn đề nghiên cứu còn có Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X; các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII), Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII); và gần đây nhất Nghị quyết 25 - Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của BCH TW khoá X về công tác thanh niên [9] [12]. Cũng đã có một số nghiên cứu về tổ chức hoạt động Đoàn, Hội trong nhà trường như: "Một số giải pháp quản lý hoạt động Đoàn, Hội ở trường Đại học Quảng Nam" của tác giả Nguyễn văn Trường năm 2010; "Những giải pháp quản lý nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở các trường cao đẳng tỉnh Vĩnh Long" của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh năm 2010;...nhưng việc tìm kiếm những biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội ở các trường THPT huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa thì chưa có công trình nào nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài. 1.2.1. Quản lý; quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. 1.2.1.1. Quản lý Để duy trì, tồn tại và phát triển, con người cần phải thực hiện nhiều hoạt 10 động khác nhau, có thể nói hoạt động đời sống của con người là những chuỗi dài dòng chảy của các hoạt động. Các hoạt động của con người khác với hoạt động của các động vật khác là sự liên kết nhiều người cùng hoạt động cùng chung một mục đích nào đó mà để đạt được mục đích đó một cá thể riêng rẽ không thể đạt được vì đó là hoạt động cần nhiều người cùng góp sức vào và đó là hoạt động có tổ chức. Mà bất cứ một tổ chức nào dù đơn giản đến phức tạp đều cần có sự quản lý. Thuật ngữ “Quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn. Như vậy, quản lý là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, các nhà quản lý kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà quản lý nhà nước thiên về quản lý các hoạt động xã hội theo pháp luật, các nhà quản lý giáo dục thiên về quản lý mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong xã hội nhằm đạt được những mục tiêu đã định.Tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau mà khái niệm quản lý được các nhà khoa học định nghĩa trong các công trình nghiên cứu khoa học của mình, chẳng hạn: - Theo tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chủ thể vào khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người, nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức” [5]. - Theo tác giả Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả: “Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung” [3]. - Một cách tiếp cần khác của nhóm các nhà khoa học quản lý người Mỹ Harold Koontz, cyzil O’Đomell, Heiuz Weihrich: Quản lý là một hoạt động đảm bảo phối hợp những nổ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm [19]. 11 Những định nghĩa trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng có chung những nội dung cơ bản, đó là quản lý bao gồm các điều kiện sau: - Phải có chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý). - Phải có đối tượng bị quản lý (người hoặc tập thể). - Phải có mục tiêu và một quỹ đạo cho cả đối tượng và chủ thể quản lý. Mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động . Theo quan điểm hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ hơn: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng): kế hoạch hoá, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra với hệ thống thông tin quản lý. Như vậy, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) về các mặt văn hoá, xã hội, kinh tế, bằng hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường cho sự phát triển của đối tượng (đối tượng có thể quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành đơn vị, con người cụ thể). Bản chất của quá trình quản lý thể hiện qua các chức năng ở sơ đồ sau: LËp kÕ ho¹ch KiÓm tra Tæ chøc ChØ ®¹o 1.2.1.2 Quản lý giáo dục Cũng như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục có rất nhiều cách hiểu: - Theo M.I.Kônđakốp: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp khoa học nhất nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan