Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đảng bộ tỉnh nghệ an lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tro...

Tài liệu đảng bộ tỉnh nghệ an lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015

.PDF
184
86
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN CAO NGUYÊN ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN CAO NGUYÊN ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62.22.03.15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Quang Hƣng Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Đỗ Quang Hƣng. Các số liệu trong luận án là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày……tháng……năm 2017 Tác giả luận án Trần Cao Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015”, tác giả vô cùng biết ơn GS.TS. Đỗ Quang Hưng - người đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo trong Phòng Đào tạo Sau đại học và Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả thực hiện luận án. Qua đây tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Tổ Chức Tỉnh ủy, Sở Nội, Ban Dân tộc Tỉnh Nghệ An; Phòng Nội vụ và Phòng Tổ chức cán bộ các huyện miền núi Nghệ An, đã nhiệt tình cung cấp cho tác giả những tư liệu hết sức quan trọng để thực hiện luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên làm việc tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện tỉnh Nghệ An, Trung tâm Lưu trử tỉnh Nghệ An đã tạo mọi điều kiện để tác giả thu thập tài liệu nghiên cứu luận án. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bè bạn thân thiết, đồng nghiệp trong Trường Đại Học Vinh đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án. Tác giả: Trần Cao Nguyên MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án..................................................3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án ..................................................4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án.....4 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án .............................................................5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án ............................................................6 7. Kết cấu của Luận án ............................................................................................6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................................7 1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài Luận án ....................................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam .................................................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập đến miền núi và đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An ........................................17 1.2. Những nội dung cơ bản của các công trình khoa học đã đề cập liên quan đến đề tài Luận án và những vấn đề Luận án tập trung nghiên cứu ............................22 1.2.1. Những nội dung cơ bản của các công trình khoa học đã đề cập liên quan đến đề tài Luận án ..............................................................................................22 1.2.2. Những vấn đề Luận án tập trung nghiên cứu ..........................................23 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 ..............................................................................................25 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi ................25 2.1.1. Những yếu tố tác động .............................................................................25 2.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT (1996 – 2005) ..........................................................43 2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ................................................................................................54 2.2.1. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ .......................................54 2.2.2. Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ............60 2.2.3. Chỉ đạo về việc tiếp nhận tuyển dụng, thực hiện chế độ chính sách và đánh giá, kiểm tra, kỷ luật cán bộ ......................................................................63 Tiểu kết chƣơng ......................................................................................................67 Chƣơng 3. ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI ĐÁP ỨNG TÌNH HÌNH MỚI TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2015 ...........................................................................................................................69 3.1. Yêu cầu mới và chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi ........................................69 3.1.1. Yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số đáp ứng nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An................69 3.1.2. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT (2006 - 2015) ...........................................................78 3.2. Đảng bộ tỉnh Nghệ An chỉ đạo thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong HTCT từ năm 2006 đến năm 2015 .....................................................92 3.2.1. Chỉ đạo quy hoạch nguồn cán bộ và tạo nguồn cán bộ .............................92 3.2.2. Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng .........................................................99 3.2.3. Chỉ đạo tiếp nhận, tuyển dụng, thực hiện chế độ chính sách và đánh giá, kiểm tra, kỷ luật cán bộ....................................................................................107 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................112 Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ...................................115 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi (1996 – 2015) .........................115 4.1.1. Ƣu điểm .................................................................................................115 4.1.2. Hạn chế, khiếm khuyết ..........................................................................127 4.1.3. Nguyên nhân của ƣu điểm và những hạn chế, yếu kém ........................132 4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ........................................................................135 4.2.1. Quán triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng .................................................................................................135 4.2.2. Xác định đúng vai trò của các đảng bộ cơ sở trong xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ............................................................................137 4.2.3. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS và tầm quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ............................................................................139 4.2.4. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ................................................................................141 4.2.5. Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần chú trọng phát triển kinh tế, xã hội cho vùng DTTS và phát huy vai trò của ngƣời có uy tín trong đồng bào DTTS.144 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BCH Ban chấp hành BTV Ban thƣờng vụ CC Cao cấp CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CN Cử nhân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTNT Dân tộc nội trú DTTS Dân tộc thiểu số HĐND Hội đồng nhân dân HTCT Hệ thống chính trị MTTQ Mặt trận tổ quốc TC Trung cấp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa UBND Ủy ban nhân dân UVBTV Ủy viên ban thƣờng vụ SCLLCT Sơ cấp lý luận chính trị MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số. Do vậy, trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc có ý nghĩa chiến lƣợc trong mọi giai đoạn lịch sử. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp cách mạng của nƣớc ta. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số…”[53, tr.36-37]. Để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, yêu cầu trƣớc hết là phải xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [63, tr.269]. Vì vậy, đối với các địa phƣơng có nhiều dân tộc sinh sống, Đảng và Nhà nƣớc chú trọng đến việc sử dụng và xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số và xem đây là lực lƣợng chủ yếu tại địa phƣơng để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, công tác cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Những tình huống chính trị, cả việc những thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, kích động chia rẽ đồng bào dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc ở các vùng dân tộc thiểu số (Tây Nguyên, Tây Bắc…) đã cho thấy những hạn chế, yếu kém từ hệ thống chính trị cấp cơ sở, cũng nhƣ tình trạng “vừa thiếu, vừa yếu” của đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số. Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX (2003) chỉ rõ: “Nhìn chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý ở vùng dân tộc và miền núi còn thiếu về số lƣợng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số chƣa đƣợc quan tâm”[47, tr.34]. Đây là thực trạng chung của cả nƣớc, trong đó có tỉnh Nghệ An về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi. Nghệ An là tỉnh có 10 huyện và 1 thị xã miền núi, chiếm 83,31% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; các huyện miền núi Nghệ An có 101 xã khu vực III, 61 xã khu vực II, 90 xã khu vực I và 1.188 thôn bản đặc biệt khó khăn, có 27 xã biên giới; 3 huyện 1 đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ theo Nghị quyết 30a và 1 huyện đƣợc hƣởng chính sách 30a; tính đến năm 2014 dân số các huyện miền núi 1.197.628 ngƣời chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 442.787 ngƣời, chiếm 15,2 % dân số toàn tỉnh và chiếm 36% dân số trên địa bàn miền núi [18, tr.22]. Các huyện miền núi Nghệ An là nơi có địa hình phức tạp, hiểm trở, cơ sở hạ tầng thấp kém; chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) thấp nhất cả tỉnh; kinh tế hết sức khó khăn là “rốn nghèo” của cả nƣớc, nhƣng lại là nơi có vị trí chiến lƣợc trọng yếu về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, với 419 km đƣờng biên giới tiếp giáp với nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Các huyện miền núi Nghệ An muốn thoát nghèo, khai thác đƣợc lợi thế trong hội nhập, vấn đề đặt ra là cần chuyển hóa những tiềm năng, lợi thế ở các huyện miền núi thành nội lực, trong đó đặc biệt tăng cƣờng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị. Khi bƣớc vào công cuộc đổi mới, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đƣợc đầu tƣ, xây dựng và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể cả về đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí của đồng bào đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi Nghệ An còn nhiều bất cập: số lƣợng cán bộ chƣa đáp ứng nhu cầu sử dụng; chất lƣợng cán bộ chƣa đồng đều, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ còn hạn chế; mặt khác, lợi dụng chính sách dân tộc của Đảng, các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh chiến lƣợc “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” chống phá cách mạng Việt Nam, khu vực biên giới các huyện miền núi Nghệ An các thế lực thù địch kích động đồng bào các dân tộc thiểu số chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân, gây bạo loạn… Do đó, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi Nghệ An trong tình hình mới phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực chuyên môn cao. Vì vậy, nghiên cứu tổng kết công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An để khẳng định: tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trƣơng và sự chỉ đạo của 2 Đảng bộ tỉnh; đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế; nhận xét và rút ra những kinh nghiệm có giá trị khoa học để vận dụng vào công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong tình hình mới đạt hiệu quả cao hơn, đó là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Với tất cả những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015” làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục đích trên luận án đặt ra những nhiệm vụ cần giải quyết sau: Thứ nhất, trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Thứ hai, khái quát những yếu tố tác động đến tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An từ năm 1996 đến năm 2015 (đƣợc chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1, từ năm 1996 đến năm 2005; đoạn giai 2, đoạn từ năm 2006 đến năm 2015). Thứ ba, hệ thống chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số nói chung, đối với miền núi nói riêng từ năm 1996 đến năm 2015. Thứ tư, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi trong 20 năm (1996 - 2015). Thứ năm, phân tích những thành công, ƣu điểm và hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong thống chính trị ở các huyện miền núi; rút ra những kinh nghiệm từ 3 sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong thống chính trị ở các huyện miền núi. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Dƣới góc độ Lịch sử Đảng, Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015, cụ thể: + Luận án tập trung vào nghiên cứu đối tƣợng là cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT (Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên) ở địa bàn 10 huyện miền núi Nghệ An (cấp huyện và cấp xã). + Luận án tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi (từ 1996 đến năm 2015): Chỉ đạo xây dựng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ; Chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; Chỉ đạo về việc tiếp nhận tuyển dụng và thực hiện chế độ chính sách. - Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ở địa bàn 10 huyện miền núi Nghệ An gồm: cấp huyện và cấp xã (Tƣơng Dƣơng, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chƣơng, Anh Sơn). - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2015, qua 04 nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Nghệ An, khóa XIV (1996 - 2000), khóa XV (2001- 2005), khóa XVI (2005 - 2010) và khóa XVII (2010 - 2015). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Cơ sở lý luận: Luận án thực hiện dựa trên nền tảng quan điểm lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt 4 Nam về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng. - Cơ sở thực tiễn: Luận án nghiên cứu từ thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong thống chính trị ở các huyện miền núi Nghệ An nói riêng, đƣợc phản ánh trong các văn bản báo cáo, các bảng biểu thống kê lƣu trữ của các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng có liên quan và qua kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp của nghiên cứu sinh. 4.2. Nguồn tài liệu Luận án khai thác nguồn tài liệu phong phú bao gồm: - Văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt tập trung trong thời gian từ năm 1996 đến 2015. - Văn kiện của Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các sở, ban, ngành; Văn kiện của các Đảng bộ huyện, Ủy ban nhân dân huyện, các phòng chức năng của các huyện và số liệu khảo sát ở 10 huyện miền núi Nghệ An về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong HTCT từ năm 1996 đến 2015; Các tác phẩm về lịch sử địa phƣơng của 10 huyện miền núi. - Kế thừa kết quả những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc, đồng thời sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành, nhƣ: phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn, phỏng vấn chuyên gia…. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án - Luận án triển khai thành công sẽ có những đóng góp dƣới góc độ Lịch sử Đảng cho lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số những chủ thể chính trị ở địa phƣơng khu vực miền núi; góp phần tổng kết thực tiễn 5 quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi (1996 – 2015). - Đúc kết một số kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong thống chính trị, có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các địa phƣơng miền núi trên cả nƣớc trong thời gian tới. - Từ kết quả khảo sát thực tiễn về quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong 20 năm (1996 – 2015), là cơ sở lý luận để các cấp bộ đảng có thể tham khảo trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân ngƣời tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở khu vực miền núi có những điểm tƣơng đồng với tỉnh Nghệ An. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 6.1. Về phương diện lý luận Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận vấn đề về lĩnh vực xây dựng nguồn nhân lực với đối tƣợng cụ thể là cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong thống chính trị. 6.2. Về phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực đặc thù ở khu vực miền núi; đóng góp thêm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử địa phƣơng, về thực hiện chính sách dân tộc nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số nói riêng ở tỉnh Nghệ An. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến đề tài, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của Luận án đƣợc kết cấu trong 4 chƣơng và 8 tiết. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài Luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dân tộc thiểu số và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam - Nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội ở khu vực miền núi và vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực miền núi, qua các ấn phẩm, Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996 của tác giả Bế Viết Đẳng (chủ biên) và ấn phẩm, Phát triển kinh tế, xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 của các tác giả Lê Du Phong, Nguyễn Đình Phan, Dƣơng Thị Thanh Mai (đồng chủ biên). Qua nội dung trình bày, các tác giả đều thống nhất với nhau khi nêu lên thực trạng kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc, miền núi và khó khăn trong việc thiếu nguồn nhân lực để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay ở khu vực miền núi. Từ đó, các tác giả nêu lên các định hƣớng phát triển, một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số, coi đó là chìa khóa thành công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội miền núi. - Bài viết, “Phát huy dân chủ, xây dựng, củng cố chính quyền và đào tạo cán bộ vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn cách mạng mới”, của tác giả Cƣ Hoà Vần, trong ấn phẩm “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2001). Nội dung bài viết đề cập trực tiếp công tác cán bộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó tác giả nghiên cứu khá sâu sắc về thực trạng công tác cán bộ ở miền núi nƣớc ta, những bất cập về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đƣợc tác giả nghiên cứu đánh giá cụ thể: “Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, chuyên môn giỏi là ngƣời dân tộc làm việc tại các ngành của Trung ƣơng và địa phƣơng còn ít, cán bộ dân tộc thiểu số công tác trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục còn thiếu. Cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở các địa phƣơng trình độ học vấn còn hạn chế, yếu kém.... Tình trạng cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số hiện nay vừa thiếu về số lƣợng, vừa yếu về 7 năng lực, đặc biệt là trình độ năng lực học vấn”. Nghiên cứu của Cƣ Hoà Vần đồng thời khẳng định vai trò của Đảng đối với sự phát triển của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số qua các thời kỳ cách mạng, “Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số ở nƣớc ta đã trƣởng thành và không ngừng phát triển, đội ngũ cán bộ lãnh đạo là ngƣời dân tộc thiểu số đã có bƣớc trƣởng thành khá rõ nét”. Để đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đối với sự phát triển của khu vực miền núi, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp mang tính khả thi nhƣ: “Phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng sử dụng cán bộ dân tộc từ cơ sở cho đến Trung ƣơng, theo nhu cầu của từng loại cán bộ trong từng thời kỳ, bảo đảm mục tiêu chiến lƣợc chung của cả nƣớc”. Đặc biệt, tác giả xác định cần “đẩy mạnh xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số không chỉ vì lợi ích của các dân tộc thiểu số mà còn nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng chung của cả nƣớc, vì chiến lƣợc con ngƣời,”. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An nhƣng nghiên cứu của tác giả Cƣ Hoà Vần đã phần nào đánh giá những điểm chung về hạn chế và bất cập đối với chủ thể chính trị là đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, những kết quả đó chính là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để luận án tiếp tục kế thừa và đề xuất các giải pháp trong xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An trong quá trình nghiên cứu. - Bài viết của tác giả Nguyễn Minh Hiển,“Sự phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số”, nghiên cứu đƣợc tác giả thể hiện trong cuốn sách“Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2001). Bài viết có cái nhìn khá sâu đối với sự chuyển biến về chất, lƣợng của đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi nƣớc ta. Đánh giá về sự phát triển của công tác giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay, nghiên cứu của tác giả cho rằng: “công tác đào tạo, cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc đạt nhiều thành tựu đáng kể. Mƣời năm về trƣớc, nhiều cán bộ thôn xã còn ở tình trạng mù chữ. Cho đến nay, cán bộ thôn xã thấp nhất cũng có trình độ tiểu học, có ngƣời có trình độ trung học phổ thông. Nhiều cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số đã có trình độ cao”. Với những kết quả đạt đƣợc về thành tựu của công tác giáo dục ở khu vực miền núi trong những năm qua, bài viết nhấn mạnh “Thành tựu nổi bật của giáo dục ở vùng dân tộc là xác lập đƣợc quy trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc 8 thiểu số”. Vì vậy, khi nói đến tác động của sự chuyển biến đó, tác giả đề cập khá cụ thể về vai trò của Bộ giáo dục và đào tạo đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, nghiên cứu chỉ rõ: “Ngành giáo dục và đào tạo đã góp phần đáng kể trong việc bồi dƣỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở các trung tâm bồi dƣỡng cán bộ dân tộc thiểu số, các trƣờng bổ túc văn hoá tập trung ở các địa phƣơng và Trung ƣơng”. Bàn luận về những hạn chế và bất cập còn tồn tại của công tác giáo dục ở khu vực miền núi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển giáo dục cho khu vực miền núi thời gian tới, cụ thể nhƣ: “Thực hiện chế độ ƣu tiên cộng điểm trong tuyển sinh và đặc biệt là mở các lớp đào tạo dành riêng cho học sinh, sinh viên là ngƣời dân tộc thiểu số nhất là ở vùng cao, tại các trƣờng đại học và cao đẳng trong cả nƣớc là giải pháp cần thiết để gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cho vùng này". Có thể nói, giáo dục và đào tạo đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi là quốc sách hàng đầu, trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo có một vai trò hết sức to lớn đối với việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, nghiên cứu trên đây của tác giả Nguyễn Minh Hiển đã thể hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng từng bƣớc đi vào cuộc sống vùng đồng bào dân tộc miền núi, bài viết là nguồn tƣ liệu khả thi để luận án tiếp tục kế thừa và đề cập những tác động liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Nghệ An một cách cụ thể đó là giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu của tác giả Lê Minh Hƣơng, “Vai trò các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong cuốn sách “Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2001). Khái quát về vị trí của khu vực miền núi tác giả khẳng định, khu vực miền núi là những nơi có địa hình phức tạp, hiểm trở, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống kinh tế khó khăn. Nhƣng khu vực miền núi lại là nơi có vị trí chiến lƣợc về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng hết sức trọng yếu của dân tộc. Bài viết của Lê Minh Hƣơng đã đánh giá vai trò hết sức quan trọng của các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bài viết cho rằng: “Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, ông cha ta luôn coi trọng xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, chống lại mọi âm mƣu và hành động gây hiềm khích chia rẽ dân tộc của kẻ thù, giữ gìn trong ấm ngoài êm, giữ vững an ninh trật tự các vùng miền núi, biên cƣơng của đất nƣớc”; “Trƣớc cách mạng 9 tháng Tám, đồng bào các dân tộc thiểu số đã sớm giác ngộ và tham gia cách mạng, trực tiếp bảo vệ lãnh tụ Hồ Chí Minh, cơ quan Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng, bảo vệ căn cứ địa cách mạng Việt Bắc”. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đât nƣớc hiện nay, để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc bên cạnh đầu tƣ cho phát triển kinh tế xã hội ở khu vực thành thị, cơ giới hóa nông thôn, bài viết cho rằng: “Đảng và Nhà nƣớc từng bƣớc thực hiện chủ trƣơng, quyết sách phát triển kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc, miền núi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội”. Đặc biệt, để đƣa miền núi ngày càng tiến kịp miền xuôi, đồng bằng và đô thị tác giả khẳng định cần có các giải pháp, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đào tạo đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số: “Đảng, Nhà nƣớc cần có kế hoạch dài hạn và toàn diện về đào tạo cán bộ dân tộc cho vùng dân tộc miền núi. Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chiến lƣợc lâu dài”. Có thể nói, nghiên cứu của tác giả Lê Minh Hƣơng mặc dù không trực tiếp đối với địa bàn các huyện miền núi Nghệ An, nhƣng những kết quả mà tác giả khẳng định về vị trí chiến lƣợc ở khu vực miền núi là rất tƣơng đồng với khu vực các huyện miền núi Nghệ An với 419km đƣờng biên giới tiếp giáp với nƣớc cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Vì vậy, nghiên cứu của Lê Minh Hƣơng góp phần khẳng định những giá trị về mặt lý luận về vị trí và vai trò đối với địa bàn khu vực miền núi, là cơ sở để luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. - Sách Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, của tác giả Phan Hữu Dật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Trong nội dung chƣơng 4, tác giả bàn đến vấn đề cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số hiện nay gắn với vai trò của họ ở một số vùng cụ thể. Tác giả cho rằng công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ đối với khu vực miền núi hiện nay là một vấn đề cấp bách, thể hiện ở chỗ: “thiếu, yếu, kém của cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số”. Do đó, để góp phần xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số là hết sức cần thiết. - Luận án Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới, của Trịnh Quang Cảnh (2002), Luận án khái quát chung về tình hình phát triển của miền núi Việt Nam, đánh giá thực trạng phát triển miền núi Việt Nam. Khi đề cập đến nội dung trọng tâm bàn về vai trò của đội ngũ tri thức ngƣời dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng đất nƣớc nói chung và vùng miền núi nói riêng, Luận án đánh giá 10 thực trạng đội ngũ tri thức là ngƣời dân tộc thiểu số, trong đó Luận án đề cập tới sự yếu kém về trình độ dân trí của đồng bào miền núi là một vấn đề bấp cập đối với công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền núi hiện nay. Trên cơ sở đó, Luận án đƣa ra một số giải pháp góp phần xây dựng đội ngũ tri thức ngƣời dân tộc thiểu số ở Việt Nam ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới của đất nƣớc. - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Hà, “Đổi mới công tác đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số miền núi theo hƣớng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn”, đăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận, số 1, 2002. Trên cơ sở chỉ ra thực trạng nguồn cán bộ dân tộc thiểu số miền núi, tác giả đề cập tới đổi mới công tác đào tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số miền núi theo hƣớng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. - Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lại Thị Thu Hà Chính sách cử tuyển - một chủ trương đúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đăng trên Tạp chí Dân tộc học, số tháng 2/2005. Các tác giả đề cập đến trình độ phát triển ở khu vực miền núi trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc, trên cơ sở chỉ ra thực trạng khó khăn, một trong những giải pháp đƣa ra để phát triển ở khu vực miền núi, các tác giả khẳng định chính sách cử tuyển đối với miền núi sẽ góp phần phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ và là cơ sở để nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho khu vực miền núi. - Nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thịnh, Văn hóa, văn hóa tộc người và Văn hóa Việt Nam (2006), tuy không đi vào nghiên cứu một cách cụ thể về cán bộ DTTS ở Nghệ An, song công trình này đã cho thấy vai trò, vị trí của công tác cán bộ DTTS trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ở vùng dân tộc, trong đảm bảo bình đẳng dân tộc trên phƣơng diện chính trị. Bên cạnh đó, các đặc điểm văn hóa, tâm lý, phong tục tập quán tộc ngƣời tác động đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung mà các huyện miền núi Nghệ An có những nét đặc thù riêng. - Nghiên cứu, “Công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới 1986 – 2006”. Trong ấn 11 phẩm “60 năm cơ quan công tác dân tộc”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, (2006), của tác giả Ksor Phƣớc. Bài viết đề cập khá toàn diện về đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở khu vực miền núi, khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc thiểu số, sự chuyển biến và phát triển của đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi đƣợc tác giả khẳng định: “đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng và bố trí sử dụng. Nhiều hình thức đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, học vấn, quản lý nhà nƣớc ngày càng đƣợc chuẩn hóa, chất lƣợng và số lƣợng đội ngũ cán bộ dân tộc ở tất cả các cấp đƣợc nâng lên”. Đề cập tới vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị tác giả chỉ ra rằng “Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là ngƣời dân tộc thiểu số qua các khoá ngày càng tăng, từ 10,2% khoá I lên 17,2% khoá XI. Uỷ viên Trung ƣơng Đảng là ngƣời dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 9% khoá X và hàng vạn cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số đƣợc tham gia trong các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc, các ngành, các cấp”. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị trong thời gian qua, những đóng góp của đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, nghiên cứu còn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác dân tộc là: “Hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ dân tộc ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế về tri thức và trình độ kỹ năng làm việc. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn rất nhiều đồng chí chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phƣơng”. Trên cơ sở đó, tác giả đƣa ra một số bài học lớn về công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới, một trong những bài học quan trọng đó là: “Kiện toàn và phát huy vai trò của hệ thống chính trị, chăm lo công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số trong các vùng dân tộc thiểu số”. - Ngoài ra, trong các bài viết của các tác giả Phạm Hồng Quang trên Tạp chí giáo dục, số 175/2007, “Mô hình đào tạo cán bộ quản lí ngƣời dân tộc thiểu số cho các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”; Tráng A Pao (2005), “Thực hiện chế độ cử tuyển trong đào tạo cán bộ vùng dân tộc thiểu số miền núi”, Tạp chí Cộng sản, số 6; Nguyễn Hữu Ngà (2005), “Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Dân tộc học, số 3; Lê Phƣơng Thảo (2005), “Thành tựu và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ dân 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan