Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ...

Tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty viễn thông quân đội

.PDF
107
160
67

Mô tả:

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty Viễn thông Quân đội
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Viễn thông là một ngành kinh tế thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là một công cụ phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Mặc khác, Viễn thông còn có nhiệm vụ phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân khắp mọi nơi, vào mọi lúc theo yêu cầu cơ bản là: nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện và thỏa mãn nhu cầu về dịch vụ. Giai đoạn phát triển xã hội hiện nay là giai đoạn bùng nổ thông tin. Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển, mối quan hệ giữa các đối tác không ngừng được mở rộng, lượng thông tin đòi hỏi phải xử lý tăng với tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Lúc này thông tin trở thành một nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, được chú ý quan tâm như một nguồn tài nguyên đất nước. Thông tin được xem như một nguồn lực không bao giờ cạn kiệt và nó ngày càng tăng lên về mặt số lượng và hoàn thiện về mặt chất lượng. Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, có thành phố Huế được Chính phủ công nhận là đô thị loại I, là thành phố đang phấn đấu trở thành thành phố Festival của cả nước, có quần thể di tích được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Do đó, việc cung cấp thông tin di động với chất lượng cao, hiệu quả và ngày càng phát triển là một trong những điều kiện cơ bản để góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Có lẽ chưa bao giờ thị trường thông tin di động lại phát triển mạnh mẽ như một vài năm trở lại đây và cũng trong sự phát triển đó cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường như MobiFone, 1 VinaPhone, Viettel, Sfone, HT Mobile...ngày càng trở nên khốc liệt. Mỗi nhà cung cấp đều đưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh doanh để giành giật cũng như bảo vệ thị phần của mình trên thị trường. Chính thức tham gia vào thị trường di động tháng 10/2004, với tư cách là người thách thức thị trường, công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) đã nêu cao phương châm “đặt mình vào chỗ chết để sống” và áp dụng chiến lược “tấn công gọng kìm”, đối với những người dẫn đầu thị trường, Viettel đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt với các nhà cung cấp trên thị trường. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Thừa Thiên Huế” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thông tin di động của công ty Viễn thông Quân đội tại Thừa Thiên Huế. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp viễn thông. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả Công ty Viễn thông Quân đội từ tháng 10/2004 đến năm 2006; Phát hiện những thế mạnh và hạn chế của công ty trên thị trường Thừa Thiên Huế. - Đề xuất các định hướng và biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển công ty Viễn thông Quân đội trên thị trường Thừa Thiên Huế. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của 3 nhà cung cấp Mobifone, VinaPhone, Viettel trên thị trường Thừa Thiên Huế: số trạm thu 2 phát sóng, giá cả, sản phẩm, kênh phân phối, thị phần, đánh giá của người tiêu dùng về dịch vụ đối với 3 nhà cung cấp. - Phạm vi nội dung đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của Viettel so với 2 nhà cung cấp Mobifone và VinaPhone tại Thừa Thiên Huế. Cơ sở lí luận của đề tài được kiểm nghiệm và minh hoạ bằng tình hình thực tế thông qua việc điều tra phân tích 200 người sử dụng điện thoại di động tại huyện Phú Lộc, Hương Thủy, Phong Điền và thành phố Huế. Từ các chỉ tiêu thu thập này tiến hành phân tích, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp giải quyết chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển công ty Viễn thông Quân đội tại Thừa Thiên Huế. Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh và phát triển của công ty Viễn thông Quân đội ở huyện Phú Lộc, Hương Thuỷ, Phong Điền, thành phố Huế. Phạm vi về thời gian: các tài liệu phục vụ đánh giá hiện trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ 10/2004 đến năm 2006, các cơ chế, chính sách, định hướng giải pháp xây dựng, đề xuất cho các năm đến 2010 và định hướng đến năm 2020. 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, phát triển 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh (competition) Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Biện pháp kỹ thuật là áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, công nhân có trình độ cao; biện pháp kinh tế như trợ cấp tài chính, bảo hộ, cho vay ưu đãi, bán phá giá, vv...; biện pháp chính trị - kinh tế là dùng áp lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng bộ một hoặc một số điều kiện thương mại nào đó có lợi cho mình; biện pháp quân sự như gây chiến tranh cục bộ, hoặc chiến tranh thế giới để gây ảnh hưởng và chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. [17] Sự cạnh tranh: Sự đối địch giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá cả thấp nhất hay cung cấp hàng hoá với chất lượng tốt nhất.[3] Theo chúng tôi, cạnh tranh là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng giữa các hãng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng bằng các biện pháp khác nhau, để đạt được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân. 4 1.1.1.2. Những thuật ngữ liên quan khái niệm cạnh tranh - Cạnh tranh tự do (free competition): Một nền kinh tế trong đó hoàn toàn không có sự can thiệp của Nhà nước và giá cả đều được tự do biến động theo tác động của luật cung cầu.[3] - Cạnh tranh lành mạnh (healthy competition): Sự cạnh tranh đàng hoàng, trong sạch, không dùng các thủ đoạn mờ ám, phi pháp.[3] - Cạnh tranh độc quyền (monopolistic competition) a. Một trạng thái của sự cạnh tranh trên một thị trường trong đó chỉ có vài nhà sản xuất và do đó những nhà sản xuất này có thể ép buộc những người mua phải chấp nhận giá cả của họ.[3] b. Một hình thức cạnh tranh trong đó những người bán có thể gây ảnh hưởng đến những người mua bằng những sự khác nhau trong chất lượng hay/và hình dạng của những mặt hàng do họ sản xuất.[3] - Cạnh tranh phi giá cả (non-price competition): Một tình huống thị trường khi những người bán trên tư cách là những đối thủ của nhau ra sức cạnh tranh giành giật thị trường không phải bằng cách hạ thấp giá cả mà bằng cách tạo ra những yếu tố hấp dẫn khách hàng chẳng hạn như làm cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, bao bì đóng gói tốt hơn, được bày bán ở những nơi thuận tiện hơn cho người mua, có các dịch vụ sau bán tốt hơn, v.v.[3] - Cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition): Hoàn cảnh thị trường, trong đó không một người mua hay người bán nào có thế lực làm thay đổi được giá thị trường của một hàng hóa hay dịch vụ.[3] - Quảng cáo cạnh tranh (competitive advertising): Thuyết phục người tiêu dùng mua hàng hoá hay dịch vụ của mình hơn là mua của người khác.[3] 1.1.1.3. Năng lực cạnh tranh (competitive) Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.[17] 5 Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vô hình, tỉ lệ công nhân lành nghề, tỉ lệ đội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo v.v... Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hoá trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp hoặc cả hai”.[17] Theo ThS. Phạm Đức Trường: “Năng lực của công ty là tất cả những gì mà công ty có thể sử dụng để cạnh tranh trong việc thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu của Doanh nghiệp”. Năng lực của công ty không những là các yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy được như công nghệ sử dụng trong cung cấp dịch vụ, dây chuyền sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhân viên… mà còn có cả những yếu tố vô hình nữa. Các yếu tố vô hình này như dịch vụ khách hàng, thái độ của đội ngũ bán hàng, khách hàng cảm nhận về công ty sau mỗi lần giao dịch… - Có sức cạnh tranh (competitive): Có giá rẻ hơn và có chất lượng tốt hơn so với những sản phẩm khác thuộc cùng một loại; có khả năng hấp dẫn khách hàng, làm cho khách hàng bỏ rơi những mặt hàng cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.[3] - Sức cạnh tranh (competitive power): Khả năng giành được trên thị trường một tỷ phần lớn hơn những đồng nghiệp khác, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.[3] Theo chúng tôi, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm tạo cho doanh nghiệp có khả năng hấp dẫn khách hàng, có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao 6 hơn các đối thủ cạnh tranh, để đánh bại các doanh nghiệp đối thủ đang ganh đua đạt được thị phần. 1.1.1.4. Những thuật ngữ liên quan khái niệm năng lực cạnh tranh - Giá cả có sức cạnh tranh ( competitive price): một giá cả thấp hơn giá cả các mặt hàng cùng loại hoặc có chi phí sản xuất và phân phối thấp hơn, hoặc do định mức lãi thấp hơn hoặc do có sự phá giá chịu lỗ tạm thời để tranh giành thị trường với các đồng nghiệp.[3] - Những mặt hàng có sức cạnh tranh (competitive goods): Những mặt hàng có khả năng tranh thủ được nhiều khách hàng tiêu dùng hơn những mặt hàng cùng loại, do hoặc có chất lượng tốt hơn, hoặc có giá cả thấp hơn, hoặc được quảng cáo tốt hơn, hoặc do hai hay tất cả những điều đó.[3] - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên cùng thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nó, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v..[3] - Thị trường cạnh tranh (competitive market): Một thị trường trong đó chỉ luôn luôn có một giá cả cho một mặt hàng nhất định; tất cả những người mua và những người bán đều biết rõ điều kiện của thị trường, đều có thể tự do lựa chọn bạn hàng của mình.[3] - Giai đoạn cạnh tranh (competitive stage): Giai đoạn quảng cáo trong đó một sản phẩm đã được thừa nhận rộng rãi là hữu ích nhưng còn phải xác lập tính ưu việt của nó so với các sản phẩm tương tự nhằm giành được sự ưu tiên mua của khách hàng.[3] - Phân tích đối thủ cạnh tranh (competitive analysis): Việc các nhà sản xuất và các nhà bán buôn tiến hành khảo soát một cách cẩn trọng những 7 sản phẩm-hàng hóa đang cạnh tranh với những sản phẩm-hàng hóa của chính bản thân mình trên thị trường và tìm ra những phương cách để thay đổi hay hoàn thiện hơn những sản phẩm-hàng hóa của mình sao cho chúng chiếm được một tỷ phần lớn hơn của thị trường. Việc này là một bộ phận trong công cuộc nghiên cứu thị trường.[3] - Người thách thức thị trường (market challengers): Những người bán một mặt hàng, mà được xếp hạng thứ hai, thứ ba....theo tỷ phần thị trường và đang ở thế thách thức những người bán đang cần đến thị trường. Trong trường hợp này, họ có thể chọn phương án không tấn công những người đó để tăng tỷ phần thị trường của mình lên mà chỉ tìm cách duy trì vị trí của họ hiện có trên thị trường bằng cách thụ động đi theo các chiến lược của những người dẫn đầu thị trường về mặt hàng, giá cả và xúc tiến thương mại. Như vậy, họ được gọi là những người đi theo thị trường (market follower).[3] 1.1.1.5. Phát triển (development) - Phát triển: Việc ứng dụng những kết quả của công cuộc nghiên cứu để sản xuất những sản phẩm mới và hoàn thiện hơn.[3] - Các chi phí phát triển (development costs): các chi phí để phát triển kiến thức khoa học, kỹ thuật sao cho nó được dùng để sản xuất những sản phẩm, những phương pháp, những hệ thống, những dịch vụ mới về chất hay được cải tiến ở một mức độ quan trọng. Những chi phí này phát sinh trước khi bắt đầu sản xuất thương mại loại mặt hàng ấy.[3] 1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông - Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ Bưu chính Viễn thông - Quá trình sản xuất kinh doanh Bưu chính Viễn thông mang tính dây chuyền - Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm - Tải trọng không đồng đều theo thời gian, không gian 8 1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá NLCT theo tầm nhận thức của chính tác giả.[17] 1.1.3.1. Tổ chức của doanh nghiệp và phân công trách nhiệm Nhiều nhà kinh tế học nước ngoài cho rằng một tổ chức mạnh quyết định tới 70% đến 80% thành công trong mọi hoạt động của tổ chức (DN) ấy. Điều đó nói lên vai trò của tổ chức quan trọng đến mức nào! Thực tế, trong mọi hoạt động, ở mọi lĩnh vực chúng ta đều thấy rõ điều đó. Trong tiêu chí này có các tiêu chí phụ (phân nhóm tiêu chí) sau đây: a. Hoạt động theo pháp luật. b. Hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng. c. Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của mọi bộ phận, mọi thành viên. d. Có chính sách, chiến lược, mục đích, mục tiêu hoạt động cụ thể e. Có tổ chức gọn nhẹ Tiêu chí này mang tính định tính nhưng có thể lượng hoá được bằng điểm số (cao nhất là 5, thấp nhất là 1) và phân bổ hệ số quan trọng theo các tiêu chí phụ (a,b,...). Tiêu chí này có thể tính theo công thức: k QT = ∑ mxq i i i =1 Trong đó: QT - chất lượng tổ chức của doanh nghiệp (điểm số). mi - hệ số quan trọng của tiêu chí phụ thứ i. qi - điểm số của tiêu chí phụ thứ i. 9 1.1.3.2. Trình độ của đội ngũ lãnh đạo Trong tiêu chí này có các tiêu chí phụ như sau: a. Trình độ tư tưởng, chính trị, đạo đức (5 bậc trình độ theo trọng số). b. Trình độ học vấn (phân bậc như a.) c. Trình độ văn hoá (phân bậc như a.) d. Trình độ quản trị doanh nghiệp (hiệu lực, hiệu quả các quyết định) – phân bậc như a.). Nếu doanh nghiệp nào có tỷ lệ cán bộ lãnh đạo tốt cao hơn sẽ có năng lực cạnh tranh (về tiêu chí này) cao hơn. Như vậy, trình độ lãnh đạo có thể xác định theo công thức: TL = mL / ML Trong đó: TL - tỷ lệ cán bộ lãnh đạo có trình độ tốt (%), bao gồm khá, tốt và giỏi. mL - số cán bộ lãnh đạo tốt. ML - tổng số cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp. 1.1.3.3. Tỷ lệ nhân viên, công nhân lành nghề Đây là đòi hỏi quan trọng, nhất là ở thời đại mà việc cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trở nên rất gay gắt như hiện nay. Tiêu chí này cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp đạt được năng suất cao, chi phí thấp. Một doanh nghiệp có tỷ lệ này cao sẽ có lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cao. Tỷ lệ về trình độ lành nghề có thể chia thành 5 bậc: dưới 5% - điểm 1, từ 6% đến 15% - điểm 2, từ 16% đến 25% - điểm 3, từ 26% đến 40% - điểm 4 (tốt), trên 40% - điểm 5 (cao). Công thức tính như sau: Tn = n / N Trong đó: Tn - tỷ lệ công nhân, nhân viên lành nghề (%). n - số nhân viên, công nhân lành nghề. N - tổng số cán bộ, công nhân viên. 10 1.1.3.4. Số sáng kiến, cải tiến, đổi mới hàng năm được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh Các tổ chức đánh giá quốc tế thường dùng tiêu chí này để đánh giá NLCTDN. Tiêu chí này có thể chia thành 3 nhóm tiêu chí phụ là nhóm sáng kiến, nhóm cải tiến và nhóm đổi mới. Trong mỗi nhóm lại phân ra 5 bậc số lượng và 5 bậc chất lượng. 1.1.3.5. Chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật Cơ sở vật chất, kỹ thuật là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên NLCTDN. Nhóm này bao gồm nhà xưởng, hệ thống kho tàng, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống nước, công nghệ sản xuất và quản lý, mạng thông tin. Ở đây người ta muốn đánh giá chất lượng của các yếu tố đó. Chất lượng mỗi nhóm (tiêu chí phụ) này chia thành 5 cấp: tiêu chí phụ “công nghệ quản lý” là quan trọng nhất, tiêu chí phụ “mạng công nghệ quản lý” là quan trọng thứ hai, v.v...Có thể sử dụng công thức sau để tính: k Qc = ∑ mi × qi i =1 Trong đó: Qc - chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp (điểm). mi - hệ số quan trọng của từng yếu tố. qi - chất lượng của từng yếu tố (điểm) 1.1.3.6. Năng lực tài chính doanh nghiệp Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Trong tiêu chí này có 4 nhóm chỉ tiêu chủ yếu. 1.1.3.6.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp: nhóm này có 3 hệ số, mỗi hệ số có thể chia ra 5 bậc. 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio) = Tổng tài sản lưu động / Tổng nợ ngắn hạn 11 Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Hệ số này quá nhỏ, doanh nghiệp có khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này quá cao, tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài. Mức hợp lý bằng 2. 2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio) = (Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/ Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tiền đang có. Hệ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên còn phải xem xét kỹ các khoản phải thu (nợ khó đòi) có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động bình thường thì hệ số này thường bằng 1. 3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Immediate Ratio) = Tổng vốn tiền mặt / Tổng nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền có khả năng thanh khoản cao nhất, nó được sử dụng ngay khi cần trả nợ. Hệ số này cho thấy khả năng doanh nghiệp thanh toán được nợ ngắn hạn ngay. Nếu hệ số này cao, doanh nghiệp có khả năng lớn, nhưng quá cao thì không có hiệu quả vì tiền mặt không sinh lời. Hệ số này hợp lý thường khoảng 0,5. 1.1.3.6.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả cơ cấu vốn và nguồn vốn: mỗi chỉ tiêu thành phần chia làm 5 bậc. 1. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn: Tỷ lệ nợ (the Debt Ratio) = Tổng nợ phải trả / Tổng vốn x 100(%) Tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít phụ thuộc, các khoản nợ càng đảm bảo thanh toán. Tỷ lệ này cần duy trì ở mức trung bình của ngành là hợp lý. 2. Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn. Tỉ lệ vốn cố định = Vốn cố định / Tổng tài sản x 100(%) 12 Tỉ lệ vốn lưu động = Vốn lưu động / Tổng tài sản x 100 (%) Cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý không và có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình không. 1.1.3.6.3. Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn: mỗi chỉ tiêu thành phần (1,2,3,4) chia ra 5 bậc. 1. Vòng quay hàng tồn kho (Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho) = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho. Đây là chỉ tiêu quan trọng bởi vì dự trữ hàng hoá, vật tư là để sản xuất kinh doanh và sản xuất ra sản phẩm là để tiêu thụ nhằm đạt được lợi nhuận cao, nếu dự trữ quá mức hàng tồn kho chậm dẫn đến số vòng quay hàng tồn kho chậm (thấp) nên sinh lợi kém. Tuy nhiên, do luôn cần lượng dự trữ nhất định hàng tồn kho để đảm bảo kinh doanh bình thường nên tỉ số này không phải càng cao càng tốt mà cần ở mức tối ưu. 2. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản thu / Doanh thu bình quân một ngày Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi vốn trong kinh doanh. Kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng trong thanh toán. Tuy nhiên cần xem xét với chính sách tín dụng thương mại nhằm mục tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Để tránh bị ứ đọng vốn, doanh nghiệp cần đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời và tìm khách hàng làm ăn có uy tín. 3. Số vòng quay vốn cố định (Hiệu quả sử dụng vốn cố định) = Doanh thu thuần / Giá trị tài sản cố định Chỉ tiêu này đo lường hiệu suất sử dụng tài sản cố định xem một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao càng tốt. 13 4. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản hay Tổng vốn đầu tư. 1.1.3.6.4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Mỗi chỉ tiêu thành phần chia 5 bậc. 1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu x 100(%) Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được. Chỉ tính lợi nhuận do hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại, tức là phần lợi nhuận có được từ doanh thu bán hàng. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ giá thành sản phẩm thấp. 2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = Lợi nhuận / Tổng vốn đầu tư x 100(%) Chỉ số này phản ánh 1 hay 100 đồng vốn đem vào đầu tư thì sinh được bao nhiêu lợi nhuận. 3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có = Lợi nhuận / Tổng vốn chủ sở hữu x 100(%) Các chủ sở hữu đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này. 1.1.3.7. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm (CLSP) là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh của sản phẩm (NLCTS), mà NLCTS là yếu tố cấu thành NLCTDN. Vì lẽ đó mà CLSP là tiêu chí để xem xét NLCTDN. Các chỉ tiêu đánh giá CLSP là những tiêu chí phụ của tiêu chí này. Các chỉ tiêu CLSP được chia thành 4 nhóm: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, an toàn - vệ sinh, kỹ thuật và nhóm chỉ tiêu kinh tế. Hội đồng đánh giá xác định hệ số quan trọng cho từng chỉ tiêu và tổ hợp lại theo công thức: k Qa = ∑ mi qi i =1 Trong đó: 14 Qa - chỉ tiêu tổ hợp của một sản phẩm, đơn vị đo là điểm số. mi - hệ số quan trọng của chỉ tiêu thứ i qi - chỉ tiêu thứ i, quy ra điểm. k - lượng các chỉ tiêu cần đưa vào xem xét. So sánh Qa của các sản phẩm cùng loại cả các doanh nghiệp với nhau ta sẽ chọn ra được sản phẩm của doanh nghiệp nào đạt tốt nhất. Doanh nghiệp nào có nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất theo tiêu chí trên. 1.1.3.8. Thị phần của doanh nghiệp Thị phần là phần thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, NLCTS cao. Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ hiệu và uy tín của doanh nghiệp nữa. Như vậy, chúng ta thấy rằng “thị phần” là một tiêu chí quan trọng đánh giá NLCTDN. Tiêu chí này cũng có thể chia ra 5 bậc và được tính theo công thức: TP = DDN / ∑Di x100 (%) Tp - thị phần. DDN – doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường. ∑ D - tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên thị trường đó. i 1.1.3.9. Năng suất lao động của doanh nghiệp Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: con người, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp, v.v... Năng suất của máy móc thiết bị, công nghệ được đo bằng lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian, nó có trong nội dung của tiêu chí thứ 1.3.5. 15 Năng suất lao động được đo bằng lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao động. Năng suất này có thể tính bằng hiện vật hoặc bằng giá trị theo công thức: NS = R/L NS: năng suất lao động, đơn vị đo là đồng/ một lao động, hoặc bằng lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng/ một lao động. R: đầu ra (có thể lấy theo giờ, ca, ngày, v.v....), đơn vị đo là lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng, hoặc bằng tiền. L: số lượng lao động làm ra lượng đầu ra đó. Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì NLCTDN càng cao bấy nhiêu (về tiêu chí đó) so với các doanh nghiệp cùng loại. Có năng suất cao là nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm tối đa các chi phí (trong có chi phí lao động và thời gian). Vì thế năng suất là tiêu chí rất quan trọng để xem xét, đánh giá NLCTDN. 1.1.3.10. Chất lượng môi trường sinh thái Chất lượng môi trường sinh thái là vấn đề nóng hổi và cấp bách mang tính toàn cầu. Thế giới đánh giá cao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp. Để có NLCT cao, sản phẩm làm ra không được gây ô nhiễm môi trường (trong phạm vi và ngoài phạm vi doanh nghiệp) bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải có nhãn sinh thái, doanh nghiệp phải có chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000, hoặc theo tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam. Việc đánh giá tiêu chí này phức tạp vì nó bao hàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đôi khi khó xác định. Tuy vậy, phần lớn các chỉ tiêu hoá, lý, sinh, đều lượng hoá được bằng các dụng cụ đo chính xác. 1.1.3.11. Giá trị vô hình của doanh nghiệp 16 Giá trị vô hình là tiêu chí mang tính tổng hợp. Giá trị này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, hợp đạo, hợp lý của doanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến. Giá trị vô hình của doanh nghiệp gồm hai bộ phận. Thứ nhất là uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, được phản ánh chủ yếu ở “văn hoá doanh nghiệp”, bao gồm trang phục, văn hoá ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch, v.v.. Thứ hai là giá trị của tài sản nhãn hiệu. Những nhãn hiệu lâu đời, có uy tín cao thì giá trị càng cao. Muốn có được giá trị thương hiệu cao doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp sản phẩm Sau khi đã xem xét và đánh giá doanh nghiệp qua các tiêu chí chúng ta sẽ có điểm số của từng tiêu chí. Cộng các điểm đó lại chúng ta có điểm đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. So sánh tổng điểm của từng doanh nghiệp với nhau chúng ta sẽ có được kết luận về năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Theo Thạc sỹ Nguyễn Tất Thịnh: Chín tiêu chí về năng lực phát triển của doanh nghiệp là: 1. Năng lực ban lãnh đạo 2. Chỉ số tài chính lành mạnh: hệ số tài chính minh bạch (tham gia thị trường chứng khoán); những khoản nợ xấu <5 % (nợ không có khả năng thanh toán) 3. Qui mô kênh phân phối: thâm nhập đến khách hàng mục tiêu như thế nào? 4. Kinh nghiệm kinh doanh: - Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận - Tốc quay vòng vốn 17 - Các đối tác quốc tế. 5. Giá trị chuổi liên minh: “Hãy chỉ cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ cho biết anh là ai” Ghép logo của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác 6. Khả năng chống đỡ rủi ro: sử dụng dịch vụ bảo hiểm 7. Năng lực cam kết: thể hiện trình độ rất cao, thể hiện uy tín của doanh nghiệp 8. Áp dụng công nghệ hàng đầu 9. Thương hiệu xã hội: là hình ảnh nhân bản, nhân văn của xã hội thừa nhận Toàn bộ giá trị xã hội cảm nhận, so sánh, tin cậy được khi nghe đến cái tên, được mệnh danh là mặt trận lòng dân. Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, và qua quá trình thu thập số liệu thực tế về mức độ cạnh tranh hiện nay giữa các doanh nghiệp, chúng tôi chỉ tập trung đi sâu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo các tiêu chí sau: 1. Cạnh tranh giá cả: đánh giá trên các tiêu chí chiến lược giá, chỉ số giá của các doanh nghiệp.... 2. Độ phủ sóng của doanh nghiệp: đánh giá mức độ phủ sóng rộng và đều, phù hợp với chiến lược thị trường của doanh nghiệp. 3. Chương trình quảng cáo, khuyến mãi: đánh giá về tính thường xuyên, hấp dẫn, lợi ích đối với người tiêu dùng. 4. Qui mô kênh phân phối: số lượng chi nhánh, các đại lí, của hàng bán lẻ trên địa bàn. 5. Cạnh tranh về sản phẩm: sự đa dạng gói cước dịch vụ, chất lượng cuộc gọi... 6. Thị phần doanh nghiệp 7. Kinh nghiệm kinh doanh: Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Từ những đánh giá trên, phân tích ma trận SWOT. 18 1.1.4. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.4.1 Doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông gồm các loại: a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh và phục vụ: doanh thu về cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông, tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, hoạt động của Công ty tài chính Bưu điện, của các đơn vị sự nghiệp có thu và cung cấp các dịch vụ khác sau khi trừ (-) các khoản hoàn cước, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại; thu từ trợ cấp, trợ giá của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và phụ thu do Nhà nước quy định b. Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm: các khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động bất thường. - Doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính bao gồm các khoản thu: + Từ các hoạt động liên doanh liên kết; góp vốn cổ phần; lãi tiền gửi, tiền cho vay (trừ tiền lãi phát sinh từ nguồn vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản); tiền lãi trả chậm của việc bán hàng trả góp; tiền hổ trợ lãi suất tiền vay của Nhà nước trong kinh doanh (nếu có); thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu).... + Từ hoạt động nhượng bán ngoại tệ hoặc thu nhập về chênh lệch tỷ giá nghiệp vụ ngoại lệ theo quy định của Bộ Tài chính; + Hoàn nhập số dư dự phòng giảm giá chứng khoán; + Tiền cho thuê tài sản đối với đơn vị thuê tài sản không phải là hoạt động kinh doanh thường xuyên. - Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa; bán công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng; các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ 19 nợ; thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được; hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích vào chi phí trích trước về bảo hành hàng hoá, sản phẩm, công trình và hạng mục công trình khi hết thời hạn bảo hành; các chi phí trích trước (nếu có) lớn hơn số thực chi (trừ chi phí trích trước về sữa chữa tài sản của 4 loại tài sản cố định đặc thù); thu từ cho thuê hoặc chuyển quyền sở hữu trí tuệ; thu từ tiền phạt vi phạm Hợp đồng kinh tế; thu về chiết khấu thanh toán; các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được doanh nghiệp) được Nhà nước giảm và các khoản thu bất thường khác. 1.1.4.2 Lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp BCVT là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu (Dt) và chi phí (Cp) mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đưa lại. Ln=Dt-Cp Lợi nhuận BCVT giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BCVT vì trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp BCVT có tạo được lợi nhuận hay không? Vị thế lợi nhuận BCVT được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đảm bảo tình hình tài chính của doanh nghiệp BCVT được vững chắc. Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp BCVT phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh làm giảm giá thành sản phẩm thì lợi nhận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ trực tiếp giảm bớt. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh BCVT. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan