Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn văn Một hướng ôn tập môn ngữ văn cho học sinh lớp 12...

Tài liệu Một hướng ôn tập môn ngữ văn cho học sinh lớp 12

.DOCX
85
403
108

Mô tả:

MỘT HƯỚNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH LỚP 12 PHẦN 1: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1.1- VĂN BẢN VĂN XUÔI 1.1.1- Vợ chồng A phủ - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.2- Vợ nhặt - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.3- Rừng xà nu - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.4- Những đứa con trong gia đình - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.5- Chiếc thuyền ngoài xa - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.6- Một người Hà Nội - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.7- Thuốc - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.8- Số phận con người - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề 1 - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.9- Ông già và biển cả - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.10- Người lái đò sông Đà - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.1.11- Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2- VĂN BẢN THƠ 1.2.1- Tây Tiến - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.2- Việt Bắc - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.3- Đất nước - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.4- Sóng - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.2.5- Đàn ghi ta của Lor-ca - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.3- VĂN BẢN KỊCH 2 Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.4- VĂN BẢN CHÍNH LUẬN 1.4.1- Tuyên ngôn độc lập - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.4.2- Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc - Trình bày sơ lược về tác giả - Nêu hoàn cảnh sáng tác - Phát biểu chủ đề - Phân tích nội dung và nghệ thuật 1.5- VĂN BẢN KHOA HỌC 1.5.1- Quá trình văn học và phong cách văn học 1.5.2- Giá trị văn học và tiếp nhận văn học 1.6- VĂN BẢN “NHẬT DỤNG” 1.6.1- Nhìn về vốn văn hóa dân tộc 1.6.2- Thông điệp ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 PHẦN 2: LÀM VĂN 2.1- KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN 2.1.1- KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT - Lý thuyết - Thực hành 2.1.2- KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN - Lý thuyết - Thực hành 2.1.3- MỞ BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Lý thuyết - Thực hành 2.1.4- KẾT BÀI TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Lý thuyết - Thực hành 2.1.5- DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN - Lý thuyết - Thực hành 2.2- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 2.2.1- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ - Lý thuyết 3 - Thực hành 2.2.2- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC - Lý thuyết - Thực hành 2.2.3- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI - Lý thuyết - Thực hành 2.3- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 2.3.1- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG – ĐẠO LÝ - Lý thuyết - Thực hành 2.3.2- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG - Lý thuyết - Thực hành PHẦN 3: TIẾNG VIỆT 3.1- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC - Lý thuyết - Thực hành 3.2- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH - Lý thuyết - Thực hành 3.3- LUẬT THƠ - Lý thuyết- Thực hành 3.4- TU TỪ NGỮ ÂM - Lý thuyết - Thực hành 3.5- TU TỪ CÚ PHÁP - Lý thuyết - Thực hành 3.6- HÀM Ý - Lý thuyết - Thực hành ....................................................................................... SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN: NGỮ VĂN 4 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) “Nhìn lên tán cây, nó như chợt thấy lại cả một mùa xuân năm trước đang trở về. Cũng con chim én mạnh mẽ với lưng đầy nắng mới. Cũng tầng tầng lá xanh phục sinh sau một mùa đông lê thê. Cũng mẹ tôi, hấp háy cặp mắt nhìn về phía ngõ làng đang muốn rộn ràng đàn con trẻ.” (Trích Phía một mùa xuân, Lan Chi) Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn. (0,5 điểm) 2. Chỉ ra và phân loại các từ láy của đoạn. (0,5 điểm) 3. Nêu tác dụng cụ thể của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn. (1,0 điểm) Câu II (3,0 điểm) Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh ngày hôm nay.” Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ mình về vấn đề đặt ra trong câu ngạn ngữ trên. Câu III (5,0 điểm) Về cách khắc họa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: Đó là cách khắc họa không tôn trọng sự thật vì người lính hiện lên có nhiều nét không giống với hình ảnh anh bộ đội trong cuộc đời thực. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là cách khắc họa vẫn tôn trọng sự thật, tôn trọng hiện thực. Từ cảm nhận của mình về hình tượng người lính Tây Tiến, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. .....................Hết..................... TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN Câu Ý I 1. 2. Nội dung Đọc đoạn văn dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài. - Đề chỉ kiểm tra một vài khía cạnh liên quan đến giá trị biểu đạt của tiếng Việt. Yêu cầu cụ thể Những phương thức được sử dụng trong đoạn: tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Những từ láy: mạnh mẽ, tầng tầng, lê thê, hấp háy, rộn ràng. - Phân loại: láy toàn bộ (tầng tầng), láy bộ phận (lê thê; mạnh mẽ, hấp háy, rộn ràng). Điểm 2,0 0,5 0,5 5 3. II 1. 2. 3. III Điệp từ: cũng. Tác dụng: nhấn mạnh ý tưởng con người như được thấy lại những cảnh tượng, được sống lại những cảm giác thân quen và yêu thương của mùa xuân năm cũ. Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề được nêu trong câu ngạn ngữ của người Pháp. “Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh ngày hôm nay.” Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể Giải thích ý kiến - Đừng thương tiếc hôm qua: những gì đã qua (những cái được và những cái chưa được) dẫu có lưu luyến, có nặng lòng đến đâu, có phiền muộn đến đâu thì cũng là chuyện đã qua, không thể trở lại; cũng không thể trở về với quá khứ để sống lại một lần nữa khoảnh khắc ấy, cảm giác ấy, sự việc ấy. Vậy nên, đừng quá sướt mướt và ủy mị với dĩ vãng. - Đừng đợi ngày mai: tin vào ngày mai nhưng đứng quá trông đợi mong chờ vào ngày mai. Xét cho cùng, ngày mai là một ngày chưa đến, chưa ai biết chắc rằng trong ngày mai ấy sẽ diễn ra chính xác những gì và những gì sẽ không diễn ra. - Đừng lảng tránh hôm nay: hôm nay bao gồm những hiện thực đang hiển hiện trong cuộc sống thực mỗi người. Ta có muốn tránh né hay chối bỏ nó cũng chẳng được. Hãy mạnh mẽ và cứng cỏi đón nhận và đối mặt với nó. Bàn luận - “Đừng thương tiếc hôm qua” không có nghĩa là không nặng lòng, không tôn trọng quá khứ - nhất là những quá khứ đẹp đẽ, hào hùng của một con người, một dân tộc. - Ý tưởng “Đừng đợi ngày mai” không bao hàm lời khuyên con người không trông mong vào tương lai. “Đừng đợi ngày mai” cũng còn có thể hiểu thêm là nếu đợi đến ngày mai, biết đâu mọi việc sẽ trở nên muộn màng. - “Đừng lảng tránh hôm nay” chính là thái độ biết đối mặt với hiện tại, dám bắt đầu từ hiện tại để hoạch định cho tương lai của mình. Bày tỏ quan điểm của bản thân Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về câu ngạn ngữ, vận dụng ý tưởng của câu ngạn ngữ vào hoàn cảnh người viết để khẳng định sự quan trọng và quý giá của hiện tại. Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và bình luận các ý kiến. Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn 1,0 3,0 0,5 1,5 1,0 6 1. 2. 3. 4. bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. Yêu cầu cụ thể Vài nét về tác giả, tác phẩm - Quang Dũng góp vào thi đàn Việt Nam một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa. Thơ Quang Dũng đặc biệt ấn tượng khi viết về người lính. - Bài thơ Tây Tiến khá tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng, được viết ở phù Lưu Chanh năm 1948, in trong tập Mây đầu ô. Giải thích các ý kiến - Ý kiến thứ nhất: cho rằng cách khắc họa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến là cách khắc họa không tôn trọng sự thật vì người lính hiện lên có nhiều nét không giống với hình ảnh anh bộ đội trong cuộc đời thực. Ý kiến này không phải là không có cơ sở vì hình ảnh anh bộ đội Tây Tiến hiện lên khá lạ lẫm khác với hình ảnh chung nhất của anh bộ đội chống Pháp ngoài đời và cả trong thơ ca ngày ấy (thường là một ảnh hình giản dị, chân chất, thân thiện, dễ gần; đa số xuất thân từ nông dân nên tâm hồn gắn với bờ tre, ruộng lúa quê nhà; gạt tất cả tình riêng để tập trung vào mục đích đánh giặc,...). - Ý kiến thứ hai: khẳng định đó là cách khắc họa vẫn tôn trọng sự thật, tôn trọng hiện thực. Ý kiến này có lẽ đã nhìn tác phẩm, nhìn hình tượng một cách toàn diện từ nghệ thuật khắc họa (bút pháp lãng mạn), từ nét đặc trưng của người lính Tây Tiến ở ngoài đời, từ phong cách tác giả, từ góc độ vừa khốc liệt vừa lãng mạn của bước đường hành quân và từ bản chất của hình tượng nhân vật. Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những nét chính yếu của hình tượng: - Về phẩm chất: hào hùng và hào hoa. - Về nghệ thuật: bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng. Bình luận các ý kiến - Cả hai ý kiến đều có cơ sở, đều có điểm chấp nhận được nhưng ý kiến thứ nhất nhìn nhân vật thiên về hiện tượng, về biểu hiện của hình tượng trong tác phẩm và thiên về góc độ phản ánh hiện thực theo kiểu xã hội học trong nhìn nhận. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự quan tâm đến bút pháp khắc họa, hồn thơ và quan niệm của tác giả về người lính và chiến cuộc. - Cách nhìn nhận một hình tượng hoặc hiện tượng văn học còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tâm thế của giai đoạn, thời đại. 0,5 0,5 3,0 1,0 Lưu ý chung 1.Đáp án xây dựng theo hướng mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của cả phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 7 2.Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân) Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm) Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm) Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm) Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Trích Tự hát - Xuân Quỳnh) Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm) Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm) Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm) Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm) Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) 8 Câu 1 (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Trình bày chủ kiến của anh/chị qua một bài văn ngắn (khoảng 600 từ). Câu 2. (4,0 điểm) Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình. Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên. .................Hết..................... TRƯỜNG THPT CHUYÊN NBK QUẢNG NAM Phần 1 Câ u 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Phần 2 Câ u1 HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Nội dung Đọc 2 đoạn trích dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu Yêu cầu chung Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài. Yêu cầu cụ thể Phương thức nghị luận. Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm. Biện pháp điệp từ và ẩn dụ (có thể: câu hỏi tu từ).. Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu. Những từ: khao khát, xúc động, yêu. Học sinh chỉ cần nêu được hai từ. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;... Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: Phải biết nói lời xin lỗi. Điểm 3,0 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 3,0 9 1. 2. 3. Câ u2 Yêu cầu chung -Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài. -Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể Giải thích ý kiến - Cách hiểu về lời xin lỗi: lời xin lỗi là lời xin được nhận lỗi về phần mình khi cảm thấy mình có lỗi và cũng là lời xin được bỏ qua lỗi lầm đó. - Khi nhận ra mình có lỗi, cần phải biết nói lời xin lỗi đối với người mình đã phạm lỗi. Bàn luận - Thí sinh có thể đề cập đến các khía cạnh liên quan đến việc xin lỗi. Chẳng hạn như: + Biết nói lời xin lỗi là biết tự trọng, biết phục thiện và biết tôn trọng người khác. + Lời xin lỗi chân thành và đúng lúc không làm hạ thấp mà có khi làm tăng phẩm giá của người dám nhận lỗi, xin lỗi (không chỉ cá nhân mà một quốc gia khi làm thương tổn hoặc xâm phạm đến chủ quyền và danh dự quốc gia khác thì cũng phải biết nói lời xin lỗi trước công luận). + Lời xin lỗi thật đáng quý nhưng đáng quý hơn vẫn là những hành động khắc phục lỗi lầm mình đã gây ra. - Thí sinh có thể bày tỏ thái độ hoàn toàn đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào đối với ý kiến được dẫn. Dù lựa chọn thái độ nào thì cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện chí. Bày tỏ quan điểm của bản thân Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề. Chẳng hạn: - Biết nói lời xin lỗi không chỉ là nhận thức mà còn là hành vi mang tính đạo đức thể hiện vẻ đẹp của con người sống có văn hóa. - Thái độ biết nói lời xin lỗi không phải là hành vi của kẻ yếu mà rất nhiều khi nó thể hiện tư cách của kẻ mạnh - kẻ dám vượt lên thói sĩ diện hảo, kẻ dám nhận ra lỗi lầm, kẻ có quyết tâm sửa chữa lỗi lầm. Cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân và bình luận các ý kiến. 0,5 1,5 1,0 4,0 Yêu cầu chung -Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. -Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. Yêu cầu cụ thể 10 1. 2. 3. 4. Vài nét về tác giả, tác phẩm -Kim Lân là một trong những nhà truyện ngắn có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía. -Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, viết sau khi Cách mạng tháng Tám thành công nhưng còn dang dở, sau đó bị lạc mất bản thở. Sau hòa bình lập lại 1954, Kim Lân dựa một phần cốt truyện cũ để viết truyện Vợ nhặt. Giải thích các ý kiến -Ý kiến thứ nhất: cho rằng nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến trên có lẽ đã căn cứ vào một thực tế của truyện là người phụ nữ trong truyện đã theo không nhân vật Tràng chỉ sau hai lần gặp, nghe ba câu nói đùa, ăn bốn bát bánh đúc... -Ý kiến thứ hai: khẳng định nhân vật người vợ nhặt là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá. Có lẽ người bảo vệ ý kiến này đã nghiêng về góc độ nhìn nhân vật như là một nạn nhân của nạn đói, cảm thông tình thế đặc biệt của nhân vật và có cái nhìn yêu thương, trân trọng đối với những biểu hiện đáng quý của người vợ nhặt như: không chịu chấp nhận lời nói đùa ăn trầu, nghiêng nón che mặt và tỏ vẻ ngượng nghịu khó chịu khi bị nhìn soi mói trên đường về nhà Tràng, chỉ ngồi mớm ở mép giường khi vào nhà,... Cảm nhận về hình tượng người vợ nhặt Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau nhưng vẫn cần nhận ra những đặc điểm cơ bản gắn với cảnh ngộ và phẩm chất của nhân vật được Kim Lân khắc họa đầy chân thực và cảm động: - Bị nạn đói dồn vào cảnh ngộ bi thảm nên trở nên liều lĩnh, trơ trẽn, chấp nhận theo không người đàn ông. - Trong bi thảm, người vợ nhặt vẫn có biểu hiện ý tứ, mực thước, có ý thức giữ gìn phẩm giá. - Trong bi thảm, nhân vật người vợ nhặt vẫn âm thầm nuôi dưỡng niềm khát khao cuộc sống gia đình, niềm mỏi mong chính đáng về cuộc sống ngày mai. Bình luận về các ý kiến -Cả hai ý kiến đều có cơ sở dù cách đánh giá về nhân vật có sự trái ngược nhau. -Ý kiến thứ nhất thiên về hiện tượng, về biểu hiện của nhân vật. Ý kiến thứ hai vẫn có cơ sở từ biểu hiện và hành động nhân vật nhưng đã có sự lưu ý về bản chất nhân vật. -Có thể đề xuất thêm ý kiến thứ ba: con người là một thực thể đa đoan, trong nhân vật người vợ nhặt có cả hai điều được nêu trên nhưng điều thứ hai mới là bản chất. 0,5 0,5 2,0 1,0 Lưu ý chung 1.Đáp án xây dựng theo hướng mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của cả phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 11 2.Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. ............................................................................................. Trường THPT Lê Quý Đôn ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THI QUỐC GIA NĂM 2014-2015 A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN I. CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC - Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). - Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. - Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. II. KIẾN THỨC CẦN CÓ ĐỂ DỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy... 1.1. Các lớp từ a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép. - Từ đơn: 12 + Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. + Vai trò: dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú. - Từ ghép: + Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật. - Từ láy: + Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. + Vai tṛ: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gợi hình gợi cảm. b. Từ xét về nguồn gốc - Từ mượn: gồm từ Hán Việt, và từ mượn các nước khác. - Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ toàn dân tương ứng ). - Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. c. Từ xét về nghĩa - Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị. - Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa. - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: * Các loại từ xét về nghĩa: - Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau. - Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. * Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Từ có nghĩa gợi liên tưởng: - Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người. 1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữ Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: + Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ người ta có thể gán thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ. + Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài (chủ yếu là từ Hán Việt) để làm tăng số lượng từ. 1.3. Phân loại từ tiếng Việt - Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ trong câu. - Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường dùng làm vị ngữ trong câu. - Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái, có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu. - Đại từ: là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Chỉ từ: là những từ dùng để chỉ sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. - Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn. - Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. - Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi, đáp. - Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. 2. Các kiến thức về câu. 13 2.1. Câu và các thành phần câu a. Các thành phần câu - Thành phần chính: + Chủ ngữ: Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động đặc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ hoặc 1 tính từ. + Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào.. - Thành phần phụ: + Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu. + Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm: Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu Phần phụ cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...). Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đầu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm. Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp. + Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 2.2. Phân loại câu a. Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép. b. Câu phân loại theo mục đích nói Các kiểu câu Khái niệm Được dùng để miêu tả, kể, nhận xét sự vật. Cuối câu trần thuật người viết đặt Câu trần thuật dấu chấm. Được dùng trước hết với mục đích nêu lên điều chưa rõ (chưa biết còn hoài Câu nghi vấn nghi) và cần được giải đáp. Cuối câu nghi vấn, người viết dùng dấu chấm ? Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối với người tiếp nhận lời. Câu cầu khiến thường được dùng như những từ ngữ: hãy, đừng, chớ, thôi, Câu cầu khiến nào....Cuối câu cầu khiến người viết đặt dấu chấm hay dấu chấm than. Câu cảm thán Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc của người nói ... 3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác - So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi. - Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. - Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định. - Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. - Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm. - Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh. 14 - Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ 4.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt. - Phân loại: VB nói; VB viết - Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc. 4.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương. - Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch - Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả. 4.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí - Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng. - Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm - Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn. 4.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận - Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xă hội. - Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận... - Đặc điểm: + Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị + Tính chặt chẽ trong lập luận + Tính truyền cảm mạnh mẽ 4.5. Phong cách ngôn ngữ khoa học - Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ - Phân loại: + Văn bản khoa học chuyên sâu + Văn bản khoa học giáo khoa + Văn bản khoa học phổ cập - Đặc điểm: + Tính khái quát, trừu tượng + Tính lí trí, logic + Tính khách quan, phi cá thể. 4.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính - Khái niệm và phạm vi sử dụng: là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội thường gọi là văn bản hành chính. - Phân loại: + Văn bản quy phạm pháp luật + Văn bản hội nghị + Văn bản thủ tục hành chính - Đặc điểm: + Tính khuôn mẫu + Tính minh xác + Tính công vụ 5. Các kiểu văn bản Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt 15 - Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân - quả. Văn bản tự sự - Múc đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ. Văn bản miêu- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và tả hiểu được chúng. Văn bản biểu- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề cảm tự nhiên, xã hội, sự vật... Văn bảnTrình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện thuyết minh tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng. Văn bản nghị- Trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, luận qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. Văn bản điều- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng hành của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí. B. LÀM VĂN: I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: 1.YÊU CẦU: - Thí sinh có ý thức quan tâm đến thông tin từ đời sống, có thái độ nhận thức đúng đắn. - Biết vận dụng các thao tác lập luận trong một bài nghị luận có dung lượng khoảng 600 từ. Xây dựng và triển khai các luận điểm mạch lạc. Bố cục rõ. Diễn đạt có tính thuyết phục… Chú ý các kiến thức liên môn: lịch sử, địa lí, khoa học… 2. CÁC DẠNG BÀI: a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí: Cấu trúc triển khai tổng quát: - Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận. - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn - Nêu ý nghĩa của vấn đề (Bài học nhận thức, hành động…) b. Nghị luận về một hiện tượng đời sống Cấu trúc triển khai tổng quát: - Nêu hiện tượng. - Phân tích các mặt đúng- sai, lợi- hại và nguyên nhân của hiện tượng đó. - Bày tỏ thái độ của người viết trước hiện tượng - Bài học nhận thức và hành động. II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: 1. YÊU CẦU: - Học sinh nắm vững các kiến thức đã học về các tác phẩm văn học để vận dụng làm bài văn nghị luận văn học. - Biết cách xây dựng bài văn nghị luận văn học; Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài nghị luận. 2. CÁC DẠNG BÀI a. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Dàn ý tổng quát: + Giới thiệu khái quát về tác giả, về bài thơ/ đoạn thơ cần bàn luận. + Phân tích, bb nh giảng về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ. + Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ. b. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Dàn ý tổng quát: + Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. + Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích. + Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích đó. 16 c. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Dàn ý tổng quát: + Giới thiệu ý kiến cần bàn luận + Giải thích ý kiến, chứng minh theo quan điểm của người viết. + Nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. d. Lưu ý: Kiểu bài so sánh văn học Cách làm - Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh - Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất - Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai - Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh). - Lý giải sự tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học. - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. ...................................................................... TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. Em ơi! Buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa như rụng bàn tay Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm) Câu 1 (0,5 điểm): Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 2 (0,25 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ 1. Câu 3 (0,5 điểm): Tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì qua những hồi ức về quê hương? Câu 4 (0,25 điểm): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về quê hương mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8: (1) Tôi cảm kích trước lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật vừa mới tự tử tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì một sợi dây cáp bị đứt khi cây cầu đang được thi công, mặc dù cầu không bị gãy và không có 17 người thiệt mạng. Ông là Kishi Ryoichi, 51 tuổi, người đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư tuyệt mệnh mà ông để lại. (2) Vậy mà ở Hà Nội, cả một dự án chặt cây liên quan đến nhiều vị lãnh đạo các cấp, khi mới bước đầu thực hiện đốn hạ được 500 cây, họ đã lập tức bị cả một làn sóng dư luận phản đối, chỉ trích từ người dân, từ các nhà khoa học, trí thức và truyền thông mà vẫn chưa một ai đứng ra nhận lỗi trước công luận thì đấy là một điều hết sức kỳ lạ. Nhưng lạ hơn là tất cả những câu trả lời báo chí của họ, dù chậm chạp, lại tìm mọi cách để né tránh hay tảng lờ. Họ chống lại cả các nhà khoa học, họ khăng khăng cây mỡ là cây vàng tâm. Họ cưa đổ hàng loạt cổ thụ đang sống yên ổn và phát triển tốt mà họ vẫn nói là chỉ chặt bỏ cây sâu, cây mọt rỗng... để làm đẹp đô thị và bảo đảm an toàn giao thông. Họ đốn hạ cả những cây mới trồng 4-5 năm dọc những vỉa hè thoáng đãng để thay cây mới không biết bao giờ mới khép tán nhưng họ nói đấy là cần thiết. Tóm lại là họ đang chống lại tai mắt, trí tuệ, tình cảm của người dân. Đó phải chăng là lòng tự trọng của họ? Không. Không bao giờ có một kiểu “tự trọng” như thế cả. Chỉ là họ muốn né tránh trách nhiệm mà thôi. (3) Nếu không thì tại sao họ không công nhận ngay những sai trái nhỡn tiền, ai ai cũng thấy. Chẳng lẽ, họ không nhìn thấy trên truyền hình những người dân biết tôn trọng chính quyền, ủng hộ chính quyền làm những việc ích nước lợi dân, những người dân đã khóc khi thấy những thân cây vô tội dọc những con phố yên ổn hàng mấy chục năm bỗng dưng bị đốn hạ? Chẳng lẽ, họ không thấy những em sinh viên xuống đường bảo vệ cây xanh, bảo vệ lá phổi của thủ đô? Chẳng lẽ, họ không thấy những nhà khoa học, những văn nghệ sĩ, những nhà báo, những trí thức lên tiếng phản đối vụ chặt cây này? Họ thấy mà cứ làm ngơ? (Báo Người lao động-Ra ngày 28/03/2015) Câu 5 (0,25 điểm): Trong đoạn 1 và 2, người viết đã sử dụng thao tác lập luận nào? Câu 6 (0,5 điểm): Trong đoạn 3, việc sử dụng điệp từ “Chẳng lẽ” và các câu hỏi tu từ đã thể hiện thái độ gì của người viết. Câu 7 (0,5 điểm): Bài báo trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 8 (0,25 điểm): Anh/chị nêu một ý kiến bình luận về vấn đề đặt ra trong bài báo. Trả lời trong khoảng 3-5 dòng. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…” (Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alexeevich Ostrovsky) Anh (chị) có ý kiến như thế nào về câu nói trên? Hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ) Câu 2 (4,0 điểm): Về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Việc Tràng nhặt vợ giữa cái đói khát ghê gớm đang đe dọa là một sự liều lĩnh. Cũng có ý kiến rằng: Đó là biểu hiện của khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc. Bằng sự cảm nhận về nhân vật Tràng, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. ………Hết……. TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 18 Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Những phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả. - Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 phương thức biểu đạt - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 phương thức biểu đạt. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2. Biện pháp tu từ trong khổ thơ 1 - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3. Cảm xúc của tác giả - Tự hào về quê hương thanh bình, giàu đẹp, giàu truyền thống văn hóa. - Đau xót khi quê hương rơi vào tay giặc. - Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4. Nêu cảm nghĩ của bản thân. - Điểm 0,25: Nêu được cảm nghĩ riêng của bản thân. - Điểm 0: Câu trả lời không rõ ý hoặc không có câu trả lời. Câu 5. Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn 1 và 2: so sánh. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6. Trong đoạn 3, việc sử dụng điệp từ “Chẳng lẽ” và các câu hỏi tu từ đã thể hiện thái độ của người viết: Bất bình trước thái độ thiếu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong dự án chặt cây xanh ở Hà Nội. - Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7. Bài báo trên đề cập đến vấn đề: Các cá nhân, tổ chức trong dự án chặt cây xanh ở Hà Nội. né tránh trách nhiệm khi bị phát hiện những việc làm sai trái.Đó là biểu hiện của sự thiếu lòng tự trọng. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí. - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. Câu 8. Nêu 01 ý kiến bình luận theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Điểm 0,25: Nêu 01 ý kiến bình luận theo hướng trên - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nêu ý kiến nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. + Câu trả lời không rõ ý, không có sức thuyết phục; + Không có câu trả lời. II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo 19 lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống có ích để khỏi xót xa, ân hận. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích ý kiến: Cuộc sống là vô cùng quí giá, mỗi người chỉ một lần được sống trong cuộc đời này. Vì vậy, phải biết sống cho thật ý nghĩa, biết sống vì mọi người, cống hiến cho xã hội, cho nhân loại nhưng gì mình có. + Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục: Đó là một quan niệm sống đẹp, quan niệm sống tích cực. Thời gian là vô giá, mỗi khoảnh khắc trôi qua là vĩnh viễn không thể lấy lại. Cho nên, phải tận dụng nó một cách hữu hiệu nhất, đừng để cuộc đời trôi qua một cách vô vị và vô nghĩa, nhất là tuổi trẻ. + Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh: M ỗi người hãy giữ cho mình những lý tưởng sống cao đẹp và sống theo lý tưởng mà ta đã chọn. Đừng bao giờ chùn bước, phải dũng cảm đối mặt với những khó khăn. - Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan