Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt đông marketing ̣ công ty toyota viêt nam...

Tài liệu Hoạt đông marketing ̣ công ty toyota viêt nam

.PDF
45
1
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÁO CÁO MÔN HỌC HOẠT ĐỘNG MARKETING CÔNG TY TOYOTA VIÊT ̣ NAM GVHD: Ts. Lê Phước Cửu Long Lớp: 45K01.4 Nhóm: INFINITY Trần Thị Hồng Ngân Nguyễn Ngọc Hà An Hoàng Thị Vân Anh Hồ Phi Long Nguyễn Thị Hương Giang Lê Phan Phương Thảo HOẠT ĐỘNG MARKETING CÔNG TY TOYOTA VIÊT ̣ NAM MỤC LỤC 1. Thông tin tổng quan..................................................................................................4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................4 1.2. Thành tựu nổi bật.................................................................................................5 2. Viễn cảnh và sứ mệnh...............................................................................................7 a. Viễn cảnh.............................................................................................................7 b. Tuyên bố sứ mệnh................................................................................................8 3. Sản phẩm................................................................................................................... 8 4. Phân tích môi trường marketing của Toyota...........................................................10 4.1. Môi trường vi mô...............................................................................................10 a. Nhà cung ứng.................................................................................................10 b. Đối thủ cạnh tranh..........................................................................................12 c. Doanh nghiệp / công ty (company).................................................................12 d. Các trung gian marketing của Toyota Việt Nam............................................12 e. Khách hàng.....................................................................................................13 f. Công chúng.....................................................................................................13 4.2. Môi trường vĩ mô...............................................................................................14 a. Môi trường nhân khẩu....................................................................................14 b. Môi trường kinh tế..........................................................................................14 c. Môi trường thiên nhiên...................................................................................16 d. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ.......................................................16 e. Môi trường chính trị - pháp luật.....................................................................17 f. Môi trường văn hóa – xã hội..........................................................................17 4.3. Mô hình SWOT.................................................................................................17 1 5. a. HOẠT ĐỘNG MARKETING CÔNG TY TOYOTA VIÊT ̣ NAM Điểm mạnh.....................................................................................................17 b. Điểm yếu........................................................................................................19 c. Cơ hội.............................................................................................................20 d. Thách thức......................................................................................................21 Chiến lược Marketing của doanh nghiệp.................................................................22 5.1. Thị trường mục tiêu...........................................................................................22 a. Khách hàng cá nhân (B2C).............................................................................22 b. Khách hàng tổ chức (B2B).............................................................................23 5.2. Định vị và khác biệt hóa....................................................................................24 6. a. Chiến lược định vị..........................................................................................24 b. Chiến lược khác biệt hóa................................................................................26 Chính sách marketing hỗn hợp................................................................................28 6.1. Chính sách sản phẩm.........................................................................................28 a. Danh mục sản phẩm.......................................................................................28 b. Chất lượng sản phẩm......................................................................................28 c. Mẫu mã, kiểu dáng thiết kế của sản phẩm......................................................29 d. Dịch vụ chăm sóc khách hàng........................................................................31 e. Dịch vụ hậu mãi.............................................................................................31 f. Dịch vụ gia tăng..............................................................................................31 g. Chiến lược sản phẩm mới:..............................................................................32 6.2. Chính sách giá....................................................................................................33 6.3. Chính sách phân phối.........................................................................................34 6.4. Chính sách truyền thông cổ động.......................................................................35 a. Quảng cáo.......................................................................................................35 b. Khuyến mãi....................................................................................................36 2 c. HOẠT ĐỘNG MARKETING CÔNG TY TOYOTA VIÊT ̣ NAM Quan hệ công chúng.......................................................................................37 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................40 3 HOẠT ĐỘNG MARKETING CÔNG TY TOYOTA VIÊ ̣T NAM 1. Thông tin tổng quan Thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1937, sau hơn 80 năm phát triển, Toyota đã trở thành một trong những hãng xe lớn nhất thế giới. Công ty ô tô Toyota có nguồn gốc từ một công ty sản xuất máy dệt tự động của Nhật Bản. Sau khi tách khỏi tập đoàn công nghiệp Toyoda thì được đổi tên thành Toyota. Xuất hiện vào những năm 1990, Toyota là một trong những công ty ô tô có mặt sớm nhất tại thị trường Việt Nam. Trải qua nhiều năm nỗ lực, Toyota đã đem đến thị trường Việt Nam những mẫu xe đa dạng, chất lượng cao, giá thành hợp lí và dịch vụ tốt, Toyota đã và đang là hãng dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam, đóng góp tích cực vào ngành công nghiệp ô tô nước nhà. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Năm 1991, tập đoàn Toyota Nhật Bản quyết định đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tháng 9 năm 1995, Công ty ô tô Toyota Việt Nam (TMV) được thành lập, là liên doanh với số vốn đầu tư ban đầu là 89,6 triệu USD. Tháng 3/1996, nhà máy Toyota đầu tiên tại Việt Nam được khởi công xây dựng. Đến tháng 8/1996, Toyota Việt Nam ra mắt chiếc xe đầu tiên - Toyota Hiace, sản lượng ban đầu chỉ dừng ở mức 2 xe/ngày. 4 Tháng 10/1997, chính thức khai trương Nhà máy Toyota Việt Nam và hai dây chuyền sản xuất Hiace và Corolla, tăng sản lượng lên 4 xe/ngày. Năm 1998, mẫu xe Camry được giới thiệu đến với thị trường Việt Nam. Năm 1999, Toyota bắt đầu bán mẫu xe Land Cruiser dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc. Năm 2001, chính thức ra mắt mẫu xe Corolla Atlis. Năm 2003, xưởng dập chi tiết thân vỏ xe được đưa vào hoạt động. Đây là năm đầu tiên Vios xuất hiện trên thị trường. Năm 2004, TMV lần đầu đưa đến thị trường Việt Nam dịch vụ Bảo dưỡng nhanh. Năm 2006, Innova được đưa vào thị trường. Năm 2007, dịch vụ Sửa chữa nhanh Thân xe và Sơn đầu tiên được Toyota giới thiệu tại Việt Nam. Năm 2008, TMV khai trương Xưởng sản xuất khung gầm xe. Cùng năm 2008, lần đầu tiên dịch vụ Sửa chữa Vết xước trong 4h được ra mắt tại Việt Nam. Mẫu xe bán tải Hilux cũng bắt đầu được phân phối dưới dạng nhập khẩu nguyên chiếc trong thời gian này. Năm 2009, Fortuner được ra mắt trên thị trường. Năm 2010, TMV mở Trung tâm Xe đã qua sử dụng đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2011, bắt đầu bày bán 2 mẫu xe Yaris và Land Cruiser Prado. Năm 2013, Lexus – một thương hiệu xe cao cấp – bắt đầu được phân phối chính thức tại Việt Nam. 1.2. Thành tựu nổi bật Xuyên suốt 25 năm hoạt động, Toyota Việt Nam đã được trao tặng nhiều giải thưởng và bằng khen như: Huân chương Lao động hạng ba (2005), Huân chương Lao động hạng nhì (2015), bằng khen vì đã có thành tích và đóng góp tích cực cho ngành công nghiệp ô tô và sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội Việt Nam trong 5 năm hoạt động (1999), giải thưởng “Nhà máy tốt nhất khu vực Châu Á” (2013), giải thưởng Rồng Vàng (2000 – 2018)… Từ năm 2015 – 2018, TMV liên tiếp đạt được những thành tựu lớn trong kinh doanh và xuất khẩu. Năm 2018, kỷ lục về doanh số bán bị phá vỡ với 65.856 xe được bán ra, tăng 11% so với năm 2017 (59.355 xe), tổng doanh số bán tích lũy đạt đến con số 518.742 xe. Các mẫu xe như Vios, Fortuner, Innova luôn nằm trong danh sách các mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam. Đặc biệt, Vios đã nhiều năm dẫn đầu danh sách này (2014 – 2018). Kim ngạch xuất khẩu của TMV cũng đạt mức kỉ lục gần 71 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu cộng dồn lên tới gần 535 triệu USD. TMV cũng là một trong những doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô có tỷ lệ nội địa hóa cao trong ngành (37%). Năm 2019, sản lượng tích lũy của TMV đạt mốc 500.000 xe. 2. Viễn cảnh và sứ mệnh a. Viễn cảnh - Tại Viê ̣t Nam: “Toyota Việt Nam nỗ lực hết sức để dẫn đầu xu hướng tiến tới một tương lai của sự chuyển động, và nâng tầm cuộc sống cho người dân Việt Nam. Thông qua những cam kết về chất lượng, nâng cao vấn đề an toàn, làm hài lòng khách hàng, đóng góp cho nền công nghiệp Việt Nam và tôn trọng môi trường cũng như cộng đồng, chúng tôi sẽ làm hết sức để vượt qua mọi mong đợi, nắm bắt trước và đáp ứng nhu cầu của khách hàng để có thể nhận được nụ cười và sự hài lòng của các quý khách và trở thành một công ty được yêu mến nhất tại Việt Nam.” Nguồn: Toyota.vn - Trên toàn cầu: Bản tiếng Anh: “Toyota will lead the way to the future of mobility, enriching lives around the world with the safest and most responsible ways of moving people. Through our commitment to quality, constant innovation and respect for the planet, we aim to exceed expectations and be rewarded with a smile. We will meet our challenging goals by engaging the talent and passion of people, who believe there is always a better way.” Bản tiếng Viê ̣t: “Toyota sẽ là cánh chim đầu đàn tiến tới tương lai của công nghệ di động, nâng tầm cuộc sống trên toàn thế giới với những cách thức di chuyển an toàn và đáng tin cậy nhất. Bằng những cam kết về chất lượng, cải tiến không ngừng và gìn giữ hành tinh Trái Đất, chúng tôi nỗ lực vượt qua mọi sự mong đợi để nhận được phần thưởng là những nụ cười. Chúng tôi phấn đấu đạt được những mục tiêu đầy thách thức đó bằng cách hội tụ tài năng và đam mê của những con người trọn vẹn một niềm tin rằng luôn có cách thức tốt hơn nữa.” Nguồn: Toyota.vn b. Tuyên bô ́ sứ mệnh Tập đoàn Toyota sử dụng các tuyên bố sứ mệnh khác nhau cho các doanh nghiệp của mình tại các thị trường khác nhau. Tuyên bố về sứ mệnh của Toyota ở dạng ngắn gọn là “Tạo các phương tiện phổ biến với người tiêu dùng”. Ở dạng mở rộng, tuyên bố sứ mệnh của Toyota bao gồm các hành động chiến lược như sau: “1. Cung cấp sự an toàn đẳng cấp thế giới để bảo vệ cuộc sống của khách hàng. 2. Cung cấp tối ưu hóa năng lượng/cơ sở hạ tầng cho cộng đồng địa phương. 3. Đặt ưu tiên cao cho sự an toàn và thúc đẩy phát triển sản phẩm với mục tiêu cuối cùng là loại bỏ hoàn toàn thương vong giao thông. 4. Cung cấp những chiếc xe tạo ra và hơn nữa là truyền cảm hứng, tạo ra nụ cười cho khách hàng” Nguồn: Panmore.com 3. Sản phẩm Hiện tại, chủng loại sản phẩm của Toyota Việt Nam bao gồm: -Xe ô tô -Xe thương mại -Xe bán tải Đối với sản phẩm xe ô tô của Toyota Việt Nam, có 3 dòng sản phẩm chính: Sedan, hatchback và SUV. Sedan: là loại xe 4 cửa, có 4 hoặc 5 chỗ ngồi, với trần xe kéo dài từ trước ra sau, capô và khoang hành lý thấp hơn khoang chính. Loại xe này có cách mở cốp hắt lên phía trên. Tiêu biểu cho dòng này là Toyota Altis, Camry. SUV: Là dòng xe thể thao đa dụng, có gầm cao, được trang bị hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian hoặc bán thời gian. Dòng xe này thường có kích thước từ trung đến lớn, với khả năng chạy đường dài tốt hơn là di chuyển trên phố. Tiêu biểu cho dòng xe này là SUV Toyota Fortuner, SUV Toyota Prado. Hatchback: Đây là dòng xe khá phổ biến tại Việt Nam. Dòng này có đặc trưng là phần đuôi xe không kéo dài thành cốp như dòng sedan mà được cắt thẳng tại hàng ghế sau để tạo thành một cửa riêng cho cốp. Ngoài ra, hàng ghế sau của dòng này cũng có thể được gập xuống để tạo không gian lớn hơn cho cốp. Tiêu biểu cho dòng xe này là Toyota Yaris, Toyota Wigo. Ngoài ra, Toyota Việt Nam còn cung cấp dòng xe đa dụng có thể sử dụng đa mục đích, trong nhiều điều kiện khác nhau và hãng có dòng xe Lexus dành riêng cho phân khúc thị trường cao cấp. Tất cả các mẫu xe được kinh doanh bởi Toyota Việt Nam phân theo danh mục và dòng sản phẩm được tổng hợp trong bảng dưới đây: Chủng loại Ô tô Dòng xe Hatchback Mẫu xe 1. Yaris 1.5G CVT 2. Wigo 4AT 3. Wigo 5MT Sedan 1. Vios 1.5E 5MT 2. Vios 1.5G CVT 3. Vios 1.5E CVT 4. Corolla Altis 2.0V Sport 5. Corolla Altis 1.8E CVT 6. Corolla Altis 1.8G CVT 7. Corolla Altis 2.0V 8. Corolla Altis 1.8E MT 9. Camry 2.0G 10. Camry 2.5G SUV 1. Rush S 1.5AT 2. Fortuner 2.4AT 4x2 3. Fortuner 2.8AT 4x4 4. Fortuner 2.4MT 4x2 5. Fortuner 2.7AT 4x2 6. Fortuner 2.7AT 4x4 7. Fortuner 2.7AT 4x2 8. Land Cruiser 9. Land Cruiser Prado VX Đa dụng 1. Avanza AT 2. Avanza MT 3. Innova Venturer 4. Innova G 2.0AT 5. Innova E 2.0MT 6. Innova V 2.0AT 7. Alphard Luxury Lexus 1. Sedan (ES, LS) 2. SUV (NX, RX, LX) 3. Coupe (LC, RC) 4. Hybrid (LS 500h, RX 450h) 5. Turbo (RX 300, RC 300, NX 300, LS 500) Bán tải Xe chạy dầu 1. Hilux 2.8G 4x4 AT MLM 2. Hilux 2.4 4x2 AT 3. Hilux 2.4 4x2 MT 4. Hilux 2.4 4x4 MT Thương mại Xe chạy dầu 1. Hiace động cơ dầu 4. Phân tích môi trường marketing của Toyota 4.1. Môi trường vi mô a. Nha ̀ cung ứng -Toyota đã tạo ra 1 mạng lưới cung ứng tiên tiến mang lại những lợi thế trong chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm so với các đối thủ. -Toyota dựa vào những nhà cung ứng bên ngoài cho hầu hết các nguyên vật liệu và phụ tùng. Trong quá trình hình thành sản phẩm, từ nghiên cứu đến sản xuất, Toyota luôn có sự hợp tác với các nhà cung cấp. -Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của Toyota Việt Nam : + Những công ty có ý chí và khả năng để trở thành đối tác năng động. + Những nhà cung cấp có khả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới, dựa trên các tiêu chí về chất lượng, giá cả, phân phối và khả năng công nghệ. -Hiện Nay, Toyota có 18 nhà cung cấp thân thiết : Hình 1. Nhà cung cấp thân thiết  Công ty TNHH Nippon Paint Việt Nam  Công ty TNHH Toyota Boshoku Hà Nội  Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam  Công ty TNHH hệ thống dây Sumi – Hanel  Công ty TNHH Denso Việt Nam  Công ty TNHH Việt Nam Parkerizing  Công ty TNHH Kyoei Việt Nam  Công ty TNHH Enkei Việt Nam  Công ty Cổ Phần Dụng Cụ Cơ Khí Xuất Khẩu  Công ty cổ phần nhựa Hà Nội  Công ty TNHH HI – LEX Việt Nam  Công ty Summit Auto Allicance Hà Nội  Công ty TNHH Inoac Việt Nam  Công ty TNHH Nagata  Công ty TNHH Hà Nội Steel Center  Công ty TNHH Chính Xác Việt Nam 1  Công ty TNHH Harada Industries Việt Nam  Công ty TNHH Ắc Quy GS Việt Nam - Với xu hướng biến động giá và sự khan hiếm vật tư, Toyota cam kết giúp đỡ các nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh trong thị trường xe hơi với: + Chính sách thu mua hằng năm + Hệ thống cung cấp b. Đối thủ cạnh tranh -Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: rất nhiều hãng xe như: Ford, GM, Huyndai, Honda, Mazda….. Hình 2. Biểu đồ các đối thủ cạnh tranh trong ngành -Toyota chịu sự cạnh tranh lớn từ Thaco trong phân khúc thị trường trung bình và thấp. Thaco là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Toyota. -Các đối thủ tiềm ẩn của Toyota: + Ford: đang có thị phần trung bình ở mức phân khúc giá thấp và trung bình - dự báo trong tương lai Ford sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Toyota + Thaco: có khả năng vươn lên đánh vào thị trường phân khúc cao. + Mercedes (Mec): đang có thị phần thấp lại đánh vào phân khúc giá cao vậy nên Mec là đối thủ tiềm ẩn của Toyota về phân khúc giá cao c. Doanh nghiê ̣p / công ty (company) -Không ngừng cải thiện chính sách phúc lợi -Đội ngũ quản lí, công nhân viên được đào tạo tốt, giàu kinh nghiệm d. Các trung gian marketing của Toyota Viê ̣t Nam -Toyota đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với các đại lý. Với 34 đại lý/ chi nhánh đại lý, trạm dịch vụ ủy quyền được phủ khắp toàn quốc, TMV có khả năng cung cấp những dịch vụ sau bán hàng tốt nhất cho hơn 150,000 khách hàng đang sử dụng xe của Toyota Việt Nam. -Mạng lưới đại lí chính hãng vẫn đang được mở rộng để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng -Các digital agency gian lận chi phí. Vì vậy, Toyota hợp tác với công ty phân tích quảng cáo blockchain Lucidity để giám sát chi phí e. Khách hàng -Cá nhân (B2C): Toyota chủ yếu nhắm nhóm khách hàng ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên trong những năm gần đây, độ tuổi khách hàng mua xe ngày càng trẻ hóa. - Tổ chức (B2B): Các dòng xe thương mại được các tổ chức, doanh nghiệp, trường học… ưa chuộng vì độ bền bỉ và chất lượng. f. Công chúng -Toyota nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới truyền thông. Bên cạnh các tin tức tích cực, không ít lần Toyota bị cánh báo chí đưa tin về những vấn đề tiêu cực. Điểu này tạo nên một ảnh hưởng không hề nhỏ đến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm. -Các reviewer và blogger thường có nhiều đánh giá tích cực đối với chất lượng các sản phẩm của Toyota. Đây là một lợi thế về mặt hình ảnh thương hiệu. 4.2. Môi trường vĩ mô a. Môi trường nhân khẩu - Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, vào năm 2014, tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam là 7,2% và tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên là 10,2%. Như vậy, theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì Việt Nam là một nước “đang già” (aging). -Số hộ gia đình hai thế hệ chiếm hơn một nửa, với tỷ lệ 63,4%. Với một gia đình thường có từ 3 đến 4 người. Việc sử dụng ô tô để đi chung sẽ thuận tiện hơn. b. Môi trường kinh tế -Các hiệp định thương mại tự do (FTA): Trong những năm qua, Việt Nam liên tiếp kí kết FTA. Kết quả là hiện này Việt Nam tham gia 17 FTA – là một trong những nước tham gia nhiều FTA nhất thế giới, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. -Chu kỳ kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, xe máy vẫn là phương tiện đi lại chính. Ô tô hầu như chỉ nhắm vào đối tượng khách hàng cao cấp, có thu nhập cao, khả năng chi tiêu lớn. Mặt hàng ô tô thuộc nhóm chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế suất thuế nhập khẩu cao. Mức tiêu thụ ô tô qua các năm theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA): + Tính hết năm 2018 tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 288.683 xe, tăng 5,8% so với năm 2017 + Doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 9/2019 tăng 18% so với cùng kì năm ngoái. Hình 4. Biểu đồ sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường năm 2016, năm 2017 và 10 tháng 2018 -Lương, thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 cao hơn 47 USD, do GDP cả năm 2018 tăng 7,08% so với năm ngoái. Thu nhập tăng đồng nghĩa với sức mua tăng, đây đang là một dấu hiệu tích cực đối với các dòng sản phẩm vốn được coi là cao cấp như ô tô. -Lạm phát: Lạm phát trong 5 năm gần đây ở Việt Nam liên tục giảm và duy trì ở mức thấp dưới 5%. Lạm phát thấp tạo điều kiện cho việc ổn định giá cả, ổn định lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng cao hơn, bền vững hơn. Hình 5. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2019 c. Môi trường thiên nhiên -Nhiều tài nguyên thiên thiên hỗ trợ tuy nhiên ngành công nghiệp cơ khí chưa phát triển mạnh. -Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều mang lại lợi ích cho ngành kinh doanh ô tô khi việc sử dụng xe máy trong điều kiện nóng ẩm khá bất tiện. -Thường xuyên xảy ra ngập lụt gây khó khăn trong việc sử dụng, bảo trì xe d. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghê ̣ Nghành công nghiệp cơ khí chưa phát triển gây khó khan trong việc lắp ráp, sản xuất, tăng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm -Toyota Việt Nam đã có sẵn các công nghệ ô tô từ Toyota Nhật Bản. Đây là cơ hội cho Toyota sử dụng tại Việt Nam. Khó khăn là ở vấn đề chi phí: Việc sử dụng công nghệ mới cho ô tô sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. -Nổi bật trong đó là công nghệ Hybrid sử dụng xăng – điện. Mức tiêu hao nhiên liệu công bố 25,4 km/lít. (Camry, Prius) e. Môi trường chính trị - pháp luật -Chính trị: Môi trường chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định trong thời gian qua tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. -Pháp luật Luật pháp Việt Nam còn chồng chéo nhiều, đôi khi không rõ ràng. Chính sách thay đổi liên tục, các chính sách hỗ trợ công nghiệp ô tô không rõ ràng gây khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp ô tô. Một số chính sách trong thời gian gần đây: + Dự kiến giảm thuế nhập khẩu. + Dự kiến sửa đổi thuế Tiêu thụ đặc biệt + Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp f. Môi trường văn hóa – xã hội -Dân số đông (97,7 triệu người năm 2019) dẫn đến nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi phải cao hơn. Tỉ lệ tiêu dùng trên thu nhập cao. Nhu cầu đi lại của người dân phong phú. -Thế hệ người tiêu dùng hiện tại có xu hướng tin tưởng vào các hãng nổi tiếng, đặc biệt là lòng tin về chất lượng đối với các hãng có đến từ Nhật. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam vẫn còn kém, lưu lượng xe máy cao và thường xuyên kẹt xe khiến nhiều người có khả năng mua ô tô e ngại. 4.3. Mô hình SWOT a. Điểm mạnh -Công ty Toyota Việt Nam (TMV) là công ty đi đầu trong việc thực hiện quá trình nội địa hóa tại Việt Nam. TMV không ngừng nỗ lực gia tăng tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam bằng việc kêu gọi đầu tư và hỗ trợ cải thiện năng lực của các nhà cung cấp nội địa đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam.Trong số các nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam, Toyota có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất từ 19 – 37%, đặc biệt đạt 37% đối với dòng xe Innova, theo phương pháp xác định giá trị của ASEAN. Đến năm 2015, tổng số sản phẩm nội địa hóa của TMV cho tất cả các dòng xe đã lên tới trên 270 sản phẩm các loại. Trong năm 2018, TMV cũng mở rộng phạm vi nội địa hóa đối với gần 50 mặt hàng, bao gồm tấm ốp cửa, tựa tay cửa trước và sau, lưới che két làm mát.. -Vị trí dẫn đầu thị trường ô tô Việt Nam và xuất khẩu ô tô lớn nhất Việt Nam: Ngay từ khi mới thành lập, Toyota Việt Nam đã luôn chú trọng tới việc phát triển một cách toàn diện trên các mục tiêu: Thành công trong kinh doanh, Bảo vệ môi trường và Phát triển cộng đồng. Với phương châm “Khách hàng là trên hết, Sản phẩm chất lượng cao và Dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo”, TMV đã luôn giữ vững vị trí dẫn đầu trong thị trường ô tô Việt. Năm 2018, doanh số bán của TMV cũng đã đạt mức kỷ lục với 65.856 xe bán ra, tăng 11% so với năm 2017, góp phần đưa doanh số bán cộng dồn của công ty lên trên 500.000 xe. -Thị trường xuất khẩu của TMV là 13 quốc gia và vùng lãnh thổ: Kim ngạch xuất khẩu phụ tùng trung bình hàng năm đạt xấp xỉ 35 triệu USD/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu của TMV (tính đến tháng 12/2018) đạt hơn 522 triệu USD. -Phát triển nguồn nhân lực: TMV luôn coi việc phát triển nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược hoạt động của Công ty, và đào tạo được xem là nhân tố then chốt. Hệ thống đào tạo của TMV được xây dựng một cách đa dạng dựa trên chương trình chung của tập đoàn Toyota Nhật Bản kết hợp với một số nội dung xây dựng riêng cho TMV, giúp mỗi thành viên hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng chuyên môn, năng lực mong muốn thông qua công việc. Do vậy, đội ngũ nhân viên của TMV ngày càng lớn mạnh và là nguồn tài sản vô giá của công ty trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng. -Có những mẫu xe phổ biến và gây ấn tượng mạnh với khách hàng: Các mẫu xe công ty giới thiệu những năm gần đây như Innova, Camry và Vios hoàn toàn mới, đã được khách hàng nồng nhiệt đón nhận và ngay lập tức trở thành những mẫu xe “nóng” trên thị trường. Đặc biệt mẫu xe Toyota Vios là mẫu xe dẫn đầu thị trường (Ra mắt lần đầu tiên: 2003. Doanh số tích lũy tới tháng 12/2018: 127.265 xe) -Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt: Với mạng lưới đại lý và trạm ủy quyền trên khắp cả nước, TMV cung cấp các dịch vụ sau bán hàng theo tiêu chuẩn toàn cầu của Tập đoàn thông qua đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, trang thiết bị công nghệ cao, phụ tùng chính hãng, và phương châm “Khách hàng là trên hết”. Kết quả là trong những năm gần đây, TMV liên tiếp được xếp hạng trong top 5 doanh nghiệp ô tô đứng đầu về độ hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực bán hàng và dịch vụ do tổ chức J.D. Power bình chọn. Theo J.D. Power, trong 3 năm liền, Toyota luôn giữ vững vị trí đứng đầu về dịch vụ khách hàng. Đến tháng 9/2019, Toyota đứng thứ 3, sau Ford và Mazda với 823/1000 điểm. b. Điểm yếu -Thu hồi sản phẩm Trong những năm gần đây, Toyota đã phải liên tục tiến hành các cuộc thu hồi sản phẩm. Gần 8 triệu xe bị thu hồi trong năm 2010 đã tạo thành một cuộc khủng hoảng lớn đối với hãng Năm 2018 đã có khoảng 24.000 chiếc Vios tại Việt Nam bị triệu hồi liên quan đến cụm bơm túi khí Takata. Số lượng này sẽ tăng lên vì mới chỉ có xe Vios sản xuất trước năm 2014 được triệu hồi. Đây là đợt triệu hồi tiếp nối đợt triệu hồi đầu tiên với lỗi tương tự hồi tháng 8/2017, với khoảng 20.000 chiếc Vios và Yaris tại Việt Nam (xe được sản xuất trong nước từ ngày 5/1/2009 đến 29/12/2012). Sau khi báo cáo Cục Đăng kiểm Việt Nam, Toyota đã tiếp tục đợt triệu hồi mới liên quan đến hơn 11.300 chiếc Altis, Vios và Yaris để kiểm tra và thay thế cụm bơm túi khí của hành khách phía trước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh thương hiệu của Toyota – hãng xe vốn gắn liền với chất lượng và sự an toàn. Hình 6. Số lượng các mẫu xe bị thu hồi năm 2014 -Tính năng, thiết kế và trang bị vẫn còn chưa làm hài long một bộ phận khách hàng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan