Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại cục th...

Tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh lạng sơn

.PDF
104
48
76

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lưu Thị Mai i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Thủy lợi, được sự đồng ý của Trường Đại học Thủy lợi và sự nhất trí của giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Bá Uân, tác giả đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn”. Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô, các anh chị trong tập thể lớp. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn; PGS.TS.Nguyễn Bá Uân, Thầy đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm thực tế quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này; Xin gửi lời cảm ơn tới những ý kiến đóng góp, động viên của gia đình, bạn bè, các anh/chị lớp cao học 24QLKT12 trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn; Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn, phòng Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tác giả nguồn tài liệu tham khảo quý báu, cảm ơn tất cả các tác giả của những cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu và website hữu ích được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lưu Thị Mai ii MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................ vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TĂT .............................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ...................................... 3 1.1. Thuế và vai trò của thuế ............................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm và phân loại thuế ............................................................. 3 1.1.2. Vai trò của thuế ................................................................................. 5 1.2. Cơ sở lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế ................................................... 7 1.2.1. Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế ............................. 7 1.2.2. Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế ............................................. 11 1.2.3. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế ................................................ 11 1.2.4. Yêu cầu đối với thanh tra, kiểm tra thuế ......................................... 13 1.2.5. Phân loại thanh tra, kiểm tra thuế ................................................... 14 1.3. Nội dung, phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế ..................................... 15 1.3.1. Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ................ 15 1.3.2. Phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế ............................................. 17 1.4. Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế ................................. 20 1.4.1. Kết quả thực thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế ............... 20 1.4.2. Mức độ hoàn thành kế hoạch .......................................................... 21 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ................................................................................................... 21 1.5.1. Các nhân tố khách quan .................................................................. 21 1.5.2. Các nhân tố chủ quan ...................................................................... 22 1.6. Căn cứ pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra thuế ................................ 24 1.6.1. Đối với hoạt động kiểm tra thuế ..................................................... 25 1.6.2. Đối với hoạt động thanh tra thuế .................................................... 25 iii 1.6.3. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.............................................................................. 27 1.7. Kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra thuế ................................... 27 1.7.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới .............................. 27 1.7.2. Tổng hợp bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới về công tác thanh tra và kiểm tra thuế .......................................................................... 30 1.8. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................. 33 Kết luận chương 1 ........................................................................................... 35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH LẠNG SƠN .................. 36 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn ................................................. 36 2.2. Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn ............................................... 37 2.2.1. Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Lạng Sơn ....................................... 37 2.2.2. Tổ chức bộ máy công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn................................................ 40 2.3. Thực trạng công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn. .................................................................................. 44 2.3.1. Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế ............................... 44 2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế ........ 49 2.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT ..................................... 53 2.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn ................................................. 55 2.4. Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn thời gian qua ............................................ 59 2.4.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 59 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 60 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 69 iv CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH LẠNG SƠN................................................................................... 70 3.1. Quan điểm đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế70 3.1.1. Phù hợp với chiến lược cải cách thuế ............................................. 71 3.1.2. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý thuế ............................ 71 3.1.3. Phù hợp với điều kiện thực tế khách quan ...................................... 72 3.1.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................. 72 3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn .......................................... 73 3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................. 73 3.2.2. Nhóm các giải pháp về chuyên môn – nghiệp vụ ........................... 76 3.2.3. Nhóm giải pháp khác ...................................................................... 87 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 94 v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn ........................................... 39 Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn........................... 40 Hình 2.3 Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp từ 2014-2016 .......... 46 Hình 2.4: Các bước lập kế hoạch thanh tra thuế ................................................. 47 Hình 2.5 Các bước tổ chức thực hiện kế hoạch .................................................. 50 Hình 2.6 Các bước tổ chức thực hiện kế hoạch .................................................. 51 Hình 2.7: Tỷ lệ kê khai điều chỉnh sau kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014 – 2016 ..................................................................................................................... 53 Hình 2.8: Các bước kiểm tra đối chiếu số liệu .................................................... 54 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014-2016...... 46 Bảng 2.2: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế giai đoạn 2014 – 2016 .................. 49 Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2014 – 2016 ................... 52 Bảng 2.4 Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế giải đoạn 2014-2016 ........................ 55 Bảng 2.5 Kết quả tổ chức triển khai công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT60 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TĂT DIF: Discriminant Function/ Chức năng phân biệt DN: Doanh nghiệp FDI: Foreign Direct Investment/ Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTGT: Giá trị gia tăng KTr: Kiểm tra LR: Latent risk / Rủi ro tiềm ẩn NSNN: Ngân sách nhà nước NNT: Người nộp thuế RC: Risk Control/ Kiểm soát rủi ro RD: Risk Detection/ Phát hiện rủi ro RI Risk of inspection/ Rủi ro thanh tra TTr: Thanh tra XNK: Xuất nhập khẩu viii PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng nhất trong công tác quản lý thuế, vì thanh tra, kiểm tra thuế là cách thức cơ bản để cơ quan thuế cảnh báo, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những gian lận, sai phạm về thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế cũng giúp phát hiện những bất hợp lý trong chính sách thuế và pháp luật thuế để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong việc đảm bảo số thu cho ngân sách nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả quản lý thuế, cơ quan thuế các cấp cần phải thường xuyên hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trong những năm qua, Ngành Thuế tỉnh Lạng Sơn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, tỷ lệ thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong kết quả chung của Ngành Thuế tỉnh Lạng Sơn có phần đóng góp không nhỏ của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách nghiêm túc, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn vẫn còn những hạn chế nhất định, cần nghiên cứu hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế hơn nữa. Mặc dù tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn, nơi quản lý số thu của các doanh nghiệp vừa và lớn của Tỉnh, công tác thanh tra, kiểm tra thuế tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Vận dụng những kiến thức đã được học tập trong Nhà trường kết hợp với thực tế sản xuất, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và thầy cô, xuất phát từ yêu cầu thực tế trong quá trình công tác, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn” với hy vọng việc thực hiện đề tài nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thành tốt hơn nữa của Ngành Thuế tỉnh Lạng Sơn. 1.2 Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Lạng Sơn hiện nay, trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trên góp phần nâng cao hiệuquả công việc cho Cục thuế. 1 1.3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận chung về công tác thanh tra, kiểm tra; hệ thống các văn bản, chế độ, chính sách hiện hành về công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý thuế và tình hình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn trong những năm vừa qua. Trong luận văn, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế như: - Phương pháp hệ thống hóa: Trên cơ sở hệ thống và rà soát các công tác, thanh tra, kiểm tra, cũng như hệ thống hóa các quy định văn bản chính sách hiện hành có liên quan. - Phương pháp kế thừa: Kế thừa các nghiên cứu có liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thuế. - Phương pháp thu thập sử lý số liệu: Thu thập các số liệu thứ cấp và sơ cấp có liên quan đến nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở so sánh đối chiếu các công tác thanh tra và kiểm tra để tìm ra những vấn đề chung và những hạn chế còn tồn tại. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và định lượng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. 1.4 Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Là công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Lạng Sơn và các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả và chất lượng của công tác này. b. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung và không gian: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Lạng Sơn quản lý - Phạm vi về thời gian: Sử dụng các số liệu trong giai đoạn 2014– 2016 để phân tích đánh giá thực trạng. Các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2017-2021. 2 CHƯƠNG 1. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 1.1 Thuế và vai trò của thuế 1.1.1Khái niệm và phân loại thuế 1.1.1.1 Khái niệm về thuế Thuế là khoản trích nộp bằng tiền, mang tính bắt buộc, thể hiện tính quyền lực nhà nước…do các tổ chức cá nhân nộp cho nhà nước khi đủ điều kiện nhất định nhằm đáp ứng việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 1.1.1.2 Phân lại các sắc thuế Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế thành những nhóm theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, phân tích kinh tế, xây dựng và quản lý hệ thống thuế. Phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thu thuế từ khâu xây dựng chính sách thuế đến triển khai thực hiện. Tùy theo yêu cầu quản lý mà hệ thống thuế được phân theo các loại thuế khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu: - Theo mục đích điều tiết: Các sắc thuế được phân thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu: là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một. Ví Dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản.... Thuế đánh lên thu nhập hoặc tài sản với kỳ vọng rằng người bị thu thuế sẽ thực sự là người bị mất sức mua. Thuế gián thu: là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế (NNT) không cùng là một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế giá trị gia tăng (GTGT) ,thuế xuất nhập khẩu (XNK), thuế tiêu thụ đặc biệt... được thu từ nhà sản xuất, người bán hàng với kỳ vọng chúng sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thuế này chuyển sức mua khỏi 3 người tiêu dùng cuối cùng bằng cách tạo khoảng chênh lệch giữa số tiền chi trả cho nhà sản xuất và giá bán. - Theo đối tượng tính thuế: Với cách phân loại này, hệ thống thuế được chia thành 3 loại: thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ; thuế đánh vào thu nhập và thuế đánh vào tài sản. Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là các loại hàng hóa, dịch vụ. Các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ được tính vào giá bán nên về thực chất là loại thuế do người tiêu dùng gánh chịu, loại thuế này cho phép mọi người tự do lựa chọn hàng hóa, quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tùy ý thích và túi tiền của mình. Các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ được thể hiện dưới các sắc thuế như: thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt… Thuế đánh vào thu nhập: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập kiếm được. Thu nhập được hình thành từ nhiều nguồn như: tiền lương, tiền công, hoạt động sản xuất kinh doanh… do thu nhập được thể hiện ở nhiều dạng nên thuế thu nhập cũng có nhiều loại: thuế Thu nhập cá nhân, thuế Thu nhập doanh nghiệp . Thuế đánh vào tài sản: là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản của người chịu thuế như: nhà cửa, đất đai, chứng khoán. - Theo cơ chế phân cấp quản lý ngân sách: Dựa vào tiêu thức này, thuế được phân thành thuế trung ương và thuế địa phương. Thuế trung ương: là những loại thuế ngân sách trung ương được hưởng 100%. Ví dụ: thuế XNK , thuế Giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu… Thuế địa phương: Là những loại thuế ngân sách địa phương được hưởng 100%. Ví dụ: thuế Nhà đất, thuế Tài nguyên, Phí bảo vệ môi trường…v.v. Căn cứ quy định của luật ngân sách nhà nước còn có thuế điều tiết giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, đây là các loại thuế được phân phối giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ nhất định nhằm góp phần đảm bảo cân đối một cách linh hoạt giữa 4 ngân sách trung ương và địa phương trong hệ thống ngân sách nhà nước.Những loại thuế phân chia giữa ngân sách trung ương và địa phương như: thuế Giá trị gia tăng trong nước, thuế Tiêu thụ đặc biệt trong nước, thuếThu nhập đối với người có thu nhập cao... 1.1.2 Vai trò của thuế Thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với qúa trình phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của thuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây: -Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước -Là công cụ giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế -Là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Ðiều 26 Hiến pháp 1992 ghi nhận: Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách. Thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam, Thuế đóng vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Thông qua việc ban hành và thực hiện pháp luật thuế, Nhà nước thể chế hoá và thực hiện chính sách điều tiết đối với nền kinh tế, điều tiết thu nhập và tiêu dùng xã hội. Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiện nay nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển thành có vay có trả. Trước tiên, thuế là một công cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài. Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất giữa các thành phần kinh tế. Thuế đã điều chỉnh được hầu hết các hoạt động sản 5 xuất, kinh doanh, các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng xã hội. Ðây là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước. Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.Ðiều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế...Nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế. Vai trò này của pháp luật thuế được thể hiện ở chổ pháp luật thuế là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng. Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can thiệp đến cung cầu của nền kinh tế. Sự tác động của Nhà nước để điều chỉnh cung - cầu của nền kinh tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Bằng các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác động tích cực đến cung - cầu của nền kinh tế trong tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ðiều tiết tiêu dùng là hoạt động quan trọng của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuê,ỳ Nhà nước tác động đến các quan hệ tiêu dùng của xã hội. Nhằm hạn chế việc tiêu dùng đối với một số hàng hóa, dịch vụ, Nhà nước tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế XNK ...đối với việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng các loại hàng hóa đó. Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. 6 Vai trò điều tiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội. 1.2Cơ sở lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế 1.2.1.1Khái niệm thanh tra, kiểm tra thuế Theo từ điển tiếng Việt: “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan xí nghiệp” thanh tra là “Loại hình đặc biệt của kiểm tra”. Theo Luật thanh tra số 56/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Thanh tra thuế là “hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật “. Theo các quan niệm trên có thể hiểu thanh tra thuế là thanh tra chuyên ngành, Thanh tra thuế là hoạt động thanh tra của cơ quan thuế các cấp đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế nhằm kết luận đúng, sai, đánh giáưu, khuyết điểm, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về thuế chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước. 7 Về khái niệm kiểm tra, theo từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. Theo từ điển Luật học, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét…”. Theo Giáo trình Quản lý thuế, “Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá” Kiểm tra, theo giáo sư Michel Bouvier, là “hoạt động nhằm xem xét tính trung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà người nộp thuế đã kê khai”. (Nguồn: Nhập môn về Luật thuế đại cương và lý thuyết thuế - tác giả: GS. Michel Bouvier- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2005). Tổng hợp các quan điểm và khái niêm trên thì hiểu Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra. Thanh tra thuế và kiểm tra thuế có những điểm giống nhau sau: - Về mục đích: Thanh tra, kiểm tra thuế đều là nội dung quan trọng của quản lý thuế. Đều có cùng mụcđích phát hiện, ngăn ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. - Về chủ thể: Chủ thể thanh tra thuế, kiểm tra thuế là cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thường là cơ quan thuế. - Về đối tượng: Đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. - Về nội dung: Thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. 8 - Về phương pháp: Thanh tra, kiểm tra thuế đều phải xem xét hoạt động thực tế của đối tượng để phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng đối tượng một cách chính xác, khách quan, làm rõđúng, sai, chỉ rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm. Ngoài ra, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ được thực hiện ở một giai đoạn trong hoạt động quản lý thuế mà nóđược thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quản lý thuế. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra thuế: - Thứ nhất, chủ thể của thanh tra thuế không đồng nhất với đối tượng thanh tra thuế nhưng chủ thể kiểm tra thuế có thể không đồng nhất hoặc đồng nhất với đối tượng kiểm tra, chẳng hạn tự kiểm tra nội bộ thì chủ thể vàđối tượng kiểm tra đồng nhất. - Thứ hai, tính chất của thanh tra thuế là một hoạt động dựa vào quyền lực của cơ quan quản lý Nhà nước. Kiểm tra thuế là hoạt động trung tính, có thể là hoạt động quyền lực của cơ quan quản lý Nhà nước có thể chỉ là hoạt động quản lýđơn thuần. -Thứ ba, nội dung hoạt động thanh tra thuế thường là kiểm tra ở giai đoạn sau, khi các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Nội dung thanh tra thuế thường là những vấn đề phức tạp, bản chất vấn đề thường được che giấu có chủ ý nên khó nhận biết. Nội dung kiểm tra thuế thường là những vấn đề hiện tại, dễ nhận biết. Tất nhiên, nội dung kiểm tra thuế bao gồm cả những nội dung cụ thể của kiểm tra trước, kiểm tra trong và kiểm tra sau khi các hoạt động kinh tế phát sinh. - Thứ tư, do mức độ nghiêm trọng của sự việc cần thanh tra, nên thời gian để tiến hành một cuộc thanh tra thuế thường dài hơn một cuộc kiểm tra thuế. Từ những phân tích trên, có thể rút ra nhận xét sau: Thanh tra thuế và kiểm tra thuế mặc dù có những điểm khác nhau nhưng đều là hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý thuế. Việc phân biệt thanh tra thuế và kiểm tra thuế không chỉ cóý nghĩa về mặt lý luận mà còn cóý nghĩa về mặt thực tiễn trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành để tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra, giảm phiền hà cho các tổ chức, cá nhân làđối tượng thanh tra, kiểm tra thuế.Doanh nghiệp là một đối tượng, đơn vị tổ chức có 9 các hoạt động sản xuất kinh doanh, liên quan đến nghĩa vụ phải đóng thuế do đó cũng chịu sự kiểm tra thanh tra của các cơ quan thuế. 1.2.1.2Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra thuế là một lĩnh vực đặc thù với các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra thuế có phạm vi rộng. Đối tượng thanh tra, kiểm tra là các tổ chức, cá nhân trong ngành Thuế, là đối tượng nộp thuế bao gồm mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật thuế. Thứ hai, thanh tra, kiểm tra thuế là công tác rất khó khăn, phức tạp vì nó đụng chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của đối tượng nộp thuế. Để che giấu các hành vi trốn thuế nhằm bảo vệ lợi ích vật chất của mình, các đối tượng nộp thuế thường tìm mọi biện pháp cản trở, gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Thứ ba, thanh tra, kiểm tra thuế là công việc đòi hỏi rất cao về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người cán bộ làm việc trong lĩnh vực này. Để xác định đúng đắn nghĩa vụ thuế của đối tượng thanh tra, đòi hỏi người cán bộ thuế không chỉ nắm chắc các luật thuế mà còn phải nắm bắt được bản chất các hoạt động kinh tế của đối tượng thanh tra, tức là người cán bộ thanh tra còn phải có sự am hiểu sâu rộng về kinh tế, giỏi kế toán, sâu sắc trong tư duy lô gíc... Đồng thời, người cán bộ thanh tra thuế cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh vững vàng vì thường xuyên phải làm việc trong môi trường có sự cám dỗ về vật chất. Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động có tính chất pháp lý cao, liên quan đến lợi ích kinh tế và chính trị của nhiều đối tượng trong xã hội. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, xử lý đúng người đúng tội, không bao che, quy chụp cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Đây chính là những yêu cầu hàng đầu của thanh tra, kiểm tra thuế vì chỉ khi đảm bảo những yêu cầu này mới đạt được mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra thuế, mới làm cho thanh tra, kiểm tra thuế thực sự trở thành cán cân công lý, mới có được sự tin tưởng của quần chúng nhân dân. 10 Thứ hai, thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo công khai, dân chủ, kịp thời, tạo điều kiện tốt nhất để quần chúng nhân dân tham gia ý kiến. Đảm bảo công khai, dân chủ là yêu cầu quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế vì thông qua đó phát huy được sức mạnh và vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác giám sát tuân thủ pháp luật. Yêu cầu kịp thời được đặt ra trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm khắc phục những yếu kém, bất cập trong quản lý Nhà nước; ngăn chặn đúng lúc các hành vi tiêu cực, tránh những tổn thất nặng nề cho Nhà nước và nhân dân. Thứ ba, thanh tra, kiểm tra thuế phải đảm bảo thực hiện đúng các luật thuế, ngăn ngừa, loại trừ các hành vi trốn, lậu thuế. Đây là yêu cầu thiết yếu của công tác thanh tra, kiểm tra thuế; đạt được yêu cầu này thì công tác thanh tra, kiểm tra thuế mới làm tròn chức năng và nhiệm vụ của mình. 1.2.2Mục tiêu của thanh tra, kiểm tra thuế Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế nhằm giúp người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành thuế. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật thuế của người nộp thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và xử lý những mặt tiêu cực. Căn cứ vào những kiến nghị của kết quả thanh tra, kiểm tra, cơ quan thuế các cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa Luật thuế vào cuộc sống thực tế, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện luật thuế, đồng thời cải cách được các quy trình quản lý thu thuế ngày càng hiệu quả, hợp lý hơn. Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế là phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, của các doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện chính sách thuế, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 1.2.3Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế Để đạt được mục đích trên, công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Đó là các nguyên tắc sau: 11 - Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm tra việc thực hiện pháp luật nên phải tuân thủ pháp luật. Đây cũng là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể thanh tra, kiểm tra; nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra thuế; ngăn chặn tình trạng làm trái pháp luật, vô hiệu hoá hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Thực hiện đúng nguyên tắc này có nghĩa là các cơ quan và cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn mà pháp luật quy định; xem xét sự đúng sai của đối tượng kiểm tra phải căn cứ vào quy định của pháp luật, không tuân theo ý kiến của bất cứ một cơ quan hoặc cá nhân nào. Kết luận thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan: Đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan là vấn đề có tính nguyên tắc cao trong công tác thanh tra, kiểm tra. Có trung thực, chính xác, khách quan trong công tác thanh tra, kiểm tra thì mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của đối tượng kiểm tra, xử lý đúng người đúng việc, đúng pháp luật. Nguyên tắc khách quan và chính xác đòi hỏi trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tôn trọng sự thật, đánh giá sự vật, hiện tượng như nó vốn có, không suy diễn hay quy chụp một cách chủ quan, phải tiến hành công việc một cách thận trọng. Nguyên tắc trung thực đòi hỏi trong hoạt động thanh tra, kiểm tra phải phản ánh và đánh giá đúng bản chất của sự vật, hiện tượng; vô tư, không thiên lệch; không vì quyền lợi cá nhân; phải tỷ mỷ, cẩn thận và phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết sâu rộng và sâu sát thực tiễn. - Nguyên tắc công khai, dân chủ: Tính công khai trong thanh tra, kiểm tra thuế tức là phải thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để thu hút sự tham gia, đồng tình ủng hộ của nhân dân. Việc công khai bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: công khai quyết định 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan