Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế hoạch đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty gạch ốp...

Tài liệu Kế hoạch đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty gạch ốp lát hà nội ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
87
111
69

Mô tả:

Lời mở đầu Ngày nay xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng nhanh và ngày càng sâu rộng, tất cả các doanh nghiệp đều sẽ phải chơi trên một sân chơi chung, sân chơi công bằng và bình đẳng, sân chơi chỉ dành cho những người biết tận dụng cơ hội. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội nhưng nó cũng khiến cho các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn thách thức ngày càng lớn không chỉ trong nước mà còn từ các đối thủ đến từ các quốc gia khác trên thế giới. Chính vì lẽ đó các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển, vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh? Đây là câu hỏi mà doanh nghiệp nào cũng phải đặt ra và có rất nhiều câu trả lời khác nhau cho từng doanh nghiệp. Tuy nhiên một trong những câu trả lời quan trọng chính là Sự đổi mới . Các doanh nghiệp phải luôn có ý thức đổi mới mình để theo kịp với sự phát triển chóng mặt của xã hội. Không những thế họ còn phải là người đi trước và tạo ra những tiến bộ ấy. Công ty gạch ốp lát Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Công là một trong những đơn vị sản xuất và kinh doanh gạch ốp lát quy mô lớn của nước ta. Hơn thế nữa Công ty còn là đơn vị đầu tiên, là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên hiện nay hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng đi xuống, thu nhập của người lao động ngày càng giảm. Một trong những nguyên nhân chính là do sản phẩm của Công ty không cạnh tranh được trên thị trường. Để có giúp cho Công ty tiếp tục tồn tại và phát triển thì Công ty cần có những đổi mới hiệu quả, mà trước tiên là đổi mới trong công nghệ một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên sức cạnh tranh của một doanh nghiệp. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Kế hoạch đổi mới công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty gạch ốp lát Hà Nội” Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Công ty gạch ốp lát Hà Nội và sự cần thiết phải đổi mới sản phẩm Chương II: Đánh giá thực trạng đổi mới sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội Chương III: Kế hoạch đổi mới sản phẩm Chuyên đề nghiên cứu thực trạng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội và đưa ra kế hoạch đổi mới sản phẩm nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ phía Công ty gạch ốp lát Hà Nội đặc biệt là các cán bộ và nhân viên phòng Kế hoạch & Đầu tư cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS Ngô Thắng Lợi khoa KH&PT. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: Công ty gạch ốp lát Hà Nội và sự cần thiết phải đổi mới sản phẩm I. Công ty gạch ốp lát Hà Nội 1. Lịch sử hình thành Tiền thân của công ty gạch ốp lát Hà Nội là xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng chuyên sản xuất gạch xây dựng được thành lập theo quyết định số: 094A/BXD/TCLĐ tháng 6 năm 1959 của bộ trưởng bộ xây dựng. Tháng 8 năm 1994 xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng được đổi tên thành công ty gốm xây dựng Hữu Hưng. Và công ty chính thức được tách thành công ty gạch ốp lát Hà Nội theo quyết định số: 284/QĐ-BXD ngày 15 tháng 5 năm 1998. Từ đây công ty gạch ốp lát Hà Nội trực thuộc tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng (VIGLACERA)- Bộ xây dựng. Những nét sơ lược về công ty: ♦ Tên gọi: công ty gạch ốp lát Hà Nội ♦ Tên giao dịch quốc tế: HN ceramic Tiles company ♦ Trụ sở: Phường Trung Hòa quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội ♦ Điện thoại: 045530771 ♦ Fax: 048524889 ♦ Email: [email protected] ♦ Website: www.ceramicshn.com ♦ Tổng diện tích mặt bằng trong kinh doanh: 22600m2 Tổng số vốn kinh doanh: 317.762.877.000 (đ) Trong đó: Vốn cố định: 204.236.154.000 (đ) Vốn lưu động: 113.526.723.000 (đ) Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty: 860 người Tư cách pháp nhân: công ty gạch ốp lát Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, là thành viên chịu sự quản lí của tổng công ty Thủy tinh và gốm xây dựng thuộc bộ Xây dựng. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và cung ứng gạch ốp lát các loại 2. Chức năng hoạt động Hiện nay công ty đang tiến hành sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm về gạch ốp lát phục vụ nhu cầu xây dựng. ♦ Về sản phẩm Sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội là các loại gạch tráng men cao cấp được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhập từ nước ngoài với nguyên liệu đa dạng, được nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Các sản phẩm của công ty bao gồm: Tên sản phẩm Loại kích cỡ Gạch lát nền 200 x 200 x 7,5mm 300 x 300 x 8mm 400 x 400 x 9mm 500 x 500 x 10mm Gạch lát nhà vệ sinh 200 x 200 x 7,5mm 250 x 250 x 7,5mm Gạch viền 100 x 300 x 8mm 100 x 400 x 9mm 130 x 400 x 8mm Bảng 1: Các sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà Nội Với công nghệ hiện đại công ty đã sản xuất được những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, phong phú về màu sắc, hoa văn. ♦ Đặc điểm sản xuất của công ty gạch ốp lát Hà Nội ??? - Các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp bao gồm đất sét, cao lanh, đôlômit, fenspats….Các nguyên liệu đều ở rất xa vị trí nhà máy của Công ty nên khiến cho chi phí về vận chuyển tăng lên, làm ảnh hưởng lớn đến giá thành và khả năng cạnh tranh của Công ty. - Chu kì sản xuất ngắn, cơ cấu chi phí sản xuất sản phẩm ổn định tạo điều kiện cho quay vòng vốn nhanh cũng như tạo sự ổn định cho quá trình sản xuất và kinh doanh của Công ty. - Dây chuyền sản xuất hiện đại đòi hỏi tính chính xác cao và yêu cầu chặt chẽ về an toàn lao động. Đặc điểm này vừa là yêu cầu vừa là động lực giúp Công ty tăng cường công tác quản lý và thực hiện các biện pháp về an toàn lao động. 3. Tổ chức bộ máy Bộ máy của công ty gạch ốp lát Hà Nội với hơn 800 cán bộ được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty như sau: Theo sơ đồ trên chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau: * Ban giám đốc công ty: Bao gồm giám đốc và 3 phó giám đốc - Giám đốc công ty Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, là đại diện cho công ty trong việc kí kết hợp đồng kinh tế. Ngoài ra giám đốc còn là ngừời trực tiếp điều hành các phòng ban chức năng. - Phó giám đốc Là những người tham mưu, giúp việc trực tiếp cho giám đốc, chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ cụ thể trong phạm vi chức năng của mình. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Là người trực tiếp phụ trách phụ trách sản xuất, tổ chức điều hành bộ máy sản xuất của toàn công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả điều hành sản xuất. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người phụ trách phòng kinh doanh, chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh trình giám đốc phê chuẩn. Chỉ đạo việc thực thi kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh của bộ phận kinh doanh. Ngoài ra Phó giám đốc phụ trách có trách nhiêm đưa ra các giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường. Phó giám đốc phụ trách thiết bị: Trực tiếp phụ trách phân xưởng cơ điện, chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về kết quả quản lí điều hành mọi hoạt động liên quan đến máy móc của công ty, đàm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. - Các phòng ban Phòng hành chính Chức năng chính là quả lí và thực hiện toàn bộ công tác hành chính trong công ty. Phòng tổ chức Chịu trách nhiệm quản lí mọi công tác về lao động, tổ chức lao động: tiền lương, bảo hiểm, định mức lao động … Phòng tài chính kế toán Có chức năng quản lí và theo dõi việc biến động vốn kinh doanh trong công ty bao gồm cả việc lập kế hoạch tài chính và tổ chức, giám sát việc thực hiện kế hoạch đó; thực hiện hạch toán kế toán quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phòng kế hoạch đầu tư Tổ chức việc lập các kế hoạch của công ty bao gồm: kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, kế hoạch cung ứng vật tư…và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phòng kĩ thuật – KCS Xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu sản phẩm mới; kiểm tra đánh giá chất lượng vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm… Phòng xuất khẩu Nghiên cứu tìm hiểu, xúc tiến việc mở rộng thị trường xuất khẩu kết hợp với phòng kinh doanh. 4. Tình hình kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội Tình hình kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội được thể hiện qua các chỉ tiêu tổng hợp trong những năm vừa qua (bảng 2) MỘT SỐ CHỈ TIÊU TỔNG HỢP QUA CÁC NĂM Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện Thực hiện Thực hiện năm 2003 năm 2004 năm 2005 Tổng giá trị sản Trđ xuất 395.656 375.380 Sản lượng sản M2 xuất 6.381.556 6.054.512 5.600.000 Sản lượng tiêu M2 6.047.170 6.100.000 5.515.320 347.200 thụ Thu nhập bình Trđ quân/ng/tháng 1.672 1.492 1.455 Nguồn: Công ty gạch ốp lát Hà Nội Bảng 2: Một số chỉ tiêu tổng hợp về tình hình kinh doanh qua các năm BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH QUA CÁC NĂM Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 290.611.000 273.147.000 269.687.424 253.293.710 20.923.576 19.853.290 1.047.600 108.000 Chi phí BH 16.894.112 16.242.907 15.257.342 Chi 3.083.069 2.985.948 550.000 530.000 550.000 530.000 396.000 381.600 DT Năm 2003 thuần 304.412.000 về BH và CCDV Giá vốn 280.416.867 hàng bán LN gộp Chi 23.995.133 phí 1.296.000 HĐTC phí 3.455.021 QLKD LN thuần 2.350.000 từ HĐKD Tổng LN 2.350.000 trước thuế LN thuần 1.692.000 sau thuế Nguồn Công ty gạch ốp lát Hà Nội Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty hiện đang gặp nhiều khó khăn thể hiện qua việc doanh thu liên tục giảm qua các năm, kéo theo lợi nhuận thuần cũng giảm đi đáng kể, và thu nhập bính quân của công nhân viên cũng giảm đi. Đây là một điều đáng lo ngại của công ty gạch ốp lát Hà Nội hiện nay. Công ty đang đứng trước những khó khăn không nhỏ trong quá trình phát triển. Kết quả kinh doanh của Công ty kém hơn nhiều so với các năm trước là do một số nguyên nhân: Sở dĩ có tình trạng trên là do công ty gạch ốp lát Hà Nội đang gặp phải những khó khăn như sau: - Một trong những khó khăn của công ty gạch ốp lát Hà Nội là công ty ở xa vùng nguyên vật liệu: đất sét ở Sóc Sơn, Feldspar Yên Bái Tuyên Quang…và một số nguyên liệu nhập ngoại từ Thái Lan, Malaixia, Tây Ban Nha… - Các đối thủ cạnh tranh của công ty về sản xuất gạch Ceramic ngày càng nhiều, qui mô ngày càng lớn, công nghệ ngày càng hiện đại. Trong đó có những thương hiệu nổi tiếng và được người tiêu dùng ưa thích như gạch Đồng Tâm, Taicera, Mĩ Đức, ngoài ra công ty còn phải đương đầu với sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc đang chiếm ưu thế rất lớn về giá cả. - Một vấn đề lớn hiện nay của Công ty là tình hình thị trường đang gây khó khăn chung cho toàn ngành gạch ốp lát, đó là tình trạng cung lớn hơn cầu. Theo thống kê của bộ xây dựng thì hiện nay cầu của ngành chỉ bằng khoảng 75-80% tổng cung về sản phẩm này trên thị trường (chỉ trừ một số loại sản phẩm mới, kích thước lớn). Chính vì vậy mà từ vài năm gần đây Công ty đều phải cắt giảm sản xuất, chỉ sản xuất khoảng 80% công suất của Công ty nhưng vẫn bị tồn đọng rất nhiều sản phẩm không bán được. Đây có thể nói là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng kinh doanh ngày càng kém hiệu quả của Công ty. - Ngoài ra giá nhiên liệu như Gaz, dầu, xăng lại đươc điều chỉnh tăng liên tục đã ảnh huởng đáng kể đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Như vậy vấn đề cần quan tâm hiện nay của công ty là đẩy mạnh tiêu thụ, tìm ra hướng phát triển mới cho công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Công ty cần tăng cường đầu tư vào công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và quan trọng nhất là tìm ra hướng mới cho phát triển sản phẩm, tránh khỏi tình trạng chung của ngành hiện nay. II. Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ của công ty gạch ốp lát Hà Nội 1. Đổi mới công nghệ và vai trò của nó đối với doanh nghiệp 1.1. Một số khái niệm * Công nghệ Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về công nghệ, mỗi khái niệm đó đều dựa trên một khía cạnh nhất định như khoa học, thị trường, kỹ thuật… Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề xin dựa theo định nghĩa đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Theo luật khoa học và công nghệ năm 2000 thì “ Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Định nghĩa này nói rõ công nghệ bao gồm cả “công cụ và phương tiện”, hay còn gọi là phần cứng và các “phương pháp, quy trình, kỹ năng” hay chính là phần mềm của công nghệ. Như vậy, có thể hiểu đơn giản công nghệ chính là một hệ thống kiến thức (phương pháp, kỹ năng ) và phương tiện (máy móc thiết bị) tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ. Từ đó ta thấy bất cứ một công nghệ nào dù đơn giản cũng phải gồm bốn thành phần cơ bản tác động đồng bộ qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn hay chính là tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Các thành phần đó là: - Thành phần trang thiết bị gồm: máy móc thiết bị, khí cụ, nhà xưởng… - Thành phần con người đó là kỹ năng tay nghề, kinh nghiệm, tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãnh đạo, đạo đức lao động...của những người vận hành và sử dụng công nghệ. - Thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình, phương pháp, các dữ liệu và các bản thiết kế về sản phẩm, quá trình sản xuất, vận hành dây chuyền thiết bị… - Thành phần tổ chức thể hiện trong việc bố trí, sắp xếp, điều phối, quản lý các hoạt động trong quá trình sản xuất. Trong đó, thành phần đầu tiên “trang thiết bị” được gọi là “ phần cứng”, còn ba thành phần sau thường được gọi là “phần mềm”. * Đổi mới công nghệ Có thể hiểu đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác. Do vậy việc đổi mới có thể là đổi mới một phần (tức là đổi mới một hoặc vài yếu tố trong bốn yếu tố của công nghệ: máy móc thiết bị, nhân lực, phương pháp hoặc quy trình quản lý) hoặc đổi mới đồng thời cả bốn yếu tố trên. Nói một cách khác đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ, tiến bộ đó dưới dạng phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật mới, tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ chúng, sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chí phí sản xuất thấp hơn và do đó giá cả có thể giảm xuống. Về nội dung: đổi mới công nghệ bao gồm hai nội dung là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất. Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của doanh nghiệp mình hoặc doanh nghiệp khác. Đối với các nước đang phát triển do còn hạn chế nhiều mặt nên thường lựa chọn việc cải tiến sản phẩm. Cải tiến sản phẩm thường theo xu hướng hoàn thiện sản phẩm hiện có qua việc cải tiến các thông số kỹ thuật, hoặc các kiểu dáng, màu sắc, nguyên liệu sản xuất. Cải tiến sản phẩm cho phép tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoặc tăng độ hấp dẫn của sản phẩm. Đổi mới quy trình sản xuất là việc tạo ra một quy trình sản xuất mới hoặc đạt được những tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đối với quy trình sản xuất. Tiến bộ công nghệ đối với các nước đang phát triển được tập trung chủ yếu vào việc cải tiến hiệu quả của quy trình công nghệ. Việc cải tiến này cho phép nâng cao năng suất máy móc thiết bị cũng như nâng cao năng suất của người lao động. 1.2. Vai trò của đổi mới sản phẩm đối với doanh nghiệp Trước hết cần khẳng định rằng đổi mới công nghệ có vai trò rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt. - Thứ nhất, đổi mới công nghệ làm nâng cao trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu nhờ đó mà phát huy có hiệu quả nguồn lực về vốn và lao động của doanh nghiệp. - Đổi mới công nghệ là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa khi các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn không chỉ từ phía các doanh nghiệp trong nước mà còn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường. Qua điều tra, có 69,1% doanh nghiệp đầu tư chi phí cho R & D. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có ty lệ cao nhất chiếm 84,6%, cuối cùng là khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ dành 0,2% đến 0,3% doanh thu cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh, trong điều hành chủ yếu vẫn là "xử lý tình huống" vời công việc hàng ngày, chưa thấy được yêu cầu của quản lý hiện đại nên chưa chú ý đến công tác nghiên cứu và phát triển. - Đổi mới và nâng cao trình độ khoa học công nghệ cũng có ảnh hưỏng rất lớn đến việc mở rộng quy mô của doanh nghiệp. Thông thường trình độ công nghệ càng cao thì càng có khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, cùng với nó là lượng vốn đầu tư càng lớn. Như vậy, việc đổi mới công nghệ thường đi kèm với việc mở rộng quy mô doanh nghiệp, từ đó tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (lợi thế về quy mô). 2. Sự cần thiết phải đổi mới công nghệ tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội 2.1. Xu thế đổi mới công nghệ 2.1.1. Xu hướng chung: Xu hướng của các nước đang phát triển và các doanh nghiệp Việt Nam Cùng với sự phát triển của xã hội khoa học công nghệ cũng ngày càng phát triển, đồng thời những nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao. Điều đó dẫn đến xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Và để nâng cao chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến phưong thức sản xuất , đổi mới công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, các doanh nghiệp Việt nam cũng phải tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Không những vậy, nước ta là một nước có nền sản xuất lạc hậu rất nhiều so với thế giới và các nước trong khu vực. Chính vì vậy nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ càng trở nên bức thiết và là xu thế tất yếu cho các doanh nghiệp trong nứơc hiện nay. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra. Theo thống kê của Bộ Khoa học & Công nghệ trường năm 2005 thì phần lớn các doanh nghiệp nước ta đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ, 80% - 90% công nghệ nước ta đang sử dụng là công nghệ ngoại nhập. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1950 - 1960, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang. Rất nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang sử dụng máy móc, thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Đặc biệt ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm 75%. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ớ mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu, so với mức 5% ở ấn Độ hay 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan