Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối C Môn văn Chuyên đề ôn thi tn thpt quốc gia môn văn chọn lọc...

Tài liệu Chuyên đề ôn thi tn thpt quốc gia môn văn chọn lọc

.DOC
98
634
57

Mô tả:

1 Chuyên đề ôn thi TN THPT quốc gia môn Văn chọn lọc ĐỀ 1 1) Đây là đoạn văn còn mắc nhiều lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp, logic..., Anh/chị hãy chỉ ra những sai sót đó và chữa lại cho đúng (1 điểm) “ Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố, người đọc tiếp nhận với một không gian ngột ngạt, với nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu và nỗi đau xé lòng chị Dậu tưởng như đã thành nỗi đau tột cùng. Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chện choạn, ngật ngưởng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước. Tình cảnh và số phận của Chí Phèo cũng như các nhân vật trước đó, hình ảnh người nông dân canh điền khoẻ mạnh và trung thực nhưng lại bị vu oan phải vào tù và trở thành một tên lưu manh mất hết nhân tính lẫn nhân hình. Qua đó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân mà còn nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hoá” 2) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: (1 điểm) “Khả năng giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân, mỗi con người chỉ thực sự hiệu quả nếu quá trình nhận thức được thực hiện sáng tạo. Cách giải quyết vấn đề này được gọi là kỹ năng tư duy sáng tạo. Có thể không quá lời khi nói rằng, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một xã hội phát triển như ngày nay. Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua từng thời đại chế tạo ra biết bao nhiêu thiết bị để “nối dài” khả năng của con người. Kính viễn vọng chính là sự nối dài của đôi mắt, cần cẩu là sự nối dài của đôi tay và máy bay là sự nối dài của đôi chân… Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ. Đối với các bạn trẻ, tư duy sáng tạo là một phẩm chất rất cần thiết phải được rèn luyện để phát huy được tính năng động cũng như sức sống của tuổi trẻ, khẳng định vị thế của mình trong thời đại mới và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn” ( Nguồn Internet) a) Hãy cho biết phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn ? Từ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ ấy, hãy nhận xét đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ không? b) Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho đoạn trích. 3) Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: (1 điểm) “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai tiếng bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ nhớ mãi ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”” 1 2 (Nói với con – Y Phương , Theo Sách Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006) a) Anh/chị hiểu “người đồng mình” có nghĩa là gì? b) Hai câu thơ “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng? c) Anh/ chị cảm nhận đoạn thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) Trên website Nhà văn hóa Thanh niên: www.nvhtn.org.vn có đăng ý kiến của ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE: “Trái đất này là của chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn cầu về sự vận động của thế giới, mọi người cần ý thức sâu sắc về nơi mình đang sống, vị trí mình đang đứng. Khoa học, công nghệ đang thu nhỏ thế giới lại, cơ hội đang đến với mỗi cá nhân chúng ta và chỉ còn phải nắm bắt lấy nó. Mỗi người phải chuẩn bị cho mình một nền tảng vững chắc như vốn ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, trình độ tư duy tốt. Hãy bắt đầu ngay trước khi quá muộn” Và bản tin ấy cũng đã nêu vấn đề: ... Nhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm việc đôi khi như quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định “mình là ai?”, “mình thực sự muốn gì?” và “mình cần phải làm gì”?. Suy nghĩ của anh/ chị khi đọc những dòng trên? Mục đích trong 2 năm tới của anh/chị là gì? 5 năm đến của anh/chị là gì ? Và cả cuộc đời của anh/ chị là gì?” Vậy anh/chị có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một “chiến lược” cho chính cuộc đời mình? Câu 2 (4,0 điểm): Chọn một trong hai câu dưới đây: Câu 2a: Theo chương trình chuẩn:(4,0 điểm) Một nhân vật “Hoa hậu” của văn học Việt Nam. Câu 2b: Theo chương trình Nâng cao:(4,0 điểm) “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ (...) Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”... (Tiếng nói của Văn nghệ - Nguyễn Đình Thi – Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006) Hãy chọn một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn THPT mà anh/ chị đã học hoặc đã đọc thêm, tập trung phân tích kĩ một vài câu thơ, hoặc một khổ thơ trong bài thơ được chọn và chứng minh những câu thơ ấy có thể khiến “người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy”. -HẾT- 2 3 ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D LẦN 3 Môn: Ngữ Văn I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điể m 1 (Dựa vào ngữ liệu) Chỉ ra những sai sót về lỗi dùng từ, chính tả, ngữ 1,0 pháp, logic..., và chữa lại cho đúng 1 - Lỗi chính tả: chện choạn  Sửa: chệnh choạng ngật ngưởng  Sửa: ngật ngưỡng 0,25 2 - Lỗi dùng từ: tiếp nhận  Sửa: tiếp cận 0,25 3 - Lỗi ngữ pháp: - Thiếu chủ ngữ: Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng 0,25 chửi tục tĩu cùng khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chệnh choạng, ngật ngưỡng bước đi trên những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt Nam ngày trước  Sửa lại: thêm “ta” trước chữ “thấy” (Thêm chủ ngữ) 3 4 L ỗ i l ô g ic : T ì n h c ả n h v à s ố p h ậ n c ủ a C h í P h è o c ũ n g n h ư c á c 4 0,25 4 2 1 2 1 3 2 3 5 (Dựa vào ngữ liêu) Cho biết phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn ? Từ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ ấy, hãy nhận xét đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ không? Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho đoạn trích. - Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn là phong cách ngôn ngữ chính luận (chấp nhận trả lời: phong cách ngôn ngữ nghị luận) - Đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (“nối dài”) - hoặc liệt kê (kính viễn vọng… cần cẩu…máy bay …) - Nội dung chính của đoạn văn: Kĩ năng tư duy sáng tạo và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống hiện đại. - Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn là: Kĩ năng tư duy sáng tạo – chìa khóa của sự thành công, hoặc: Tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng tư duy sáng tạo cho giới trẻ hiện nay… Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: (1 điểm) “Chân phải bước tới cha… Cha mẹ nhớ mãi ngày cưới/ Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời (Nói với con – Y Phương , Theo Sách Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, năm 2006) a) Anh/chị hiểu “người đồng mình” có nghĩa là gì? b) Hai câu thơ “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng? c) Anh/ chị cảm nhận đoạn thơ thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ? - Ba chữ “người đồng mình” ở đây tác giả dùng để gọi những người cùng sống trên một miền đất, cùng chung quê hương bản quán (đây là sự sáng tạo trong ngôn ngữ của Y Phương) - Biện pháp tu từ nhân hóa: Rừng/ Con đường ( Hoặc ẩn dụ: cho hoa, cho những tấm lòng…) - Tác dụng : + Sự hào phóng, bao dung của thiên nhiên, của quê hương được diễn tả thật sinh động, ý vị và sâu sắc. Rừng núi tươi đẹp, quê hương nghĩa tình đã nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống mỗi con người. + Ngôn ngữ thơ giàu tính hình tượng và gợi cảm. Hình ảnh thơ giản dị mà thật đẹp và sinh động. - Cảm xúc của nhà thơ là hân hoan, yêu thương và tự hào khi “nói với con” về những tình cảm quê hương, cội nguồn. 1,0 0,5 0,5 1,0 0,25 0,5 0,25 II. PHẦN LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu Ý 1 Nội dung Điể m Trên website Nhà văn hóa Thanh niên: www.nvhtn.org.vn có đăng ý kiến của ông Giản Tư Trung, Giám đốc PACE: “Trái đất này là của 3,0 chúng mình, thế giới phẳng đã gióng lên hồi chuông toàn cầu về sự vận động của thế giới,.. ngay trước khi quá muộn”. Và bản tin ấy cũng đã nêu vấn đề:: “... Nhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm 5 6 việc đôi khi như quán tính, thói quen…“mình cần phải làm gì”?. Suy nghĩ của anh/ chị khi đọc những dòng trên? Mục đích trong 2 năm tới của anh/chị là gì? 5 năm đến của anh/chị là gì ? Và cả cuộc đời của anh/ chị là gì?”. Vậy anh/chị có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một “chiến lược” cho chính cuộc đời mình? 1 Nêu vấn đề 2 Miêu tả hiện tượng và ý nghĩa của bản tin: - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, vẫn còn rất nhiều người thiếu sự định hướng mục tiêu cho cuộc đời mình. Nhiều thanh niên Việt Nam chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội vì không có sự chuẩn bị cần thiết. - Những câu hỏi: “mình là ai?”, “mình thực sự muốn gì?” và “mình cần phải làm gì” chính là xác định vị trí của mỗi người giữa cuộc đời này, là những chỉ tiêu phấn đấu, mục tiêu phía trước, …của mỗi người.  Trong bức tranh xã hội thời hiện đại – “thế giới phẳng” với những tiện ích của công nghệ thông tin, con người có nhiều điều kiện và cơ hội để phát triển nhưng cũng nhiều thách thức. “Sự vận động của thế giới” với tốc độ nhanh chóng đòi hỏi con người phải biết hoạch định mục tiêu cho chính cuộc đời mình (2 năm… 5 năm, cả cuộc đời…) mới có thể thành công và làm chủ cuộc đời mình. 3 Bàn luận - Suy nghĩ về điều kiện của thế hệ trẻ hôm nay trên đường đến với tương lai? Yêu cầu của thời đại đối với cá nhân? - Suy nghĩ về tình trạng một thế hệ được học hành đầy đủ, có nhiều điều kiện vật chất tốt mà nhiều người lại sống lay lắt trên đường đời? - Vì sao bản thân mỗi người cần phải lập một “chiến lược” cho chính cuộc đời mình? - Mục tiêu của 2 năm- 5 năm- cả cuộc đời… là gì? Kế hoạch thực hiện các mục tiêu ấy như thế nào? - Nếu sống thiếu mục tiêu, thiếu sự hoạch định cho tương lai, cuộc đời mỗi chúng ta sẽ ra sao? Đất nước sẽ đi về đâu? - Vấn đề là thế hệ trẻ chúng ta cần sự giúp đỡ, cần một phương pháp để tự định hướng cuộc đời như thế nào? ( từ gia đình, nhà trường , xã hội, Nhà nước...) Bài học - Không có mục tiêu sống, con người dễ lâm vào những cảm xúc tiêu cực không đáng có. Không ít giấc mơ đã thui chột chỉ vì bản thân con người không xác định được mục tiêu cho tương lai nên không thể kiên định với con đường của mình. - Chắc chắn chúng ta sẽ thành công nếu ta biết hoạch định được tương lai của chính mình. - Phải biết ước mơ và xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn trong hành trình đến tương lai; không ngừng học tập, rèn luyện những năng lực, những kĩ năng để có một “nền tảng vững chắc” vươn tới 6 0,5 0,5 1,5 0,5 7 2.a 1 2 3 4 2.b Một nhân vật “Hoa hậu” của văn học Việt Nam. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Đây là dạng đề mở thuộc kiểu nghị luận về một nhân vật văn học. Thí sinh có thể tự chọn nhân vật mà mình yêu thích và rung động sâu sắc để thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của mình. - Bài viết cần xác định một nhân vật văn học cụ thể của Văn học Việt Nam (nên trong chương trình Ngữ văn phổ thông). Vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận, các phương thức biểu đạt để làm sáng rõ vẻ đẹp của hình tượng. Văn phong trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực. b.Yêu cầu về kiến thức: - Đây là đề mở, tuy nhiên thí sinh cần nhận thức được tính chất hai mặt của đề bài. Một mặt, thí sinh có khoảng không gian sáng tạo rộng rãi. Mặt khác, thí sinh phải giải quyết yêu cầu hàm ẩn, trình bày suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét và đánh giá về một hình tượng đẹp về người phụ nữ (nhân vật “hoa hậu”) trong văn học. - Thí sinh có thể tự do trình bày suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, song có thể chú ý các nội dung sau: Nêu vấn đề (Có thể chọn nhân vật phụ nữ trong văn học dân gian cho đến văn học Việt Nam hiên đại – từ các tác phẩm đã học hoặc đọc thêm) Giải thích - Nhân vật “hoa hậu”: ý nói về hình tượng đẹp về người phụ nữ trong văn học. Nhân vật được xây dựng với cảm hứng nhân văn, khơi gợi được những cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc. Giới thiệu khái quát về nhân vật, xuất xứ nhân vật ấy Cảm nhận, suy nghĩ về nhân vật - Vẻ đẹp của nhân vật (Về ngoại hình, đặc biệt là phẩm chất, nhân cách, tâm hồn của nhân vật) đã để những ấn tượng, cảm xúc đẹp như thế nào? * Phân tích dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm. - Ấn tượng về nhân vật và giá trị nhân văn: Những lời nói, hành động việc làm nào của nhân vật để lại những ấn tượng đẹp cho người đọc. * Phân tích cụ thể - Những ảnh hưởng tốt đẹp, tác động tích cực từ vẻ đẹp của nhân vật. Đánh giá - Nội dung: + Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, quan điểm nghệ thuật của nhà văn. +. Ảnh hưởng của nhân vật đối với bản thân. - Nghệ thuật + Nghệ thuật xây dựng , khắc họa nhân vật của nhà văn + Tính điển hình của nhân vật 4,0 0,5 0,5 2,5 0,5 “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. 4,0 Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ (...) Cho 7 8 a.Yêu cầu về kĩ năng: - Đây là dạng đề mở thuộc kiểu nghị luận về một đoạn thơ. Thí sinh có thể tự chọn bài thơ với những câu thơ mà mình yêu thích và rung động sâu sắc để thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc của mình. - Bài viết cần xác định phân tích một vài câu thơ hoặc một khổ thơ cụ thể (nên có trong chương trình Ngữ văn phổ thông). Chú ý những kĩ năng phân tích thơ nhuần nhuyễn, đừng chỉ nêu các biện pháp nghệ thuật mà thiếu phân tích, cảm nhận.Văn phong trong sáng, giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực. b.Yêu cầu về kiến thức: - Đề bài yêu cầu phân tích thơ nhưng không phân tích toàn bộ bài thơ mà chỉ phân tích một khổ thơ hoặc một vài câu thơ trong bài để làm rõ đó là những câu thơ khiến “người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy” 1 Nêu được vấn đề cần nghị luận. 2 Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi về “một bài thơ hay” - Ý kiến của Nguyễn Đình Thi muốn nói đến mãnh lực của thơ ca. Sức hấp dẫn của thơ ca khiến người đọc phải tìm hiểu, khát khao khám phá (mắt không rời trang giấy), cảm nhận được thông điệp mà nhà thơ nhắn gửi từ các câu thơ và dư ba của nó (thì thầm mãi trong lòng). Giới thiệu khái quát về đoạn thơ (xuất xứ, cảm xúc chung) 3 Phân tích - chứng minh: những câu thơ có thể khiến “người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy” - Sức hấp dẫn bởi giá trị nhân văn: Những câu thơ hay thể hiện tinh tế những cảm xúc đẹp, chạm đến những “giá trị muôn đời” có sức lay động sâu xa tâm hồn người đọc (những cảm xúc ấy “thì thầm mãi trong lòng”) - Sức hấp dẫn bởi cái tình của nhà thơ: Cái tôi trữ tình với những cảm xúc chân thành, sâu lắng và những thông điệp thẩm mĩ gửi gắm qua bài thơ, đoạn thơ khiến người đọc xúc động. - Sức hấp dẫn bởi tài hoa của tác giả: Vẻ đẹp nghệ thuật của đoạn thơ: ngôn từ, hình ảnh thơ, cấu tứ, nhạc điệu, … Đánh giá - Ý kiến của Nguyển Đình Thi đã khái quát được sức mạnh của văn chương nói chung, của thơ ca nói riêng. - Những bài thơ đích thực kết tinh cái tài và cái tình của nhà thơ sẽ có được chỗ đứng trong lòng độc giả. Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo Lưu ý những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng. 8 0,5 0,5 2,5 0,5 9 ĐỀ 2 PHẦN CHUNG DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH Câu I: (2 điểm) Anh/chị hãy tóm tắt mâu thuẫn kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng) và cho biết mâu thuẫn ấy đã được giải quyết như thế nào? Câu II: (3 điểm) Ý kiến của anh/chị về sự thành đạt của người học sinh sau khi rời ghế nhà trường phổ thông (Viết một bài văn ngắn khoảng 600 từ) PHẦN RIÊNG (5 điểm) Câu III.a: Cơ bản Cảm hứng sử thi trong hai tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi Câu III.b: Nâng cao … “không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang 9 10 long lanh nơi đáy giếng” (Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo) Từ cảm nhận đoạn thơ trên, anh/ chị hãy làm nổi bật phong cách, kiểu tư duy nghệ thuật của thơ Thanh Thảo TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO @ VĩnhPhúc KỲ THI ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn . Ngày thi: 09/7 /2014 Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề) ──────── Đề thi số 6. PHẦN I (5,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau, trả lời câu hỏi bằng những đoạn văn ngắn. Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ...Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu Tổ quốc kêu gọi. ( Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 2 – tr 138) 1. Nêu tên của văn bản và tác giả. 2. Đại ý của đoạn văn . 3. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước?”có phải là câu hỏi tu từ không? Vì sao? 4. Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Câu văn gợi anh, chị liên tưởng đến nhân vật nào trong văn bản. Nhà văn dùng cách nói ẩn dụ Hai con người côi cút, hai hạt cát để bạn đọc trân trọng và đồng cảm. Hãy viết điều nhà văn muốn nói về hai con người đi qua chiến tranh ấy. 5. Tìm thành phần phụ chú trong câu văn của đoạn trích. 6. Từ câu chuyện của người chiến sĩ Hồng quân Nga, anh, chị hãy nêu cảm nghĩ về tính cách người Việt trên con đường hiện đại hóa đất nước trong bài luận khoảng 01 trang giấy thi. PHẦN II (5,0 điểm) . Thí sinh chỉ làm câu 1 hoặc câu 2. Câu 1. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng. Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 2. Theo chương trình nâng cao (5 điểm) 10 11 Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh, chị hãy bình luận. -HếtCán bộ coi thi không giải thích gì thêm. C©u 1 (1.5 ®iÓm) Trong những từ "mưa" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) dưới đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển. Ý nghĩa của từ mưa trong từng câu thơ là gì? a. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa b. Hạt mưa sá nghĩ phận hèn, Liệu đem tấc cỏ quyết đền ba xuân. c. Giọt riêng tầm tả tuôn mưa, Phần căm nỗi khách, phần dơ nỗi mình. d. Vật mình vẫy gió tuôn mưa, Dầm dề giọt ngọc, thẫn thờ hồn mai. C©u 2: (2,0 ®iÓm) Cho đoạn thơ: ... Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh, Sang thu, Ngữ văn 9, tập2, trang 170, NXBGD, 2012) a. Hãy tìm những từ trong trường từ vựng chỉ mùa thu ở đoạn thơ trên? b. Xác định thành phần tình thái trong đoạn thơ. c. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) thuyết minh giới thiệu về vẻ đẹp rất riêng của mùa thu Bắc Bộ Việt Nam. C©u 3: (1,5 ®iÓm) a. Thế nào là câu đơn, câu ghép trong tiếng Việt ? b. Trong đoạn văn sau, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép. Vì sao? "(1)Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. (2)Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. (3)Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.” (Lê Minh Khuê) 11 12 Bức tranh mùa xuân xứ Huế tươi đẹp hiện lên như thế nào trong đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Mùa xuân người cầm súng Một bông hoa tím biếc Lộc giắt đầy quanh lưng Ôi con chim chiền chiện Mùa xuân người ra đồng Hót chi mà vang trời Lộc trải dài nương mạ Từng giọt long lanh rơi Tất cả như hối hả Tôi đưa tay tôi hứng Tất cả như xôn xao… (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) Họ và tên thí sinh: ..................................................Số báo danh:.................................. ĐỀ 3 PHẦN I (5,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau, trả lời câu hỏi bằng những đoạn văn ngắn. Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ...Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước? Thiết nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên có thể đương đầu với mọi thử thách, sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu Tổ quốc kêu gọi. ( Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 2 – tr 138) 1. Nêu tên của văn bản và tác giả. 2. Đại ý của đoạn văn . 3. “Cái gì đang chờ đón họ ở phía trước?”có phải là câu hỏi tu từ không? Vì sao? 4. Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ... Câu văn gợi anh, chị liên tưởng đến nhân vật nào trong văn bản. Nhà văn dùng cách nói ẩn dụ Hai con người côi cút, hai hạt cát để bạn đọc trân trọng và đồng cảm. Hãy viết điều nhà văn muốn nói về hai con người đi qua chiến tranh ấy. 5. Tìm thành phần phụ chú trong câu văn của đoạn trích. 6. Từ câu chuyện của người chiến sĩ Hồng quân Nga, anh, chị hãy nêu cảm nghĩ về tính cách người Việt trên con đường hiện đại hóa đất nước trong bài luận khoảng 01 trang giấy thi. PHẦN II (5,0 điểm) . Thí sinh chỉ làm câu 1 hoặc câu 2. Câu 1. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) 12 13 Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 2. Theo chương trình nâng cao (5 điểm) Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca (Thanh Thảo), có ý kiến cho rằng: Tiếng đàn là thân phận Lor-ca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến khác lại nhấn mạnh: Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn, là sức sống bất diệt của nghệ thuật Lor- ca. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh, chị hãy bình luận. ĐỀ 4 . A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) “Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 115, Nxb Giáo dục, 2008) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 13 14 b. Chỉ ra và nhận xét cách sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ trên. Câu 2 (3 điểm): Bàn về sức mạnh của một quốc gia, có người khẳng định: Sức mạnh thật sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà là ở lòng dân. Là một công dân Việt Nam trong những ngày biển Đông dậy sóng, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên. B. Phần riêng (5 điểm): (Thí sinh chỉ làm một trong hai câu 3a hoặc 3b) Câu 3a: (Dành cho thí sinh theo chương trình ban cơ bản) Về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), có ý kiến cho rằng: Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ. Lại có ý kiến khác khẳng định: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có cá tính riêng, không lặp lại. Qua truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), anh chị hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 3b: (Dành cho thí sinh theo chương trình nâng cao) Cảm nhận của anh/chị về nét riêng của hai hồn thơ Nguyễn Bính và Xuân Quỳnh qua việc diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở hai đoạn thơ sau: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.?” (Tương tư- Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 NC, tập 2, NXB Giáo dục , 2008, tr.55) “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”. (Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 NC, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.123) --------------------------------------------Hết------------------------------------------ Câu Ý Nộ i HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN III, KHỐI C, D NĂM 2014 Môn: NGỮ VĂN Điểm 14 1 2. 15 du ng a - Trong đoạn thơ trên, tác giả cảm nhận Đất Nước trong mối quan hệ quyện hòa với tình yêu đôi lứa, hạnh phúc con người trong cuộc sống đời thường. - Nhận xét cách định nghĩa của nhà thơ về Đất Nước: định nghĩa tách riêng các yếu tố Đất và Nước gắn với anh và em rồi gộp lại trong sự hòa quyện với tình yêu của hai người. Đó là lối định nghĩa mới lạ, sâu sắc. b - Chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ trên: Câu thơ Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm lấy ý từ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai?- Khăn rơi xuống đất…” - Nhận xét: tác giả không trích dẫn nguyên vẹn lời ca dao mà chỉ lấy ý. Nhờ đó, câu thơ của ông vừa quen thuộc, gần gũi, vừa mới lạ, thú vị, có sức gợi liên tưởng phong phú. Bàn về sức mạnh của một quốc gia, có ý kiến cho rằng : Sức mạnh thật sự của một quốc gia không phải ở chỗ nhiều tiền hay có đội quân thiện chiến được trang bị vũ khí tối tân hiện đại mà là ở lòng dân. Là một công dân Việt Nam trong những ngày biển Đông dậy sóng, anh/ chị hãy bình luận về ý kiến trên. I. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát. II. Yêu cầu về nội dung: có kiến thức xã hội đúng đắn, sâu sắc. Học sinh có thể có nhiều cách tiếp cận vấn đề và bàn luận theo nhiều hướng khác nhau, miễn là có sức thuyết phục. Dưới đây là những nét chính cần có: 1 Giới thiệu và giải thích ý kiến - Sức mạnh thật sự của một quốc gia là yếu tố đánh giá tổng thể nội lực của một đất nước, đặc biệt là khi đặt nước đó trong tương quan với một nước khác. Thông thường, người ta xem sức mạnh nền kinh tế và tiềm lực quân sự là yếu tố quyết định thực lực của một đất nước. - lòng dân: ý chí, tinh thần đoàn kết của nhân dân. => Ý kiến khẳng định: lòng dân là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sức mạnh của một đất nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước bị đe dọa từ các thế lực bên ngoài. Bình luận ý kiến: (1,5 điểm) 2 - Từ xưa đến nay, lòng dân là sức mạnh vô địch để bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. - Hiện nay, sự yên bình của đất nước ta đang bị đe dọa nghiêm trọng 15 0.5 0.5 0.5 0.5 3,0 1,0 0,5 16 0,5 3 3a 1 2 2 0,5 - Phát huy sức mạnh lòng dân là điều đặc biệt quan trọng trong lúc này, tuy nhiên, để chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước, cần có nhiều yếu tố khác: chủ trương, đường lối lãnh đạo sáng suốt, tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tận dụng tối đa sự ủng hộ của dư luận quốc tế,… Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm) - nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đoàn kết một 0,5 lòng ,phát huy sức mạnh tổng thể để bảo vệ chủ quyền dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. I. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học - Bố cục chặt chẽ, văn lưu loát, có cảm xúc. II. Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật và trích dẫn ý (0,5 kiến.) (0,5) Giải thích ý kiến - ý kiến thứ nhất Việt và Chiến là những đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ : khẳng định giá trị đại diện, tính điển hình của hai hình tượng Việt và Chiến. Hai hình tượng này có những phẩm chất đặc trưng, tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ như: có lòng căm thù giặc sâu sắc, yêu gia đình, quê hương, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước... - Ý kiến thứ hai: Việt và Chiến là những hình tượng nghệ thuật độc đáo, có cá tính riêng, không lặp lại nêu bật nét riêng, tính cá thể của hai hình tượng Việt và Chiến. Đó là những biểu hiện cá tính riêng của từng nhân vật như: sự hồn nhiên, vô tư lộc ngộc của cậu bé mới lớn ở Việt, sự chín chắn, chu toàn, nữ tính ở Chiến. Cảm nhận hai hình tượng Việt, Chiến (3 điểm) - Việt, Chiến là hai chị em sinh ra trong một gia đình chịu nhiều đau 0,5 thương, mất mát do tội ác Mỹ Diệm. 16 17 1,0 + Nung nấu căm thù đối với tội ác quân giặc và có khát khao mãnh liệt được trả thù nhà nợ nước; kiên cường, mạnh mẽ, gan góc, cương trực trong cuộc sống và dũng cảm trong chiến đấu. + Gắn bó thiết tha, sâu nặng, ân tình với gia đình, quê hương xứ sở, đầy ý thức về truyền thống gia đình và có những hành động cụ thể để tiếp nối, phát huy truyền thống ấy. - Ngoài những nét chung nổi bật, ở hai chị em lại có những nét riêng 1,0 làm nên sức hấp dẫn của nhân vật và góp phần thể hiện vẻ đẹp phong phú của tuổi trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ: + Việt: sự hồn nhiên, vô tư. + Chiến: sự chín chắn, đảm đang xốc vác của cô gái Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua việc lựa chọn một tình huống truyện độc đáo, lựa chọn điểm nhìn trần thuật phù hợp, chọn 1,0 lọc các chi tiết đặc sắc, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sinh động, ngôn ngữ mang sắc thái Nam Bộ rõ nét,… tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của “những đứa con trong gia đình” 3 3b 1 2 3 Bình luận, đánh giá chung: Cả hai ý kiến đều đúng, không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận hình tượng một cách trọn vẹn. Với hai hình tượng nghệ thuật này, Nguyễn Thi đã xây dựng thành công chân dung tiêu biểu của lớp trẻ vùng sông nước Nam Bộ nói riêng, con người Việt Nam nói chung kiên cường và tình nghĩa trong kháng chiến chống Mỹ. 0,5 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5 Điểm chung: - Cùng thể hiên nỗi nhớ- một cảm xúc đặc trưng của tình yêu. 0,5 - Đều đặt nhân vật trữ tình trong mối quan hệ với không gian và thời gian để thể hiện trọn vẹn nỗi nhớ ở mức độ lắng sâu, da diết nhất, - Đều thể hiện được tác động mạnh mẽ của nỗi nhớ đối với tâm hồn con người. Điểm riêng 2,5 *Nội dung: - Đoạn thơ trong Tương tư: + Tâm trạng tương tư của chàng trai quê được bộc lộ thành những nhớ mong da diết, trĩu nặng. Nỗi niềm ấy được xem như một quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, một thứ “bệnh” khó chữa của kẻ đang 17 18 4 5 + Niềm mong nhớ gắn liền với khung cảnh làng quê khiến cả không gian như cũng nhuốm đầy nỗi tương tư. - Đoạn thơ trong Sóng: + từ quy luật của tự nhiên, tác giả khẳng định quy luật của tâm hồn: nỗi nhớ bao trùm không gian và thời gian, chiếm lĩnh cả tầng sâu lẫn bề mặt. + Em bộc lộ nỗi lòng trực tiếp: Lòng em nhớ đến anh. Nỗi nhớ ngự trị cả trong ý thức và tiềm thức. *Nghệ thuật: - Tương tư: + sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tha thiết, uyển chuyển + kế thừa những hình thức biểu hiện quen thuộc của ca dao như ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, câu hỏi tu từ, cách dùng đại từ ai… + hình ảnh thơ giản dị, gần gũi góp phân tạo nên không gian nghệ thuật thôn dã. - Sóng: + xây dựng cặp hình tượng sóng – em vừa song hành, sóng đôi lại vừa hòa nhập, thống nhất + thể thơ năm chữ với nhịp ngắn, liền mạch dễ chuyển tải dòng cảm xúc dạt dào…, âm điệu bài thơ – khổ thơ là âm điệu của sóng – âm điệu của những con sóng lòng nhiều dư ba… + Cách nói nghịch lí độc đáo: Cả trong mơ còn thức. So sánh: 1,0 - Nguyễn Bính dành cả bài thơ để thể hiện nỗi tương tư - câu nào, khổ nào cũng thấm đẫm nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, Xuân Quỳnh chỉ dành một khổ thơ nói về nỗi nhớ, đây cũng là khổ thơ có số câu dôi ra so so với các khổ khác trong bài.( 6 câu/ 4 câu) - Tương tư thể hiện nỗi nhớ và gương mặt tình yêu của chàng trai nơi thôn dã : vừa e dè, kín đáo lại vừa sâu sắc, mãnh liệt, chân thành. Sóng là bài thơ về tình yêu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người con gái khi yêu – Trong quá trình biểu hiện gương mặt tình yêu , Xuân Quỳnh đã giãi bày nỗi nhớ vừa dạt dào - sôi nổi, vừa đằm thắm - lắng sâu -da diết - thường trực… như những con sóng ngoài đại dương. - Đoạn thơ trong Tương tư cho thấy hồn thơ Nguyễn Bính mang nét riêng, không lặp lại khi tìm về cội nguồn thơ ca dân gian để thể hiện nỗi nhớ tình yêu của những chàng trai thôn quê. Đó là chất “quê mùa” đáng yêu của một nhà thơ mới. Đoạn thơ trong Sóng cho thấy hồn thơ Xuân Quỳnh luôn dạt dào, da diết mãnh liệt trong khát vọng tình yêu và hạnh phúc đời thường. Đánh giá - Tình yêu là tình cảm rất nhân văn của con người, nỗi nhớ là trạng 0,5 thái cảm xúc đặc trưng, làm nên sắc thái của tình yêu đôi lứa. Thể hiện nỗi nhớ của tình yêu, các nhà thơ đã thể hiện được chất nhân 18 19 - Những đóng góp, khám phá riêng của mỗi nhà thơ góp phần làm phong phú thêm mảng đề tài tình yêu trong thơ ca; qua đó cũng góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần con người. * Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa. - Trân trọng những bài làm sáng tạo. ĐỀ 5: Thời gian: 120 phút PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu” (Thuyền và biển- Xuân Quỳnh) a/ Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì ? b/ Cặp hình ảnh “thuyền- biển” trong đoạn thơ được hiểu thông qua biện pháp tu từ nào ? Tác dụng của phép tu từ đó ? c/ Trong chương trình Ngữ văn 12 có học một bài thơ cùng viết về đề tài này của Xuân Quỳnh. Hãy cho biết tên bài thơ đó. PHẦN II: VIẾT (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trong giây phút kinh hoàng khi tai nạn ập đến, một học sinh nam trên chuyến phà Sewol (Hàn Quốc) đã gửi tới mẹ mình tin nhắn: “Mẹ, con sợ rằng sẽ không kịp nói với mẹ nên gửi tin nhắn. Con yêu mẹ”. Đọc mẩu tin đó, Tuấn Jeon, biên tập viên chương trình tiếng Việt của Đài KBS, gợi mở trên Facebook của mình: “Thông qua sự việc này, một lần nữa chúng ta cảm nhận được nhiều điều. Nhất là có thể cảm nhận được gia đình quý giá đến dường nào. Nếu như ngày mai là ngày cuối cùng trong cuộc đời mình, bạn sẽ muốn nói những gì, với ai? Bạn nghĩ bạn muốn làm những gì?” Qua mẩu tin trên cùng với phần gợi mở của Tuấn Jeon, Anh/chị hãy trả lời câu hỏi đó qua một bài văn ngắn. Câu 2: (4 điểm) Có người cho rằng: nổi bật nhất ở nhân vật người đàn bà hàng chài (trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu) là tình yêu thương con tha thiết. Anh/chị hãy lí giải vì sao lại có ý kiến như vậy. Gợi ý đáp án: ĐỀ 6: PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3 điểm) a/ Thể thơ ngũ ngôn (5 chữ) b/ Xác định biện pháp tu từ: Ẩn dụ 19 20 c/Bài thơ Sóng. PHẦN II: VIẾT (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) Một số gợi ý: - Cảm xúc khi đọc mẩu tin về dòng tin nhắn cuối cùng của cậu bé đến mẹ: - Bàn về vai trò quan trọng của gia đình: là tổ ấm, là chiếc nôi nâng đỡ con người, là chỗ dựa… - Học sinh có quyền bày tỏ suy nghĩ của bản thân về: câu nói cuối cùng, người cuối cùng muốn gặp (người thân, bạn bè…), điều muốn nói (cảm ơn, xin lỗi, nguyện vọng…), điều muốn làm ( làm việc tốt, làm điều vui cho người thân, bạn bè, đi đến một nơi nào đó, làm công việc mình say mê…)miễn là phù hợp giá trị nhân văn. Câu 2: - Người đàn bà hàng chài là một người có số phân bất hạnh (…), có nhiều phẩm chất tốt đẹp như: cam chịu, nhẫn nhục; bao dung vị tha; sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời… song nổi bật nhất là tình yêu thương con tha thiết. Ý kiến hoàn toàn đúng. -Lí giải: Chị là người yêu thương con, hi sinh vì con: + Chấp nhận cuộc sống bị chồng hành hạ, đánh đập… vì để con có một gia đình, vì để có người cùng nuôi con khôn lớn. + Là một người phụ nữ rất yêu thương con vì thế chị xin chồng đưa mình lên bờ để đánh nhằm tránh làm tổn thương các con + Chị đưa thằng Phác lên bờ vì không muốn nó chứng kiến cảnh bạo lực và hơn hết chị không muốn nó vì thương mình mà trở thành đứa con bất hiếu với cha, làm trái với luân thường đạo lí. + Niềm vui của chị là niềm vui khi nhìn thấy các con được ăn no, gia đình hòa thuận… ->Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình. ĐỀ 7Thời gian: 120 phút PHẦN I: ĐỌC-HIỂU ( 3điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm chúng ta xa cách nhau hơn? Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan