Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 ...

Tài liệu đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010

.PDF
203
79
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***---------- NGUYỄN THỊ THU HÀ §¶NG Bé TỈNH TH¸I B×NH L·NH §¹O X¢Y DùNG HÖ THèNG CHÝNH TRÞ ë C¥ Së Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN -----------***---------- NGUYỄN THỊ THU HÀ §¶NG Bé TỈNH TH¸I B×NH L·NH §¹O X¢Y DùNG HÖ THèNG CHÝNH TRÞ ë C¥ Së Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN NGỌC HÀ HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà nội, ngày 25 tháng 8 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án ................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................... 3 5. Đóng góp của Luận án ................................................................................... 4 6. Kết cấu của Luận án ....................................................................................... 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu .......................................... 5 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở..... 5 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở cơ sở .................................................................................15 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến Thái Bình và Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây dựng hệ thống chính trị .......................................20 1.2. Nhận xét về những công trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ..........................................................................................24 1.2.1. Những vấn đề các công trình nghiên cứu đã giải quyết ....................24 1.2.2. Những vấn đề mà luận án sẽ làm sáng tỏ ..........................................27 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ (1997-2001) ..30 2.1. Cơ sở hoạch định và nội dung chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh .....30 2.1.1. Cơ sở hoạch định ................................................................................30 2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình ...........................................44 2.2. Sự triển khai chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình....................................50 2.2.1. Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng thực sự là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị ở cơ sở ............................................................................50 2.2.2. Tập trung xây dựng hệ thống chính quyền và đội ngũ cán bộ ở cơ sở ..56 2.2.3. Công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở ..59 2.2.4. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ..................................................61 Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................65 Chƣơng 3. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CƠ SỞ (2001-2010) ..............................66 3.1. Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (2001-2005) ...............66 3.1.1. Quan điểm xây dựng HTCT ở cơ sở theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX)..........................................................................................66 3.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình ...........................................70 3.1.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .............................................73 3.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình tăng cường lãnh đạo thực hiện xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong bối cảnh mới (2005-2010) ...........................................89 3.2.1. Yêu cầu tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh ........................89 3.2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình .............................................97 Tiểu kết chƣơng 3. ............................................................................................110 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...............................................112 4.1. Nhận xét ..................................................................................................112 4.1.1. Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã quán triệt, vận dụng chủ trương, đường lối xây dựng HTCT của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế của địa phương ..112 4.1.2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình, HTCT ở cơ sở được đổi mới và từng bước hoàn thiện tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.......114 4.1.3. Trong quán triệt chủ trương của Đảng và chỉ đạo xây dựng HTCT ở cơ sở đôi lúc còn có biểu hiện nóng vội, hình thức. ..................................121 4.2. Một số kinh nghiệm..................................................................................126 4.2.1. Nhận thức đúng về hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.............................................................................................126 4.2.2. Nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ...........................................................................................................130 4.2.3. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ...........................................................................................................133 4.2.4. Luôn phát huy vai trò của trưởng thôn gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ....................................................................................136 4.2.5. Bài học về sự gần dân, dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân .... 140 Tiểu kết chƣơng 4. ............................................................................................144 KẾT LUẬN .......................................................................................................145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................149 PHỤ LỤC ..........................................................................................................164 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH: Ban Chấp hành BCĐ: Ban Chỉ đạo BTV: Ban Thường vụ BTVTU: Ban Thường vụ Tỉnh ủy CSNT: Cơ sở nông thôn ĐA: Đề án HTCT: Hệ thống chính trị HĐND: Hội đồng nhân dân NCS: Nghiên cứu sinh NQTƯ: Nghị quyết Trung ương NXB: Nhà xuất bản UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống chính trị cơ sở là “toàn bộ các thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở”[150; tr.10]. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đoàn kết nhân dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Khi công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, Đảng ta chủ trương hướng mạnh vào cơ sở, xây dựng HTCT mạnh từ cơ sở, đề cao các sáng kiến và tính chủ động từ cơ sở. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đảng ta khẳng định: Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Tiếp nối tinh thần đó, tại Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX), Đảng ta đã ra Nghị quyết về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (9-2006) đặc biệt coi trọng đổi mới hệ thống chính trị cơ sở, nhất là ở cơ sở nông thôn (xã, thị trấn). Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả cao đang là một yêu cầu bức thiết ở nước ta hiện nay. Cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn chính là xã và mắt khâu trung tâm cần đột phá trong chỉnh đốn và đổi mới hệ thống chính trị cơ sở là chính quyền cấp xã, bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã và các đoàn thể chính trị - xã hội. Những năm qua, thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng, hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Thái Bình từng bước được củng cố, hoàn thiện, bước đầu phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện nghiêm túc, thực chất Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ: hệ thống tổ chức vẫn chưa ổn 1 định; mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị ở đây còn nhiều bất cập; các tổ chức còn lúng túng trong hình thức tổ chức và phương thức hoạt động… Thái Bình còn là một trong những điểm nóng của cả nước khi năm 1997 tình hình khiếu nại, tố cáo của nhân dân trong tỉnh diễn ra trên diện rộng. Những vấn đề nhân dân khiếu kiện cơ bản là đúng và chính đáng nhưng Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh chủ quan, chưa có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể; tổ chức Đảng các cấp không chủ động giải quyết dứt điểm tình hình, buông lỏng ngọn cờ đấu tranh chống tham nhũng, để cho một số người lợi dụng việc chống tham nhũng kích động, lôi kéo, đe doạ, ép buộc nhân dân đi khiếu kiện lên xã, huyện, tỉnh và Trung ương. Tình hình diễn biến trở thành vấn đề chính trị nghiêm trọng, gây ra hậu quả nặng nề về nhiều mặt, ảnh hưởng đến đoàn kết trong xã hội và nhân dân địa phương; làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với cấp uỷ, chính quyền các cấp… Bài học đó cho đến nay vẫn còn nhiều giá trị, đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải xây dựng hệ thống chính trị cơ sở một cách vững chắc, giải quyết có kết quả tình hình mất ổn định ở cơ sở; huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện "xoá đói giảm nghèo", nâng cao đời sống nhân dân. Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở ở Thái Bình ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết để đảm bảo sự ổn định, phát triển lâu bền của nông thôn Thái Bình riêng và của đất nước nói chung. Việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng, những vấn đề đặt ra và đưa ra những giải pháp dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành Lịch sử Đảng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn quan trọng. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010” làm Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1 Mục đích của luận án Góp phần tái hiện sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010; qua đó chỉ rõ thành tựu, nêu lên hạn chế và rút ra những kinh nghiệm lịch sử. 2 2.2 Nhiệm vụ của luận án - Làm rõ những yếu tố tác động đến việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình. - Hệ thống, khái quát những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010. - Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo thực hiện xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010. - Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở (1997-2010) 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1997 đến năm 2010. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu những chủ trương, giải pháp, biện pháp mà Đảng bộ tỉnh Thái Bình đề ra và thực hiện trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. - Về phạm vi không gian: Nghiên cứu hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình (bao gồm 285 xã, phường, thị trấn). - Về phạm vi thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2010 (Năm 1997 là năm xảy ra hiện tượng mất ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh; năm 2010 được chọn là năm kết thúc dựa theo nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thái Bình). 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu - Các Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo, kế hoạch, chương trình hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 1997 đến năm 2010 đã được xuất bản, lưu trữ tại các cơ quan Trung ương và địa phương. - Các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu có uy tín. 3 - Các bài nói, phỏng vấn của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Bình trong vấn đề xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Thái Bình. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận sử học, luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp… Ngoài ra, luận án cũng sử dụng phương pháp khác như so sánh, đối chiếu, thống kê… được vận dụng phù hợp trong giải quyết những nội dung nghiên cứu cụ thể của luận án. 5. Đóng góp của Luận án - Luận án là công trình nghiên cứu khoa học, góp phần hệ thống hoá quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Thái Bình về lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. - Dựng lại một cách khách quan, khoa học quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình đối với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010; rút ra một số kinh nghiệm lịch sử có giá trị cho hiện tại. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ, chính quyền trên địa bàn tỉnh về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chƣơng 2: Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở (1997-2001) Chƣơng 3: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở (2001-2010) Chƣơng 4: Nhận xét và kinh nghiệm 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu tiêu biểu Cơ sở là nơi chính quyền trong lòng dân. Đây là cấp thống nhất trong các cấp độ quản lý của hệ thống chính quyền nhà nước nhưng lại là nền tảng của chế độ chính trị và đời sống xã hội. Cơ sở không phải là cấp hoạch định đường lối, chính sách nhưng lại là địa chỉ quan trọng cuối cùng và quyết định mà mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước phải tìm đến và là cấp hành động, tổ chức hành động, đưa đường lối, nghị quyết, chính sách vào cuộc sống. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là một trong những nội dung quan trọng. Cũng vì lẽ đó, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ các tỉnh, thành trong cả nước với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở là một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học, của giới nghiên cứu. Bằng các phương pháp tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở tập trung trong các sách chuyên khảo, các luận án, các bài báo và đề tài nghiên cứu khoa học. Mỗi công trình có hướng nghiên cứu cũng như cách tiếp cận riêng, trong luận án này NCS chọn cách tiếp cận theo nội dung, chia thành những công trình nghiên cứu chung về HTCT cơ sở và những công trình nghiên cứu liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở Đề cập đến vấn đề này, trước hết phải kể đến một số công trình tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống chính trị ở cơ sở, tiêu biểu như các nghiên cứu của: Hoàng Chí Bảo (2004): Cơ sở và hệ thống chính trị ở 5 cơ sở đối với ổn định và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (Tạp chí Xã hội học, số 3); Vũ Hoàng Công (2002, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia): Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp; Chu Văn Thành (2004): Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới. Những nghiên cứu này nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam nói chung và hệ thống chính trị cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn) nói riêng; từ đó rút ra những đặc điểm, những vấn đề bức xúc; thực trạng của hệ thống chính trị ở cơ sở; từ đó kiến nghị những giải pháp cơ bản trong việc củng cố, nâng cao hiệu quả; tăng cường sự ổn định của hệ thống chính trị cấp cơ sở theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết của Bùi Thế Đức (2004): Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở (Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 9) đã tập trung nghiên cứu, ghi nhận những thành tựu đã đạt được trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở; nghiên cứu của Nguyễn Huy Kiệm (2013): Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở đã trình bày thực trạng của HTCTCS bao gồm: nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức đảng; tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở; công tác mặt trận và các đoàn thể; công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Từ đó, đưa ra 6 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng; hiệu quả của HTCTCS; công trình nghiên cứu của Hồ Thanh Khôi (2015, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh): Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị ở cơ sở trình bày các vấn đề lý luận cách mạng trong Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng ở cơ sở cùng một số vấn đề về công tác hành chính - văn phòng cấp uỷ và cấp trên cơ sở. Nghiên cứu của Phan Xuân Sơn (2001): Các đoàn thể nhân dân ở cấp xã, phường và một số vấn đề đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở (Kỷ yếu đề tài khoa học về hệ thống chính trị ở cấp cơ sở, Hà Nộ) nêu những hoạt động của Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội 6 Nông dân... Đây là những đoàn thể thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đổi mới hoạt động của các đoàn thể xã hội cũng là đổi mới hoạt động cả hệ thống chính trị ở cơ sở; trong nghiên cứu: Chính quyền cấp cơ sở (xã) ở nước ta hiện nay: thực trạng và giải pháp (Kỷ yếu Đề tài khoa học về hệ thống chín trị ở cơ sở, Hà Nội,2001) của Đặng Đình Tân đã phân tích chức năng của chính quyền cấp xã, vai trò của chính quyền cấp xã trong quản lý và phát triển xã hội ở cấp cơ sở, từ đó đưa ra những biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã nhằm nâng cao chất lượng quản lý phát triển xã hội ở cơ sở. Tác giả Nguyễn Đức Hà có bài viết: Để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3-2004) trình bày những chuyển biến rõ nét trong xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở nhiều địa phương, đưa ra 7 giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên gắn với đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; nghiên cứu của Vũ Thị Thủy: Những khó khăn, bất cập và giải pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5-2013) đã khái quát về những chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, đảng viên sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn; đồng thời cũng nêu ra những vấn đề hạn chế, tồn tại; nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, từ đó đưa ra 5 giải pháp và nhiệm vụ nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta” do tác giả Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên). Cuốn sách trình bày cô đọng và súc tích kết quả nghiên cứu của tác 7 giả về hệ thống chính trị cấp cơ sở; trình bày những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc; tác giả chỉ ra sự liên quan và cần thiết trong việc xây dựng hệ thống chính trị cấp cơ sở với dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta; công trình nghiên cứu của Hoàng Tùng, Hà Đăng, Phạm Quang Nghị: Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở cơ sở đã phân tích, đánh giá những mặt được và chưa được, nguyên nhân thành công và những mặt hạn chế của hệ thống chính trị ở cơ sở, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Đức Ngọc (2009): Đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng dân tộc Chăm ở nước ta hiện nay tiến hành phân tích thực trạng, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, yếu kém, xác định nguyên nhân những hạn chế yếu kém đó trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở vùng dân tộc Chăm, qua đó đề xuất phương án, giải pháp để đổi mới có hiệu quả hơn nữa chất lượng hệ thống chính trị vùng dân tộc Chăm ở nước ta trong thời gian tới; luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hồng Lương (2006): Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay phân tích nhân tố chủ quan và vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở Bà Rịa Vũng Tàu. Đưa ra phương hướng chủ yếu nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở Bà Rịa Vũng Tàu. Bài viết của Phạm Gia Khiêm (Tạp chí Cộng sản, số 9, 2000):Thực hiện Quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, trình bày sự cần thiết phải gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Bài viết đưa ra 6 yêu cầu nhằm thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; Trịnh Công Toàn với bài viết: Những 8 kết quả và kinh nghiệm trong thực hiện quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Quảng Ninh (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, 2004): Kim Văn Tiêu với bài viết: Sơn La thực hiện quy chế dân chủ gắn với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở (Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8, 2005) đã gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở và coi đó là một yêu cầu quan trọng, cần thiết để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ở Quảng Ninh và Sơn La. Đề cập đến nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn, trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của Hoàng Chí Bảo (chủ biên), “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” (Nxb Chính trị quốc gia, 2004) nêu quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu hệ thống chính trị ở cơ sở; xem xét cơ sở và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta dưới góc nhìn lịch sử và lý luận; trình bày tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn đồng thời đưa ra phương hướng, quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn; tác phẩm của Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông: Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay (Nxb Chính trị quốc gia, 2005) đề cập đến vấn đề dân chủ và hệ thống chính trị ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới; các vấn đề về nông nghiệp, thể chế dân chủ với ổn định và phát triển nông thôn Việt Nam, xây dựng chính quyền cấp xã và một số vấn đề lí luận, thực tiễn về dân chủ hoá cơ sở nước ngoài; tác phẩm: Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tíến trình đổi mới (Nxb Chính trị quốc gia, 2007) của Hoàng Chí Bảo trình bày tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay; những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian qua và những giải pháp khắc phục; nghiên cứu của Phan Quốc Anh (chủ biên), Lê Đình Khiên, Dương Thành Bắc: Một số tình hình và giải pháp phòng ngừa giải quyết "điểm nóng" ở cơ sở nông thôn nước ta đã tập trung nghiên cứu tình hình và nguyên nhân xảy ra "điểm nóng" ở cơ sở nông 9 thôn nước ta, những giải pháp cơ bản để phòng ngừa và giải quyết. Một số chuyên đề về phòng ngừa giải quyết "điểm nóng" ở cơ sở nông thôn nước ta. Luận án Phó Tiến sĩ khoa học của Lưu Minh Trị: Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay; Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Hiền (1993): Đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở nông thôn (thông qua khảo sát thực tế của tỉnh Tuyên Quang) đều xác định rõ phương hướng, nội dung và những giải pháp đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị ở đơn vị cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội và một số địa bàn cơ sở nông thôn của Tuyên Quang. Nghiên cứu hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, quá trình hình thành chính quyền cơ sở nông thôn và hệ thống chính trị cấp xã; sự cần thiết phải đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn ngoại thành Hà Nội và một số cơ sở nông thôn của Tuyên Quang; Luận văn (Chính trị học) của Đặng Thu Hiền: “Hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay” trình bày khái quát một số vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn. Đồng thời, làm rõ vai trò của cơ sở nông thôn và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn. Luận văn cũng phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trên cơ sở đó vạch ra những vấn đề bức xúc cần giải quyết về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn tỉnh Kon Tum hiện nay, đồng thời xác định rõ phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn trên địa bàn tỉnh Kon Tum; luận án Tiến sĩ của Trịnh Thanh Tâm(2012): Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị các xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính 10 trị xã ở đồng bằng sông Hồng từ năm 2001 đến nay. Đề xuất phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2020. Những nghiên cứu về chính quyền cấp xã trong thời gian qua cũng thu hút nhiều nhà nghiên cứu, tiêu biểu là nghiên cứu của Thang Văn Phúc, Chu Văn Thành (chủ biên), Dương Quang Tung: Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước ở cấp xã; Nguyễn Thị Phượng với nghiên cứu Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay (Tạp chí Quản lý nhà nước, số 97, 2004) trình bày vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp xã. Trình tự thủ tục, phương pháp giải quyết công việc hàng ngày, kinh nghiệm và cách giải quyết đối với một số tình huống thường xảy ra trên địa bàn cơ sở; Luận án Tiến sĩ (Luật học) của Đàm Bích Hiên: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã trong giai đoạn hiện nay; Luận án Tiến sĩ (2008) của Mạc Minh Sản: Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tập trung vào nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng của pháp luật về cán bộ công chức chính quyền cấp xã để đưa ra những quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về cán bộ công chức chính quyền đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay; luận án Tiến sĩ (2008) của Nguyễn Dương Hùng: Kiện toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay đã nghiên cứu lí luận và thực tiễn quá trình kiện toàn hệ thống chính trị ở cấp xã vùng đồng bằng sông Hồng; mối quan hệ giữa việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cấp xã với việc phát huy 11 quyền làm chủ của nhân dân trong khu vực, từ đó đưa ra giải pháp để kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bằng sông Hồng. Năm 2003, các tác giả Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông, Lưu Văn Sùng viết cuốn: Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay (Nxb Chính trị Quốc gia) trình bày các kết quả khảo sát, nghiên cứu của tập thể tiến hành ở nhiều địa phương trên cả ba miền của đất nước và có tham khảo kinh nghiệm ở một số nước giúp bạn đọc có cách nhìn sinh động trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng chính quyền cấp xã; năm 2004, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn: Vị trí, vai trò của các đoàn thể xã hội trong việc bảo đảm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân trình bày vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh và của Đoàn Thanh niên trong công tác bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; Năm 1986, Nhà xuất bản Thông tin lý luận xuất bản cuốn: Đảng Cộng sản Liên Xô trong hệ thống chính trị của xã hội Xô Viết: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu của tác giả V.la.Bônđarơ trình bày đặc tính và nội dung của mối quan hệ giữa Đảng cộng sản Liên Xô và những bộ phận cấu thành khác trong hệ thống chính trị; Đảng cộng sản Liên Xô và việc thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội XHCN và trong hệ thống quản lý xã hội; luận án của LachaySiahVan (LATS Chính trị học): Đổi mới Hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay đã trình bày lý luận và thực tiễn hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào. Thực trạng, quan điểm, giải pháp đổi mới hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn Lào hiện nay; luận án Tiến sĩ (Chính trị học, 2001) của Sôm Lit Lước Kẹo: Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở nước cộng hòa dân chủ nhân Lào trong giai đoạn hiện nay làm rõ thực trạng, nguyên nhân, hạn chế trong hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh, phương hướng hoàn thiện hình thức tổ chức và hoạt động giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh 12 của Lào hiện nay; luận án Tiến sĩ (Chính trị học, 2013) của Khămphăn Vông Pha Chăn: Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở Lào; đánh giá thực trạng và nêu lên những vấn đề đặt ra, yêu cầu mới đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Lào hiện nay; xác định quan điểm, phương hướng và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào trong những năm tới. Tác giả Scott A. Fritzen có bài viết: Probing system limits: Decentralisation and local political accountability in Vietnam (A revised version is published in the Asia-Pacific Journal of Public Administration, 2006, 28(1) 124): Những giới hạn hệ thống thăm dò: Sự phân cấp và trách nhiệm chính trị địa phương ở Việt Nam. Bài báo này đánh giá sự thay đổi về phân bố vai trò, trách nhiệm và các nguồn thông qua các mức chính quyền hơn thập kỉ qua. Việt Nam đang từng bước chuyển giao trách nhiệm hành chính và tải chính lớn hơn đối với cấp tỉnh. Hơn thế nữa, Đảng Cộng sản đang cố gắng ngăn chặn tham nhũng địa phương thông qua sáng kiến “dân chủ cơ sở”. Mặc dù những hoạt động đó hướng về sự phân cấp, tuy vậy cần phải thận trọng bởi các vấn đề chính trị quan liêu của chúng và các tác động tiềm ẩn về tình trạng đói nghèo. Ưu đãi cho bộ máy quan liêu và những lãnh đạo địa phương đối với chuyển giao kiểm soát xuống còn yếu hoặc không tồn tại trong cơ cấu quản lí, điều này tập trung vào quyền lực chính trị và nhấn mạnh về các kiểm soát phân cấp,bộ phận ngành qua việc đưa ra quyết định và nguồn lực. Các xu hướng phân cấp đang làm trầm trọng thêm năng lực hành chính và tài chính yếu kém của các tỉnh nghèo hơn, đồng thời có nguy cơ làm tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Vai trò chủ động hơn về phía Trung ương trong việc phân bổ lại các nguồn, cung cấp hỗ trợ kĩ thuật và xây dựng các khung chính sách thuận lợi sẽ rất quan trọng nếu sự phân cấp góp phần cải thiện kinh tế xã hội ở những vùng nghèo nhất của Việt Nam. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan